04
“Nương nương, người nhất định phải bảo trọng.” Đồng nhi nhẹ nhàng đặt bản đồ Phi lăng dưới gối: “Ca ca đã thu xếp mọi chuyện ổn thỏa, còn dặn tiểu nữ thay huynh ấy tạ ơn người đã cứu mạng năm xưa.”
Ca ca của Đồng nhi là thợ xây lăng mộ, theo luật, sau khi hoàn thành lăng tẩm, những người tham gia kiến tạo đều phải xử tử, phòng kẻ gian cấu kết thợ thuyền sinh lòng trộm mộ.
Hôm đó khi Đồng nhi chải đầu cho ta, ta nhìn vào gương đồng, thấy nàng lén lau nước mắt. Hỏi ra mới hay, nàng lo cho tính mạng của ca ca.
Trong quan tài có cửa ngầm, dưới Phi lăng thông với đường nước bí mật, có thể dùng để đào thoát.
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
Ta đã tính toán kỹ lưỡng suốt bao lâu, chỉ là mùa đông nước đóng băng, thân lại nhiễm hàn, chẳng may sặc hai ngụm nước.
Lúc bị dòng nước cuốn đi, ta còn tưởng bản thân thật sự đã chết.
Mơ mơ màng màng tỉnh lại, lại phát hiện mình đang nằm rạp trên lưng một con lừa nhỏ lông đen.
Con lừa nhỏ khẽ khàng cõng ta cùng rương thuốc lắc lư đi từng bước, vừa khéo làm nước trong phổi ta nôn ra hết.
Lão nhân dắt lừa đội nón lá, đeo giỏ cá sau lưng, thong thả bước đi, thấy ta tỉnh lại bèn cười nói:
“Lão già ta gieo một quẻ, nói nơi đây hôm nay sẽ câu được cá lớn, quả nhiên câu được một con cá chép vàng.”
Ta nhìn giỏ cá trống trơn, không khỏi nghi hoặc, nhưng vẫn lễ độ hỏi:
“Đa tạ lão trượng đã cứu mạng, dám hỏi người định đi đâu?”
“Lão già này à, định đến Ngô Châu cứu nạn.”
Cứu nạn? Ta chợt nhớ năm xưa Lý ngự sử – Lý Thận Chi – từng bị biếm đến Ngô Châu xứ Lĩnh Nam, nhưng năm nay quan viên trình tấu, nào có nghe nói Lĩnh Nam gặp tai ương gì.
“Dẫm sương biết giá rét, sống hang biết mưa dầm.
“Học trò ta nói, đông năm ngoái trời chẳng lạnh, lại thiếu nước hai đợt, e rằng thu tới dễ sinh ôn dịch.
“Nên nhất quyết bắt ta đến Ngô Châu chữa bệnh cứu người.”
Lão nhân vừa nhắc đến chuyện y đạo cứu nhân, ta mới sực nhận ra — bản thân mình ngâm mình trong băng tuyết lâu đến thế, vậy mà tỉnh lại không hề phát hàn chứng.
Lòng liền sinh kính phục đối với y thuật của lão, bèn vội hỏi:
“Lão trượng, chẳng hay có thể cho vãn bối cùng theo đến Lĩnh Nam?
“Tiểu nữ có học qua chút y lý, dọc đường nhất định sẽ không gây thêm phiền toái.”
Lão nhân liếc mắt đã nhìn thấu tâm tư ta, khoát tay cười nói:
“Cứ gọi lão là Hà lão là được. Theo thì theo, nhưng đừng gọi ta là thầy.
“Lão đầu này nay đã đến tuổi dưỡng già, chẳng muốn bận tâm chuyện học trò nữa đâu.”
Dứt lời, Hà lão ném cho ta một chiếc nón lá, cùng một hộp thuốc nhỏ:
“Đội nón vào, bôi mặt cho đen vàng một chút, rồi uống viên thuốc làm khàn giọng này, cải trang thành tôn nhi của ta, tránh gây chú ý.”
Cách ấy đúng hợp ý ta.
Yến Lãng sau khi rước Thôi Minh Thư vào cung, át hẳn chẳng còn nhớ đến ta nữa, nhưng để vạn toàn, ta vẫn nên cẩn trọng thì hơn.
Đường tới Ngô Châu xa xôi, đến khi chúng ta đặt chân đến nơi, trời đã ấm đủ để mặc đơn y.
Từ xa đã thấy hai bên cổng thành Ngô Châu có người đứng chờ bên xe ngựa từ lâu.
“Kia là học trò của ta, Lý Thận Chi.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Người từng là thám hoa lang do chính tay Yến Lãng điểm danh trong khoa ân xá đầu tiên.
Lý Ngự sử, Lý Thận Chi.
Ta và hắn từng có hai lần tương giao.
Lần đầu là khi Yến Lãng nhất quyết sắc phong Thôi Minh Thư làm Quý phi, đám quan lại đều chẳng đoái hoài chuyện đấu đá nơi hậu cung, chỉ lo giữ mình bình an.
Duy chỉ có Lý Ngự sử quỳ mãi ngoài điện, dù chịu đánh trượng cũng không chịu nhượng bộ.
Yến Lãng giận đến nỗi hất tung tấu chương Lý Thận Chi dâng lên, miệng mắng không ngớt, một tiếng “thôn phu”, hai tiếng “thôn phu”.
Khi ấy, ta và Yến Lãng còn chưa đến mức trở mặt như ngày nay.
Ta búi tóc như đêm tân hôn, thay một bộ váy lục la, tự tay làm món bánh tô điểm tay nghề nhất — món sơn tố.
Chỉ mong cầu Yến Lãng một lần, xin hắn đừng để Ngũ nương nhập cung, đừng khiến ta bẽ mặt đến thế.
Hôm ấy trời nắng gắt như thiêu, tiếng ve kêu inh ỏi như sôi.
Thế mà Yến Lãng lại không chịu gặp ta.
Ta đứng ngoài điện, vừa lau nước mắt, vừa cố giữ dáng đoan trang.
Lý Thận Chi cúi đầu quỳ nơi ấy, chưa từng liếc nhìn đến nỗi khó xử của ta.
Lần thứ hai là khi Yến Lãng lưu đày Lý Thận Chi.
Khi ấy là tháng Mười, trong cung ngập hương hoa mộc, còn mối quan hệ giữa ta và Yến Lãng thì đã mục nát đến không còn đường vãn hồi.
Ngày Lý Thận Chi rời kinh, ta đích thân làm chút điểm tâm, lại sai Đồng nhi mang theo ít vàng bạc và đồ quý, mong hắn đi đường thêm chu toàn.
Đồng nhi trở về, lại nói: Lý đại nhân tính tình quái gở, chỉ cảm tạ tấm lòng của nương nương, còn lại một món cũng không nhận.
Hắn không nhận, ta tất nhiên không cam tâm, thừa lúc hắn không để ý, vội vàng nhét bánh và ngân phiếu vào túi áo của hắn.
Ta cứ tưởng xấp dày đó là ngân phiếu, nào ngờ nhìn kỹ, lại thấy toàn là thư nhà.”
Ắt hẳn là những bức thư hắn nhận được trong suốt quãng năm làm quan nơi kinh thành, quý hơn vạn lượng vàng.
Thật ra, ta vẫn luôn muốn hỏi Lý Thận Chi một câu — vì cớ gì, dẫu bị giáng chức, hắn vẫn nguyện vì ta mà dâng lời can gián?
Nhưng bao năm nay, đừng nói là lời nói, đến một lần gặp mặt riêng cũng chưa từng có.
Không gặp cũng tốt, tránh cho hắn thêm rắc rối.
Khi ta định từ biệt Hà lão để rời Ngô Châu, Hà lão chỉ cười nói:
“Ở lại đi, đợi lão đầu này chữa khỏi chứng cũ cho ngươi rồi hãy đi.”
Tiểu lừa lông đen cũng chạy tới cắn lấy tay áo ta, kéo ta về phía Lý Thận Chi.
Lý Thận Chi xoa nhẹ cổ nó, mỉm cười nói:
“Tiểu Bạch theo sư phụ đi khắp nơi, giờ cũng cường tráng ra rồi.”
Một con lừa đen nhánh mà lại tên là Tiểu Bạch?
Ta chẳng dám hỏi nhiều, chỉ cúi đầu thấp thật thấp, sợ rằng hắn sẽ nhận ra ta.
Thế nhưng, Lý Thận Chi chẳng buồn liếc mắt nhìn ta lấy một lần.
Hắn vận áo vải thô mộc, nơi cánh tay còn buộc dải tang trắng.
Thấy ánh mắt ta lộ vẻ kinh ngạc, hắn chỉ nhàn nhạt nói một câu:
“Đang để tang cho một cố nhân.”
“Nương nương, người nhất định phải bảo trọng.” Đồng nhi nhẹ nhàng đặt bản đồ Phi lăng dưới gối: “Ca ca đã thu xếp mọi chuyện ổn thỏa, còn dặn tiểu nữ thay huynh ấy tạ ơn người đã cứu mạng năm xưa.”
Ca ca của Đồng nhi là thợ xây lăng mộ, theo luật, sau khi hoàn thành lăng tẩm, những người tham gia kiến tạo đều phải xử tử, phòng kẻ gian cấu kết thợ thuyền sinh lòng trộm mộ.
Hôm đó khi Đồng nhi chải đầu cho ta, ta nhìn vào gương đồng, thấy nàng lén lau nước mắt. Hỏi ra mới hay, nàng lo cho tính mạng của ca ca.
Trong quan tài có cửa ngầm, dưới Phi lăng thông với đường nước bí mật, có thể dùng để đào thoát.
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
Ta đã tính toán kỹ lưỡng suốt bao lâu, chỉ là mùa đông nước đóng băng, thân lại nhiễm hàn, chẳng may sặc hai ngụm nước.
Lúc bị dòng nước cuốn đi, ta còn tưởng bản thân thật sự đã chết.
Mơ mơ màng màng tỉnh lại, lại phát hiện mình đang nằm rạp trên lưng một con lừa nhỏ lông đen.
Con lừa nhỏ khẽ khàng cõng ta cùng rương thuốc lắc lư đi từng bước, vừa khéo làm nước trong phổi ta nôn ra hết.
Lão nhân dắt lừa đội nón lá, đeo giỏ cá sau lưng, thong thả bước đi, thấy ta tỉnh lại bèn cười nói:
“Lão già ta gieo một quẻ, nói nơi đây hôm nay sẽ câu được cá lớn, quả nhiên câu được một con cá chép vàng.”
Ta nhìn giỏ cá trống trơn, không khỏi nghi hoặc, nhưng vẫn lễ độ hỏi:
“Đa tạ lão trượng đã cứu mạng, dám hỏi người định đi đâu?”
“Lão già này à, định đến Ngô Châu cứu nạn.”
Cứu nạn? Ta chợt nhớ năm xưa Lý ngự sử – Lý Thận Chi – từng bị biếm đến Ngô Châu xứ Lĩnh Nam, nhưng năm nay quan viên trình tấu, nào có nghe nói Lĩnh Nam gặp tai ương gì.
“Dẫm sương biết giá rét, sống hang biết mưa dầm.
“Học trò ta nói, đông năm ngoái trời chẳng lạnh, lại thiếu nước hai đợt, e rằng thu tới dễ sinh ôn dịch.
“Nên nhất quyết bắt ta đến Ngô Châu chữa bệnh cứu người.”
Lão nhân vừa nhắc đến chuyện y đạo cứu nhân, ta mới sực nhận ra — bản thân mình ngâm mình trong băng tuyết lâu đến thế, vậy mà tỉnh lại không hề phát hàn chứng.
Lòng liền sinh kính phục đối với y thuật của lão, bèn vội hỏi:
“Lão trượng, chẳng hay có thể cho vãn bối cùng theo đến Lĩnh Nam?
“Tiểu nữ có học qua chút y lý, dọc đường nhất định sẽ không gây thêm phiền toái.”
Lão nhân liếc mắt đã nhìn thấu tâm tư ta, khoát tay cười nói:
“Cứ gọi lão là Hà lão là được. Theo thì theo, nhưng đừng gọi ta là thầy.
“Lão đầu này nay đã đến tuổi dưỡng già, chẳng muốn bận tâm chuyện học trò nữa đâu.”
Dứt lời, Hà lão ném cho ta một chiếc nón lá, cùng một hộp thuốc nhỏ:
“Đội nón vào, bôi mặt cho đen vàng một chút, rồi uống viên thuốc làm khàn giọng này, cải trang thành tôn nhi của ta, tránh gây chú ý.”
Cách ấy đúng hợp ý ta.
Yến Lãng sau khi rước Thôi Minh Thư vào cung, át hẳn chẳng còn nhớ đến ta nữa, nhưng để vạn toàn, ta vẫn nên cẩn trọng thì hơn.
Đường tới Ngô Châu xa xôi, đến khi chúng ta đặt chân đến nơi, trời đã ấm đủ để mặc đơn y.
Từ xa đã thấy hai bên cổng thành Ngô Châu có người đứng chờ bên xe ngựa từ lâu.
“Kia là học trò của ta, Lý Thận Chi.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Người từng là thám hoa lang do chính tay Yến Lãng điểm danh trong khoa ân xá đầu tiên.
Lý Ngự sử, Lý Thận Chi.
Ta và hắn từng có hai lần tương giao.
Lần đầu là khi Yến Lãng nhất quyết sắc phong Thôi Minh Thư làm Quý phi, đám quan lại đều chẳng đoái hoài chuyện đấu đá nơi hậu cung, chỉ lo giữ mình bình an.
Duy chỉ có Lý Ngự sử quỳ mãi ngoài điện, dù chịu đánh trượng cũng không chịu nhượng bộ.
Yến Lãng giận đến nỗi hất tung tấu chương Lý Thận Chi dâng lên, miệng mắng không ngớt, một tiếng “thôn phu”, hai tiếng “thôn phu”.
Khi ấy, ta và Yến Lãng còn chưa đến mức trở mặt như ngày nay.
Ta búi tóc như đêm tân hôn, thay một bộ váy lục la, tự tay làm món bánh tô điểm tay nghề nhất — món sơn tố.
Chỉ mong cầu Yến Lãng một lần, xin hắn đừng để Ngũ nương nhập cung, đừng khiến ta bẽ mặt đến thế.
Hôm ấy trời nắng gắt như thiêu, tiếng ve kêu inh ỏi như sôi.
Thế mà Yến Lãng lại không chịu gặp ta.
Ta đứng ngoài điện, vừa lau nước mắt, vừa cố giữ dáng đoan trang.
Lý Thận Chi cúi đầu quỳ nơi ấy, chưa từng liếc nhìn đến nỗi khó xử của ta.
Lần thứ hai là khi Yến Lãng lưu đày Lý Thận Chi.
Khi ấy là tháng Mười, trong cung ngập hương hoa mộc, còn mối quan hệ giữa ta và Yến Lãng thì đã mục nát đến không còn đường vãn hồi.
Ngày Lý Thận Chi rời kinh, ta đích thân làm chút điểm tâm, lại sai Đồng nhi mang theo ít vàng bạc và đồ quý, mong hắn đi đường thêm chu toàn.
Đồng nhi trở về, lại nói: Lý đại nhân tính tình quái gở, chỉ cảm tạ tấm lòng của nương nương, còn lại một món cũng không nhận.
Hắn không nhận, ta tất nhiên không cam tâm, thừa lúc hắn không để ý, vội vàng nhét bánh và ngân phiếu vào túi áo của hắn.
Ta cứ tưởng xấp dày đó là ngân phiếu, nào ngờ nhìn kỹ, lại thấy toàn là thư nhà.”
Ắt hẳn là những bức thư hắn nhận được trong suốt quãng năm làm quan nơi kinh thành, quý hơn vạn lượng vàng.
Thật ra, ta vẫn luôn muốn hỏi Lý Thận Chi một câu — vì cớ gì, dẫu bị giáng chức, hắn vẫn nguyện vì ta mà dâng lời can gián?
Nhưng bao năm nay, đừng nói là lời nói, đến một lần gặp mặt riêng cũng chưa từng có.
Không gặp cũng tốt, tránh cho hắn thêm rắc rối.
Khi ta định từ biệt Hà lão để rời Ngô Châu, Hà lão chỉ cười nói:
“Ở lại đi, đợi lão đầu này chữa khỏi chứng cũ cho ngươi rồi hãy đi.”
Tiểu lừa lông đen cũng chạy tới cắn lấy tay áo ta, kéo ta về phía Lý Thận Chi.
Lý Thận Chi xoa nhẹ cổ nó, mỉm cười nói:
“Tiểu Bạch theo sư phụ đi khắp nơi, giờ cũng cường tráng ra rồi.”
Một con lừa đen nhánh mà lại tên là Tiểu Bạch?
Ta chẳng dám hỏi nhiều, chỉ cúi đầu thấp thật thấp, sợ rằng hắn sẽ nhận ra ta.
Thế nhưng, Lý Thận Chi chẳng buồn liếc mắt nhìn ta lấy một lần.
Hắn vận áo vải thô mộc, nơi cánh tay còn buộc dải tang trắng.
Thấy ánh mắt ta lộ vẻ kinh ngạc, hắn chỉ nhàn nhạt nói một câu:
“Đang để tang cho một cố nhân.”
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Truyện Hot Mới
Danh sách chương