Một bầu không khí tang thương, u ám đổ ập xuống ngôi nhà, hòa lẫn trong tiếng khóc oán thán và đau khổ…
Cẩm Tú chôn chân, lặng nhìn ngoại của Khuê đang ôm xác cháu, nước mắt giàn giụa. Chỉ mới hôm qua, hôm kia, Cẩm Tú còn đi chơi với bạn, còn thấy Khuê nói cười vui vẻ và tỏ thái độ hờn dỗi vu vơ khi Trinh buông lời trêu chọc. Chuyện này bất ngờ quá, Cẩm Tú không biết đón nhận ra sao! Có thật là… Khuê đã chết rồi không? Nếu vậy, người Cẩm Tú vừa thấy ở ngoài cổng, lẽ nào là hồn ma của Khuê? – Cẩm Tú cháu bà Mơ phải không nhỉ? – Một chú lớn tuổi lên tiếng hỏi.
– Dạ… vâng… vâng… – Cẩm Tú lắp bắp đáp, khóe mắt bắt đầu cay xè, tay ôm miệng.
– Chú là cậu ruột của Khuê. Sáng sớm vừa bắt xe lên nhà anh chị gái thì thấy con bé nằm sõng soài trước cổng. Nhưng lúc lại gần thì…
– Ôi Khuê ơi là Khuê ơi! Sao con nỡ bỏ ngoại mà đi…? Khuê ơi, con mở mắt, về với ngoại đi…!
Mãi một lúc sau, ba mẹ của Khuê mới về. Mấy người trong xóm khó khăn lắm mới đỡ được ngoại của Khuê đứng dậy và khênh thi thể Khuê vào trong nhà. Vừa nghe tin, mẹ của Khuê lăn ra ngất xỉu, còn ba Khuê không nói được câu nào.
Cẩm Tú ngồi ngoài thềm, trân mắt nhìn, chẳng đứng dậy nổi, cũng không thể cất lên một lời an ủi. Cậu ruột của Khuê có lẽ là người duy nhất giữ được bình tĩnh, chạy qua chạy lại lo cho mẹ và chị gái, rồi đem cho Cẩm Tú một cốc nước ấm và dìu cô vào nhà. Định thần lại một lúc, Cẩm Tú vừa nói vừa nức nở.
– Chắc chú… không tin con… nhưng… con vừa thấy… Khuê đến nhà con…
– Sao lại thế được? Chú đến đây lúc bốn giờ hơn, đã thấy con bé…
– Khuê… đợi con ngoài cổng… rồi… con đi theo… đến đây mới biết…
Cậu ruột của Khuê vỗ nhè nhẹ lên vai Cẩm Tú trấn an, khuyên cô nên hít thở chậm lại để tránh tình trạng hoảng loạn. Người lớn có thể không tin, nhưng Cẩm Tú chắc chắn, cô không nhìn lầm.
Bên giám định pháp y được gọi tới vừa thông báo kết quả. Họ kết luận Khuê bị chết ngạt dưới nước đêm qua, còn thi thể đã bị ai đó dịch chuyển và đem tới trước cổng nhà. Nghe đến đây, ngoại của Khuê như hóa điên, gạt bay khay đựng trà bằng sứ rồi nằm vật ra, khóc lóc.
– Ôi ông trời ơi!… Ông trời sao để cháu tôi chết thảm thế này…?! Là nó, nhất định là nó…! Ôi trời ơi Khuê ơi!… Ngoại dặn con rồi, sao con không nghe ngoại, Khuê ơi…!!
Ba Khuê vừa mếu máo vừa cố vực ngoại của Khuê dậy, đỡ ngồi lên giường. Cẩm Tú chứng kiến cảnh tượng ấy, co rúm người, hai tay vô thức nắm chặt vào nhau. Cậu ruột của Khuê kêu Cẩm Tú cứ ngồi yên tại chỗ, chú sẽ đi gọi bà Mơ đến đón cô về.
Trinh đã nghe tin này chưa nhỉ, Cẩm Tú tự hỏi. Nếu hay tin, hẳn Trinh cũng sẽ kinh hãi và khóc tu tu như cô mất. Cô không biết nên tiếp nhận chuyện này như thế nào. Đêm nào Khuê cũng ngủ lại nhà ngoại, mà ngoại của Khuê khắt khe chuyện giờ giấc sinh hoạt, làm sao Khuê dám đi ra đường buổi đêm đây? Mà nếu là chết đuối, chẳng phải quanh đây chỉ có con suối ba đứa hay lui tới hay sao?
Phải báo cho Trinh…
Trực giác mách bảo, Cẩm Tú vùng chạy ra khỏi nhà ngoại của Khuê, hướng đến con dốc ở cách đó một đoạn. Nhà Trinh không quá xa nhà Khuê, đi một tí là đến. Cẩm Tú bấm chuông, cố gọi nhưng chẳng ai trong nhà ra mở cửa.
Trinh đi đâu rồi?!
Vô vọng, Cẩm Tú lủi thủi quay ngược đường về chỗ nhà Khuê. Trước cổng, bà Mơ vừa tới nơi và đang đứng nói chuyện với cậu Khuê. Thấy cô cháu gái ủ rũ, bà Mơ thương xót ôm vào lòng, xoa xoa đầu.
– Con vừa chạy đi đâu thế? Bà đến đón con về đây.
– Bà đưa Cẩm Tú về ạ. Con xin phép vào trong lo việc.
– À cậu ơi, thế con bé Khuê đi đâu mà chết đuối hả cậu? Tôi nhớ con bé có biết bơi đâu nhỉ? Tính còn nhát hơn cháu gái tôi nữa chứ!
– Đường sá quanh đây con không rõ bà ạ. Chỉ nghe mọi người đồn cháu gái con đi xuống bờ suối dưới kia, chỗ người ta chăng rào gai…
*
Cẩm Tú nằm thu lu trên giường trong phòng riêng, thi thoảng lại rơi nước mắt và nấc nghẹn, tiếc thương cho người bạn vừa mới qua đời. Bà Mơ dặn Anh Đào và Vân Vân không được vào phòng quấy rầy vì chị hai đang buồn, để chị chút không gian riêng mới tĩnh tâm được.
Nguyên ngày, Cẩm Tú nằm một chỗ không chịu ăn uống, mặc dù bà Mơ mang lên tận nơi một tô cháo nóng. Nhà Khuê đang mời thầy về làm lễ, xem giờ đưa tang và chôn cất, còn Trinh vẫn chưa thấy tăm hơi, cũng chưa thấy sang gọi Cẩm Tú một tiếng.
Rồi cứ thế, mặt trời phía xa xa lặn lúc nào không hay, và màn đêm tìm đến, bao phủ lên sự bi thương dai dẳng của con xóm nhỏ.
Cẩm Tú thiếp đi trong nước mắt, hai hàng mi vẫn còn ươn ướt. Cô nằm mơ, Trinh và Khuê đến nhà gọi cô cùng ra suối chơi. Cả ba ríu rít, nhìn trước ngó sau rồi mới dám đùn đẩy nhau nhau đi qua chỗ hàng rào gai. Lúc này, Cẩm Tú không bạo dạn xuống lội nước như Trinh; cô ngồi ngâm chân trên tảng đá lớn bên cạnh Khuê.
Khuê là cô gái hay hóng chuyện nhưng tính lại nhát, nên việc trốn ngoại đi ra bờ suối phải được xem là kỳ tích lớn nhất của Khuê. Chuyện gì trong xóm Khuê cũng nghe qua và kể vanh vách, nhưng bảo học bơi, mãi Khuê cũng không dám đặt một ngón chân chạm nước.
Nay Cẩm Tú ngồi cạnh Khuê lặng yên, chẳng ai nói một lời, trông ra Trinh bơi lội thích thú phía xa. Đột nhiên, Khuê ôm mặt khóc rưng rức. Cẩm Tú hốt hoảng dỗ dành, nhưng tiếng khóc vẫn không ngừng. Khóc một hồi, Khuê giữ nguyên người, không run rẩy, không nấc từng tiếng, bất động như một pho tượng.
Rồi, Khuê ngẩng gương mặt đầm đìa máu lên nhìn Cẩm Tú, mắt trợn ngược và mồm cười ngoác đến tận mang tai. Cẩm Tú kinh hãi, ngã ngửa ra sau, đập người xuống mặt nước. Khuê theo đó nhảy đè lên Cẩm Tú, dìm cô xuống. Rõ ràng, nước chỉ cao ngang cổ Cẩm Tú, nhưng cô cảm giác mình đang chìm dưới một vũng nước sâu thẳm, chân khua khoắng mãi vẫn không chạm đến đáy. Khuê bóp cổ Cẩm Tú, vùi cô xuống sâu thêm nữa.
“Cẩm… Tú… ơi… xuống… đây… chơi… với… mình…!”
Nghe câu nói ấy phát ra từ miệng Khuê, Cẩm Tú nhắm chặt mắt, cố hét lớn, mặc nước xộc vào mũi và cổ họng. Cô giãy giụa trong tuyệt vọng, không sao cử động cơ thể theo ý mình; từng thớ cơ đang đông cứng, bị bó chặt bởi dòng nước lạnh buốt. Cô sẽ không thoát ra được? Đây chính là cảm giác của những người cận kề cái chết sao? Cô vừa kinh hãi vừa thương Khuê, giờ trải qua mới hiểu…
– Cẩm Tú, con ơi nghe bà!!
Bà Mơ cùng Anh Đào giữ lấy Cẩm Tú đang gào thét, lăn lộn trên giường. Nghe giọng bà Mơ, Cẩm Tú mở mắt, thở hồng hộc, rồi ôm chầm lấy Anh Đào òa khóc. Chắc ba bà cháu đang ở dưới nhà thì nghe tiếng la hét nên chạy ngay lên, chứng kiến Cẩm Tú đang gặp ác mộng. Bà Mơ lấy khăn xô thấm mồ hôi cho cháu gái, chép miệng liên tục. Do ban sáng trông thấy tình cảnh của Khuê mà Cẩm Tú phát hoảng, bà Mơ giờ chẳng dám nghĩ đến chuyện cho con bé đi dự đám tang của Khuê nữa.
– Anh Đào gọi Vân Vân lên đây ngủ cùng chị hai nghe con. Chị nằm một mình lại ngủ mớ.
– Dạ vâng.
Anh Đào đưa cho Cẩm Tú một cái khăn ướt khác để lau mặt. Rồi, hai chị em Anh Đào và Vân Vân rục rịch mang chăn gối sang với Cẩm Tú, mắc mùng hộ luôn, mỗi đứa nằm một bên và ôm lấy tay chị hai. Tối nay, Cẩm Tú không mất công kể chuyện cho Vân Vân mà con bé vẫn nằm ngoan, thậm chí ngủ trước cả hai chị. Có hơi ấm của hai em gái, Cẩm Tú phần nào yên tâm hơn.
Quá nửa đêm vài phút, Cẩm Tú lại tỉnh giấc. Căn phòng vẫn tối om, cô biết trời chưa sáng nên cố ngủ lại. Cô không muốn bước chân ra khỏi giường, nhất là khi cơn ác mộng vừa nãy quá ám ảnh. Mỗi tội, nằm mãi người bức bối, hết nhẩm đếm số rồi nghĩ ngợi loanh quanh, đôi mắt đen láy không tài nào cụp xuống.
“Cẩm… Tú… cứu… với…!”
Cẩm Tú trợn tròn mắt, ngồi bật dậy. Lại là giọng nói ấy… Cẩm Tú hãi hùng, liền ngồi co gối, bịt chặt hai tai để khỏi phải nghe. Có điều, giọng nói vang lên còn to, rõ và kéo dài hơn trước.
Lần này không còn sự trong trẻo như âm điệu lúc đầu, Cẩm Tú rợn người vì tiếng gọi xen lẫn những âm thanh “ư ử”, rồi những tiếng nấc nghẹn kéo dài như ai đó bị bóp cổ đến hụt hơi. Giọng nói vừa van nài trong sự thảm thương tột cùng, lại vừa mang đến luồng khí bất an và sởn gáy.
“Cẩm… Tú… ơi… cứu… với…! Đừng… bỏ… mình…! Cẩm… Tú… ơi… cứu… Trinh… với…! Đừng… bỏ… Trinh…!”
Nghe tên Trinh, Cẩm Tú kinh ngạc, vội trườn người đến cuối giường để tránh động vào hai em. Những đầu ngón chân trần đáp xuống sàn lạnh toát, nhón từng bước chần chừ. Phòng Cẩm Tú nhìn ra sau nhà nên cô phải ra hành lang, đi tới phòng ngủ mọi khi của Anh Đào và Vân Vân để nhìn thẳng xuống chỗ cây liễu. Giọng nói vẫn phát ra từ đúng hướng ấy…
Cẩm Tú nạy cửa chớp, vừa run rẩy vừa lấy tay ẩy cửa. Bên dưới, đèn đường đêm nay bỗngnhập nhoạng, phát ra mấy tiếng xẹt xẹt chối tai, bật tắt liên tục. Bóng người hôm bữa, giờ đã quay người lại đối diện với Cẩm Tú, nhưng cô vẫn chưa nhìn rõ mặt, chỉ biết đây là một cô gái.
“Cẩm… Tú… cứu… Trinh!”
– Trinh… Trinh làm sao?! – Cẩm Tú hoảng hốt, gặng hỏi lại giọng nói văng vẳng mạ mị kia.
“Hãy… đến… cứu… Trinh! Trinh… chỉ… có… một… mình…!”
Lẽ nào Trinh đang ở bờ suối, giống như Khuê đêm qua?
– Phải… cứu… Trinh… – Cẩm Tú bỗng lẩm bẩm trong vô thức. – Phải… cứu… Trinh…
Rồi, Cẩm Tú cứ thế đi xuống cầu thang, tìm đến chùm chìa khóa nhà. Cô biết tay chân mình đang cử động, nhưng dòng suy nghĩ của cô bị chặn đứng lại, đông cứng và chìm sâu xuống một đầm nước ngộp thở. Hình như, cô đã không còn điều khiển được chính mình?
Ngoài sân, bóng người chưa biến mất, hình như vẫn đang chờ cô dưới gốc liễu. Cô vừa mở khóa, bóng người liền quay lưng bước đi trước, xuyên qua cả cánh cổng khóa kín.
Cẩm Tú chôn chân, lặng nhìn ngoại của Khuê đang ôm xác cháu, nước mắt giàn giụa. Chỉ mới hôm qua, hôm kia, Cẩm Tú còn đi chơi với bạn, còn thấy Khuê nói cười vui vẻ và tỏ thái độ hờn dỗi vu vơ khi Trinh buông lời trêu chọc. Chuyện này bất ngờ quá, Cẩm Tú không biết đón nhận ra sao! Có thật là… Khuê đã chết rồi không? Nếu vậy, người Cẩm Tú vừa thấy ở ngoài cổng, lẽ nào là hồn ma của Khuê? – Cẩm Tú cháu bà Mơ phải không nhỉ? – Một chú lớn tuổi lên tiếng hỏi.
– Dạ… vâng… vâng… – Cẩm Tú lắp bắp đáp, khóe mắt bắt đầu cay xè, tay ôm miệng.
– Chú là cậu ruột của Khuê. Sáng sớm vừa bắt xe lên nhà anh chị gái thì thấy con bé nằm sõng soài trước cổng. Nhưng lúc lại gần thì…
– Ôi Khuê ơi là Khuê ơi! Sao con nỡ bỏ ngoại mà đi…? Khuê ơi, con mở mắt, về với ngoại đi…!
Mãi một lúc sau, ba mẹ của Khuê mới về. Mấy người trong xóm khó khăn lắm mới đỡ được ngoại của Khuê đứng dậy và khênh thi thể Khuê vào trong nhà. Vừa nghe tin, mẹ của Khuê lăn ra ngất xỉu, còn ba Khuê không nói được câu nào.
Cẩm Tú ngồi ngoài thềm, trân mắt nhìn, chẳng đứng dậy nổi, cũng không thể cất lên một lời an ủi. Cậu ruột của Khuê có lẽ là người duy nhất giữ được bình tĩnh, chạy qua chạy lại lo cho mẹ và chị gái, rồi đem cho Cẩm Tú một cốc nước ấm và dìu cô vào nhà. Định thần lại một lúc, Cẩm Tú vừa nói vừa nức nở.
– Chắc chú… không tin con… nhưng… con vừa thấy… Khuê đến nhà con…
– Sao lại thế được? Chú đến đây lúc bốn giờ hơn, đã thấy con bé…
– Khuê… đợi con ngoài cổng… rồi… con đi theo… đến đây mới biết…
Cậu ruột của Khuê vỗ nhè nhẹ lên vai Cẩm Tú trấn an, khuyên cô nên hít thở chậm lại để tránh tình trạng hoảng loạn. Người lớn có thể không tin, nhưng Cẩm Tú chắc chắn, cô không nhìn lầm.
Bên giám định pháp y được gọi tới vừa thông báo kết quả. Họ kết luận Khuê bị chết ngạt dưới nước đêm qua, còn thi thể đã bị ai đó dịch chuyển và đem tới trước cổng nhà. Nghe đến đây, ngoại của Khuê như hóa điên, gạt bay khay đựng trà bằng sứ rồi nằm vật ra, khóc lóc.
– Ôi ông trời ơi!… Ông trời sao để cháu tôi chết thảm thế này…?! Là nó, nhất định là nó…! Ôi trời ơi Khuê ơi!… Ngoại dặn con rồi, sao con không nghe ngoại, Khuê ơi…!!
Ba Khuê vừa mếu máo vừa cố vực ngoại của Khuê dậy, đỡ ngồi lên giường. Cẩm Tú chứng kiến cảnh tượng ấy, co rúm người, hai tay vô thức nắm chặt vào nhau. Cậu ruột của Khuê kêu Cẩm Tú cứ ngồi yên tại chỗ, chú sẽ đi gọi bà Mơ đến đón cô về.
Trinh đã nghe tin này chưa nhỉ, Cẩm Tú tự hỏi. Nếu hay tin, hẳn Trinh cũng sẽ kinh hãi và khóc tu tu như cô mất. Cô không biết nên tiếp nhận chuyện này như thế nào. Đêm nào Khuê cũng ngủ lại nhà ngoại, mà ngoại của Khuê khắt khe chuyện giờ giấc sinh hoạt, làm sao Khuê dám đi ra đường buổi đêm đây? Mà nếu là chết đuối, chẳng phải quanh đây chỉ có con suối ba đứa hay lui tới hay sao?
Phải báo cho Trinh…
Trực giác mách bảo, Cẩm Tú vùng chạy ra khỏi nhà ngoại của Khuê, hướng đến con dốc ở cách đó một đoạn. Nhà Trinh không quá xa nhà Khuê, đi một tí là đến. Cẩm Tú bấm chuông, cố gọi nhưng chẳng ai trong nhà ra mở cửa.
Trinh đi đâu rồi?!
Vô vọng, Cẩm Tú lủi thủi quay ngược đường về chỗ nhà Khuê. Trước cổng, bà Mơ vừa tới nơi và đang đứng nói chuyện với cậu Khuê. Thấy cô cháu gái ủ rũ, bà Mơ thương xót ôm vào lòng, xoa xoa đầu.
– Con vừa chạy đi đâu thế? Bà đến đón con về đây.
– Bà đưa Cẩm Tú về ạ. Con xin phép vào trong lo việc.
– À cậu ơi, thế con bé Khuê đi đâu mà chết đuối hả cậu? Tôi nhớ con bé có biết bơi đâu nhỉ? Tính còn nhát hơn cháu gái tôi nữa chứ!
– Đường sá quanh đây con không rõ bà ạ. Chỉ nghe mọi người đồn cháu gái con đi xuống bờ suối dưới kia, chỗ người ta chăng rào gai…
*
Cẩm Tú nằm thu lu trên giường trong phòng riêng, thi thoảng lại rơi nước mắt và nấc nghẹn, tiếc thương cho người bạn vừa mới qua đời. Bà Mơ dặn Anh Đào và Vân Vân không được vào phòng quấy rầy vì chị hai đang buồn, để chị chút không gian riêng mới tĩnh tâm được.
Nguyên ngày, Cẩm Tú nằm một chỗ không chịu ăn uống, mặc dù bà Mơ mang lên tận nơi một tô cháo nóng. Nhà Khuê đang mời thầy về làm lễ, xem giờ đưa tang và chôn cất, còn Trinh vẫn chưa thấy tăm hơi, cũng chưa thấy sang gọi Cẩm Tú một tiếng.
Rồi cứ thế, mặt trời phía xa xa lặn lúc nào không hay, và màn đêm tìm đến, bao phủ lên sự bi thương dai dẳng của con xóm nhỏ.
Cẩm Tú thiếp đi trong nước mắt, hai hàng mi vẫn còn ươn ướt. Cô nằm mơ, Trinh và Khuê đến nhà gọi cô cùng ra suối chơi. Cả ba ríu rít, nhìn trước ngó sau rồi mới dám đùn đẩy nhau nhau đi qua chỗ hàng rào gai. Lúc này, Cẩm Tú không bạo dạn xuống lội nước như Trinh; cô ngồi ngâm chân trên tảng đá lớn bên cạnh Khuê.
Khuê là cô gái hay hóng chuyện nhưng tính lại nhát, nên việc trốn ngoại đi ra bờ suối phải được xem là kỳ tích lớn nhất của Khuê. Chuyện gì trong xóm Khuê cũng nghe qua và kể vanh vách, nhưng bảo học bơi, mãi Khuê cũng không dám đặt một ngón chân chạm nước.
Nay Cẩm Tú ngồi cạnh Khuê lặng yên, chẳng ai nói một lời, trông ra Trinh bơi lội thích thú phía xa. Đột nhiên, Khuê ôm mặt khóc rưng rức. Cẩm Tú hốt hoảng dỗ dành, nhưng tiếng khóc vẫn không ngừng. Khóc một hồi, Khuê giữ nguyên người, không run rẩy, không nấc từng tiếng, bất động như một pho tượng.
Rồi, Khuê ngẩng gương mặt đầm đìa máu lên nhìn Cẩm Tú, mắt trợn ngược và mồm cười ngoác đến tận mang tai. Cẩm Tú kinh hãi, ngã ngửa ra sau, đập người xuống mặt nước. Khuê theo đó nhảy đè lên Cẩm Tú, dìm cô xuống. Rõ ràng, nước chỉ cao ngang cổ Cẩm Tú, nhưng cô cảm giác mình đang chìm dưới một vũng nước sâu thẳm, chân khua khoắng mãi vẫn không chạm đến đáy. Khuê bóp cổ Cẩm Tú, vùi cô xuống sâu thêm nữa.
“Cẩm… Tú… ơi… xuống… đây… chơi… với… mình…!”
Nghe câu nói ấy phát ra từ miệng Khuê, Cẩm Tú nhắm chặt mắt, cố hét lớn, mặc nước xộc vào mũi và cổ họng. Cô giãy giụa trong tuyệt vọng, không sao cử động cơ thể theo ý mình; từng thớ cơ đang đông cứng, bị bó chặt bởi dòng nước lạnh buốt. Cô sẽ không thoát ra được? Đây chính là cảm giác của những người cận kề cái chết sao? Cô vừa kinh hãi vừa thương Khuê, giờ trải qua mới hiểu…
– Cẩm Tú, con ơi nghe bà!!
Bà Mơ cùng Anh Đào giữ lấy Cẩm Tú đang gào thét, lăn lộn trên giường. Nghe giọng bà Mơ, Cẩm Tú mở mắt, thở hồng hộc, rồi ôm chầm lấy Anh Đào òa khóc. Chắc ba bà cháu đang ở dưới nhà thì nghe tiếng la hét nên chạy ngay lên, chứng kiến Cẩm Tú đang gặp ác mộng. Bà Mơ lấy khăn xô thấm mồ hôi cho cháu gái, chép miệng liên tục. Do ban sáng trông thấy tình cảnh của Khuê mà Cẩm Tú phát hoảng, bà Mơ giờ chẳng dám nghĩ đến chuyện cho con bé đi dự đám tang của Khuê nữa.
– Anh Đào gọi Vân Vân lên đây ngủ cùng chị hai nghe con. Chị nằm một mình lại ngủ mớ.
– Dạ vâng.
Anh Đào đưa cho Cẩm Tú một cái khăn ướt khác để lau mặt. Rồi, hai chị em Anh Đào và Vân Vân rục rịch mang chăn gối sang với Cẩm Tú, mắc mùng hộ luôn, mỗi đứa nằm một bên và ôm lấy tay chị hai. Tối nay, Cẩm Tú không mất công kể chuyện cho Vân Vân mà con bé vẫn nằm ngoan, thậm chí ngủ trước cả hai chị. Có hơi ấm của hai em gái, Cẩm Tú phần nào yên tâm hơn.
Quá nửa đêm vài phút, Cẩm Tú lại tỉnh giấc. Căn phòng vẫn tối om, cô biết trời chưa sáng nên cố ngủ lại. Cô không muốn bước chân ra khỏi giường, nhất là khi cơn ác mộng vừa nãy quá ám ảnh. Mỗi tội, nằm mãi người bức bối, hết nhẩm đếm số rồi nghĩ ngợi loanh quanh, đôi mắt đen láy không tài nào cụp xuống.
“Cẩm… Tú… cứu… với…!”
Cẩm Tú trợn tròn mắt, ngồi bật dậy. Lại là giọng nói ấy… Cẩm Tú hãi hùng, liền ngồi co gối, bịt chặt hai tai để khỏi phải nghe. Có điều, giọng nói vang lên còn to, rõ và kéo dài hơn trước.
Lần này không còn sự trong trẻo như âm điệu lúc đầu, Cẩm Tú rợn người vì tiếng gọi xen lẫn những âm thanh “ư ử”, rồi những tiếng nấc nghẹn kéo dài như ai đó bị bóp cổ đến hụt hơi. Giọng nói vừa van nài trong sự thảm thương tột cùng, lại vừa mang đến luồng khí bất an và sởn gáy.
“Cẩm… Tú… ơi… cứu… với…! Đừng… bỏ… mình…! Cẩm… Tú… ơi… cứu… Trinh… với…! Đừng… bỏ… Trinh…!”
Nghe tên Trinh, Cẩm Tú kinh ngạc, vội trườn người đến cuối giường để tránh động vào hai em. Những đầu ngón chân trần đáp xuống sàn lạnh toát, nhón từng bước chần chừ. Phòng Cẩm Tú nhìn ra sau nhà nên cô phải ra hành lang, đi tới phòng ngủ mọi khi của Anh Đào và Vân Vân để nhìn thẳng xuống chỗ cây liễu. Giọng nói vẫn phát ra từ đúng hướng ấy…
Cẩm Tú nạy cửa chớp, vừa run rẩy vừa lấy tay ẩy cửa. Bên dưới, đèn đường đêm nay bỗngnhập nhoạng, phát ra mấy tiếng xẹt xẹt chối tai, bật tắt liên tục. Bóng người hôm bữa, giờ đã quay người lại đối diện với Cẩm Tú, nhưng cô vẫn chưa nhìn rõ mặt, chỉ biết đây là một cô gái.
“Cẩm… Tú… cứu… Trinh!”
– Trinh… Trinh làm sao?! – Cẩm Tú hoảng hốt, gặng hỏi lại giọng nói văng vẳng mạ mị kia.
“Hãy… đến… cứu… Trinh! Trinh… chỉ… có… một… mình…!”
Lẽ nào Trinh đang ở bờ suối, giống như Khuê đêm qua?
– Phải… cứu… Trinh… – Cẩm Tú bỗng lẩm bẩm trong vô thức. – Phải… cứu… Trinh…
Rồi, Cẩm Tú cứ thế đi xuống cầu thang, tìm đến chùm chìa khóa nhà. Cô biết tay chân mình đang cử động, nhưng dòng suy nghĩ của cô bị chặn đứng lại, đông cứng và chìm sâu xuống một đầm nước ngộp thở. Hình như, cô đã không còn điều khiển được chính mình?
Ngoài sân, bóng người chưa biến mất, hình như vẫn đang chờ cô dưới gốc liễu. Cô vừa mở khóa, bóng người liền quay lưng bước đi trước, xuyên qua cả cánh cổng khóa kín.
Danh sách chương