Kể từ lúc phẫu thuật cắt bỏ ngón tay cái thành công, bà Thu Hiền khỏe mạnh hơn trước, ít ốm đau, suy nghĩ. Trong khi đó, cô con gái vẫn kẹt trong tình trạng ốm yếu, dặt dẹo, thường xuyên nằm mơ thấy ác mộng. Bà ngoại xót cháu gái, liền đem gửi cháu lên chùa một thời gian. Những giấc mơ của Vân Vân không hoàn toàn biến mất, nhưng cô cũng không còn tỏ ra sợ hãi nhiều nữa; người đàn ông ấy vẫn đứng đó trong khu rừng thông, không lại gần cũng không ra xa, chỉ lặng lẽ chờ đợi.
Sau, khi cả mẹ và con đều cảm thấy khỏe hơn, bà Thu Hiền đón Vân Vân từ chùa về và bắt đầu cho cô tham gia các lớp học năng khiếu bởi bà nghĩ, để con gái tìm ra và theo đuổi một đam mê nào đó sẽ tốt hơn cho tinh thần của cô. Vài lựa chọn được đưa ra, Vân Vân muốn thử học vẽ chân dung. Người dạy là thầy Đông – một giảng viên mỹ thuật đã về hưu, mở lớp tại nhà riêng. Lớp học của Vân Vân có đủ độ tuổi từ bé tới lớn, khoảng mười lăm người cùng ngồi trong một căn phòng lớn trên tầng hai của nhà thầy.
Vì bà Thu Hiền đã có lời nhờ thầy giáo để mắt đến Vân Vân trong quá trình học do thể trạng con bé dễ bệnh, nên thầy Đông tiếp xúc với Vân Vân nhiều hơn so với các học viên khác, thi thoảng thầy cũng thấy khó hiểu khi con bé hay mơ màng nhìn đi đâu thay vì chú tâm vào bài giảng. Lúc đầu, con bé chỉ nghiêng đầu nhìn ngẩn ngơ, về sau, thầy Đông để ý ánh mắt đã có sự thay đổi – chút hoang mang và sợ hãi hơn bình thường. Khi đuổi theo hướng nhìn của Vân Vân, thầy Đông lại không thấy gì cụ thể; cửa sổ trong nhà lúc nào cũng đóng kín để bật điều hòa nên không thể là con bé mải mê ngắm cảnh bên ngoài.
Buổi học hôm ấy, thầy Đông yêu cầu cả lớp vẽ chân dung của một người tùy ý. Đa phần mọi người mở điện thoại để lấy ảnh mẫu, riêng Vân Vân, như mọi lần, lại ngoảnh mặt nhìn chăm chú ra ô cửa sổ đóng kín. Nhưng không chỉ nhìn, tay Vân Vân vẫn thoăn thoắt vẽ, thậm chí vẽ những đường nét khuôn mặt người. Thầy Đông khá tò mò, song quyết đợi đến hết giờ, cho các học viên nộp bài rồi mới hỏi.
Vân Vân nộp bức tranh gần như cuối cùng trong lớp. Cô vẽ một người đàn ông lớn tuổi ngồi trên chiếc ghế nan thời bao cấp. Tuy nét vẽ chưa thực sự linh hoạt và sinh động, thầy Đông vẫn hình dung ra tư thế của người đàn ông này. Người đó, chính xác hơn, bị trói vào ghế, cả tay và chân. Gương mặt nhăn nheo đau đớn, miệng há rộng và mắt như đang nhìn ngược lên trần nhà.
Thầy Đông trầm ngâm xem bức tranh một hồi, rồi lấy tay ôm miệng, quay sang Vân Vân với nét mặt không mấy vui vẻ.
– Em vừa vẽ ai đây? – Ông cụ hay đi lại trong phòng học ấy thầy. Hôm nào tới học ổng cũng có mặt hết trơn á! – Vân Vân thật thà đáp.
– Thầy không thấy ai đi lại trong phòng học cả…? Sau khi các em ra về, thầy là người ở lại cuối cùng để khóa cửa. – Thầy Đông nhỏ giọng.
– Ổng hay ngồi ở gần bàn của em. Nhưng cứ một lúc là ổng lại đứng dậy đi ra ngoài mà!
– Vậy tại sao hôm nay em lại vẽ ông ấy bị trói vào ghế?
– Ổng vừa đưa tay che miệng ngáp rồi ngả người trên ghế. Em nghĩ ổng ngủ. Nhưng em đâu có vẽ ổng bị trói nhỉ?
Vân Vân ngó qua bức vẽ của mình; từ lúc nào, trên người ông cụ lại xuất hiện những vệt màu đen chạy ngang, dù cô khá chắc mình không hề vẽ thêm hay quệt giấy vào đâu. Thầy Đông bỏ cặp kính lão, day day ấn đường. Thầy bảo Vân Vân đi cùng mình lên tầng bốn – tầng cao nhất của ngôi nhà – vì thầy muốn cho cô xem một thứ.
Thầy Đông đặt phòng thờ ở trên tầng bốn. Thầy mở cửa, hất cằm kêu Vân Vân nhìn vào trong. Hai bên tường xếp vài chiếc ghế nan cũ và lỗi thời cùng bộ ấm chén bằng gốm không được sử dụng đến. Vân Vân đảo mắt lên những tấm ảnh thờ đen trắng, lập tức co rụt người khi thấy ở giữa chính là bức ảnh của người đàn ông cô vẽ ban nãy.
Người trong ảnh là bố ruột của thầy Đông, mất cách đây hai mươi năm. Sinh thời, bố của thầy Đông vốn khó tính, hay cằn nhằn. Do sức khỏe bố không tốt, vợ thầy Đông – lúc ấy còn sống với thầy – phải bỏ cả việc để ở nhà chăm sóc bố chồng. Một hôm, vợ thầy Đông ra ngoài đi chợ lâu hơn mọi khi, lúc trở về đã thấy cụ ông tắt thở khi đang ngồi trên ghế nan. Do tuổi tác và bệnh tình nặng nên việc cụ ông ra đi là tất yếu, chỉ là, thầy Đông kể, nghe nói gương mặt của cụ ông lúc ấy cứ như đang giận dữ tột cùng, mồm miệng méo ngược, trông rất đáng sợ.
– Ý thầy là… người em thấy mấy bữa là linh hồn của ba thầy ạ? – Vân Vân hỏi với giọng dè chừng.
– Thầy e là vậy. Thầy nghĩ em nên về nói chuyện với mẹ xem thế nào…
Lời của thầy bị ngắt giữa chừng vì có điện thoại. Thầy Đông ra gần hành lang bắt máy, còn Vân Vân vẫn đứng thừ người trước cửa phòng thờ. Bao lâu nay, người cô nhìn thấy là ma? Cô cứ tưởng người nhà của thầy Đông, vì đến giờ học ông cụ mới rời căn phòng, đi lại rất hiên ngang. Còn ban nãy, hình ảnh cụ ông ngồi ngủ cứ chiếm đóng tâm trí Vân Vân, tác động lên cô một lực vô hình, thôi thúc cô vẽ ra trong vô thức. Nếu không có câu chuyện của thầy Đông, Vân Vân không chắc điều mình vừa trải qua là thực hay mơ nữa!
Cô ngoảnh đầu nhìn lên ban thờ lần nữa, mắt tức thì cau lại, đồng tử giãn rộng. Đứng trước ban thờ, một cụ ông tóc bạc đang chắp tay sau lưng, ngước lên đĩa trầu cau. Vân Vân lạnh người, muốn quay ra gọi thầy Đông mà như đang bị ai đó giữ chặt cổ, tay và chân. Cụ ông quay đầu nhìn Vân Vân với cặp mắt đục ngầu, bên dưới lớp da chỉ có những khung xương gồ ghề và hốc hác. Khuôn miệng của cụ, giống như thầy Đông mô tả, méo ngược lên trên thành hình vòng cung.
“Quay… về… đi…!”
“Quay… về… nhà… của… ngươi… đi…!”
Giọng cụ ông khàn khàn, nhưng Vân Vân thêm thất thần khi rõ ràng cô nghe được tiếng nói mà không thấy môi cụ mấp máy. Vân Vân tiếp tục cố gắng đẩy âm thanh ra khỏi cổ họng, nhưng cảm nhận như có ai đang thọc sâu cả bàn tay lạnh toát vào trong người cô.
Rồi, cụ ông ngồi xuống chiếc ghế nan. Đặt hai tay ngay ngắn lên thành ghế, cụ u ngửa mặt ra sau, cái miệng há rộng dù cảm tưởng chúng đã bị dính chặt vào nhau. Quanh người cụ, những vệt khói đen sì xuất hiện, quấn chặt vào lưng ghế, y hệt bức vẽ của Vân Vân. Vân Vân nhìn theo vệt khói dẫn lên trần nhà, nín thở khi bắt gặp một khối thực thể toàn tóc đen đang mở một cặp mắt đỏ ngầu hướng thẳng về phía mình. Ở góc tường bên dưới mớ tóc, máu tươi chảy xuống thành một đường đi ngoằn ngoèo, quấn lấy chân Vân Vân và đi dần lên. Không giống một dòng chảy thông thường mà giống như một con rắn độc trườn mình để nhấm nháp con mồi.
Dòng máu chạy lên đến cổ tay trái liền đi mấy vòng quanh ngón tay cái của Vân Vân và siết dần lại. Vân Vân rùng mình, cảm tưởng tại nơi dòng máu ấy siết, những cái gai nhọn nhỏ xíu đang thò ra, ghim vào da thịt cô. Đột nhiên, cơn đau buốt nơi đầu ngón tay qua đi nhanh chóng, dòng máu tự động thu mình lùi ngược lại đúng lộ trình ban đầu của nó. Thực thể đầy tóc bỗng hóa thành một người đàn ông mặc áo khoác đen, tay nắm giữ sợi xích khói nối xuống với người cụ ông. Lúc này, cụ ông run bần bật trên ghế, la lối om sòm, luôn miệng kêu cứu.
Người đàn ông đó… Người luôn hiện diện trong giấc mơ mỗi ngày của Vân Vân đang ở đây…
Vân Vân không thể nhìn rõ gương mặt ông ta, chỉ nghĩ rằng đó là một khuôn mặt xấu xí, méo mó và chắp vá từ nhiều mảng thịt ôi thiu khác nhau.
“Ta… đợi… ngươi… ở… nhà…! Mau… quay… về… đi!”
Sau tràng cười man rợ vang vọng, toàn bộ khung cảnh trước mắt Vân Vân biến mất, đẩy cô ngã ngửa ra sàn nhà. Thầy Đông vừa hay nghe xong điện thoại, vội chạy tới đỡ cô học trò đang hoảng loạn.
– Em vừa thấy… – Vân Vân vừa nói vừa thở.
– Không sao, không sao! – Thầy Đông lúng túng, chỉ biết an ủi qua loa. – Để thầy gọi mẹ em đến đón.
– Thầy… ông cụ đó… kêu cứu… – Vân Vân ôm lấy lồng ngực đang đập thình thịch.
*
Khoảng nửa tiếng sau, bà Thu Hiền tới. Tuy nhiên, bà không đi xe máy mà bắt taxi, kéo theo hai chiếc vali to đùng. Vân Vân, giờ mới hoàn hồn, tròn mắt không hiểu vì sao mẹ cô lại dọn đồ đến đây.
– Đêm nay mẹ với con về Đà Lạt.
– Sao về vội thế ạ?
– Ba con… ba con ốm nặng lắm… Mẹ với con phải về chăm ba. – Bà Thu Hiền miễn cưỡng giải thích.
Bà giục Vân Vân ra đón taxi, còn bà ở lại nói chuyện cùng thầy Đông, đặc biệt về bức vẽ của Vân Vân. Nghe thầy Đông thuật lại, bà Thu Hiền chỉ biết thở dài, cố nén những hàng nước mắt cay đắng chảy ngược vào trong.
– Thú thật với thầy, tôi vốn không quá mê tín, nhưng mấy năm nay, tôi phải thừa nhận rằng mọi thành viên trong gia đình tôi đều có vấn đề. Nãy chồng tôi ở Đà Lạt gọi, báo có chuyện gấp cần hai mẹ con bay về trong đêm ngay. Nghe giọng ông xã, tôi chỉ sợ lành ít dữ nhiều…
– Ra nhà chị ở Đà Lạt. – Thầy Đông gật gù. – Nhân chuyện hôm nay, tôi nghĩ mình cũng cần xem xét lại vài thứ liên quan đến việc cúng bái trong nhà. Xưa bà nhà tôi là em gái của một thầy pháp nổi tiếng, tên là Hòa Quy. Thầy ấy giờ sống cũng gần Đà Lạt, nếu có vấn đề gì, chị thử tìm thầy ấy giúp xem.
Bà Thu Hiền cảm ơn thầy rồi nhanh chóng từ giã, vội vã cùng con gái lên taxi ra sân bay.
Sau, khi cả mẹ và con đều cảm thấy khỏe hơn, bà Thu Hiền đón Vân Vân từ chùa về và bắt đầu cho cô tham gia các lớp học năng khiếu bởi bà nghĩ, để con gái tìm ra và theo đuổi một đam mê nào đó sẽ tốt hơn cho tinh thần của cô. Vài lựa chọn được đưa ra, Vân Vân muốn thử học vẽ chân dung. Người dạy là thầy Đông – một giảng viên mỹ thuật đã về hưu, mở lớp tại nhà riêng. Lớp học của Vân Vân có đủ độ tuổi từ bé tới lớn, khoảng mười lăm người cùng ngồi trong một căn phòng lớn trên tầng hai của nhà thầy.
Vì bà Thu Hiền đã có lời nhờ thầy giáo để mắt đến Vân Vân trong quá trình học do thể trạng con bé dễ bệnh, nên thầy Đông tiếp xúc với Vân Vân nhiều hơn so với các học viên khác, thi thoảng thầy cũng thấy khó hiểu khi con bé hay mơ màng nhìn đi đâu thay vì chú tâm vào bài giảng. Lúc đầu, con bé chỉ nghiêng đầu nhìn ngẩn ngơ, về sau, thầy Đông để ý ánh mắt đã có sự thay đổi – chút hoang mang và sợ hãi hơn bình thường. Khi đuổi theo hướng nhìn của Vân Vân, thầy Đông lại không thấy gì cụ thể; cửa sổ trong nhà lúc nào cũng đóng kín để bật điều hòa nên không thể là con bé mải mê ngắm cảnh bên ngoài.
Buổi học hôm ấy, thầy Đông yêu cầu cả lớp vẽ chân dung của một người tùy ý. Đa phần mọi người mở điện thoại để lấy ảnh mẫu, riêng Vân Vân, như mọi lần, lại ngoảnh mặt nhìn chăm chú ra ô cửa sổ đóng kín. Nhưng không chỉ nhìn, tay Vân Vân vẫn thoăn thoắt vẽ, thậm chí vẽ những đường nét khuôn mặt người. Thầy Đông khá tò mò, song quyết đợi đến hết giờ, cho các học viên nộp bài rồi mới hỏi.
Vân Vân nộp bức tranh gần như cuối cùng trong lớp. Cô vẽ một người đàn ông lớn tuổi ngồi trên chiếc ghế nan thời bao cấp. Tuy nét vẽ chưa thực sự linh hoạt và sinh động, thầy Đông vẫn hình dung ra tư thế của người đàn ông này. Người đó, chính xác hơn, bị trói vào ghế, cả tay và chân. Gương mặt nhăn nheo đau đớn, miệng há rộng và mắt như đang nhìn ngược lên trần nhà.
Thầy Đông trầm ngâm xem bức tranh một hồi, rồi lấy tay ôm miệng, quay sang Vân Vân với nét mặt không mấy vui vẻ.
– Em vừa vẽ ai đây? – Ông cụ hay đi lại trong phòng học ấy thầy. Hôm nào tới học ổng cũng có mặt hết trơn á! – Vân Vân thật thà đáp.
– Thầy không thấy ai đi lại trong phòng học cả…? Sau khi các em ra về, thầy là người ở lại cuối cùng để khóa cửa. – Thầy Đông nhỏ giọng.
– Ổng hay ngồi ở gần bàn của em. Nhưng cứ một lúc là ổng lại đứng dậy đi ra ngoài mà!
– Vậy tại sao hôm nay em lại vẽ ông ấy bị trói vào ghế?
– Ổng vừa đưa tay che miệng ngáp rồi ngả người trên ghế. Em nghĩ ổng ngủ. Nhưng em đâu có vẽ ổng bị trói nhỉ?
Vân Vân ngó qua bức vẽ của mình; từ lúc nào, trên người ông cụ lại xuất hiện những vệt màu đen chạy ngang, dù cô khá chắc mình không hề vẽ thêm hay quệt giấy vào đâu. Thầy Đông bỏ cặp kính lão, day day ấn đường. Thầy bảo Vân Vân đi cùng mình lên tầng bốn – tầng cao nhất của ngôi nhà – vì thầy muốn cho cô xem một thứ.
Thầy Đông đặt phòng thờ ở trên tầng bốn. Thầy mở cửa, hất cằm kêu Vân Vân nhìn vào trong. Hai bên tường xếp vài chiếc ghế nan cũ và lỗi thời cùng bộ ấm chén bằng gốm không được sử dụng đến. Vân Vân đảo mắt lên những tấm ảnh thờ đen trắng, lập tức co rụt người khi thấy ở giữa chính là bức ảnh của người đàn ông cô vẽ ban nãy.
Người trong ảnh là bố ruột của thầy Đông, mất cách đây hai mươi năm. Sinh thời, bố của thầy Đông vốn khó tính, hay cằn nhằn. Do sức khỏe bố không tốt, vợ thầy Đông – lúc ấy còn sống với thầy – phải bỏ cả việc để ở nhà chăm sóc bố chồng. Một hôm, vợ thầy Đông ra ngoài đi chợ lâu hơn mọi khi, lúc trở về đã thấy cụ ông tắt thở khi đang ngồi trên ghế nan. Do tuổi tác và bệnh tình nặng nên việc cụ ông ra đi là tất yếu, chỉ là, thầy Đông kể, nghe nói gương mặt của cụ ông lúc ấy cứ như đang giận dữ tột cùng, mồm miệng méo ngược, trông rất đáng sợ.
– Ý thầy là… người em thấy mấy bữa là linh hồn của ba thầy ạ? – Vân Vân hỏi với giọng dè chừng.
– Thầy e là vậy. Thầy nghĩ em nên về nói chuyện với mẹ xem thế nào…
Lời của thầy bị ngắt giữa chừng vì có điện thoại. Thầy Đông ra gần hành lang bắt máy, còn Vân Vân vẫn đứng thừ người trước cửa phòng thờ. Bao lâu nay, người cô nhìn thấy là ma? Cô cứ tưởng người nhà của thầy Đông, vì đến giờ học ông cụ mới rời căn phòng, đi lại rất hiên ngang. Còn ban nãy, hình ảnh cụ ông ngồi ngủ cứ chiếm đóng tâm trí Vân Vân, tác động lên cô một lực vô hình, thôi thúc cô vẽ ra trong vô thức. Nếu không có câu chuyện của thầy Đông, Vân Vân không chắc điều mình vừa trải qua là thực hay mơ nữa!
Cô ngoảnh đầu nhìn lên ban thờ lần nữa, mắt tức thì cau lại, đồng tử giãn rộng. Đứng trước ban thờ, một cụ ông tóc bạc đang chắp tay sau lưng, ngước lên đĩa trầu cau. Vân Vân lạnh người, muốn quay ra gọi thầy Đông mà như đang bị ai đó giữ chặt cổ, tay và chân. Cụ ông quay đầu nhìn Vân Vân với cặp mắt đục ngầu, bên dưới lớp da chỉ có những khung xương gồ ghề và hốc hác. Khuôn miệng của cụ, giống như thầy Đông mô tả, méo ngược lên trên thành hình vòng cung.
“Quay… về… đi…!”
“Quay… về… nhà… của… ngươi… đi…!”
Giọng cụ ông khàn khàn, nhưng Vân Vân thêm thất thần khi rõ ràng cô nghe được tiếng nói mà không thấy môi cụ mấp máy. Vân Vân tiếp tục cố gắng đẩy âm thanh ra khỏi cổ họng, nhưng cảm nhận như có ai đang thọc sâu cả bàn tay lạnh toát vào trong người cô.
Rồi, cụ ông ngồi xuống chiếc ghế nan. Đặt hai tay ngay ngắn lên thành ghế, cụ u ngửa mặt ra sau, cái miệng há rộng dù cảm tưởng chúng đã bị dính chặt vào nhau. Quanh người cụ, những vệt khói đen sì xuất hiện, quấn chặt vào lưng ghế, y hệt bức vẽ của Vân Vân. Vân Vân nhìn theo vệt khói dẫn lên trần nhà, nín thở khi bắt gặp một khối thực thể toàn tóc đen đang mở một cặp mắt đỏ ngầu hướng thẳng về phía mình. Ở góc tường bên dưới mớ tóc, máu tươi chảy xuống thành một đường đi ngoằn ngoèo, quấn lấy chân Vân Vân và đi dần lên. Không giống một dòng chảy thông thường mà giống như một con rắn độc trườn mình để nhấm nháp con mồi.
Dòng máu chạy lên đến cổ tay trái liền đi mấy vòng quanh ngón tay cái của Vân Vân và siết dần lại. Vân Vân rùng mình, cảm tưởng tại nơi dòng máu ấy siết, những cái gai nhọn nhỏ xíu đang thò ra, ghim vào da thịt cô. Đột nhiên, cơn đau buốt nơi đầu ngón tay qua đi nhanh chóng, dòng máu tự động thu mình lùi ngược lại đúng lộ trình ban đầu của nó. Thực thể đầy tóc bỗng hóa thành một người đàn ông mặc áo khoác đen, tay nắm giữ sợi xích khói nối xuống với người cụ ông. Lúc này, cụ ông run bần bật trên ghế, la lối om sòm, luôn miệng kêu cứu.
Người đàn ông đó… Người luôn hiện diện trong giấc mơ mỗi ngày của Vân Vân đang ở đây…
Vân Vân không thể nhìn rõ gương mặt ông ta, chỉ nghĩ rằng đó là một khuôn mặt xấu xí, méo mó và chắp vá từ nhiều mảng thịt ôi thiu khác nhau.
“Ta… đợi… ngươi… ở… nhà…! Mau… quay… về… đi!”
Sau tràng cười man rợ vang vọng, toàn bộ khung cảnh trước mắt Vân Vân biến mất, đẩy cô ngã ngửa ra sàn nhà. Thầy Đông vừa hay nghe xong điện thoại, vội chạy tới đỡ cô học trò đang hoảng loạn.
– Em vừa thấy… – Vân Vân vừa nói vừa thở.
– Không sao, không sao! – Thầy Đông lúng túng, chỉ biết an ủi qua loa. – Để thầy gọi mẹ em đến đón.
– Thầy… ông cụ đó… kêu cứu… – Vân Vân ôm lấy lồng ngực đang đập thình thịch.
*
Khoảng nửa tiếng sau, bà Thu Hiền tới. Tuy nhiên, bà không đi xe máy mà bắt taxi, kéo theo hai chiếc vali to đùng. Vân Vân, giờ mới hoàn hồn, tròn mắt không hiểu vì sao mẹ cô lại dọn đồ đến đây.
– Đêm nay mẹ với con về Đà Lạt.
– Sao về vội thế ạ?
– Ba con… ba con ốm nặng lắm… Mẹ với con phải về chăm ba. – Bà Thu Hiền miễn cưỡng giải thích.
Bà giục Vân Vân ra đón taxi, còn bà ở lại nói chuyện cùng thầy Đông, đặc biệt về bức vẽ của Vân Vân. Nghe thầy Đông thuật lại, bà Thu Hiền chỉ biết thở dài, cố nén những hàng nước mắt cay đắng chảy ngược vào trong.
– Thú thật với thầy, tôi vốn không quá mê tín, nhưng mấy năm nay, tôi phải thừa nhận rằng mọi thành viên trong gia đình tôi đều có vấn đề. Nãy chồng tôi ở Đà Lạt gọi, báo có chuyện gấp cần hai mẹ con bay về trong đêm ngay. Nghe giọng ông xã, tôi chỉ sợ lành ít dữ nhiều…
– Ra nhà chị ở Đà Lạt. – Thầy Đông gật gù. – Nhân chuyện hôm nay, tôi nghĩ mình cũng cần xem xét lại vài thứ liên quan đến việc cúng bái trong nhà. Xưa bà nhà tôi là em gái của một thầy pháp nổi tiếng, tên là Hòa Quy. Thầy ấy giờ sống cũng gần Đà Lạt, nếu có vấn đề gì, chị thử tìm thầy ấy giúp xem.
Bà Thu Hiền cảm ơn thầy rồi nhanh chóng từ giã, vội vã cùng con gái lên taxi ra sân bay.
Danh sách chương