Người trong phủ họ Tô đều ngỡ rằng công tử nhà mình bị trúng tà. Từ mấy hôm trước, sau khi mua chiếc bình rượu ở Cổ Hoàng Trai trở về, một kẻ yêu rượu hơn tính mạng như Tô Thu Trì lại không động đến một giọt rượu nào trong nhà nữa, những nơi như cửa hàng đồ cổ hay lầu Vạn Hoa cũng không còn thấy hắn lai vãng đến nữa. Trước đây hắn thường xuyên chê bai “cực vô tích sự là tiên sinh”, giờ đây, có đêm lại ôm một tập thơ đọc miệt mài hồi lâu dưới ánh đèn. Hơn nữa, hắn thường xuyên chưa kịp ăn xong bữa sáng đã biến mất tăm mất dạng, lúc trở về người vẫn tỉnh táo, nhưng trên cơ thể lại sực nức hương rượu thơm lừng.
Tô Thu Trì luôn cho rằng, thứ hấp dẫn hắn chạy tới rừng trúc tía hết lần này tới lần khác chỉ là thứ mỹ tửu do cái gã thần tiên thân phận không rõ ràng Cửu Quyết kia ủ ra. Lý Hoài cũng nghĩ vậy. Một lần đi lạc, một bình mỹ tửu, đã nối liền ba con người vốn chẳng hề quen biết lại với nhau. Trời cao mây nhạt, nắng vàng non biếc, trong căn nhà tựa như thế ngoại đào viên của Cửu Quyết, cả ngày ngào ngạt hương rượu, thi thoảng còn vẳng ra tiếng sáo du dương.
Có khi nhóm một lò lửa nhỏ trong căn nhà trúc, cùng nhau nấu những món nóng hổi từ những đặc sản núi rừng mà Lan Đình kiếm về, ba người nhẩn nha ăn uống. Tô Thu Trì và Lý Hoài lúc nào cũng múa đũa giành ăn, không ai chịu nhường ai, Cửu Quyết liền nhân lúc bọn họ cãi vã, gắp lấy những cây nấm rừng lớn nhất, tươi nhất ăn mất. Lan Đình không bao giờ ăn, chỉ đứng bên cạnh cười khúc khích. Có khi trải một manh chiếu lau xuống mảnh sân bên ngoài, bày biện bát đĩa qua loa, mấy người chẳng nề hà gì đến lễ nghi truyền thống, hoặc ngồi hoặc nằm, đến cả đũa cũng chẳng thèm dùng, cứ thế đưa tay bốc những miếng thịt bò hầm thơm phưng phức bỏ thẳng vào miệng, tùy hứng thích gì làm nấy, lòng không vướng bận thế tục, hành vi không chút gò bó, trong những lúc bông đùa tùy hứng, nói về chuyện thánh nhân thời cổ, chuyện phố chợ ngày nay, chuyện ly kỳ thiên hạ, hứng thú dạt dào không dứt. Mỗi khi nói đến hồi cao hứng, Tô Thu Trì còn ngã lăn ra đất đạp chân túi bụi mà cười sằng sặc, đến nỗi giày văng đi đâu cũng không biết.
Chốn này vui vẻ đến quên về nhà, Tô Thu Trì và Lý Hoài tuy không ai nói ra câu này, nhưng ý tứ đó đã lồ lộ qua thần thái và ánh mắt. Họ yêu thích nơi đây, thích rượu của Cửu Quyết, dường như cũng thích cả cái gã Cửu Quyết này. Sau nhiều lần như thế, Tô Thu Trì và Lý Hoài khi nhìn đối phương, hình như đã không còn vẻ hằm hè thù địch như trước nữa. Tuy bọn họ vẫn không ngừng cãi vã, tuy Lý Hoài vẫn bày mấy trò đùa cợt như đào hố rồi lừa cho Tô Thu Trì ngã lăn xuống; tuy Tô Thu Trì cũng vẫn giở mấy trò ranh mãnh như lén đổ cả nửa hũ muối vào trong bình rượu của Lý Hoài, nhưng những chuyện đó dường như đã trở thành những trò vui.
Đã từng có một buổi chiều tà, rượu quá ba tuần, tà dương nơi xa vừa độ đẹp, một vệt vàng kim rực rỡ, tầng tầng lớp lớp như sóng biển, tựa như ai đó đang dùng ngòi bút chậm rãi nhất mực để đưa cảnh tượng núi sông trước mặt vào trong những đường nét tuyệt đẹp như tranh vẽ. Cửu Quyết cầm lấy cây sáo trúc, trễ nải dựa vào gốc quế, mái tóc xanh lay động, tà áo nhẹ bay, đôi môi mỏng hé mở, từ cây sáo trúc xanh biếc bay ra những giai điệu diệu kỳ nhất thế gian. Tô Thu Trì tuy văn chương cũng chẳng mấy, nhưng vẫn hiểu sơ âm luật, bảo Lan Đình mang cây cổ cầm của Cửu Quyết từ trong nhà ra, khoanh chân ngồi xuống, đặt đàn lên gối, mượn ba phần men say, khẽ dạo phím đàn, xướng họa cùng chiếc sáo của Cửu Quyết. Một sáo một đàn, hài hòa hợp tấu. Lý Hoài nghe mà trong lòng rung động, đứng dậy bước ra giũa sân, chân bước theo nhịp, múa lượn dịu dàng, bước chân như hoa nở, tay áo phất phơ như nước như mây, trong sóng mắt đong đưa, sóng sánh vẻ phong tình ngây ngất, nụ cười ánh mắt, tựa như tiên nữ giáng trần, chẳng còn lấy một chút khí thế nam nhi.
Sáo đàn hợp tấu, mỹ nhân múa lượn, ba người họ đã vô tình họa lên một bức tranh tuyệt mỹ nhất trần gian. Lan Đình tì người lên cửa sổ, trong mắt chỉ còn khung cảnh đẹp đẽ hiếm thấy ngoài song, ngòi bút trong tay cậu ta liến thoắng lướt trên mặt giấy.
Nếu thời gian không thể ngừng trôi, thì hãy lưu giữ lại thời khắc đẹp nhất của riêng ba người họ trong tranh vẽ.
Tô Thu Trì luôn cho rằng, thứ hấp dẫn hắn chạy tới rừng trúc tía hết lần này tới lần khác chỉ là thứ mỹ tửu do cái gã thần tiên thân phận không rõ ràng Cửu Quyết kia ủ ra. Lý Hoài cũng nghĩ vậy. Một lần đi lạc, một bình mỹ tửu, đã nối liền ba con người vốn chẳng hề quen biết lại với nhau. Trời cao mây nhạt, nắng vàng non biếc, trong căn nhà tựa như thế ngoại đào viên của Cửu Quyết, cả ngày ngào ngạt hương rượu, thi thoảng còn vẳng ra tiếng sáo du dương.
Có khi nhóm một lò lửa nhỏ trong căn nhà trúc, cùng nhau nấu những món nóng hổi từ những đặc sản núi rừng mà Lan Đình kiếm về, ba người nhẩn nha ăn uống. Tô Thu Trì và Lý Hoài lúc nào cũng múa đũa giành ăn, không ai chịu nhường ai, Cửu Quyết liền nhân lúc bọn họ cãi vã, gắp lấy những cây nấm rừng lớn nhất, tươi nhất ăn mất. Lan Đình không bao giờ ăn, chỉ đứng bên cạnh cười khúc khích. Có khi trải một manh chiếu lau xuống mảnh sân bên ngoài, bày biện bát đĩa qua loa, mấy người chẳng nề hà gì đến lễ nghi truyền thống, hoặc ngồi hoặc nằm, đến cả đũa cũng chẳng thèm dùng, cứ thế đưa tay bốc những miếng thịt bò hầm thơm phưng phức bỏ thẳng vào miệng, tùy hứng thích gì làm nấy, lòng không vướng bận thế tục, hành vi không chút gò bó, trong những lúc bông đùa tùy hứng, nói về chuyện thánh nhân thời cổ, chuyện phố chợ ngày nay, chuyện ly kỳ thiên hạ, hứng thú dạt dào không dứt. Mỗi khi nói đến hồi cao hứng, Tô Thu Trì còn ngã lăn ra đất đạp chân túi bụi mà cười sằng sặc, đến nỗi giày văng đi đâu cũng không biết.
Chốn này vui vẻ đến quên về nhà, Tô Thu Trì và Lý Hoài tuy không ai nói ra câu này, nhưng ý tứ đó đã lồ lộ qua thần thái và ánh mắt. Họ yêu thích nơi đây, thích rượu của Cửu Quyết, dường như cũng thích cả cái gã Cửu Quyết này. Sau nhiều lần như thế, Tô Thu Trì và Lý Hoài khi nhìn đối phương, hình như đã không còn vẻ hằm hè thù địch như trước nữa. Tuy bọn họ vẫn không ngừng cãi vã, tuy Lý Hoài vẫn bày mấy trò đùa cợt như đào hố rồi lừa cho Tô Thu Trì ngã lăn xuống; tuy Tô Thu Trì cũng vẫn giở mấy trò ranh mãnh như lén đổ cả nửa hũ muối vào trong bình rượu của Lý Hoài, nhưng những chuyện đó dường như đã trở thành những trò vui.
Đã từng có một buổi chiều tà, rượu quá ba tuần, tà dương nơi xa vừa độ đẹp, một vệt vàng kim rực rỡ, tầng tầng lớp lớp như sóng biển, tựa như ai đó đang dùng ngòi bút chậm rãi nhất mực để đưa cảnh tượng núi sông trước mặt vào trong những đường nét tuyệt đẹp như tranh vẽ. Cửu Quyết cầm lấy cây sáo trúc, trễ nải dựa vào gốc quế, mái tóc xanh lay động, tà áo nhẹ bay, đôi môi mỏng hé mở, từ cây sáo trúc xanh biếc bay ra những giai điệu diệu kỳ nhất thế gian. Tô Thu Trì tuy văn chương cũng chẳng mấy, nhưng vẫn hiểu sơ âm luật, bảo Lan Đình mang cây cổ cầm của Cửu Quyết từ trong nhà ra, khoanh chân ngồi xuống, đặt đàn lên gối, mượn ba phần men say, khẽ dạo phím đàn, xướng họa cùng chiếc sáo của Cửu Quyết. Một sáo một đàn, hài hòa hợp tấu. Lý Hoài nghe mà trong lòng rung động, đứng dậy bước ra giũa sân, chân bước theo nhịp, múa lượn dịu dàng, bước chân như hoa nở, tay áo phất phơ như nước như mây, trong sóng mắt đong đưa, sóng sánh vẻ phong tình ngây ngất, nụ cười ánh mắt, tựa như tiên nữ giáng trần, chẳng còn lấy một chút khí thế nam nhi.
Sáo đàn hợp tấu, mỹ nhân múa lượn, ba người họ đã vô tình họa lên một bức tranh tuyệt mỹ nhất trần gian. Lan Đình tì người lên cửa sổ, trong mắt chỉ còn khung cảnh đẹp đẽ hiếm thấy ngoài song, ngòi bút trong tay cậu ta liến thoắng lướt trên mặt giấy.
Nếu thời gian không thể ngừng trôi, thì hãy lưu giữ lại thời khắc đẹp nhất của riêng ba người họ trong tranh vẽ.
Danh sách chương