Chương 57Lá thư chứa kỉ niệm cuối.
Mẫn còn nhớ lúc đó khi lên trường tổng vệ sinh lớp trước tuần nghỉ tết, trong ngăn bàn của Điền đã đầy ắp những xấp thư tay dày cộm với nhiều hộp quà lẫn lộn không khác gì những ngày đầu tiên con nhỏ sang ngồi với nó.
Mà tổng vệ sinh nghĩa là dọn hết tất cả, đến cả những chậu cây treo bên vách cửa sổ cũng đã được phân công cho từng người để đem về chăm sóc, chỉ có riêng hộc bàn của Điền là vẫn đầy ắp thư từ.
Vì nó đã nghỉ học rồi. Không tổ chức tiệc chia tay gì dù mọi người năn nỉ được tạm biệt nó đàng hoàng. Nó cứ thế biến mất sau khi thông báo rồi tan ra như hạt bụi vào đúng thứ bảy trong cùng tuần đó. Kể cả mạng xã hội cũng đã bị xoá mất, không còn tung tích.
Mỗi tiết khi nhìn lên bảng là mắt nhỏ lại tự động đưa sang cái bàn trống chỉ còn một mình thằng Đức Duy ở dãy bên ngoài. Rồi chấp nhận sự thật giời ấy không còn ngồi ở đó, nhỏ lại tập trung nghe bài giảng như chưa có gì xảy ra.
Thái độ dửng dưng của những người xung quanh làm nhỏ cũng phải làm bộ bình thường theo. Nhưng khi có ai hỏi, cả lớp sẽ cho người đó biết Điền đã từng là người dễ mến thế nào nên ai cũng nhớ nó.
Không biết bao nhiêu lần trong một tuần tụi nó rủ nhau đi thăm Điền, tổ chức tiệc đủ kiểu để coi như chút kỉ niệm cuối cùng.
Về phần con nhỏ, sau khi đọc mấy mẩu thư nháp điện tử nó để lại trong máy, con nhỏ lại muốn ở một mình nhiều hơn. Nhỏ thấy mình không còn lí do nào để đi chung cùng đám bạn sang ngôi nhà đó sau những lần quậy tung tất cả.
Nhưng sẽ luôn mãi có lí do về những lần Hoàng Thi Mẫn bất chợp ngồi xuống chỗ Trần Minh Điền từng ngồi, đi đến nhà thi đấu vào giờ sinh hoant của câu lạc bộ bóng rổ, chọn đường vòng dẫn ngang qua hành lang phòng âm nhạc chứ không đi thẳng về lớp. Có lẽ chính con nhỏ cũng không nhận thức được những thói quen của mình.
Nên mỗi khi chuyện đó xảy ra, Linh và Dương lại nhìn nhau bằng những đôi mắt biết nói.
Có một buổi sáng thứ ba, cái tuần mà không ai thèm học vì lịch nghỉ tết đã cận kề bên cạnh, Mẫn lại tự động lôi Linh đến xem thằng Dương chơi bóng giao lưu.
Khi tụi con trai còn đang loay hoay tìm cái bơm bóng vì không thường xuyên đến đây, Mẫn đã lại gần tấm bạt che phủ mấy thanh ắt xây dựng trong góc rồi lấy ra cái bơm từ giữa đống sắt.
"Tại tụi bóng chuyền hay lấy bơm của bên mình rồi không trả," nhỏ nói vậy.
Nhưng không ai biết nên nhìn vào cái cách con nhỏ đã thuộc lòng nhà thi đấu trong bàn tay hay cái cách nhỏ những ai chơi bóng rổ là "bên mình" để mà phản ứng.
Có lẽ Điền đã thay đổi thói quen của con nhỏ nhiều đến mức nhỏ không nhận thức được. Vì còn có lần kia khi Linh đang chép lại từ vựng trong vở. Mẫn đã lôi ra mấy cái thẻ lật trắng tinh rồi mách cho con nhỏ ghi từ lên đó để vừa dễ học, vừa tiện mang đi hơn. Hay những lần Mẫn ngồi gọn vào góc, để lại cái ghế nơi Điền thường xuyên chọn để ngồi kế bên nhỏ.
Kể cả khi Minh Điền không còn ở đây, người ta vẫn thấy được những thói quen thường ngày nhỏ xíu đậm chất "nó" trong Thi Mẫn.
Tụi nó chưa thấy hai đứa ôm hay nắm tay, thậm chí là một lần cười giỡn với nhau giữa lớp. Vậy mà khi thiếu vắng đi bóng dáng một người, tụi nó lại thấy được chính họ trong người còn lại. Cái gì của Điền giờ cũng như của Mẫn, cả cách nói chuyện lẫn liếc nhìn khi có ai gọi đến tên. Nên tụi nó biết rõ hai đứa bạn thân không chỉ là bạn thân.
Vậy là ngày hôm đó gói ghém hết đồ đạc trên lớp đem về nhà. Mẫn mới mở cửa ra đã nằm đập mặt xuống gối, cảm thấy mất hết sức lực khi dành cả sáng để ở trên lớp.
"Mẫn hả?" Ngoại bước ra từ nhà tắm. Hôm nay ngoại nghỉ vì vừa phải đi khám trên bệnh viện.
"Sao vậy con? Có ốm không?" Bàn tay chai sạn nhè nhẹ xoa xoa lưng đứa cháu đang nằm bẹp dí trên giường. Mùi dầu ngoại thường thoa mỗi khi đi xe đò thoang thoảng trong không khí, làm đầu óc khó ở của nhỏ có phần dịu lại.
"Con không. Nhưng mà con thấy mệt quá."
"Ù. Cho nên nay mới không đi chơi với thằng Điền hả?" Bằng giọng bình thản, ngoại hỏi.
"Không, Điền sắp đi Thuỵ Sĩ rồi."
"Hả!"
Nhỏ vẫn chưa kể về chuyện của tụi nó cho ngoại lần nào. Những gì ngoại biết vẫn còn nằm ở hai tuần lễ trước.
"Sao ngoại không thấy mấy đứa làm tiệc tạm biệt gì hết," bà hỏi thêm, chỉ nhận lại sự im lặng. Vậy là đủ để bà hiểu có chuyện gì đang xảy ra với đứa cháu của bà.
"Nó nhìn xán lạn lắm, đi du học được thì tốt cho nó. Nhưng mà đột ngột quá. Sao nó quyết định đi sớm vậy?"
Nhỏ không thể nói rằng vì nhỏ nên nó mới tung ra một quyết định đột ngột như vậy nên nhỏ lại lần nữa im lặng trước câu hỏi của bà.
"Giống ông ngoại mày lắm." Bỗng dưng những kỉ niệm trong bà ùa về.
"Hồi đó ngoại con phải đi lính ở ngoài mặt trận. Tự dưng đang ngồi thì ông bảo hai ngày nữa mình phải đi. Lúc đầu ngoại giận ông lắm tại vì bỏ ngoại một mình ở lại. Mà hồi đó má nào cũng phải tạm biệt con, cô nào cũng phải tạm biệt bồ. Ngoại hỏi ai cũng thấy buồn như ngoại. Nhưng mà nghĩ sâu xa ra thì đâu phải người ta đi vì thích đâu, không ai thích chiến tranh hết con."
"Ông ngoại, người ta đi tại vì người ta muốn bảo vệ gia đình mình, tại vì người ta biết quê hương, đất nước người ta còn có vợ con mình ở đó."
"Ngoại biết là điều cần phải làm nhưng mà ngoại sợ ông con đi mất lắm. Cho nên ngoại bảo ông là nếu còn thương em thì anh về với mẹ con em."
"Vậy rồi ông có về được không ngoại?" Cuối cùng con nhỏ cũng nghiêng mình qua để nghe câu chuyện hồi đó của bà cụ già.
"Có con." Bà gật đầu. "Ông bảo đôi khi trong lúc tối tăm, mờ mịt, nhớ lại lời ngoại nên ông lại cố thêm từng ngày, từng ngày ngoài đó. Người ta không cần phải vì lí do cao sang mà mới quyết tâm được, đôi khi nhớ tới lời vợ dặn thôi thì có đang đói cũng bật dậy được con."
"Trời ơi lưng tôi."
Không còn ngồi kế bên tấm chiếu, ngoại đứng dậy để còn sửa soạn cơm trưa cho cả nhà.
"Ngoại không biết hai đứa mày đang bị sao nhá. Nhưng mà ngoại nghĩ trước một hành trình dài, tới tư cách là một người ủng hộ thì mày nên tiếp thêm động lực cho người ta theo cách tích cực nhất mày có thể. Mày nghĩ cứ im ỉm thế thì mỗi lần nó mệt, nó biết nhớ về cái gì để nó có động lực trở lại?"
"Mày mới 17 tuổi. Tại sao mày phải quan tâm chuyện người lớn làm gì? Sống sao cho thoải mái nhất thôi."
Nãy giờ nói chuyện, ngoại quay mặt vào trong bếp. Cho tới khi quay ra ngoài kiểm tra, cái con nhóc nằm ườn trên chiếu đã biến đâu mất.
Sau những chuyện đã xảy ra với con gái bà, bà Hoa mong đứa cháu ít nói bình thường sẽ cảm nhận được sự ấm áp của những cơn nắng ban ngày mà tận hưởng hết mức khi còn có thể.
-0-
Trên tay chỉ còn vài chục nghìn lẻ và chiếc điện thoại cục gạch được tặng vào tuần trước, Mẫn vẫn gọi được một chiếc xe ôm để phóng thật nhanh đến đầu bên kia thành phố, với lời nói rằng có người thân sắp đẻ đang gọi mình tới, bác xe ôm chạy nhanh gấp đôi bình thường.
Mình chỉ mới 17 tuổi và còn đang trưởng thành hơn, tại sao mình lại phải để ý mọi người nghĩ gì. Kể cả khi mình mẩy đầy mồ hôi, còn y nguyên bộ đồng phục trên trường và chỉ khoác mỗi cái áo khoác mỏng màu xanh da trời, con nhỏ vẫn sẽ bon bon trên đường.
Đúng thật là con nhỏ không nên làm phiền cản trở chuyện tương lai của chàng, nhưng nếu nhỏ động viên chàng trên bước đường tương lai chàng đang chọn vậy biết đâu được tương lai ấy sẽ lại rực rỡ hơn.
Những ngày gần đây, mặc cảm về lời chia tay của bản thân và suy nghĩ mình sẽ trở thành chướng ngại vật ngăn cả bước chân của Điền làm nhỏ quên đi việc chính nó làm những điều đó cho nhỏ.
Chẳng lẽ nỗi nhớ và tìnn thương của nhỏ không để đánh bại những mặc cảm làm cho rào cả giữa hai đứa lớn dần? Vậy thì nhỏ sẽ không buồn thảm nữa mà ủng hộ nó hết mình, cho nó biết nhỏ tự hào thế nào khi Điền có thể vươn ra biển lớn. Nghĩ tới đó nhỏ tủm tỉm cười làm chú xe ôm hơi rợn sống lưng.
Em không làm điều này là vì anh đâu, em đang làm vì bản thân em. Em biết khi thức dậy vào mỗi sáng với suy nghĩ anh đang ở một nơi xa xôi và vẫn đang cố gắng vì bản thân anh từng ngày, em sẽ hạnh phúc thế nào. Những tia nắng không có anh ở bên sẽ ấm áp hơn, những cơn mưa sẽ không còn lạnh nuốt nếu em được yên tâm mỗi khi nghĩ về anh.
Đậu xuống ngôi nhà có cây phương lớn, Mẫn hấp tấp bấm chuông cửa đến nỗi mắt đã không thể ngừng đưa qua lại, tìm kiếm Điền.
Những lời cần nói đã sửa soạn và chờ sẵn ở đầu môi, chỉ cần nó xuất hiện, con nhỏ sẽ tiến tới và cho nó biết suy nghĩ trong lòng mình.
Từng bước chân giẫm lên đám lá xào xạc, bước dần đến nơi cổng lớn. Cánh cổng to mở ra và anh Sang xuất hiện với chiếc áo thun, quần đùi hiếm thấy của học sinh giỏi cấp tỉnh.
"Ơ dạ..." Mẫn có hơi sốc lẫn sợ khi thấy dáng vẻ của anh. Nhưng so với thường ngày, hôm nay anh chỉ trông như một học sinh bình thường, thư giãn trước dòng đời vạn biến khi nhỏ thấy bộ dạng thoải mái ở nhà.
"Em hả! Em tới đây làm gì?" Cũng sốc và bất ngờ chẳng kém, anh xém la lớn khi thấy con nhỏ xuẩ hiện.
"Thằng Điền nó để quên đồ trên lớp hay sao? Em không cần tới tận đây đưa nó đâu." Anh Sang trông thật sự bình thản hơn những gì con nhỏ tưởng tượng. Vẻ phẫn nộ của anh vào những lần gặp mặt trước có vet như cũng chỉ là cách anh dạy dỗ thằng em mình.
"Để anh gọi xe đưa em về. Anh cũng đang có sẵn mấy chục trong người. Cứ cầm rồi về đi."
"Không anh. Em không tới đưa đồ. Em muốn... mấy bạn trong lớp có thư với quà gửi cho Điền nên em muốn đưa tận tay nó."
"Giờ không được." Anh lắc đầu, lấy trong túi quần ra một cái bóp với hơn cả trăm ngàn rồi đưa hết cho Mẫn. "Cho em. Kiếm cái gì ăn trên đường về nữa."
"Em muốn đi bằng xe bốn chỗ cơ... tay em hơi đau, không đi xe bình thường được."
"Chỗ đó dư cho em đi tới Vũng Tàu còn được."
"..."
Mẫn vẫn xoè tay ra nhận tiền, thậm chí còn dừng lại một nhịp để đếm anh đã đưa bao nhiêu cho mình. Trong đầu anh nghĩ bạn bè nào của Điền khi dính vào tiền rồi thì cũng như nhau thôi. Vậy mà anh cứ nghĩ con bé này là đứa hiểu chuyện.
Rồi anh ngáp một cái. Cảm nhận có một làn gió lướt ngang qua mình.
Hoàng Thi Mẫn tay thì cất tiền vào túi áo khoác, chân thì chạy lẹ vào nhà.
"Điền ơi! Điền!"
"Ê! Con bé kia!" Sang hết hồn. Bản thân đánh giá thấp cái cỡ người tí hon của con bé kia quá nên không đề phòng.
"Em hứa là không làm phiền nó nữa mà!"
"Em không hứa. Mà thật ra em tới đây không phải để làm phiền! Em muốn chào tạm biệt nó đàng hoàng cơ!"
"Sao hai đứa mày lì y chang nhau vậy!"
"... Thì tụi em mới tí tuổi đầu mà." Mẫn đáp lại thật bình tĩnh và vẫn tiếp tục lao thật nhanh trên sân.
Khi cảm thấy anh Sang đang tới gần, nhỏ thậm chí tăng tốc lên, gắng sức mà chạy để được gặp Điền.
Mẫn đã tới cửa nhà và chuẩn bị tháo giày ra, nhưng anh Sang chả thèm đuổi nữa, chỉ dừng lại thở. Anh đẩy kính về lại sống mũi, lắc đầu.
"Em có vô cũng vậy thôi. Điền lên Sài Gòn ở với ba luôn rồi."
"Từ giờ em không gặp nó được nữa đâu."
...
Mẫn chả tin. Nó bảo tới hết tết này mới chuyển hẳn lên Sài Gòn để chuẩn bị hành lí mà giờ đã đi rồi.
"Tại sao?"
"Nó đã không thích ở đây sẵn rồi. Giờ chia tay với em, ở cũng không để làm gì," anh đáp, lời nói vẫn còn khó tin.
Nhưng khi Mẫn nhìn kĩ xung quanh, đưa mắt lên kệ dép, đôi giày bata trắng của Điền đã không còn ở nơi con nhỏ thường thấy nữa.
Mùa xuân năm đó trao cho Mẫn nhiều thứ thì cũng lấy đi của con nhỏ nhiều thứ.
Nhỏ còn giữ lại được một nỗi niềm như lá thư chưa thể gửi đi tới Điền nhưng lại mất cả một ánh mặt trời luôn sưởi ấm nhỏ mỗi ngày.
Và khi không còn có thể gặp ai đó nữa, ta mới thấm thía được sự quan trọng của họ đối với chính mình.
Hoàng Thi Mẫn như gục xuống giữa bậc tam cấp rồi nức nở khóc. Nỗi đau từ cánh tay gãy bây giờ chẳng thấm thía gì so với vết thương không ngừng rỉ trong lòng. Nếu khi đó ta dũng cảm vượt lên mặc cảm của bản thân, nếu ta biết sống trọn vẹn từng khoảnh khắc.
Tất cả, trong đúng một khoảnh khắc, hoá thành hai chữ nếu như.
Kỉ niệm cuối cùng của em về anh là em đã đánh mất anh.
"Well you only need the light when it's burning low.Only miss the sun when it starts to snow.Only know you love her when you let her go.Only know you've been high when you're feeling low.Only hate the road when you're missing home.Only know you love her when you let her go.And you let her go."
Mẫn còn nhớ lúc đó khi lên trường tổng vệ sinh lớp trước tuần nghỉ tết, trong ngăn bàn của Điền đã đầy ắp những xấp thư tay dày cộm với nhiều hộp quà lẫn lộn không khác gì những ngày đầu tiên con nhỏ sang ngồi với nó.
Mà tổng vệ sinh nghĩa là dọn hết tất cả, đến cả những chậu cây treo bên vách cửa sổ cũng đã được phân công cho từng người để đem về chăm sóc, chỉ có riêng hộc bàn của Điền là vẫn đầy ắp thư từ.
Vì nó đã nghỉ học rồi. Không tổ chức tiệc chia tay gì dù mọi người năn nỉ được tạm biệt nó đàng hoàng. Nó cứ thế biến mất sau khi thông báo rồi tan ra như hạt bụi vào đúng thứ bảy trong cùng tuần đó. Kể cả mạng xã hội cũng đã bị xoá mất, không còn tung tích.
Mỗi tiết khi nhìn lên bảng là mắt nhỏ lại tự động đưa sang cái bàn trống chỉ còn một mình thằng Đức Duy ở dãy bên ngoài. Rồi chấp nhận sự thật giời ấy không còn ngồi ở đó, nhỏ lại tập trung nghe bài giảng như chưa có gì xảy ra.
Thái độ dửng dưng của những người xung quanh làm nhỏ cũng phải làm bộ bình thường theo. Nhưng khi có ai hỏi, cả lớp sẽ cho người đó biết Điền đã từng là người dễ mến thế nào nên ai cũng nhớ nó.
Không biết bao nhiêu lần trong một tuần tụi nó rủ nhau đi thăm Điền, tổ chức tiệc đủ kiểu để coi như chút kỉ niệm cuối cùng.
Về phần con nhỏ, sau khi đọc mấy mẩu thư nháp điện tử nó để lại trong máy, con nhỏ lại muốn ở một mình nhiều hơn. Nhỏ thấy mình không còn lí do nào để đi chung cùng đám bạn sang ngôi nhà đó sau những lần quậy tung tất cả.
Nhưng sẽ luôn mãi có lí do về những lần Hoàng Thi Mẫn bất chợp ngồi xuống chỗ Trần Minh Điền từng ngồi, đi đến nhà thi đấu vào giờ sinh hoant của câu lạc bộ bóng rổ, chọn đường vòng dẫn ngang qua hành lang phòng âm nhạc chứ không đi thẳng về lớp. Có lẽ chính con nhỏ cũng không nhận thức được những thói quen của mình.
Nên mỗi khi chuyện đó xảy ra, Linh và Dương lại nhìn nhau bằng những đôi mắt biết nói.
Có một buổi sáng thứ ba, cái tuần mà không ai thèm học vì lịch nghỉ tết đã cận kề bên cạnh, Mẫn lại tự động lôi Linh đến xem thằng Dương chơi bóng giao lưu.
Khi tụi con trai còn đang loay hoay tìm cái bơm bóng vì không thường xuyên đến đây, Mẫn đã lại gần tấm bạt che phủ mấy thanh ắt xây dựng trong góc rồi lấy ra cái bơm từ giữa đống sắt.
"Tại tụi bóng chuyền hay lấy bơm của bên mình rồi không trả," nhỏ nói vậy.
Nhưng không ai biết nên nhìn vào cái cách con nhỏ đã thuộc lòng nhà thi đấu trong bàn tay hay cái cách nhỏ những ai chơi bóng rổ là "bên mình" để mà phản ứng.
Có lẽ Điền đã thay đổi thói quen của con nhỏ nhiều đến mức nhỏ không nhận thức được. Vì còn có lần kia khi Linh đang chép lại từ vựng trong vở. Mẫn đã lôi ra mấy cái thẻ lật trắng tinh rồi mách cho con nhỏ ghi từ lên đó để vừa dễ học, vừa tiện mang đi hơn. Hay những lần Mẫn ngồi gọn vào góc, để lại cái ghế nơi Điền thường xuyên chọn để ngồi kế bên nhỏ.
Kể cả khi Minh Điền không còn ở đây, người ta vẫn thấy được những thói quen thường ngày nhỏ xíu đậm chất "nó" trong Thi Mẫn.
Tụi nó chưa thấy hai đứa ôm hay nắm tay, thậm chí là một lần cười giỡn với nhau giữa lớp. Vậy mà khi thiếu vắng đi bóng dáng một người, tụi nó lại thấy được chính họ trong người còn lại. Cái gì của Điền giờ cũng như của Mẫn, cả cách nói chuyện lẫn liếc nhìn khi có ai gọi đến tên. Nên tụi nó biết rõ hai đứa bạn thân không chỉ là bạn thân.
Vậy là ngày hôm đó gói ghém hết đồ đạc trên lớp đem về nhà. Mẫn mới mở cửa ra đã nằm đập mặt xuống gối, cảm thấy mất hết sức lực khi dành cả sáng để ở trên lớp.
"Mẫn hả?" Ngoại bước ra từ nhà tắm. Hôm nay ngoại nghỉ vì vừa phải đi khám trên bệnh viện.
"Sao vậy con? Có ốm không?" Bàn tay chai sạn nhè nhẹ xoa xoa lưng đứa cháu đang nằm bẹp dí trên giường. Mùi dầu ngoại thường thoa mỗi khi đi xe đò thoang thoảng trong không khí, làm đầu óc khó ở của nhỏ có phần dịu lại.
"Con không. Nhưng mà con thấy mệt quá."
"Ù. Cho nên nay mới không đi chơi với thằng Điền hả?" Bằng giọng bình thản, ngoại hỏi.
"Không, Điền sắp đi Thuỵ Sĩ rồi."
"Hả!"
Nhỏ vẫn chưa kể về chuyện của tụi nó cho ngoại lần nào. Những gì ngoại biết vẫn còn nằm ở hai tuần lễ trước.
"Sao ngoại không thấy mấy đứa làm tiệc tạm biệt gì hết," bà hỏi thêm, chỉ nhận lại sự im lặng. Vậy là đủ để bà hiểu có chuyện gì đang xảy ra với đứa cháu của bà.
"Nó nhìn xán lạn lắm, đi du học được thì tốt cho nó. Nhưng mà đột ngột quá. Sao nó quyết định đi sớm vậy?"
Nhỏ không thể nói rằng vì nhỏ nên nó mới tung ra một quyết định đột ngột như vậy nên nhỏ lại lần nữa im lặng trước câu hỏi của bà.
"Giống ông ngoại mày lắm." Bỗng dưng những kỉ niệm trong bà ùa về.
"Hồi đó ngoại con phải đi lính ở ngoài mặt trận. Tự dưng đang ngồi thì ông bảo hai ngày nữa mình phải đi. Lúc đầu ngoại giận ông lắm tại vì bỏ ngoại một mình ở lại. Mà hồi đó má nào cũng phải tạm biệt con, cô nào cũng phải tạm biệt bồ. Ngoại hỏi ai cũng thấy buồn như ngoại. Nhưng mà nghĩ sâu xa ra thì đâu phải người ta đi vì thích đâu, không ai thích chiến tranh hết con."
"Ông ngoại, người ta đi tại vì người ta muốn bảo vệ gia đình mình, tại vì người ta biết quê hương, đất nước người ta còn có vợ con mình ở đó."
"Ngoại biết là điều cần phải làm nhưng mà ngoại sợ ông con đi mất lắm. Cho nên ngoại bảo ông là nếu còn thương em thì anh về với mẹ con em."
"Vậy rồi ông có về được không ngoại?" Cuối cùng con nhỏ cũng nghiêng mình qua để nghe câu chuyện hồi đó của bà cụ già.
"Có con." Bà gật đầu. "Ông bảo đôi khi trong lúc tối tăm, mờ mịt, nhớ lại lời ngoại nên ông lại cố thêm từng ngày, từng ngày ngoài đó. Người ta không cần phải vì lí do cao sang mà mới quyết tâm được, đôi khi nhớ tới lời vợ dặn thôi thì có đang đói cũng bật dậy được con."
"Trời ơi lưng tôi."
Không còn ngồi kế bên tấm chiếu, ngoại đứng dậy để còn sửa soạn cơm trưa cho cả nhà.
"Ngoại không biết hai đứa mày đang bị sao nhá. Nhưng mà ngoại nghĩ trước một hành trình dài, tới tư cách là một người ủng hộ thì mày nên tiếp thêm động lực cho người ta theo cách tích cực nhất mày có thể. Mày nghĩ cứ im ỉm thế thì mỗi lần nó mệt, nó biết nhớ về cái gì để nó có động lực trở lại?"
"Mày mới 17 tuổi. Tại sao mày phải quan tâm chuyện người lớn làm gì? Sống sao cho thoải mái nhất thôi."
Nãy giờ nói chuyện, ngoại quay mặt vào trong bếp. Cho tới khi quay ra ngoài kiểm tra, cái con nhóc nằm ườn trên chiếu đã biến đâu mất.
Sau những chuyện đã xảy ra với con gái bà, bà Hoa mong đứa cháu ít nói bình thường sẽ cảm nhận được sự ấm áp của những cơn nắng ban ngày mà tận hưởng hết mức khi còn có thể.
-0-
Trên tay chỉ còn vài chục nghìn lẻ và chiếc điện thoại cục gạch được tặng vào tuần trước, Mẫn vẫn gọi được một chiếc xe ôm để phóng thật nhanh đến đầu bên kia thành phố, với lời nói rằng có người thân sắp đẻ đang gọi mình tới, bác xe ôm chạy nhanh gấp đôi bình thường.
Mình chỉ mới 17 tuổi và còn đang trưởng thành hơn, tại sao mình lại phải để ý mọi người nghĩ gì. Kể cả khi mình mẩy đầy mồ hôi, còn y nguyên bộ đồng phục trên trường và chỉ khoác mỗi cái áo khoác mỏng màu xanh da trời, con nhỏ vẫn sẽ bon bon trên đường.
Đúng thật là con nhỏ không nên làm phiền cản trở chuyện tương lai của chàng, nhưng nếu nhỏ động viên chàng trên bước đường tương lai chàng đang chọn vậy biết đâu được tương lai ấy sẽ lại rực rỡ hơn.
Những ngày gần đây, mặc cảm về lời chia tay của bản thân và suy nghĩ mình sẽ trở thành chướng ngại vật ngăn cả bước chân của Điền làm nhỏ quên đi việc chính nó làm những điều đó cho nhỏ.
Chẳng lẽ nỗi nhớ và tìnn thương của nhỏ không để đánh bại những mặc cảm làm cho rào cả giữa hai đứa lớn dần? Vậy thì nhỏ sẽ không buồn thảm nữa mà ủng hộ nó hết mình, cho nó biết nhỏ tự hào thế nào khi Điền có thể vươn ra biển lớn. Nghĩ tới đó nhỏ tủm tỉm cười làm chú xe ôm hơi rợn sống lưng.
Em không làm điều này là vì anh đâu, em đang làm vì bản thân em. Em biết khi thức dậy vào mỗi sáng với suy nghĩ anh đang ở một nơi xa xôi và vẫn đang cố gắng vì bản thân anh từng ngày, em sẽ hạnh phúc thế nào. Những tia nắng không có anh ở bên sẽ ấm áp hơn, những cơn mưa sẽ không còn lạnh nuốt nếu em được yên tâm mỗi khi nghĩ về anh.
Đậu xuống ngôi nhà có cây phương lớn, Mẫn hấp tấp bấm chuông cửa đến nỗi mắt đã không thể ngừng đưa qua lại, tìm kiếm Điền.
Những lời cần nói đã sửa soạn và chờ sẵn ở đầu môi, chỉ cần nó xuất hiện, con nhỏ sẽ tiến tới và cho nó biết suy nghĩ trong lòng mình.
Từng bước chân giẫm lên đám lá xào xạc, bước dần đến nơi cổng lớn. Cánh cổng to mở ra và anh Sang xuất hiện với chiếc áo thun, quần đùi hiếm thấy của học sinh giỏi cấp tỉnh.
"Ơ dạ..." Mẫn có hơi sốc lẫn sợ khi thấy dáng vẻ của anh. Nhưng so với thường ngày, hôm nay anh chỉ trông như một học sinh bình thường, thư giãn trước dòng đời vạn biến khi nhỏ thấy bộ dạng thoải mái ở nhà.
"Em hả! Em tới đây làm gì?" Cũng sốc và bất ngờ chẳng kém, anh xém la lớn khi thấy con nhỏ xuẩ hiện.
"Thằng Điền nó để quên đồ trên lớp hay sao? Em không cần tới tận đây đưa nó đâu." Anh Sang trông thật sự bình thản hơn những gì con nhỏ tưởng tượng. Vẻ phẫn nộ của anh vào những lần gặp mặt trước có vet như cũng chỉ là cách anh dạy dỗ thằng em mình.
"Để anh gọi xe đưa em về. Anh cũng đang có sẵn mấy chục trong người. Cứ cầm rồi về đi."
"Không anh. Em không tới đưa đồ. Em muốn... mấy bạn trong lớp có thư với quà gửi cho Điền nên em muốn đưa tận tay nó."
"Giờ không được." Anh lắc đầu, lấy trong túi quần ra một cái bóp với hơn cả trăm ngàn rồi đưa hết cho Mẫn. "Cho em. Kiếm cái gì ăn trên đường về nữa."
"Em muốn đi bằng xe bốn chỗ cơ... tay em hơi đau, không đi xe bình thường được."
"Chỗ đó dư cho em đi tới Vũng Tàu còn được."
"..."
Mẫn vẫn xoè tay ra nhận tiền, thậm chí còn dừng lại một nhịp để đếm anh đã đưa bao nhiêu cho mình. Trong đầu anh nghĩ bạn bè nào của Điền khi dính vào tiền rồi thì cũng như nhau thôi. Vậy mà anh cứ nghĩ con bé này là đứa hiểu chuyện.
Rồi anh ngáp một cái. Cảm nhận có một làn gió lướt ngang qua mình.
Hoàng Thi Mẫn tay thì cất tiền vào túi áo khoác, chân thì chạy lẹ vào nhà.
"Điền ơi! Điền!"
"Ê! Con bé kia!" Sang hết hồn. Bản thân đánh giá thấp cái cỡ người tí hon của con bé kia quá nên không đề phòng.
"Em hứa là không làm phiền nó nữa mà!"
"Em không hứa. Mà thật ra em tới đây không phải để làm phiền! Em muốn chào tạm biệt nó đàng hoàng cơ!"
"Sao hai đứa mày lì y chang nhau vậy!"
"... Thì tụi em mới tí tuổi đầu mà." Mẫn đáp lại thật bình tĩnh và vẫn tiếp tục lao thật nhanh trên sân.
Khi cảm thấy anh Sang đang tới gần, nhỏ thậm chí tăng tốc lên, gắng sức mà chạy để được gặp Điền.
Mẫn đã tới cửa nhà và chuẩn bị tháo giày ra, nhưng anh Sang chả thèm đuổi nữa, chỉ dừng lại thở. Anh đẩy kính về lại sống mũi, lắc đầu.
"Em có vô cũng vậy thôi. Điền lên Sài Gòn ở với ba luôn rồi."
"Từ giờ em không gặp nó được nữa đâu."
...
Mẫn chả tin. Nó bảo tới hết tết này mới chuyển hẳn lên Sài Gòn để chuẩn bị hành lí mà giờ đã đi rồi.
"Tại sao?"
"Nó đã không thích ở đây sẵn rồi. Giờ chia tay với em, ở cũng không để làm gì," anh đáp, lời nói vẫn còn khó tin.
Nhưng khi Mẫn nhìn kĩ xung quanh, đưa mắt lên kệ dép, đôi giày bata trắng của Điền đã không còn ở nơi con nhỏ thường thấy nữa.
Mùa xuân năm đó trao cho Mẫn nhiều thứ thì cũng lấy đi của con nhỏ nhiều thứ.
Nhỏ còn giữ lại được một nỗi niềm như lá thư chưa thể gửi đi tới Điền nhưng lại mất cả một ánh mặt trời luôn sưởi ấm nhỏ mỗi ngày.
Và khi không còn có thể gặp ai đó nữa, ta mới thấm thía được sự quan trọng của họ đối với chính mình.
Hoàng Thi Mẫn như gục xuống giữa bậc tam cấp rồi nức nở khóc. Nỗi đau từ cánh tay gãy bây giờ chẳng thấm thía gì so với vết thương không ngừng rỉ trong lòng. Nếu khi đó ta dũng cảm vượt lên mặc cảm của bản thân, nếu ta biết sống trọn vẹn từng khoảnh khắc.
Tất cả, trong đúng một khoảnh khắc, hoá thành hai chữ nếu như.
Kỉ niệm cuối cùng của em về anh là em đã đánh mất anh.
"Well you only need the light when it's burning low.Only miss the sun when it starts to snow.Only know you love her when you let her go.Only know you've been high when you're feeling low.Only hate the road when you're missing home.Only know you love her when you let her go.And you let her go."
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Truyện Hot Mới
Danh sách chương