Vẫn là ăn cơm tối nhưng không khí khác hẳn hôm trước.

Bọn gia nhân thì mắng thầm trong bụng.

Từ khi la sát này vào nhà, là bọn chúng đã xác định đây sẽ là nữ chủ nhân của cái nhà này.

Đến khi cô công chúa kia xuất hiện, bọn chúng biết tình thế có thể thay đổi.

Nhưng xem chừng tình hình này thì chắc như đinh đóng cột rồi.
Chỉ có đôi gian phu này là đánh thái cực quyền.

Lúc đầu rất lạnh nhạt với nhau.

Ở cùng nhà nhưng không mấy khi ăn cơm cùng.

Một người thì suốt ngày cắm đầu trong thư phòng, một người thì ngược ngược xuôi xuôi không có ở nhà mấy, cứ hễ gặp mặt là chí choé lườm nguýt.
Bây giờ thì sao, rất buồn nôn.

Chàng gắp cho thiếp, thiếp cắn nhẹ rồi chuyển sang cho chàng.

Con Hồng ở bên cạnh oẹ lên một cái.

Không thể tiếp tục bị cẩu lương tra tấn thị giác thế này được, nó đi ra khỏi phòng ăn, kéo cánh cửa đóng lại.
Đôi gian phu dâm phụ thấy nó ra ngoài, rất hài lòng, lại tình chàng ý thiếp với nhau.

Ăn xong, Bách nắm tay Đinh Tú đi tản bộ quanh hoa viên.

Hai người bàn mưu tính kế với nhau:
- Giờ phải làm sao, lão thái thái và cha ta sai ta sang đây quản lý Hầu phủ để sau này về làm dâu không bị bỡ ngỡ.

Giờ nếu chúng ta công khai chuyện này, chắc là hai người tức giận lắm.
- Ta cũng nghĩ vậy, ta được cha nàng nhặt về, chưa báo đáp được gì cho Đinh gia lại sinh ra chuyện này.

Ta sợ ông ý sẽ tuyệt giao với ta mất.
- Lại còn Thái Đường nữa nữa, ta thấy nàng rất có ý với honey đấy.
- Nàng lo cái gì, Thái Đường đâu phải muốn gì được nấy.

Hoàng gia sẽ không để nàng ta tự tung tự tác lâu đâu.

- Cũng biết là như vậy! Nhưng giờ phải làm sao?
- Cứ từ từ rồi tính, đừng có cuống lên.

Lúc nào rảnh rỗi sẽ dò ý từ Đinh lão, việc này có một người có thể giúp chúng ta.
- Ai?
- Tỷ tỷ của ta.
- Tỷ ấy có chịu giúp không đây? Ta thấy tỷ ấy sợ nhất là thái thái, đến lúc vào việc lại bo bo giữ mình thì hỏng?
- Thì cũng phải thử chứ biết làm sao?
Đôi gian phu dâm phụ vừa đi vừa nói, bối rối không biết thế nào mà kể.

Chỉ là vẫn luôn nắm tay nhau.
Đi lại một lúc cho tiêu cơm, hắn lại lấy đàn giở mấy chiêu thức buồn nôn của thanh niên thời sau, đàn cho nàng nghe mấy bản tình ca.

Đinh Tú chống cằm, si mê nghe hắn hát:
- “Đời anh như con thuyền trôi
Giữa dòng sông mênh mông lãng du
Cơn gió êm ru tháng năm— QUẢNG CÁO —
Lòng hoang vắng
Rồi hôm nay không là mơ
Vòng tay em ru anh làm thơ
Biết mong chờ
Anh biết bây giờ anh đã yêu …”
Lời bài hát thế này đúng là chỉ hợp nghe trong Hầu phủ, nếu đang ở Quốc học viện, đánh chết nàng cũng không ngồi nghe.

“Bài hát gì mà sỗ sàng, ngôn từ trực diện quá, nghe có chút sượng sùng”.
Nhưng nếu là ngồi ở đây, chỉ có hai người thì ngôn từ kia như đánh thẳng vào trái tim thiếu nữ, phá tan phòng tuyến cuối cùng kia.

Nàng yêu hắn rồi, không phải yêu vì những toan tính thiệt hơn nữa mà là yêu thực sự.

Giờ phút này nàng nghĩ, “Nếu có chết vì tình yêu với hắn, cũng đáng lắm!”
Sáng hôm sau, Bách còn lơ mơ thì đã thấy buồn ở mũi.

Đinh Tú đang lấy tóc ngoáy mũi của hắn.

Thấy hắn dậy thì cười ngốc, sai con Hồng đi lấy nước rửa mặt.

Lại nói:
- Hầu phủ đang thiếu tiền, nếu làm xà phòng của chàng, bán ra ngoài sẽ thu được lợi lớn đấy.
- Thứ này làm không khó, hôm qua ta đã làm cho tên đầu bếp, nếu nàng muốn làm có thể bảo hắn làm cho.


Hôm nay ta có hẹn với Chiêu Minh Vương về việc mở học phủ.
- Chàng cứ đi việc của mình đi.
Hắn mặc quần áo, ăn bát cháo nóng rồi ra khỏi cửa.

Bước chân ra lại chợt nhớ ra cái gì.

Quay lại hôn lên má nàng một cái:
- Honey! Anh đi làm, ở nhà ngoan nhé!
Đinh Tú giật mình, thảng thốt sờ lên má thì hắn đã ra khỏi cửa rồi.

Nàng mỉm cười ngọt ngào.
Hắn lên ngựa sang phủ Chiêu Minh Vương, Vương phủ ở rất gần.

Vòng qua con ngõ là đến nơi.

Hắn báo lính hầu rồi được mời vào đại sảnh.

Trong này đã có mấy người là gia tướng của Trần Quang Khải và Lê Văn Hưu.

Hắn chắp tay chào mọi người.

Trần Quang Khải nói:
- Ngươi có đề xuất việc mở Bác vật học phủ, thượng hoàng đã đồng ý, giao ta phụ trách, Thái sư làm học trưởng.

Nhưng chúng ta cần bàn luận với ngươi để xây dựng kế hoạch này.

Ở đây có các phụ tá của ta, họ đều là người tài giỏi, chúng ta cùng nhau bàn tính.
- Việc này hôm đó ta đã trình bày với hai vua.

Bác vật học phủ chính là một trường dạy nghề của Đại Việt ta.

Nhưng tuy dạy nghề, vẫn cần phải đọc thông viết thạo, cơ bản nắm vững toán học, những người này sẽ là nòng cốt kỹ thuật của Đại Việt chúng ta.

Họ cần có kỹ năng truyền đạt cho người khác chứ không hẳn chỉ là làm tốt nghề nghiệp của mình.
— QUẢNG CÁO —
- Như vậy, bác vật học phủ sẽ có ba bộ phận: Bộ phận dạy chữ, Bộ phận dạy toán học, Bộ phận dạy nghề.


Trong đó bộ phận dạy chữ và dạy toán thì dễ dàng kiếm được nhân tuyển, ta và Lê huynh sẽ phụ trách.

Nhưng những bộ phận dạy nghề tương đối phức tạp.

Dự định sẽ dạy nghề nông nghiệp, dạy khai mỏ, cơ khí, in ấn, buôn bán.

Sau này sẽ dạy thêm những nghề khác nữa.
- Ta sẽ tạm thời kiêm thêm phần dạy về nông nghiệp, những bộ phận khác đành xin các vị đại nhân ở đây tiến cử.
Một người đứng ra:
- Công bộ có một số thợ giỏi, cũng tạm dùng được.

Nhưng ở nước ta giỏi về cơ khí xây dựng nhất chính là người Cao gia.

Chỉ là họ ẩn cư, lánh đời.

Để lại một cái hộp.

Trong này chứa vị trí của họ, nếu giải ra mới có thể tìm được.
- Có chuyện này sao? Chiếc hộp đang ở đâu?
- Khi Triệu Đà lập xảo kế thông gia, cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương.

Cao Lỗ tướng quân phản đối, khuyên vua không nên nhận, nhưng An Dương Vương không nghe nên ông bỏ đi tìm nơi ở ẩn.

Chiếc hộp ấy được giao cho thuộc hạ của ông ở Bồ Đề, Gia Lâm, đến nay vẫn còn trong đền thờ tại Ái Mộ.
- Vậy không mở được cái hộp hay sao?
- Cao tướng quân có dặn, chỉ có phá được mật mã mới mở được chiếc hộp, nếu mạnh mẽ phá huỷ thì bên trong có cơ quan, làm vỡ lọ thuỷ ngân, sẽ làm mảnh da chứa bản đồ bị hỏng, không có cách nào khôi phục.
- Vậy phiền ông đi thỉnh cái hộp về đây, ta sẽ tìm cách phá giải, trong lúc đó vẫn không chậm trễ được, cứ mời người giỏi nhất về xây cất nhà cửa và cơ khí từ công bộ tới.

Khai mỏ thì ta có một người thợ cùng ta đi rèn sắt trên Như Nguyệt Giang Lộ, là người có thể đảm đương.
- Được! để ta sai người đi mượn về, người làng này ai cũng muốn phá giải bí mật để mời người nhà Cao gia về tế tổ Thành Hoàng.
Nói đoạn, sai gia nhân đi luôn.

Một thư sinh đứng ra:
- Về in ấn, làm giấy thì có người của Hàn lâm viện giỏi việc này, chữ viết lại rất đẹp tên Trần Uyên.
- Tốt lắm, ta và thái sư đang mở một xưởng in, những người học nghề in này sẽ học chữ nghĩa và toán học ở Bác vật học phủ, học nghề tại chính xưởng in luôn.

Như thế là hợp nhất.

Còn về nghề buôn thì nên mời những người có kinh nghiệm thương trường, có thể mời Đinh lão đến dạy một chút.

Sau này bất kỳ là nghề gì, chỉ cần người có kiến thức đặc sắc là chúng ta mời.
Lúc này Quang Khải lên tiếng:
- Vị trí của Bác vật học phủ cũng đã được định đoat, sẽ ở phía nam kinh thành, nơi này có một khu đất trống gần Phụng Thiên Phủ và Tây Nhai, thuận lợi di chuyển cả hai bên.
- Vậy thì tốt quá.


Giờ chúng ta bàn đến việc then chốt, đấy là kinh phí của Học phủ?
- Ngươi định thế nào?
- Ta muốn nhờ Vương gia xin cho dùng nguồn lợi thu được từ Quỹ kiến thiết quốc gia để xây dựng và duy trì ban đầu.

Sau đó có cách để học phủ có nguồn thu.— QUẢNG CÁO —
- Không phải chúng ta dạy nghề để lấy thợ giỏi cho quốc gia sao? Tiền thu được từ đâu?
- Vậy xin hỏi các vị ai cần thợ giỏi nhất? ai cần nhân tài buôn bán nhất?
- Là quốc gia.
- Đúng vậy, quốc gia dùng người, triều đình đã trả tiền ban đầu từ quỹ kiến thiết rồi, sau quốc gia là ai? Chính là chủ các công xưởng, các làng nghề, các thương đoàn.

Chúng ta sẽ bắt họ trả tiền?
Lê Văn Hưu hỏi:
- Họ chịu trả sao?
- Khi thấy lợi họ sẽ trả.

Nếu có người nông nghiệp cực giỏi, có thể lên kế hoạch sản xuất cho trang viên, hướng dẫn mọi người cầy cấy, nâng cao năng suất lúa lên gấp đôi.

Ngài có thuê về trang viên của nhà ngài dùng không?
- Tất nhiên là có, nhưng hắn phải là được như thế đã.
- Tiền duy trì những năm đầu chính là dùng cho việc ấy.

Những người này học chữ và toán học cơ bản, nhanh thì nửa năm, nhiều thì một năm.

Thời gian đấy vẫn luôn chăm chỉ học nghề, ta đoán 2 năm sẽ thành thạo.

Khi ấy họ tốt nghiệp Bác vật học phủ, ra ngoài thể hiện năng lực 1,2 năm nữa là đủ để cho tấm bảng hiệu Bác vật học phủ của chúng ta lấp lánh rồi.

Lúc ấy, ai có tiền tài trợ học phủ nhiều thì chọn nhân tài trước, ai góp sau chọn sau.

Ngài bảo có ai không nguyện ý chứ?
“Cách này cũng nghĩ ra được?”.

Vậy ngươi sẽ chọn người học như thế nào?
- Chỉ cần lành lặn, có nghị lực vượt khó, không quá ngu dốt là được.

Tốt nhất chọn bọn trẻ từ 15 – 18 tuổi, đây là độ tuổi học tập tốt nhất.
- Vậy phương thức tuyển thế nào?
Mấy tháng trước Lưu Miễn chẳng phải nói Thanh Hoá cần chẩn tai cứu tế sao? Chúng ta đi chọn 300 đứa trẻ từ vùng này, một công đôi việc luôn.

Còn lại thì tuyển một số vùng khác nữa.
- Ngươi dự kiến tuyển bao nhiêu.
- Năm đầu tiên nông nghiệp, khai mỏ, cơ khí, in ấn, buôn bán, mỗi lớp 100 người.
- Vậy được, chúng ta thống nhất như thế..


Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện