Nghe được điều cha ta và Phạm thúc bàn bạc, ta có hơi bất ngờ một chút vì không nghĩ năm nay lại là gạo. Hằng năm Minh gia đều làm từ thiện, nhưng cách thức làm mỗi năm đều khác nhau, không nhất thiết phải là lương thực nhưng lại vô cùng thú vị và ý nghĩa. Vừa tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung cấp tiềm năng, vừa giúp đỡ được rất nhiều nạn dân, những người nghèo khó, vô gia cư.
Năm nay lại có lũ lụt ở Diên Hà, vô số nạn dân mất nhà, mất đất di cư từ Bắc xuống Nam, vô số người dọc đường đi không chịu nổi cơn đói hành hạ mà chết. Mặc dù Thịnh An dưới sự cai trị của hoàng đế vô cùng anh minh, đã liên tục hạ lệnh cấp phát lương thực cứu đói, cũng phái ra rất nhiều quan binh Bắc tiến hỗ trợ nạn dân. Thế nhưng nước xa không cứu được lửa gần, khi quan binh và lương thực đến nơi thì người chết đã hàng hà sa số.
Năm nào Minh gia cũng chuẩn bị rất nhiều lương thực cấp phát miễn phí cho nạn dân, năm nay chắc cũng đã chuẩn bị, nhưng nguồn cung thì mỗi năm đều phải đổi. Ta nghĩ, cuộc thi lần này chắc là để tìm đối tác mới cho lần cứu trợ năm sau. Ta thầm tự quyết định ngày mai sẽ đi khảo sát làm tình báo giúp cha ta, chúng ta phải giành được thương vụ ngàn năm có một này.
Gạo là một mặt hàng phổ biến nên cửa hiệu gạo trong thành cũng rất nhiều, nhưng do triều đình ban hành luật về kiểm định an toàn lương thực nên số cửa hiệu có thông qua kiểm tra giành được chứng nhận tính đi tính lại cũng chỉ còn lại trên dưới 20 tiệm gạo đủ chất lượng. Cửa hiệu nhà ta cũng là một trong số đó. Thật ra đối với người ngoài nghề mà nói gạo nào chẳng giống nhau nhưng chỉ cần là người biết thưởng thức nhìn kĩ một chút liền phát hiện thật ra giữa ngon và không ngon cách một khoảng khá xa.
Hi Viên được truyền từ thời ngoại tổ phụ ta đến nay đã mấy mươi năm. Mặt hàng kinh doanh bên ngoài thay đổi nhiều như thế nào thì chúng ta cũng chỉ đi theo truyền thống, chú trọng chất lượng hơn số lượng. Chúng ta không sở hữu ruộng đất để trồng lúa mỳ mà chủ yếu mua gạo số lượng lớn từ những đối tác nhất định.
Bên cạnh đó cha ta còn có một phái ra một đội chuyên đi tìm các loại gạo mới lạ từ những vùng đất xa xôi để các mặt hàng trong cửa hiệu luôn đa dạng cho những vị khách thích thử những loại gạo mới. Có lẽ đây là điều cải cách duy nhất mà cha ta làm trái ý tổ phụ.
Các cửa hàng gạo khác trong vùng cũng có thế mạnh của họ. Tiêu biểu như Miêu Ký chuyên các loại gạo đặc chế cho động vật, chỉ cần bỏ nước sôi vào, chờ 5 phút là ăn được ngay. Phúc Ký lại chuyên về gạo Tây Dương, loại nào cũng có, còn có những sản phẩm trông rất thú vị khác như các loại bột làm bánh nhập từ ngoại quốc.
Hôm nay ngoại trừ thông tin ta tìm hiểu được về tình hình của các đối thủ cạnh tranh trong lần thi đấu này, còn tiện thể mua được một vài loại bột mới từ Phúc Ký để thử món bánh ta vừa đọc được từ thoại bản Tây Dương.
Chỉ mới đi khảo sát các gần 10 cửa hàng gạo trong thành thế mà khi ta dừng chân nhìn lại phía chân trời, mặt trời đã lên cao. Ánh nắng gay gắt của mùa hè khiến cả người ta thấm ướt mồ hôi. Thế nhưng ta không vội trở về mà ghé vào một quầy bán bánh kếp chiên giòn ven đường. Đây là chỗ ta vừa phát hiện ra hôm kia nhưng chưa có cơ hội dùng thử. Nghe nói bánh ở đây rất ngon, còn ngon như thế nào thì phải đợi ta thử xong mới có thể đưa ra nhận xét.
Ngồi nhìn những chiếc bán kếp vàng rực, giòn rụm xếp san sát nhau trên chiếc dĩa sứ men xanh, cơn đói trong người ta lại trỗi dậy mãnh liệt. Ta gấp không chờ nỗi mà cắn vào một miếng lớn. Hơi nóng và mùi thơm từ thịt lan tỏa khắp miệng, hương vị đậm đà thơm lừng mùi mỡ rán, hành tây & củ cải ngâm. Tiếng rồm rộp, xì xèo khi nhai tạo thành một thứ âm thanh khó cưỡng với người đang đói, đặc biệt như tiểu nha hoàn đi cạnh ta.
Ta không nỡ nhìn ánh mắt thèm thuồng của muội ấy, liền đưa muội ấy một chiếc bánh còn nóng hổi. Muội ấy cảm kích nhìn ta rồi liên tục cảm tạ. Ta nghĩ trong lòng: “Mỹ vị là phải cùng nhau thưởng thức mới có ý nghĩa nhỉ. Ăn cùng nhau sẽ cảm thấy món ăn ngon hơn rất nhiều.”
Khi đã ăn được hòm hòm, không còn đói như lúc nãy, tốc độ ăn của ta thả chậm hơn một tí. Ta chợt nhớ tới chuyện nghe được vừa nãy về thể lệ cuộc thi lần này.
Thực ra kì thi này là bí mật, chỉ 20 tiệm gạo có tiếng biết với nhau. Thế nhưng ta là kẻ chuyên đi moi tin nên những chuyện thế này cũng không làm khó được ta.
Cuộc thi được chia ra làm 3 vòng với tiêu chí lựa chọn là ngon_bổ_rẻ_số lượng nhiều. Vòng thứ 1 sẽ chọn từ 20 hiệu gạo ra còn 10 hiệu. Chia ra làm 2 vòng nhỏ. Đầu tiên Minh gia sẽ bốc thăm chọn ra 3 loại gạo\, mỗi hiệu gạo nộp lên loại gạo tương ứng của cửa hiệu mình. 3 loại gạo khi đó sẽ được phân tích chất lượng kỹ lưỡng dựa trên mùi hương\, màu sắc và hình dáng hạt gạo. Điểm số sẽ được giữ bí mật cho đến khi vòng 1 kết thúc. Các bên kế đó sẽ tiến hành thi đấu ẩm thực làm ra 3 món cơm-cháo-bánh kếp từ những loại gạo trên. Đội sở hữu loại gạo chất lượng nhất và hương vị món ăn ngon nhất sẽ được vào vòng thi thứ 2.
Vòng 2 là vòng đấu 10 loại 5. Mỗi hiệu gạo trình lên một bản kế hoạch cấp phát thức ăn từ thiện theo vùng được bốc thăm trúng. Hiệu gạo nào có kế hoạch tốt nhất, ít tốn kinh phí và được lòng người nhất sẽ chiến thắng tiến vào vòng cuối cùng. Bản kế hoạch được chấm điểm và chọn lựa bởi Minh gia và người của phủ tướng quốc. Đừng hỏi ta vì sao lại có phủ tướng quốc ở đây. Chủ yếu là vì Minh gia chỉ là thương buôn, nếu muốn làm việc thuận lợi thì cần có hậu thuẫn từ người nắm quyền trong triều. Mà phủ tưởng quốc nghe nói là thế lực hậu thuẫn chính cho Minh gia.
Vòng cuối cùng sẽ từ 5 chọn ra 1. Các hiệu gạo sẽ cùng Minh gia triển khai kế hoạch, thông qua đánh giá tình hình thực tế 3 ngày đầu thực hiện trong diện nhỏ sẽ chọn ra cửa hiệu chiến thắng cuối cùng. Chi phí của toàn bộ cuộc thi do Minh gia bỏ ra. Bên chiến thắng chung cuộc sẽ có nhiều cơ hội hợp tác cùng Minh gia về sau. Khỏi phải nói doanh thu từ danh tiếng người thắng cuộc này mang về lượng khách hàng lớn khủng khiếp thế nào. Ta không khỏi mong đợi lần thi đấu này. Cơ thể ta không ngừng run lên vì kích động và háo hức...
Năm nay lại có lũ lụt ở Diên Hà, vô số nạn dân mất nhà, mất đất di cư từ Bắc xuống Nam, vô số người dọc đường đi không chịu nổi cơn đói hành hạ mà chết. Mặc dù Thịnh An dưới sự cai trị của hoàng đế vô cùng anh minh, đã liên tục hạ lệnh cấp phát lương thực cứu đói, cũng phái ra rất nhiều quan binh Bắc tiến hỗ trợ nạn dân. Thế nhưng nước xa không cứu được lửa gần, khi quan binh và lương thực đến nơi thì người chết đã hàng hà sa số.
Năm nào Minh gia cũng chuẩn bị rất nhiều lương thực cấp phát miễn phí cho nạn dân, năm nay chắc cũng đã chuẩn bị, nhưng nguồn cung thì mỗi năm đều phải đổi. Ta nghĩ, cuộc thi lần này chắc là để tìm đối tác mới cho lần cứu trợ năm sau. Ta thầm tự quyết định ngày mai sẽ đi khảo sát làm tình báo giúp cha ta, chúng ta phải giành được thương vụ ngàn năm có một này.
Gạo là một mặt hàng phổ biến nên cửa hiệu gạo trong thành cũng rất nhiều, nhưng do triều đình ban hành luật về kiểm định an toàn lương thực nên số cửa hiệu có thông qua kiểm tra giành được chứng nhận tính đi tính lại cũng chỉ còn lại trên dưới 20 tiệm gạo đủ chất lượng. Cửa hiệu nhà ta cũng là một trong số đó. Thật ra đối với người ngoài nghề mà nói gạo nào chẳng giống nhau nhưng chỉ cần là người biết thưởng thức nhìn kĩ một chút liền phát hiện thật ra giữa ngon và không ngon cách một khoảng khá xa.
Hi Viên được truyền từ thời ngoại tổ phụ ta đến nay đã mấy mươi năm. Mặt hàng kinh doanh bên ngoài thay đổi nhiều như thế nào thì chúng ta cũng chỉ đi theo truyền thống, chú trọng chất lượng hơn số lượng. Chúng ta không sở hữu ruộng đất để trồng lúa mỳ mà chủ yếu mua gạo số lượng lớn từ những đối tác nhất định.
Bên cạnh đó cha ta còn có một phái ra một đội chuyên đi tìm các loại gạo mới lạ từ những vùng đất xa xôi để các mặt hàng trong cửa hiệu luôn đa dạng cho những vị khách thích thử những loại gạo mới. Có lẽ đây là điều cải cách duy nhất mà cha ta làm trái ý tổ phụ.
Các cửa hàng gạo khác trong vùng cũng có thế mạnh của họ. Tiêu biểu như Miêu Ký chuyên các loại gạo đặc chế cho động vật, chỉ cần bỏ nước sôi vào, chờ 5 phút là ăn được ngay. Phúc Ký lại chuyên về gạo Tây Dương, loại nào cũng có, còn có những sản phẩm trông rất thú vị khác như các loại bột làm bánh nhập từ ngoại quốc.
Hôm nay ngoại trừ thông tin ta tìm hiểu được về tình hình của các đối thủ cạnh tranh trong lần thi đấu này, còn tiện thể mua được một vài loại bột mới từ Phúc Ký để thử món bánh ta vừa đọc được từ thoại bản Tây Dương.
Chỉ mới đi khảo sát các gần 10 cửa hàng gạo trong thành thế mà khi ta dừng chân nhìn lại phía chân trời, mặt trời đã lên cao. Ánh nắng gay gắt của mùa hè khiến cả người ta thấm ướt mồ hôi. Thế nhưng ta không vội trở về mà ghé vào một quầy bán bánh kếp chiên giòn ven đường. Đây là chỗ ta vừa phát hiện ra hôm kia nhưng chưa có cơ hội dùng thử. Nghe nói bánh ở đây rất ngon, còn ngon như thế nào thì phải đợi ta thử xong mới có thể đưa ra nhận xét.
Ngồi nhìn những chiếc bán kếp vàng rực, giòn rụm xếp san sát nhau trên chiếc dĩa sứ men xanh, cơn đói trong người ta lại trỗi dậy mãnh liệt. Ta gấp không chờ nỗi mà cắn vào một miếng lớn. Hơi nóng và mùi thơm từ thịt lan tỏa khắp miệng, hương vị đậm đà thơm lừng mùi mỡ rán, hành tây & củ cải ngâm. Tiếng rồm rộp, xì xèo khi nhai tạo thành một thứ âm thanh khó cưỡng với người đang đói, đặc biệt như tiểu nha hoàn đi cạnh ta.
Ta không nỡ nhìn ánh mắt thèm thuồng của muội ấy, liền đưa muội ấy một chiếc bánh còn nóng hổi. Muội ấy cảm kích nhìn ta rồi liên tục cảm tạ. Ta nghĩ trong lòng: “Mỹ vị là phải cùng nhau thưởng thức mới có ý nghĩa nhỉ. Ăn cùng nhau sẽ cảm thấy món ăn ngon hơn rất nhiều.”
Khi đã ăn được hòm hòm, không còn đói như lúc nãy, tốc độ ăn của ta thả chậm hơn một tí. Ta chợt nhớ tới chuyện nghe được vừa nãy về thể lệ cuộc thi lần này.
Thực ra kì thi này là bí mật, chỉ 20 tiệm gạo có tiếng biết với nhau. Thế nhưng ta là kẻ chuyên đi moi tin nên những chuyện thế này cũng không làm khó được ta.
Cuộc thi được chia ra làm 3 vòng với tiêu chí lựa chọn là ngon_bổ_rẻ_số lượng nhiều. Vòng thứ 1 sẽ chọn từ 20 hiệu gạo ra còn 10 hiệu. Chia ra làm 2 vòng nhỏ. Đầu tiên Minh gia sẽ bốc thăm chọn ra 3 loại gạo\, mỗi hiệu gạo nộp lên loại gạo tương ứng của cửa hiệu mình. 3 loại gạo khi đó sẽ được phân tích chất lượng kỹ lưỡng dựa trên mùi hương\, màu sắc và hình dáng hạt gạo. Điểm số sẽ được giữ bí mật cho đến khi vòng 1 kết thúc. Các bên kế đó sẽ tiến hành thi đấu ẩm thực làm ra 3 món cơm-cháo-bánh kếp từ những loại gạo trên. Đội sở hữu loại gạo chất lượng nhất và hương vị món ăn ngon nhất sẽ được vào vòng thi thứ 2.
Vòng 2 là vòng đấu 10 loại 5. Mỗi hiệu gạo trình lên một bản kế hoạch cấp phát thức ăn từ thiện theo vùng được bốc thăm trúng. Hiệu gạo nào có kế hoạch tốt nhất, ít tốn kinh phí và được lòng người nhất sẽ chiến thắng tiến vào vòng cuối cùng. Bản kế hoạch được chấm điểm và chọn lựa bởi Minh gia và người của phủ tướng quốc. Đừng hỏi ta vì sao lại có phủ tướng quốc ở đây. Chủ yếu là vì Minh gia chỉ là thương buôn, nếu muốn làm việc thuận lợi thì cần có hậu thuẫn từ người nắm quyền trong triều. Mà phủ tưởng quốc nghe nói là thế lực hậu thuẫn chính cho Minh gia.
Vòng cuối cùng sẽ từ 5 chọn ra 1. Các hiệu gạo sẽ cùng Minh gia triển khai kế hoạch, thông qua đánh giá tình hình thực tế 3 ngày đầu thực hiện trong diện nhỏ sẽ chọn ra cửa hiệu chiến thắng cuối cùng. Chi phí của toàn bộ cuộc thi do Minh gia bỏ ra. Bên chiến thắng chung cuộc sẽ có nhiều cơ hội hợp tác cùng Minh gia về sau. Khỏi phải nói doanh thu từ danh tiếng người thắng cuộc này mang về lượng khách hàng lớn khủng khiếp thế nào. Ta không khỏi mong đợi lần thi đấu này. Cơ thể ta không ngừng run lên vì kích động và háo hức...
Danh sách chương