Khi nhìn thấy đám khói đen dừng lại ngay trước cửa đồn cảnh sát, không thể theo vào bên trong, tôi mới thở phào nhẹ nhõm.
Ngay lúc đó, tôi cũng không còn sức để đứng dậy. Cứ thế nằm bẹp xuống đất, thở dốc.
Sau đó, tôi liếc mắt nhìn sang bàn làm việc phía sau.
Một anh cảnh sát đang cầm bát mì ăn liền, há hốc mồm nhìn tôi.
“Báo án à?” Anh ta đặt đũa xuống, hỏi.
Đầu óc tôi lúc này trống rỗng, không biết phải trả lời thế nào.
Dù gì thì việc nói mình bị ma đuổi, đành phải chạy vào đồn cảnh sát để trốn chắc chắn sẽ khiến người ta nghĩ mình thần kinh.
Tôi ngập ngừng một hồi, cuối cùng chỉ gật đầu đồng ý: “Vâng, tôi muốn báo án.”
Rồi chống tay xuống đất, đứng lên.
“Vụ gì? Cậu ngồi xuống nói rõ xem.”
Nghe tôi nói vậy, anh cảnh sát lập tức gạt bát mì qua một bên, vẻ mặt trở nên nghiêm túc.
Thậm chí còn lấy ra cuốn sổ ghi chép, ra dáng chuyên nghiệp.
Tới mức này, tôi đành liều mà nói tiếp.
“Là thế này… em trai tôi bị lạc, tôi tìm mãi mà không thấy.”
“Người mất tích đúng không? Vậy thời gian mất tích khoảng bao lâu? Tuổi tác, giới tính, đặc điểm và trang phục trước khi mất tích thế nào, cậu có nhớ không?”
“Cái này...”
Tôi bị hỏi trúng tim đen, lòng bàn tay bắt đầu toát mồ hôi.
Nói dối, đã vậy còn là nói dối trước mặt công an, nếu không phải gặp chuyện này chắc cả đời tôi cũng không dám làm vậy.
Cắn răng, tôi nghĩ đến tình trạng không rõ ràng của Hứa Tử Hằng.
“Chúng tôi lạc nhau ở ngã tư đường Tĩnh An, cậu ấy khoảng hai mươi lăm tuổi, nam, mặc bộ đồ thể thao màu trắng, áo có mũ trùm, tóc nâu xoăn, mắt to mũi cao...”
Tôi cố nhớ lại đặc điểm của Hứa Tử Hằng để tả lại.
Nhưng anh cảnh sát trước mặt đột nhiên dừng viết, ngẩng đầu lên ngắt lời.
“Chờ chút, cậu bảo người mất tích là người lớn?”
Tôi sững lại một lúc, gật đầu: “Đúng vậy.”
“Mất tích chưa tới 24 tiếng?”
“Đúng.”
“Vậy cậu ấy có bị thiểu năng trí tuệ hay không thể tự lo liệu không?”
Tôi im lặng một lúc, không dám trả lời.
Câu hỏi này ý tứ đã rất rõ ràng.
Một người trưởng thành có khả năng tự chăm sóc bản thân, mất tích chưa tới 24 giờ mà đã tới đồn cảnh sát báo án, thế nào cũng không hợp lý.
Tôi bối rối quay mặt đi, tránh ánh mắt dò xét của anh cảnh sát.
Nhưng cảnh sát là cảnh sát, dù tôi im lặng, họ vẫn có thể nhận ra nhiều điều.
Anh cảnh sát nhíu mày, cuối cùng đặt bút xuống, nói thẳng: “Cậu à, đừng đến đồn cảnh sát để đùa giỡn, làm vậy là vi phạm pháp luật đấy.”
“Không, anh hiểu nhầm rồi, tôi không cố tình làm vậy đâu,” tôi vội vàng xin lỗi, “Chẳng qua tình huống khi đó đặc biệt quá, tôi thật sự lo là cậu ấy gặp chuyện.”
“Đặc biệt gì mà đặc biệt? Giữa đêm hôm khuya khoắt, chẳng lẽ có ma à?”
Anh cảnh sát lại tiếp tục cầm bát mì lên, ăn dở bữa tối bị tôi làm gián đoạn.
Nhưng tôi bị câu nói vô tình đó dọa giật mình.
“Cái này...”
Tôi chìm vào suy nghĩ, không biết phải giải thích thế nào để vừa không nói dối, vừa không bị coi là kẻ điên.
Anh cảnh sát đối diện không rời mắt khỏi tôi, vẻ mặt rõ ràng là: “Đừng giải thích nữa, tôi sớm đã thấy cậu không bình thường rồi.”
Tôi bối rối, ngại ngùng, không biết làm thế nào, mà đứng dậy bỏ chạy thì không thể.
May thay, có người đẩy cửa bước vào, phá vỡ không khí căng thẳng trong phòng.
Ánh mắt sắc bén của anh cảnh sát cũng rời khỏi tôi, áp lực đè nặng từ nãy giờ cuối cùng cũng tan biến.
Tôi quay đầu lại.
Hứa Tử Hằng đứng ngay cửa, cầm theo cây kiếm gỗ, nửa người còn đang thò vào phòng, thở hổn hển hỏi tôi:
“Trang Tử, cậu không sao chứ?”
“Tôi không sao.”
Chỉ là khiến cảnh sát hiểu lầm, bây giờ không biết phải làm sao thoát thân.
Anh cảnh sát trung niên, kinh nghiệm đầy mình, nhìn qua một cái đã nhận ra Hứa Tử Hằng chính là người mà tôi mô tả trước đó.
Anh ta nhìn tôi dò xét, “Đây là em trai mà cậu vừa nói là bị lạc đó hả?”
Ngay lúc đó, tôi cũng không còn sức để đứng dậy. Cứ thế nằm bẹp xuống đất, thở dốc.
Sau đó, tôi liếc mắt nhìn sang bàn làm việc phía sau.
Một anh cảnh sát đang cầm bát mì ăn liền, há hốc mồm nhìn tôi.
“Báo án à?” Anh ta đặt đũa xuống, hỏi.
Đầu óc tôi lúc này trống rỗng, không biết phải trả lời thế nào.
Dù gì thì việc nói mình bị ma đuổi, đành phải chạy vào đồn cảnh sát để trốn chắc chắn sẽ khiến người ta nghĩ mình thần kinh.
Tôi ngập ngừng một hồi, cuối cùng chỉ gật đầu đồng ý: “Vâng, tôi muốn báo án.”
Rồi chống tay xuống đất, đứng lên.
“Vụ gì? Cậu ngồi xuống nói rõ xem.”
Nghe tôi nói vậy, anh cảnh sát lập tức gạt bát mì qua một bên, vẻ mặt trở nên nghiêm túc.
Thậm chí còn lấy ra cuốn sổ ghi chép, ra dáng chuyên nghiệp.
Tới mức này, tôi đành liều mà nói tiếp.
“Là thế này… em trai tôi bị lạc, tôi tìm mãi mà không thấy.”
“Người mất tích đúng không? Vậy thời gian mất tích khoảng bao lâu? Tuổi tác, giới tính, đặc điểm và trang phục trước khi mất tích thế nào, cậu có nhớ không?”
“Cái này...”
Tôi bị hỏi trúng tim đen, lòng bàn tay bắt đầu toát mồ hôi.
Nói dối, đã vậy còn là nói dối trước mặt công an, nếu không phải gặp chuyện này chắc cả đời tôi cũng không dám làm vậy.
Cắn răng, tôi nghĩ đến tình trạng không rõ ràng của Hứa Tử Hằng.
“Chúng tôi lạc nhau ở ngã tư đường Tĩnh An, cậu ấy khoảng hai mươi lăm tuổi, nam, mặc bộ đồ thể thao màu trắng, áo có mũ trùm, tóc nâu xoăn, mắt to mũi cao...”
Tôi cố nhớ lại đặc điểm của Hứa Tử Hằng để tả lại.
Nhưng anh cảnh sát trước mặt đột nhiên dừng viết, ngẩng đầu lên ngắt lời.
“Chờ chút, cậu bảo người mất tích là người lớn?”
Tôi sững lại một lúc, gật đầu: “Đúng vậy.”
“Mất tích chưa tới 24 tiếng?”
“Đúng.”
“Vậy cậu ấy có bị thiểu năng trí tuệ hay không thể tự lo liệu không?”
Tôi im lặng một lúc, không dám trả lời.
Câu hỏi này ý tứ đã rất rõ ràng.
Một người trưởng thành có khả năng tự chăm sóc bản thân, mất tích chưa tới 24 giờ mà đã tới đồn cảnh sát báo án, thế nào cũng không hợp lý.
Tôi bối rối quay mặt đi, tránh ánh mắt dò xét của anh cảnh sát.
Nhưng cảnh sát là cảnh sát, dù tôi im lặng, họ vẫn có thể nhận ra nhiều điều.
Anh cảnh sát nhíu mày, cuối cùng đặt bút xuống, nói thẳng: “Cậu à, đừng đến đồn cảnh sát để đùa giỡn, làm vậy là vi phạm pháp luật đấy.”
“Không, anh hiểu nhầm rồi, tôi không cố tình làm vậy đâu,” tôi vội vàng xin lỗi, “Chẳng qua tình huống khi đó đặc biệt quá, tôi thật sự lo là cậu ấy gặp chuyện.”
“Đặc biệt gì mà đặc biệt? Giữa đêm hôm khuya khoắt, chẳng lẽ có ma à?”
Anh cảnh sát lại tiếp tục cầm bát mì lên, ăn dở bữa tối bị tôi làm gián đoạn.
Nhưng tôi bị câu nói vô tình đó dọa giật mình.
“Cái này...”
Tôi chìm vào suy nghĩ, không biết phải giải thích thế nào để vừa không nói dối, vừa không bị coi là kẻ điên.
Anh cảnh sát đối diện không rời mắt khỏi tôi, vẻ mặt rõ ràng là: “Đừng giải thích nữa, tôi sớm đã thấy cậu không bình thường rồi.”
Tôi bối rối, ngại ngùng, không biết làm thế nào, mà đứng dậy bỏ chạy thì không thể.
May thay, có người đẩy cửa bước vào, phá vỡ không khí căng thẳng trong phòng.
Ánh mắt sắc bén của anh cảnh sát cũng rời khỏi tôi, áp lực đè nặng từ nãy giờ cuối cùng cũng tan biến.
Tôi quay đầu lại.
Hứa Tử Hằng đứng ngay cửa, cầm theo cây kiếm gỗ, nửa người còn đang thò vào phòng, thở hổn hển hỏi tôi:
“Trang Tử, cậu không sao chứ?”
“Tôi không sao.”
Chỉ là khiến cảnh sát hiểu lầm, bây giờ không biết phải làm sao thoát thân.
Anh cảnh sát trung niên, kinh nghiệm đầy mình, nhìn qua một cái đã nhận ra Hứa Tử Hằng chính là người mà tôi mô tả trước đó.
Anh ta nhìn tôi dò xét, “Đây là em trai mà cậu vừa nói là bị lạc đó hả?”
Danh sách chương