Hắn là một trong mười người con nuôi của Thượng Quan, và chuyện bọn họ gây ra tai nạn cho gia đình cô vào mười lăm năm trước không phải vô tình.
Mà là đã được sắp xếp có chủ ý.-
Thượng Quan Uyển được Cận Khiêm kể lại, Thương Kinh của ngày xưa không phải là một băng đảng lớn như thế này. Ở thời điểm đó, bọn họ chỉ có một vài người mà thôi, ngay cả Cận Khiêm cũng chẳng nhớ Thương Kinh được thành lập từ lúc nào. Chỉ biết hai anh em sinh đôi bọn họ đi theo chân Nghiêm Kình từ khi chỉ mới mười tuổi, còn Nghiêm Kình cũng chỉ vừa mười lăm./
Chỉ vì một cái bánh bao chia làm ba phần, mà hai anh em bọn họ từ đó cứ luôn lẽo đẽo theo sau hắn, Nghiêm Kình ngoài miệng không nói, nhưng trong bụng cũng không cảm thấy phiền toái chút nào. Thậm chí năm dài tháng rộng, hắn lại xem hai đứa nhóc kia như người nhà của mình, nuôi nẫng chúng là trách nhiệm của người làm anh. *
Cận Khiêm còn nhớ rất rõ, vào thời điểm đó “cậu thiếu niên” kia hoàn cảnh cũng chẳng khá hơn là bao, hắn rất gầy, gần như là da bọc xương. Bởi vì chưa đủ tuổi lao động, thế nên “cậu thiếu niên đó” mới phải làm chui. Mỗi ngày được dăm 6a đồng bạc lẻ, ít ỏi đến mức chỉ vừa đủ để lấp đầy cái bụng, khó khăn như vậy thì ai ngờ lại có thêm hai ðứa em trai.
Mà bọn chúng chỉ mới mười tuổi, lại còn mỗ côi, ở độ tuổi đó thì lấy đâu ra sức để mà lao động?. -
Bởi vậy, vốn đã khốn khó lại càng khốn khó hơn.
Thế mà Nghiêm Kình không hề than vãn lẫy một lần, sáng đi sớm, tối về muộn, có những hôm hắn trở về với một cái bánh rất nhỏ cũng chỉ chia cho Cận Khiêm và Cận Bạc, còn bản thân thì uống nước cầm cu.
Sau này vì những công việc lặt vặt đó không đủ để sống, nếu một mình hắn thì họa may vẫn có thể duy trì qua ngày, chứ để thêm hai cái miệng ăn nữa thì coi như chết đói.
Thế nên Nghiêm Kình đành phải chuyển sang nhận đòi nợ thuê cho người khác, mẫy ngày đầu tất nhiên ai nấy nhìn vào cơ thể hắn cũng bĩu môi lắc đầu, thậm chí còn cười khinh mỉa mai rằng hắn không biết tự lượng sức mình.
Với cái thân xác gầy trơ xương ðó thì đi đòi nợ được ai?
Chứ có ai ngờ đâu, thật sự sau ba ngày Nghiêm Kình vẫn đem được tiền về, chỉ là mặt mũi hơi bầm dập một chút. Đó cũng là lần đầu tiên, hẳn mang được một số tiền kha khá về lại phòng trọ, dắt hai đứa nhỏ đi ăn một bữa no nê.
Cũng từ đó, Nghiêm Kình mới bắt đầu kiếm tiền bằng chính xương máu của mình, chỉ cần việc nào có thể nặn ra tiền thì hắn sẽ làm, kể cả tham gia vào đấu trường sinh tử - nơi mà hắn gặp được Cảnh Ngạo kia.
Nhưng hoàn cảnh của Nghiêm Kình thì khác, hắn vẫn có thể ra vào tự do, còn Cảnh Ngạo là vì bị bán đi, những kẻ bị bán vào nơi này, chỉ có hai sự lựa chọn, một là liễu mạng trốn thoát, hoặc không, nếu xui xẻo thì chỉ có thể chiến đấu đến chết, đến khi nào không còn hơi thở nữa thì thôi.
Vì phải lăn lộn quá nhiều, cơ thể cũng dần dần cứng cáp hơn, người đến thuê hắn đi đòi nợ ngày càng nhiều, với mỗi một giọt máu rỉ ra là một đồng tiền mà Nghiêm Kình kiếm được. Thậm chí thời gian mà hắn ở đồn cảnh sát còn nhiều hơn là ở nhà với Cận Khiêm và Cận Bạc.
Vốn dĩ hắn chỉ muốn làm việc này để nuôi lớn hai đứa nhóc kia, cũng không có dự định sẽ để cho bọn chúng đi theo con đường này. Nhưng ðúng là người ta nói “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, thế nên hai ðứa nhóc sinh ðôi ở bên cạnh hắn, dù Nghiêm Kình đã điều hướng cho bọn chúng sang một tương lai khác, nhưng rốt cuộc vẫn là lăn vào vết xe mà hắn đã từng đi qua.
Mỗi lần mà hắn đánh nhau trở về thì kế bên lúc nào cũng có thêm một bóng hình khác, có hôm là đứa nhóc rất nhỏ tuổi, có khi lại là anh em đồng trang lứa với Cận Khiêm và Cận Bạc.
Có lẽ từ đó, Thương Kinh dần dần được mở rộng.
Nhưng dù vậy, cuộc sống của bọn họ vẫn chưa ngày nào là cơm no, chăn ấm, bởi vì đồng tiền làm ra thì ít, mà miệng ăn thì ngày qua ngày cứ cộng thêm.
Vấn đề này Nghiêm Kình thật sự nghĩ rất nhiều, hắn có thể đói, có thể cực, nhưng những đứa nhóc mà hắn mang về thì lại không. Ai bảo hắn thích lo chuyện bao đồng cũng kệ, bởi vì mấy ai có thể hiểu được cảm giác không nhà không cửa, không gia đình bạn bè nó cô độc đến mức nào?
Cho đến gần ba năm sau, Nghiêm Kình nhận được lời đề nghị của một người đàn ông xa lạ.
Trận ẩu đả đó, chỉ có Cận Bạc đi theo, bởi vì quy mô không lớn cho nên Nghiêm Kình cũng không cần quá ðông anh em để làm gì, không khéo lại đá động đến cảnh sát thì mất hay.
Sau khi lấy được tiền rồi, Nghiêm Kình ngồi xổm trên bậc thềm hút tạm ðiễu thuốc. Lúc định đứng dậy đi về thì ánh đèn trước mắt bỗng dưng bị một bóng đen che khuất, mũi giày tây đen bóng vừa vặn rơi vào tầm nhìn của cậu thiếu niên.
Mi tâm của hắn khẽ cau, ngẩng đầu lên thì đập vào mắt là gương mặt lạ lẫm của một gã đàn ông tây trang lịch lãm, phẳng phiu, đồng hồ đeo tay bóng loáng đắt tiền.
Nhất định là không cùng một thế giới đối với hắn.
Nghiêm Kình kéo điếu thuốc trên môi xuống, giọng nói lãnh đạm, cảnh giác vang lên: “Chuyện gì?”