Đều tồi như nhau
......
Vốn tưởng Ấn Tiểu Thường sẽ trì hoãn, ai ngờ rất nhanh bà đã đi làm thủ tục và kéo đứa con gái vẫn đang bận làm việc trong cửa hàng đến văn phòng công chứng. Bà nói suốt chặng đường, không gì khác, chỉ là lải nhải bản thân đã phải chạy đi chạy lại bao nhiêu lần để điền hồ sơ, qua miệng bà, đến cả hoá đơn cũng hoá thành những tờ giấy nặng nghìn cân. Ấn Tiểu Thường phàn nàn rằng Ấn Tú dồn hết mọi việc cho một mình bà: "Mày chỉ quan tâm kiếm tiền cho bản thân thôi."
Sau khi hỏi kỹ về các chi phí liên quan, trong đầu Ấn Tú có tính toán, thì ra cô phải tự trả những khoản như thuế chứng thư và phí công chứng thuế thu nhập, phải đóng góp non nửa số tiền kiếm được kể từ khi bắt đầu đi làm.
Ấn Tiểu Thường chú ý đến chiếc điện thoại di động mới của con gái, mắt bà sáng lên, sau đó chuyển sang liếc xéo: "Chẳng phải chỉ là bán ván sàn thôi sao? Dùng điện thoại tốt để làm gì? Có phải để đi câu đàn ông đâu. Muốn câu đàn ông phải chăm chút khuôn mặt, đâu như bộ dạng quê mùa của mày."
Vì chuyện nhà cửa, Ấn Tú không đấu võ mồm với mẹ, cũng không thể nói chiếc điện thoại này là do anh Hạo tặng, nếu không Ấn Tiểu Thường sẽ bám dai như đỉa đói.
Làm công chứng xong, bước ra khỏi cửa văn phòng, Ấn Tiểu Thường ngửa lòng bàn tay lên trời như một lẽ đương nhiên: "Cho mày căn nhà, nhưng sao mày làm việc lâu đến thế mà chỉ cho mẹ được mấy trăm tệ cả thảy. Nghe có hợp lý không? Người trong nhà máy dệt 3 mà nghe thấy, họ sẽ nghĩ gì về mẹ?"
Nhà máy dệt 3 rơi vào tình trạng đình trệ đã lâu, không có sự gắn kết của dây chuyền sản xuất như trước đây, lại còn dính đáng đến những chuyện nhà bà kia nhà ông nọ: nhà ai có người lại ngoại tình, con trai nhà ai đi bóc lịch, con gái nhà những ai tìm được đại gia giàu có... Những người trong nhà máy dệt 3 vừa cố gắng kiếm sống đến hơi thở cuối cùng, vừa nghe chuyện gia đình nhà khác cho trôi cơm.
"Vật đổi sao dời, mụ vợ điên nhà ông Ngô kia mắc bệnh ung thư vú." Ấn Tiểu Thường vẫn nhớ công nhân chặn xe lần trước tìm đến tận cửa cắn xé đánh chửi bà: "Nhà ta cần sửa sang lại, để họ đến xem ai sống tốt hơn ai."
Một trong những điều kiện để công nhân nhà máy đệt 3 đồng ý bố trí hoặc mua đứt là phải thống nhất làm giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà phúc lợi, đây là việc Ấn Tiểu Thường tích cực nhất. Vừa lấy được giấy chứng nhận chưa lâu, bà đã vô tư đưa cho Ấn Tú. Ấn Tú sau khi hoàn tất thủ tục công chứng vẫn lẩm bẩm: "Háo hức sửa sang đến thế sao?"
Có lẽ đã chịu đựng quá đủ cảnh sống với ông chủ thầu mặt đầy dầu mỡ chỉ chịu bỏ ra 1 ngàn tệ, Ấn Tiểu Thường dở dở ương ương đến tận gần 40 tuổi mới nghĩ đến việc xây dựng tổ ấm cho riêng mình.
"Đưa tiền sửa sang cho mẹ đi." Ấn Tiểu Thường nói: "Bây giờ mẹ không cần mày nuôi, nhưng mày phải chi tiền sửa sang, mẹ cũng đã tìm sẵn công ty nội thất, ngày mai đi ký hợp đồng, nộp tiền cọc." Ấn Tiểu Thường lại khịt mũi khinh thường số tiền 10.000 tệ ít ỏi của Ấn Tú: "Ra ngoài làm việc lâu đến thế mà tích góp lại chỉ được vạn tệ. Nói ra không sợ xấu hổ à?"
"Công ty bên con kinh doanh nội thất, sẽ giảm giá vật liệu cho con. Tại sao không tìm công ty mình biết?" Ấn Tú tính, nếu lấy chiết khấu cho nhân viên, căn nhà nhỏ của cô có thể tiết kiệm ít nhất 30% chi phí trang hoàng.
Lông mày Ấn Tiểu Thường lập tức vẹo vọ, lớp phấn dày cộp trên mặt như muốn nứt toác ra: "Mẹ có một người bạn giảm giá cho, không kém gì công ty của mày. Hơn nữa ông ta vẫn nợ mẹ ân tình, mẹ phải đòi lại bằng được. Mày muốn nợ ân tình công ty mày à?"
Nghĩ đến chiếc điện thoại được anh Hạo tặng, Ấn Tú đồng ý, nhưng cô nói ngày mai con sẽ đến tận nơi ký hợp đồng với mẹ. Vừa dứt lời, tay cô bị mẹ tát mạnh: "Bảo mày đưa tiền mày cứ đưa tiền, muốn ăn vạ à? Được, được, thế thì đừng sang tên nữa. Mẹ tự trả tiền tự sửa sang tự ở. Mẹ mày, mày tính toán đến thế với mẹ mày đấy, chỉ tổ nuôi tốn cơm."
Hôm nay Ấn Tiểu Thường nói chuyện khá văn minh, ngoài vài câu chửi Ấn Tú vô dụng hoặc những câu không biết là đang chửi mẹ ai, bà không còn nhắc đến những từ ngữ ô uế như "bán" hay "đ**", có lẽ do gần đây bà kiếm sống không dễ dàng gì, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà nghĩ.
Ấn Tú do dự một lúc, cuối cùng cũng đồng ý.
10.000 tệ nghe có vẻ nhiều, chỉ là một sấp trên tay, số dư trong thẻ ngân hàng của Ấn Tú chỉ còn vẻn vẹn 52 tệ.
Khi đợi trước quầy, Ấn Tiểu Thường rướn cổ lên nhìn lén, thấy dãy số ấy, bà "xuỳ" một tiếng. Ấn Tiểu Thường là một trong những nghệ sĩ diễn xuất ưu tú nhất trong số hàng nghìn nhân viên nhà máy dệt 3, đặc biệt là trước mặt người ngoài. Khi đối mặt với Ấn Tú, gen diễn xuất của bà không cần thầy dạy vẫn hoàn toàn được đánh thức. Chỉ cần một biểu cảm, một giọng điệu là có thể phản ánh đầy đủ sự khinh bỉ của bà đối với Ấn Tú, cặp mắt hận thép không rèn thành gang càng tôn lên nỗi thống khổ với tư cách là một người mẹ.
Ngón tay Ấn Tú siết chặt tiền, đến phút cuối vẫn do dự, Ấn Tiểu Thường cũng đưa tay ra lấy, ngón tay của hai mẹ con tranh giành trên sấp nhân dân tệ ít ỏi.
"Mẹ, khi nào bắt đầu sửa sang?" Chỉ với đồng xu 1 tệ, Ấn Tú có thể bẻ thành hai đồng 50 hào xài dần, đương nhiên cô rất không nỡ.
"Sau khi ký sẽ được xem bản vẽ. Nếu tất cả đều hài lòng, trong vòng ba ngày chuẩn bị khởi công." Móng tay Ấn Tiểu Thường giữ số tiền: "Nghe nói sửa xong phải để đó một thời gian sau mới vào ở được".
"Không sao, không cần vội." Ấn Tú không buông tay, cô muốn nhìn thấy nhiều điều hơn từ trong mắt mẹ, dù chỉ là một ánh mắt ấm áp, hoặc sự mừng vui thật lòng xuất phát từ trong tâm cũng được.
"Cần xây thêm một gian phòng trong phòng khách nhỏ, mày về ở đó. Phòng ăn chỉ cần đặt một cái bàn trong bếp là được." Giọng điệu của Ấn Tiểu Thường đã dịu hơn không ít.
Ấn Tú buông tay, xấp nhân dân tệ thấm đẫm mồ hôi và nước mắt của cô chui vào trong ví mẹ cô, Ấn Tú nhìn thoáng qua, trừ xấp tiền của mình, trong ví của Ấn Tiểu Thường chỉ còn 10-20 tệ.
"Đã xong." Ấn Tú nhắc nhở.
"Mẹ không ngu như mày, đến cả 50 tệ cũng không có." Điều Ấn Tiểu Thường đang đá đểu chính là phí báo danh nộp trước kỳ thi trung học của Ấn Tú, rõ ràng Ấn Tú nhớ rõ mình đã cẩn thận giấu kỹ 50 tệ đó vào cuốn sách rồi bỏ vào ngăn trong cùng của cặp, nhưng khi đến trường chợt phát hiện đã làm mất, lo lắng những ba ngày, chỉ đến khi giáo viên nổi giận vì giục nhiều mới nói sự thật với Ấn Tiểu Thường, đổi lại cơn giận và những lần đòi roi không dứt suốt nửa tháng trời.
"Thôi, mày đi làm đi, ngày mai ký hợp đồng xong mẹ sẽ gọi điện." Ấn Tiểu Thường lại nhìn chiếc điện thoại trong tay Ấn Tú, còn bà lấy chiếc Nokia 8210 ra: "Hay là chúng ta đổi vài ngày cho nhau? Dù sao mẹ cũng phải đi gặp gỡ nhiều, cầm chiếc điện thoại cũ không được."
Ấn Tú nghĩ điện thoại chỉ cần dùng được là được, cô đổi điện thoại với mẹ.
Sau khi tiễn Ấn Tiểu Thường đi, Ấn Tú lại mang theo tấm thẻ ngân hàng chứa số dư 52 tệ lên đường đến cửa hàng. Tất cả niềm hy vọng và bí quyết thoát khỏi cảnh khốn cùng của cuộc sống đều nằm trên từng tấm ván sàn nhà đặt ngay ngắn trong cửa hàng. Ấn Tú nhìn chiếc điện thoại cũ, mở lại tin nhắn Mão Sinh gửi.
Mấy ngày nay cô không nhận được một cuộc gọi nào từ Mão Sinh, chỉ có duy nhất một tin nhắn: "Em và Du Nhậm đã nói lời chia tay, trông bạn ấy không được ổn. Em cũng muốn yên tĩnh vài ngày, sau đó chúng ta liên lạc lại nhé, có được không?"
Ấn Tú nói: "Đều được."
Đây là kỹ năng nghệ thuật cô được rèn luyện trong cuộc sống từ khi còn nhỏ, dưới những đòn đánh của Ấn Tiểu Thường, cô dần dần nhận ra câu nói trưng cầu ý kiến "có được không?" mà người khác hỏi chỉ là một trợ từ ngữ khí, câu trả lời của cô không quan trọng.
Cho nên Mão Sinh nói: "Chờ em nói rõ ràng với Du Nhậm đã, có được không?"
Ấn Tú nói: "Đều được." Nói rõ cũng được, không rõ cũng được, cô vẫn chỉ là bên thụ động chờ đợi kết quả. Ấn Tú dám đè mái tóc tím của Mão Sinh trong ngõ và hôn, dám bắt nạt đôi môi của Mão Sinh trong gian nhà nghỉ tồi tàn, dám dạy Mão Sinh bài học về bề sâu trên con đường lớn trong khi bản thân chỉ là đứa tay mơ, càng dám chui lên giường của Mão Sinh ngay giữa đêm khuya vắng lặng, nhưng lại không dám nói: "Bạch Mão Sinh, vì em đã chia tay, hãy nhanh chóng đến bên chị đi."
Cô vẫn giống mẹ Ấn Tiểu Thường, điểm khác biệt là Ấn Tiểu Thường phóng đãng với rất nhiều người đàn ông, trong khi cô chỉ muốn phóng đãng với Mão Sinh.
Hơn nữa, sự trầm mặc của cô là do Ấn Tiểu Thường rèn luyện, ăn nói dần dần trở nên kém sắc bén, hành động cũng bất chấp tất cả.
Mão Sinh đã nói rõ, nhưng có lẽ tâm trạng Mão Sinh không tốt, vậy hãy im lặng vài ngày trước khi liên lạc lại đi, nếu vài ngày không được, vậy thì mười ngày, nửa tháng, vài tháng cũng được. Đều được.
Ấn Tú trở lại cửa hàng, càng làm việc chăm chỉ hơn. Sau khi nhận được 5.000 tệ, thái độ của người quản lý thay đổi 180 độ, thậm chí còn khách sáo rót cho cô một tách trà nóng: "Trời lạnh, sưởi ấm một chút."
Con người cũng là sinh vật đơn giản nhất thế giới, với điều kiện tiền là thức gia súc tốt nhất. Tiền có thể khiến cái mồm độc địa và dơ dáy của Ấn Tiểu Thường thốt ra một hai câu ấm lòng, có thể khiến người quản lý mắt trợn mũi hếch coi cô như em gái.
Đối với anh Hạo, tiền cũng là thức gia súc của anh. Anh mua quần áo, mua điện thoại cho Ấn Tú, lén lút nhét một khoản trợ cấp cho Ấn Tú ngoài trợ cấp công tác với lý do dùng tiền mặt rất tiện lợi. Ấn Tú hiểu, bởi làm thế sẽ có thể thoát khỏi tầm mắt của người vợ làm tài vụ của anh.
Ấn Tú nhận số thức ăn gia súc này để rải ra những chỗ khác, những loài "cục ta cục tác" này "ụt ụt ịt ịt" nọ vây quanh cô trở nên có sức sống và ân cần hơn hẳn.
Nhưng Ấn Tú vô cùng nhung nhớ Bạch Mão Sinh, dù trời âm u hay nắng ráo, dù là xuân hạ hay thu đông, Mão Sinh vẫn luôn là bạch nhật trong trái tim cô.
Hôm nay Ấn Tú thật may mắn, 15 phút trước khi tan làm vẫn chốt được một đơn, là một biệt thự. Quản lý cửa hàng nói với giọng điệu không nén được chua chát: "Tốt lắm, Tiểu Ấn, nửa ngày của em đã đạt mức KPI cả tuần của chúng ta."
Ấn Tú cười: "Do may mắn. Chủ nhật tuần sau tan làm, em sẽ mời chị bữa nướng như đã hứa." Tuy trong thẻ chỉ còn 52 tệ, nhưng với bước đệm hoa hồng cuối tuần này, cô cũng cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh.
Trên người Ấn Tú vẫn còn hơn 100 tệ, cô mua một hộp cơm trưa 7 tệ ngoài làng thành mang đi, gồm giá đỗ chiên, trứng cà chua và hai miếng gà, trông xám đen vì cháy, Ấn Tú biết chắc chắn người ta chiên bằng dầu chất lượng kém, nhưng vẫn thích thú ăn hết sạch. Cô nhìn những dãy đèn sáng rực san sát nhau đối diện ngôi làng thành, thầm nghĩ không biết nơi đó có bao nhiêu cửa hàng kinh doanh đơn lẻ? Cô xách túi, bước đi trên con đường đầy vũng dầu, cuối cùng bước lên con đường chính của làng thành. Con chó vàng nhà Vương Hiếu Lễ kinh doanh phòng mạt chược đang sủa vang. Trong tiệm cắt tóc, Mao Tín Hà đang tập trung cạo râu và ngoáy ráy tai cho khách hàng. Cô gái Túc Hải ăn mặc xinh đẹp, đung đưa bím tóc ngồi trước cửa tiệm cắn bút, nhìn thấy Ấn Tú, cô bé cười toe toét, lộ ra một chiếc răng cửa.
Viên Huệ Phương trong của hàng China Unicom hiện đang bận rộn chuẩn bị bữa tối trong bếp, bé Viên Liễu ngồi thẳng lưng trên ghế của ông chủ, khoanh chân viết chữ rất nghiêm túc, khuôn mặt táo đỏ không ngẩng lên, miệng nhỏ còn đang lẩm nhẩm gì đó.
Ấn Tú đứng trên đường lắng nghe và quan sát, chợt nhận ra mình đang nói lời tạm biệt với nơi đã sinh sống gần hai năm nay. Cô đã có nhà, với tên của mình trên sổ, đồ nội thất sẽ mới toanh và sáng bóng. Cô cũng sẽ có căn phòng thuộc về riêng mình, có thể sẽ cãi vã cùng Ấn Tiểu Thường dưới một mái nhà, nhưng cô có thể tự mình nấu ăn, không cần phải xếp hàng vào phòng tắm.
Nếu Mão Sinh đến, cô sẽ đưa Mão Sinh vào căn phòng nhỏ của mình. Cô sẽ sống trong chính ngôi nhà của mình, bán hàng chục nghìn mét vuông sàn nhà và kiếm thêm một căn khác. Chỉ có thế, Mão Sinh tới gặp cô sẽ không cần lo về mẹ cô nữa.
Ấn Tú nghĩ mãi, nghĩ mãi, ánh mắt dần dần tràn ngập khao khát. Cô nói "đều được" không có nghĩa là trong lòng cô không muốn. Cô vẫn rất nhớ Mão Sinh. Ấn Tú lại mở điện thoại đọc tin nhắn của Mão Sinh.
"Chờ em nói rõ ràng với Du Nhậm đã." Câu này có hàm ý gì? Ấn Tú nôn nóng chờ đợi một câu trả lời chắc chắn. Ấn Tú - người đã nói "Đều được" - rất muốn nghe một yêu cầu nóng bỏng như "làm bạn gái của em nhé". Khoé miệng Ấn Tú cong lên khi nhìn điện thoại, cô bấm số của Mão Sinh.
Chỉ sau hai tiếng "bíp bíp" đã nghe thấy Mão Sinh nhận máy bằng giọng nghèn nghẹt: "Ấn Tú." Mão Sinh nói em đã trở về tỉnh lỵ, em không thể bỏ lỡ quá nhiều buổi học trên trường kịch, nhưng vì mẹ em vẫn ở Bách Châu nên cuối tuần này em sẽ đến.
"Em sẽ xin nghỉ thứ Hai," tâm trạng Mão Sinh trở nên vui vẻ hơn khi nói điều này: "Em... em đã nói với Du Nhậm."
"Chị biết." Ấn Tú nghe thấy giọng nói của Mão Sinh rất vui mừng.
"Không, không chỉ có thế." Mão Sinh gãi đầu: "Còn nói, em... em thích chị."
Ấn Tú cảm thấy dường như chân mình đang giẫm lên kẹo bông, nghe thấy tiếng xi-rô ngọt ngào trào ra từ trái tim mình: "Ừm." Nghe thấy một câu gần như là một lời hẹn ước, chị Ấn xã-hội-hóa không còn cảm giác nôn nóng và vội vàng nữa, cô nói: "Ồ."
Người cũ khóc người mới cười, chỉ có Mão Sinh là không mới cũng không cũ. Bị mắc kẹt giữa hai người, Mão Sinh không thể đi lại theo ý mình, cô vừa khóc vừa cười.
"Em xin lỗi, em biết điều này không đúng, em cũng nhớ Du Nhậm, nhưng em nhớ chị rất nhiều, Ấn Tú." Mão Sinh thực sự rất tồi, Ấn Tú nghĩ.
"Đồ tồi." Ấn Tú cười nói, dựa thân thể mềm nhũn vào tường, đến cả đôi vai cũng mềm đi, tiếp tục nghe, lại tự chửi mình một câu: "Đều tồi như nhau."
......
......
Vốn tưởng Ấn Tiểu Thường sẽ trì hoãn, ai ngờ rất nhanh bà đã đi làm thủ tục và kéo đứa con gái vẫn đang bận làm việc trong cửa hàng đến văn phòng công chứng. Bà nói suốt chặng đường, không gì khác, chỉ là lải nhải bản thân đã phải chạy đi chạy lại bao nhiêu lần để điền hồ sơ, qua miệng bà, đến cả hoá đơn cũng hoá thành những tờ giấy nặng nghìn cân. Ấn Tiểu Thường phàn nàn rằng Ấn Tú dồn hết mọi việc cho một mình bà: "Mày chỉ quan tâm kiếm tiền cho bản thân thôi."
Sau khi hỏi kỹ về các chi phí liên quan, trong đầu Ấn Tú có tính toán, thì ra cô phải tự trả những khoản như thuế chứng thư và phí công chứng thuế thu nhập, phải đóng góp non nửa số tiền kiếm được kể từ khi bắt đầu đi làm.
Ấn Tiểu Thường chú ý đến chiếc điện thoại di động mới của con gái, mắt bà sáng lên, sau đó chuyển sang liếc xéo: "Chẳng phải chỉ là bán ván sàn thôi sao? Dùng điện thoại tốt để làm gì? Có phải để đi câu đàn ông đâu. Muốn câu đàn ông phải chăm chút khuôn mặt, đâu như bộ dạng quê mùa của mày."
Vì chuyện nhà cửa, Ấn Tú không đấu võ mồm với mẹ, cũng không thể nói chiếc điện thoại này là do anh Hạo tặng, nếu không Ấn Tiểu Thường sẽ bám dai như đỉa đói.
Làm công chứng xong, bước ra khỏi cửa văn phòng, Ấn Tiểu Thường ngửa lòng bàn tay lên trời như một lẽ đương nhiên: "Cho mày căn nhà, nhưng sao mày làm việc lâu đến thế mà chỉ cho mẹ được mấy trăm tệ cả thảy. Nghe có hợp lý không? Người trong nhà máy dệt 3 mà nghe thấy, họ sẽ nghĩ gì về mẹ?"
Nhà máy dệt 3 rơi vào tình trạng đình trệ đã lâu, không có sự gắn kết của dây chuyền sản xuất như trước đây, lại còn dính đáng đến những chuyện nhà bà kia nhà ông nọ: nhà ai có người lại ngoại tình, con trai nhà ai đi bóc lịch, con gái nhà những ai tìm được đại gia giàu có... Những người trong nhà máy dệt 3 vừa cố gắng kiếm sống đến hơi thở cuối cùng, vừa nghe chuyện gia đình nhà khác cho trôi cơm.
"Vật đổi sao dời, mụ vợ điên nhà ông Ngô kia mắc bệnh ung thư vú." Ấn Tiểu Thường vẫn nhớ công nhân chặn xe lần trước tìm đến tận cửa cắn xé đánh chửi bà: "Nhà ta cần sửa sang lại, để họ đến xem ai sống tốt hơn ai."
Một trong những điều kiện để công nhân nhà máy đệt 3 đồng ý bố trí hoặc mua đứt là phải thống nhất làm giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà phúc lợi, đây là việc Ấn Tiểu Thường tích cực nhất. Vừa lấy được giấy chứng nhận chưa lâu, bà đã vô tư đưa cho Ấn Tú. Ấn Tú sau khi hoàn tất thủ tục công chứng vẫn lẩm bẩm: "Háo hức sửa sang đến thế sao?"
Có lẽ đã chịu đựng quá đủ cảnh sống với ông chủ thầu mặt đầy dầu mỡ chỉ chịu bỏ ra 1 ngàn tệ, Ấn Tiểu Thường dở dở ương ương đến tận gần 40 tuổi mới nghĩ đến việc xây dựng tổ ấm cho riêng mình.
"Đưa tiền sửa sang cho mẹ đi." Ấn Tiểu Thường nói: "Bây giờ mẹ không cần mày nuôi, nhưng mày phải chi tiền sửa sang, mẹ cũng đã tìm sẵn công ty nội thất, ngày mai đi ký hợp đồng, nộp tiền cọc." Ấn Tiểu Thường lại khịt mũi khinh thường số tiền 10.000 tệ ít ỏi của Ấn Tú: "Ra ngoài làm việc lâu đến thế mà tích góp lại chỉ được vạn tệ. Nói ra không sợ xấu hổ à?"
"Công ty bên con kinh doanh nội thất, sẽ giảm giá vật liệu cho con. Tại sao không tìm công ty mình biết?" Ấn Tú tính, nếu lấy chiết khấu cho nhân viên, căn nhà nhỏ của cô có thể tiết kiệm ít nhất 30% chi phí trang hoàng.
Lông mày Ấn Tiểu Thường lập tức vẹo vọ, lớp phấn dày cộp trên mặt như muốn nứt toác ra: "Mẹ có một người bạn giảm giá cho, không kém gì công ty của mày. Hơn nữa ông ta vẫn nợ mẹ ân tình, mẹ phải đòi lại bằng được. Mày muốn nợ ân tình công ty mày à?"
Nghĩ đến chiếc điện thoại được anh Hạo tặng, Ấn Tú đồng ý, nhưng cô nói ngày mai con sẽ đến tận nơi ký hợp đồng với mẹ. Vừa dứt lời, tay cô bị mẹ tát mạnh: "Bảo mày đưa tiền mày cứ đưa tiền, muốn ăn vạ à? Được, được, thế thì đừng sang tên nữa. Mẹ tự trả tiền tự sửa sang tự ở. Mẹ mày, mày tính toán đến thế với mẹ mày đấy, chỉ tổ nuôi tốn cơm."
Hôm nay Ấn Tiểu Thường nói chuyện khá văn minh, ngoài vài câu chửi Ấn Tú vô dụng hoặc những câu không biết là đang chửi mẹ ai, bà không còn nhắc đến những từ ngữ ô uế như "bán" hay "đ**", có lẽ do gần đây bà kiếm sống không dễ dàng gì, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà nghĩ.
Ấn Tú do dự một lúc, cuối cùng cũng đồng ý.
10.000 tệ nghe có vẻ nhiều, chỉ là một sấp trên tay, số dư trong thẻ ngân hàng của Ấn Tú chỉ còn vẻn vẹn 52 tệ.
Khi đợi trước quầy, Ấn Tiểu Thường rướn cổ lên nhìn lén, thấy dãy số ấy, bà "xuỳ" một tiếng. Ấn Tiểu Thường là một trong những nghệ sĩ diễn xuất ưu tú nhất trong số hàng nghìn nhân viên nhà máy dệt 3, đặc biệt là trước mặt người ngoài. Khi đối mặt với Ấn Tú, gen diễn xuất của bà không cần thầy dạy vẫn hoàn toàn được đánh thức. Chỉ cần một biểu cảm, một giọng điệu là có thể phản ánh đầy đủ sự khinh bỉ của bà đối với Ấn Tú, cặp mắt hận thép không rèn thành gang càng tôn lên nỗi thống khổ với tư cách là một người mẹ.
Ngón tay Ấn Tú siết chặt tiền, đến phút cuối vẫn do dự, Ấn Tiểu Thường cũng đưa tay ra lấy, ngón tay của hai mẹ con tranh giành trên sấp nhân dân tệ ít ỏi.
"Mẹ, khi nào bắt đầu sửa sang?" Chỉ với đồng xu 1 tệ, Ấn Tú có thể bẻ thành hai đồng 50 hào xài dần, đương nhiên cô rất không nỡ.
"Sau khi ký sẽ được xem bản vẽ. Nếu tất cả đều hài lòng, trong vòng ba ngày chuẩn bị khởi công." Móng tay Ấn Tiểu Thường giữ số tiền: "Nghe nói sửa xong phải để đó một thời gian sau mới vào ở được".
"Không sao, không cần vội." Ấn Tú không buông tay, cô muốn nhìn thấy nhiều điều hơn từ trong mắt mẹ, dù chỉ là một ánh mắt ấm áp, hoặc sự mừng vui thật lòng xuất phát từ trong tâm cũng được.
"Cần xây thêm một gian phòng trong phòng khách nhỏ, mày về ở đó. Phòng ăn chỉ cần đặt một cái bàn trong bếp là được." Giọng điệu của Ấn Tiểu Thường đã dịu hơn không ít.
Ấn Tú buông tay, xấp nhân dân tệ thấm đẫm mồ hôi và nước mắt của cô chui vào trong ví mẹ cô, Ấn Tú nhìn thoáng qua, trừ xấp tiền của mình, trong ví của Ấn Tiểu Thường chỉ còn 10-20 tệ.
"Đã xong." Ấn Tú nhắc nhở.
"Mẹ không ngu như mày, đến cả 50 tệ cũng không có." Điều Ấn Tiểu Thường đang đá đểu chính là phí báo danh nộp trước kỳ thi trung học của Ấn Tú, rõ ràng Ấn Tú nhớ rõ mình đã cẩn thận giấu kỹ 50 tệ đó vào cuốn sách rồi bỏ vào ngăn trong cùng của cặp, nhưng khi đến trường chợt phát hiện đã làm mất, lo lắng những ba ngày, chỉ đến khi giáo viên nổi giận vì giục nhiều mới nói sự thật với Ấn Tiểu Thường, đổi lại cơn giận và những lần đòi roi không dứt suốt nửa tháng trời.
"Thôi, mày đi làm đi, ngày mai ký hợp đồng xong mẹ sẽ gọi điện." Ấn Tiểu Thường lại nhìn chiếc điện thoại trong tay Ấn Tú, còn bà lấy chiếc Nokia 8210 ra: "Hay là chúng ta đổi vài ngày cho nhau? Dù sao mẹ cũng phải đi gặp gỡ nhiều, cầm chiếc điện thoại cũ không được."
Ấn Tú nghĩ điện thoại chỉ cần dùng được là được, cô đổi điện thoại với mẹ.
Sau khi tiễn Ấn Tiểu Thường đi, Ấn Tú lại mang theo tấm thẻ ngân hàng chứa số dư 52 tệ lên đường đến cửa hàng. Tất cả niềm hy vọng và bí quyết thoát khỏi cảnh khốn cùng của cuộc sống đều nằm trên từng tấm ván sàn nhà đặt ngay ngắn trong cửa hàng. Ấn Tú nhìn chiếc điện thoại cũ, mở lại tin nhắn Mão Sinh gửi.
Mấy ngày nay cô không nhận được một cuộc gọi nào từ Mão Sinh, chỉ có duy nhất một tin nhắn: "Em và Du Nhậm đã nói lời chia tay, trông bạn ấy không được ổn. Em cũng muốn yên tĩnh vài ngày, sau đó chúng ta liên lạc lại nhé, có được không?"
Ấn Tú nói: "Đều được."
Đây là kỹ năng nghệ thuật cô được rèn luyện trong cuộc sống từ khi còn nhỏ, dưới những đòn đánh của Ấn Tiểu Thường, cô dần dần nhận ra câu nói trưng cầu ý kiến "có được không?" mà người khác hỏi chỉ là một trợ từ ngữ khí, câu trả lời của cô không quan trọng.
Cho nên Mão Sinh nói: "Chờ em nói rõ ràng với Du Nhậm đã, có được không?"
Ấn Tú nói: "Đều được." Nói rõ cũng được, không rõ cũng được, cô vẫn chỉ là bên thụ động chờ đợi kết quả. Ấn Tú dám đè mái tóc tím của Mão Sinh trong ngõ và hôn, dám bắt nạt đôi môi của Mão Sinh trong gian nhà nghỉ tồi tàn, dám dạy Mão Sinh bài học về bề sâu trên con đường lớn trong khi bản thân chỉ là đứa tay mơ, càng dám chui lên giường của Mão Sinh ngay giữa đêm khuya vắng lặng, nhưng lại không dám nói: "Bạch Mão Sinh, vì em đã chia tay, hãy nhanh chóng đến bên chị đi."
Cô vẫn giống mẹ Ấn Tiểu Thường, điểm khác biệt là Ấn Tiểu Thường phóng đãng với rất nhiều người đàn ông, trong khi cô chỉ muốn phóng đãng với Mão Sinh.
Hơn nữa, sự trầm mặc của cô là do Ấn Tiểu Thường rèn luyện, ăn nói dần dần trở nên kém sắc bén, hành động cũng bất chấp tất cả.
Mão Sinh đã nói rõ, nhưng có lẽ tâm trạng Mão Sinh không tốt, vậy hãy im lặng vài ngày trước khi liên lạc lại đi, nếu vài ngày không được, vậy thì mười ngày, nửa tháng, vài tháng cũng được. Đều được.
Ấn Tú trở lại cửa hàng, càng làm việc chăm chỉ hơn. Sau khi nhận được 5.000 tệ, thái độ của người quản lý thay đổi 180 độ, thậm chí còn khách sáo rót cho cô một tách trà nóng: "Trời lạnh, sưởi ấm một chút."
Con người cũng là sinh vật đơn giản nhất thế giới, với điều kiện tiền là thức gia súc tốt nhất. Tiền có thể khiến cái mồm độc địa và dơ dáy của Ấn Tiểu Thường thốt ra một hai câu ấm lòng, có thể khiến người quản lý mắt trợn mũi hếch coi cô như em gái.
Đối với anh Hạo, tiền cũng là thức gia súc của anh. Anh mua quần áo, mua điện thoại cho Ấn Tú, lén lút nhét một khoản trợ cấp cho Ấn Tú ngoài trợ cấp công tác với lý do dùng tiền mặt rất tiện lợi. Ấn Tú hiểu, bởi làm thế sẽ có thể thoát khỏi tầm mắt của người vợ làm tài vụ của anh.
Ấn Tú nhận số thức ăn gia súc này để rải ra những chỗ khác, những loài "cục ta cục tác" này "ụt ụt ịt ịt" nọ vây quanh cô trở nên có sức sống và ân cần hơn hẳn.
Nhưng Ấn Tú vô cùng nhung nhớ Bạch Mão Sinh, dù trời âm u hay nắng ráo, dù là xuân hạ hay thu đông, Mão Sinh vẫn luôn là bạch nhật trong trái tim cô.
Hôm nay Ấn Tú thật may mắn, 15 phút trước khi tan làm vẫn chốt được một đơn, là một biệt thự. Quản lý cửa hàng nói với giọng điệu không nén được chua chát: "Tốt lắm, Tiểu Ấn, nửa ngày của em đã đạt mức KPI cả tuần của chúng ta."
Ấn Tú cười: "Do may mắn. Chủ nhật tuần sau tan làm, em sẽ mời chị bữa nướng như đã hứa." Tuy trong thẻ chỉ còn 52 tệ, nhưng với bước đệm hoa hồng cuối tuần này, cô cũng cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh.
Trên người Ấn Tú vẫn còn hơn 100 tệ, cô mua một hộp cơm trưa 7 tệ ngoài làng thành mang đi, gồm giá đỗ chiên, trứng cà chua và hai miếng gà, trông xám đen vì cháy, Ấn Tú biết chắc chắn người ta chiên bằng dầu chất lượng kém, nhưng vẫn thích thú ăn hết sạch. Cô nhìn những dãy đèn sáng rực san sát nhau đối diện ngôi làng thành, thầm nghĩ không biết nơi đó có bao nhiêu cửa hàng kinh doanh đơn lẻ? Cô xách túi, bước đi trên con đường đầy vũng dầu, cuối cùng bước lên con đường chính của làng thành. Con chó vàng nhà Vương Hiếu Lễ kinh doanh phòng mạt chược đang sủa vang. Trong tiệm cắt tóc, Mao Tín Hà đang tập trung cạo râu và ngoáy ráy tai cho khách hàng. Cô gái Túc Hải ăn mặc xinh đẹp, đung đưa bím tóc ngồi trước cửa tiệm cắn bút, nhìn thấy Ấn Tú, cô bé cười toe toét, lộ ra một chiếc răng cửa.
Viên Huệ Phương trong của hàng China Unicom hiện đang bận rộn chuẩn bị bữa tối trong bếp, bé Viên Liễu ngồi thẳng lưng trên ghế của ông chủ, khoanh chân viết chữ rất nghiêm túc, khuôn mặt táo đỏ không ngẩng lên, miệng nhỏ còn đang lẩm nhẩm gì đó.
Ấn Tú đứng trên đường lắng nghe và quan sát, chợt nhận ra mình đang nói lời tạm biệt với nơi đã sinh sống gần hai năm nay. Cô đã có nhà, với tên của mình trên sổ, đồ nội thất sẽ mới toanh và sáng bóng. Cô cũng sẽ có căn phòng thuộc về riêng mình, có thể sẽ cãi vã cùng Ấn Tiểu Thường dưới một mái nhà, nhưng cô có thể tự mình nấu ăn, không cần phải xếp hàng vào phòng tắm.
Nếu Mão Sinh đến, cô sẽ đưa Mão Sinh vào căn phòng nhỏ của mình. Cô sẽ sống trong chính ngôi nhà của mình, bán hàng chục nghìn mét vuông sàn nhà và kiếm thêm một căn khác. Chỉ có thế, Mão Sinh tới gặp cô sẽ không cần lo về mẹ cô nữa.
Ấn Tú nghĩ mãi, nghĩ mãi, ánh mắt dần dần tràn ngập khao khát. Cô nói "đều được" không có nghĩa là trong lòng cô không muốn. Cô vẫn rất nhớ Mão Sinh. Ấn Tú lại mở điện thoại đọc tin nhắn của Mão Sinh.
"Chờ em nói rõ ràng với Du Nhậm đã." Câu này có hàm ý gì? Ấn Tú nôn nóng chờ đợi một câu trả lời chắc chắn. Ấn Tú - người đã nói "Đều được" - rất muốn nghe một yêu cầu nóng bỏng như "làm bạn gái của em nhé". Khoé miệng Ấn Tú cong lên khi nhìn điện thoại, cô bấm số của Mão Sinh.
Chỉ sau hai tiếng "bíp bíp" đã nghe thấy Mão Sinh nhận máy bằng giọng nghèn nghẹt: "Ấn Tú." Mão Sinh nói em đã trở về tỉnh lỵ, em không thể bỏ lỡ quá nhiều buổi học trên trường kịch, nhưng vì mẹ em vẫn ở Bách Châu nên cuối tuần này em sẽ đến.
"Em sẽ xin nghỉ thứ Hai," tâm trạng Mão Sinh trở nên vui vẻ hơn khi nói điều này: "Em... em đã nói với Du Nhậm."
"Chị biết." Ấn Tú nghe thấy giọng nói của Mão Sinh rất vui mừng.
"Không, không chỉ có thế." Mão Sinh gãi đầu: "Còn nói, em... em thích chị."
Ấn Tú cảm thấy dường như chân mình đang giẫm lên kẹo bông, nghe thấy tiếng xi-rô ngọt ngào trào ra từ trái tim mình: "Ừm." Nghe thấy một câu gần như là một lời hẹn ước, chị Ấn xã-hội-hóa không còn cảm giác nôn nóng và vội vàng nữa, cô nói: "Ồ."
Người cũ khóc người mới cười, chỉ có Mão Sinh là không mới cũng không cũ. Bị mắc kẹt giữa hai người, Mão Sinh không thể đi lại theo ý mình, cô vừa khóc vừa cười.
"Em xin lỗi, em biết điều này không đúng, em cũng nhớ Du Nhậm, nhưng em nhớ chị rất nhiều, Ấn Tú." Mão Sinh thực sự rất tồi, Ấn Tú nghĩ.
"Đồ tồi." Ấn Tú cười nói, dựa thân thể mềm nhũn vào tường, đến cả đôi vai cũng mềm đi, tiếp tục nghe, lại tự chửi mình một câu: "Đều tồi như nhau."
......
Danh sách chương