Hồi ức xưa tựa như cánh cửa sổ phòng nhìn ra cảnh vườn thanh xuân, một khi đã mở thì khó mà khép lại.
Ta luôn tự hào rằng mình đã sống hết mình khi còn trẻ, cùng những người ta yêu thương vẽ nên một bức họa niên thiếu tràn đầy hạnh phúc. Dù cho trong những năm tháng trẻ dại ấy, ta đã từng vì si mê một người mà sẵn sàng làm những chuyện ngu ngốc, nhưng tuổi trẻ mà, ta không tiếc quá trình cũng không hối hận đã gặp người, chỉ trách bản thân đã quá vô tâm vô tính.
Chân trần bước trên mặt đất sỏi đá đã bị năm tháng bào mòn làm mất đi cảm giác. Có thể vì nỗi đau trong lòng đã lấn át đi nỗi đau thể xác, mà cũng có thể vì trái tim cũng giống như cơ thể này, một khi đã đạt đến giới hạn tận cùng thì chẳng còn cảm nhận được gì nữa.
“Người lại đi chân trần nữa rồi, công tử.”
Thu gọn: Chương 6
Tú Ly dẫm lên thảm cỏ còn đọng sương đêm dịu dàng bước đến bên dìu ta vào phòng. Lấy hộp thuốc rồi quỳ xuống thoa vào lòng bàn chân ta.
“Không cần phải băng bó đâu, dù sao ta cũng không cảm giác được gì cả.”
“Nhưng sẽ để lại sẹo, chẳng đẹp tí nào.”
Ta bật cười chế giễu, làm gì có nam nhân nào lại sợ trên người mình có sẹo, Tú Ly lại lo lắng không đâu rồi.
“Sáng mai sẽ lên đường.”
Ánh mắt nàng ấy hơi ái ngại nhìn ta: “Nhưng công tử chỉ mới tỉnh lại mà đường đi thì rất dài.”
“Nơi này không thể ở lại lâu được, khi đến quận Thiệu sẽ có thời gian nghỉ ngơi.”
Sau khi ta đi Độc Hạc sẽ trở về đảm nhận lại vị trí này nhưng ta không thể chờ để gặp mặt hắn, vì việc của Miên thành và ta bất tỉnh đã khiến chuyến đi bị trễ tận ba ngày, hơn nữa Vu vương đã cho người quan sát nhất cử nhất động của chúng ta, ta không thể ra tay với Hoàng tộc trên đất của họ được. Nhiệm vụ của một nội gián như ta là sống càng mờ nhạt càng tốt, một khi thân phận bị nghi ngờ thì phải biến mất không dấu vết.
Nam Điền đánh xe ngựa đến chạng vạng ngày thứ hai thì đến ngoại ô quận Thiệu, bệnh của ta trở nặng do trúng phải khí lạnh cộng thêm sức khỏe chưa bình phục nên đành phải nghỉ chân ở một quán trọ gần cửa vào thành. Ta kê một đơn thuốc tiêu hàn đơn giản giao cho Nam Điền đi bốc thuốc, bản thân thì nằm mê man trên giường, giữa đêm vài lần nửa tỉnh nửa mê vì được Tú Ly đút thuốc cho ta nhìn thấy một dáng người rất quen nhưng đầu óc mơ hồ không tài nào nhớ được.
Sáng sớm ngày hôm sau tỉnh lại, cả người đã không còn nặng nề nhức mỏi nữa, ta định ngồi dậy thì bên cạnh một bàn tay to lớn đưa ra đỡ lấy, đốt thứ hai của ngón trỏ và ngón cái bị chai cứng chứng tỏ đây là người dùng kiếm lâu năm, phía dưới tay áo bên trái lộ ra vết sẹo hình thoi. Vết sẹo đó là do một lần trên chiến trường, ta sơ suất nên bị địch đâm từ phía sau lưng, nếu không nhờ cánh tay đưa ra đỡ lấy một thương kia thì bây giờ ta đã là kẻ tàn phế suốt đời rồi.
“Diệp Hạ Vũ, mấy năm không gặp ngươi thành con mèo bệnh từ lúc nào vậy hả?”
“Tiết Thống... Ngươi trông già quá đi.”
“Còn ngươi vẫn chưa quên cái thói châm chọc ta đâu.”
Ta đã từng có thói quen đó sao, vậy sao bây giờ lại trở nên trầm lặng như thế này? “Làm sao ngươi biết ta ở đây mà đến?”
Hắn rót cho ta cốc nước sau đó ngồi xuống rút từ trong áo ra đơn thuốc đêm qua ta kê.
“Từ khi rời khỏi Nham thành, ta về Thiệu quận làm công trong tiệm thuốc của một người họ hàng. Đêm qua đang ngủ thì có người đập cửa bốc thuốc, ta đi ra định từ chối thì thấy nét chữ của ngươi trên đơn thuốc liền tỉnh cả ngủ vội vàng gói thuốc rồi đến đây. Lúc đầu còn hơi ngờ ngợ vì trên giấy ghi tên Đào Anh, nhưng khi nhìn người nằm thoi thóp trên giường ta mới dám tin đây chính là con khỉ năm xưa vì miếng thịt kho mà dám xông vào đánh ta. Mấy năm nay không có ai giành thịt với ngươi nên đổ bệnh rồi hả?”
Ta cười lớn tiếng khiến lồng ngực đau tức ho vài tiếng nhưng chẳng buồn để ý, “Đúng là chẳng có ai tranh giành nên ăn cũng không ngon như hồi trước nữa.”
Mấy ngày sau đó bệnh phong hàn đã đỡ, nhân lúc Tú Ly ra ngoài mua lương thực ta gọi Nam Điền vào.
“Ngươi cầm theo bức thư ta viết đưa đến cửa hiệu cầm đồ ở thành đông gặp Tiểu Quang đứng quầy, rồi mang thứ hắn đưa về đây, tuyệt đối không được để kẻ khác biết.”
Vài khắc sau khi Nam Điền đi thì Tiết Thống đến, hôm nay tiệm thuốc đóng cửa vì ông chủ bận việc nên hắn rảnh rỗi đưa ta đi xem một số thứ.
Thiệu quận dù thuộc về Đại Mạc nhưng là vùng tự trị, Thiệu Hầu[1] là lão già bảo thủ lại cộc cằn, đối với tham quan lão thẳng thừng tỏ thái độ căm ghét, thế nhưng lão lại tuyệt đối nghĩ cho dân chúng quận Thiệu. Dù năm nào cũng phải cống nạp cho kinh đô Đại Mạc một lượng lớn cống vật nhưng nơi đây vẫn tươi tốt, đời sống người dân trù phú ấm no.
Đất Thiệu không đủ màu mỡ để trồng lúa, đổi lại rất thích hợp để trồng đại mạch[2], Tiết Thống và ta cưỡi ngựa về phía nam thành, vừa vượt ra khỏi khu nhà dân san sát, đập vào mắt ta là cả một vùng bát ngát màu vàng óng của cánh đồng đại mạch.
“Hạt giống gieo đầu tháng chạp năm ngoái bây giờ đã có thể thu hoạch được rồi. Trong kinh chê đại mạch khó ăn nhưng nào biết người dân nơi đây xem nó như hạt vàng hạt ngọc, có thể chữa chứng khó tiêu, lại có thể chế biến thành nhiều món khác nhau.”
Tiết Thống cười rộ lên, gió thổi tóc hắn tán loạn, ráng chiều lặng lẽ đổ xuống đôi vai rộng lớn của hắn. Hóa ra một nơi bình yên cũng có thể xóa sạch dấu vết tàn nhẫn của chiến tranh từng hiển hiện trên một con người. Ta buông lời cảm khái:
“Đại mạch can khô, tiểu mạch hoàng; Phụ nữ hành khấp, phu tẩu tàng.”
(2 câu thơ trong Đại mạch hành của Đỗ Phủ lên án hậu quả của chiến tranh, dịch nghĩa: Đại mạch héo, tiểu mạch vàng; Chồng đi, để vợ khóc than trên đường.)
Hắn lập tức phản bác: “Thiệu quận đâu có như thế, ngươi đừng có mà trù ẻo.”
“Nơi đây đã từng có một quá khứ tang thương nhưng rồi vẫn là khổ tận cam lai[3]. Có phải Đại Mạc cũng sẽ có một ngày như vậy, chiến tranh không chạm tới, khói bếp vẫn lan tỏa? Tiết Thống, ta thật sự mệt mỏi quá rồi, đại nghiệp này... liệu có hoàn thành được không?”
Đôi vai ta chùng xuống, ta đã từng bước đi không quay đầu lại hối tiếc trên con đường bản thân đã chọn, nhưng giờ đây tâm tư có chút hoang mang bối rối khó tả nên lời.
“Hạ Vũ, không ai có thể lựa chọn tương lai thay ngươi được, ta chỉ có thể nói rằng nếu một ngày ngươi bỏ cuộc, bất kỳ ai cũng không có quyền trách ngươi kể cả bản thân ngươi bởi vì Diệp Hạ Vũ đã sống hết mình với Diệp Hạ Vũ chứ không phải với cái danh mưu sĩ hay con trai Hữu thừa tướng.”
Ta nhìn đăm đăm cảnh vật trải dài ngút ngàn về phía chân trời, cổ họng như bị nghẹn lại khó cất nên lời.
“Ta đã từng sống hết mình nhưng kết cục thì thế nào chứ, Bàng tướng chết đứng trên chiến trường, còn Tô Mộc... ta còn chưa kịp chuẩn bị thì hắn đã đi rồi. Làm sao ta dám tiếp tục sống hết mình cơ chứ.”
Tiết Thống không hề bất ngờ như ta tưởng, có lẽ hắn đã biết trước về cái chết của Tô Mộc: “Ta cũng đã từng căm hận ngươi khi nghe tin từ Miên thành, nhưng Hạ Vũ nghe này, con người đều có số kiếp cả.”
Con người đều có số kiếp cả...
Hình như lần cuối ta nghe câu nói đó đã là chuyện của bốn năm trước rồi, nhưng giờ đây đối mặt nhau chuyện xưa cũ chỉ như vừa mới hôm qua.
Mùa hè năm Định Xuyên thứ nhất, Tiểu Giảo vừa mới lên ngôi, sáng chưa bảnh mắt đã bị lôi dậy thay y phục mắt nhắm mắt mở ngồi trên ngai vàng trong chính điện. Thái hậu buông rèm nhiếp chính cùng với cha ta là Hữu tướng Diệp Chính khiến phe cánh của Tả tướng Tư Đồ Cung ngày càng yếu dần đi.
Cha ta ngày nào cũng bận rộn đến chẳng có thời gian phẩy quạt làm dáng, sáng sớm đã phải vào cung, tối muộn về nhà là đi luôn vào thư phòng bàn chuyện với Thượng thư đại nhân. Ta vẫn là thư đồng của Tiểu Giảo, chỉ có điều cha ta đề phòng Đường Nhất Bạch, sợ hắn là người Tả tướng cài vào nhằm hãm hại ấu đế nên điều hắn đi nơi khác làm việc. Rốt cuộc vẫn là ta và Tiểu Giảo bốn mắt nhìn Lưu Thái phó như hồi trước.
Ta cứ tưởng mùa hè năm nay có thể vui chơi quên trời đất vì chẳng có ai quản nổi, ai ngờ cơn mưa hạ đầu tiên mới ào xuống thì chuyện xấu rủ nhau lần lượt đến.
Ngày hôm ấy trời mưa suốt chẳng ngừng, bầu trời xám xịt chẳng giống bình thường chút nào, ta đi chơi với Tiểu Cố về thì Bàn thúc đã chuẩn bị nước nóng sẵn. Sau khi tắm rửa thì đã qua giờ Thân, ta đã quen dạo này cha hay về trễ nên ngồi luôn vào bàn ăn cơm. Ăn xong cảm thấy trong người bỗng bồn chồn không yên, cứ tưởng hồi chiều dầm mưa nên bị cảm nên ta vào phòng nằm nghỉ rồi ngủ quên lúc nào không hay.
Ta bị tiếng cửa gỗ nặng nề mở đánh thức, nhìn ra ngoài mưa vẫn chưa dứt, bình thường ta sẽ không để tâm cho lắm vì cứ nghĩ cha về nhưng hôm nay trực giác mách bảo có chuyện gì không tốt ở ngoài kia. Ta mang giày men theo hành lang bước ra phía sân trước.
Màn mưa mịt mù phủ bóng lên mọi vật, ta chỉ thấy bốn người mặc đồ thị vệ trong cung đỡ cha ta bước vào. Bàng thúc dẫn đường cho họ, có người đi nấu nước, người đi mời thái y, người đi sắc thuốc, chỉ có mỗi ta đứng như trời trồng ở đó với nỗi sợ tràn đầy khắp từng ngóc ngách cơ thể.
Cánh cửa phòng cha ta cứ đóng im lìm không biết bao lâu, ta chỉ biết bản thân như đã đứng đợi cả thế kỷ. Hồi lâu sau Bàng thúc và ngự y mới đi ra, ta nhìn thấy nét trầm trọng trên gương mặt thúc ấy cũng đâm ra hoảng hốt.
“Thiếu lang đấy à, đừng lo lắng, ngự y mới khám bệnh xong, cha con sẽ không sao đâu, con cứ về phòng nghỉ ngơi đi.”
Ta bướng bỉnh không chịu thừa nhận, vươn gân vươn cổ cố ý rống to để cha ta nghe:
“Con chẳng thèm lo cho ông ấy. Hôm nay không bị gõ đầu, càng chẳng bị quản thúc, đúng là ngàn năm mới được một ngày như thế này, con phải tận dụng cho bằng hết.”
Ta cứ tưởng nghe thế ông sẽ tức giận lao ra rượt đánh ta thế nhưng bên trong chẳng có lấy một động tĩnh gì, Bàng thúc lắc đầu định quay đi thì bị ta chặn lại.
“Để con bưng thuốc vào cho, cha đánh con một trận là khỏe ngay.”
Trời đã vào hạ nhưng mưa không ngớt làm gió đêm thêm lạnh, ánh nến trong chiếc đèn lồng treo ở hành lang lay động chực chờ tắt.
Ta khẽ khàng bưng chén thuốc bước vào, bên trong chỉ có mỗi tiếng thở nặng nề của cha ta, ông thì thào bảo ta đỡ ngồi dậy nhưng ngay khi vừa dựa lưng vào đầu giường thì đã bật ho, sắc mặt tái nhợt hẳn đi, ta luống cuống chẳng biết làm gì chỉ có thể vuốt lưng ông nhè nhẹ.
“Tên tiểu tử ngươi lúc nào cũng chảy nhảy ngoài đường, một ngày ta không quản ngươi liền làm loạn. Phải đợi đến lúc lão già này đau ốm mới chịu ngoan ngoãn được, không lẽ muốn ta phải bệnh thêm vài hôm nữa hả?”
Thấy chưa thấy chưa, kể cả có bệnh ông cũng chẳng thế ngừng đâm chọt ta được, nhưng ta rộng lượng không thèm chấp ông, vui vẻ kể:
“Có phải lúc nào con cũng đi phá phách đâu cơ chứ, con chỉ đến trà lâu nghe kể chuyện với Đường Nhất Bạch thôi. Hôm nay lão Trần kể Xích Bích trận[4] mà cha thích đấy, Đường Nhất Bạch còn tiếc cha không đến nghe được nữa.”
Cha ta nghe đến đó thì nhăn mặt: “Ta đã dặn ngươi bao nhiêu lần là phải tránh qua lại với tên họ Đường đó rồi, sao ngươi cứ ương bướng chẳng chịu nghe lời vậy hả?”
“Nhìn người phải nhìn vào vẻ ngoài trước, bề ngoài đẹp thì bên trong bỏ qua hết đi cha. Hơn nữa... hơn nữa... hắn cũng đã hôn con rồi, vậy là nàng dâu này đem về cho cha được rồi. Cha phải nở mày nở mặt chứ.”
Ông thấy ta càng nói càng nhắc đến Đường Nhất Bạch nên đâm tức giận ho càng nhiều hơn, ta lại càng dốc sức bày tỏ thành ý của hắn nhưng chưa để ta nói hết câu ông đã vơ ngay cây quạt trúc đầu giường giơ cao định đánh ta. Ta sợ ông lại tức giận hơn nên không dám né chỉ có thể ngồi nguyên đấy nhắm mắt chịu đòn, nhưng hồi lâu không thấy đau mới mở hé mắt nhìn. Thấy cha ta đang ôm ngực nhăn mặt rồi phun ra một ngụm máu tươi, máu bắn lên cả mặt ta nhuộm đỏ cả tấm áo thiên thanh, ta bị dọa cho ngây người cho đến khi cây quạt trên tay ông rơi đập vào thành giường bằng gỗ vang lên một tiếng cốp thì mới tỉnh táo lại.
Quên cả vị máu tanh loang đầy trong phòng, ta bất chấp lao tới nức nở ôm ông, nói năng lộn xộn: “Cha, cha, người đừng giận, cùng lắm con không lấy hắn nữa... con ở với cha cả đời không lấy ai cả... con không thèm qua lại với hắn nữa, con nghe cha. Cha đừng làm con sợ... cha...”
Ông cố sức ngăn cơn ho lại, bám víu lấy tay ta rồi vòng tay ôm ta vào lòng. Lần đầu tiên ông ôm ta là lúc ta chào đời sau đó không có lần nào nữa, thật lâu rồi ông mới cảm nhận được vòng tay của ông vậy mà ta còn không tưởng tượng nổi đây không chỉ là lần thứ hai mà còn là lần cuối cùng được ông ôm lấy như thế này.
“Con ngoan... thật ra những điều ta làm đều vì muốn tốt cho con cả. Đường Nhất Bạch hắn ta lai lịch không rõ ràng, lại thâm sâu khó lường không biết chừng lại mượn danh Tư Đồ Cung làm chuyện xấu. Ta tiếp xúc với quan trường ác hiểm kia là chuyện bất đắc dĩ nhưng không muốn sau này, đứa con gái là con phải giống như ta đấu đá suốt đời để rồi lại chết già trong bốn bức tường đó một cách vô ích. Chẳng lẽ ta dạy văn dạy võ cho con suốt mười tám năm lại dùng để tranh giành nam nhân với kẻ khác hay sao?”
Ta gật đầu liên tục chỉ sợ ông nghĩ ta không hiểu: “Con biết, con biết hết. Cha muốn con phải đứng vững giữa thời thế loạn lạc, phải khiến dân chúng Đại Mạc ấm no. Từ bây giờ con sẽ học hành chăm chỉ hơn nên cha cũng phải mau khỏi bệnh.”
Cha ta cười hiền, vuốt đầu ta mãn nguyện nhưng chưa kịp để ta đỡ nằm xuống thì hai mắt đã nhắm nghiền gục đầu xuống cánh tay ta, bàn tay to thô ráp đầy chai sạn vì cầm kiếm lâu năm trượt dài xuống vô tình kéo theo dây buộc khiến tóc ta xõa tung.
Ngoài phòng, ngọn đèn lồng không chịu nổi cơn gió hạ đã vụt tắt từ bao giờ. Trong ngoài tối mờ chẳng nhìn thấy gì, rốt cuộc thì cũng đến lúc cả thế gian rộng lớn mà không có nổi một người để ta tựa vào.
Chú thích:
[1] Hầu: Chức phong cho người có công hoặc danh vọng lớn, đứng đầu một vùng
[2] Đại mạch: chính là lúa mạch, lúa mì đấy
[3] Khổ tận cam lai: Sự vất vả khổ cực rồi cũng sẽ qua, sẽ tới lúc được hưởng sung sướng
[4] Xích Bích trận:: trận chiến quan trọng giữa liên quân Tôn Quyền và Lưu Bị với Tào Thào quyết định đến cục diện chia rẽ thời Tam Quốc, các bạn có thể đọc thêm ở đây.
Ta luôn tự hào rằng mình đã sống hết mình khi còn trẻ, cùng những người ta yêu thương vẽ nên một bức họa niên thiếu tràn đầy hạnh phúc. Dù cho trong những năm tháng trẻ dại ấy, ta đã từng vì si mê một người mà sẵn sàng làm những chuyện ngu ngốc, nhưng tuổi trẻ mà, ta không tiếc quá trình cũng không hối hận đã gặp người, chỉ trách bản thân đã quá vô tâm vô tính.
Chân trần bước trên mặt đất sỏi đá đã bị năm tháng bào mòn làm mất đi cảm giác. Có thể vì nỗi đau trong lòng đã lấn át đi nỗi đau thể xác, mà cũng có thể vì trái tim cũng giống như cơ thể này, một khi đã đạt đến giới hạn tận cùng thì chẳng còn cảm nhận được gì nữa.
“Người lại đi chân trần nữa rồi, công tử.”
Thu gọn: Chương 6
Tú Ly dẫm lên thảm cỏ còn đọng sương đêm dịu dàng bước đến bên dìu ta vào phòng. Lấy hộp thuốc rồi quỳ xuống thoa vào lòng bàn chân ta.
“Không cần phải băng bó đâu, dù sao ta cũng không cảm giác được gì cả.”
“Nhưng sẽ để lại sẹo, chẳng đẹp tí nào.”
Ta bật cười chế giễu, làm gì có nam nhân nào lại sợ trên người mình có sẹo, Tú Ly lại lo lắng không đâu rồi.
“Sáng mai sẽ lên đường.”
Ánh mắt nàng ấy hơi ái ngại nhìn ta: “Nhưng công tử chỉ mới tỉnh lại mà đường đi thì rất dài.”
“Nơi này không thể ở lại lâu được, khi đến quận Thiệu sẽ có thời gian nghỉ ngơi.”
Sau khi ta đi Độc Hạc sẽ trở về đảm nhận lại vị trí này nhưng ta không thể chờ để gặp mặt hắn, vì việc của Miên thành và ta bất tỉnh đã khiến chuyến đi bị trễ tận ba ngày, hơn nữa Vu vương đã cho người quan sát nhất cử nhất động của chúng ta, ta không thể ra tay với Hoàng tộc trên đất của họ được. Nhiệm vụ của một nội gián như ta là sống càng mờ nhạt càng tốt, một khi thân phận bị nghi ngờ thì phải biến mất không dấu vết.
Nam Điền đánh xe ngựa đến chạng vạng ngày thứ hai thì đến ngoại ô quận Thiệu, bệnh của ta trở nặng do trúng phải khí lạnh cộng thêm sức khỏe chưa bình phục nên đành phải nghỉ chân ở một quán trọ gần cửa vào thành. Ta kê một đơn thuốc tiêu hàn đơn giản giao cho Nam Điền đi bốc thuốc, bản thân thì nằm mê man trên giường, giữa đêm vài lần nửa tỉnh nửa mê vì được Tú Ly đút thuốc cho ta nhìn thấy một dáng người rất quen nhưng đầu óc mơ hồ không tài nào nhớ được.
Sáng sớm ngày hôm sau tỉnh lại, cả người đã không còn nặng nề nhức mỏi nữa, ta định ngồi dậy thì bên cạnh một bàn tay to lớn đưa ra đỡ lấy, đốt thứ hai của ngón trỏ và ngón cái bị chai cứng chứng tỏ đây là người dùng kiếm lâu năm, phía dưới tay áo bên trái lộ ra vết sẹo hình thoi. Vết sẹo đó là do một lần trên chiến trường, ta sơ suất nên bị địch đâm từ phía sau lưng, nếu không nhờ cánh tay đưa ra đỡ lấy một thương kia thì bây giờ ta đã là kẻ tàn phế suốt đời rồi.
“Diệp Hạ Vũ, mấy năm không gặp ngươi thành con mèo bệnh từ lúc nào vậy hả?”
“Tiết Thống... Ngươi trông già quá đi.”
“Còn ngươi vẫn chưa quên cái thói châm chọc ta đâu.”
Ta đã từng có thói quen đó sao, vậy sao bây giờ lại trở nên trầm lặng như thế này? “Làm sao ngươi biết ta ở đây mà đến?”
Hắn rót cho ta cốc nước sau đó ngồi xuống rút từ trong áo ra đơn thuốc đêm qua ta kê.
“Từ khi rời khỏi Nham thành, ta về Thiệu quận làm công trong tiệm thuốc của một người họ hàng. Đêm qua đang ngủ thì có người đập cửa bốc thuốc, ta đi ra định từ chối thì thấy nét chữ của ngươi trên đơn thuốc liền tỉnh cả ngủ vội vàng gói thuốc rồi đến đây. Lúc đầu còn hơi ngờ ngợ vì trên giấy ghi tên Đào Anh, nhưng khi nhìn người nằm thoi thóp trên giường ta mới dám tin đây chính là con khỉ năm xưa vì miếng thịt kho mà dám xông vào đánh ta. Mấy năm nay không có ai giành thịt với ngươi nên đổ bệnh rồi hả?”
Ta cười lớn tiếng khiến lồng ngực đau tức ho vài tiếng nhưng chẳng buồn để ý, “Đúng là chẳng có ai tranh giành nên ăn cũng không ngon như hồi trước nữa.”
Mấy ngày sau đó bệnh phong hàn đã đỡ, nhân lúc Tú Ly ra ngoài mua lương thực ta gọi Nam Điền vào.
“Ngươi cầm theo bức thư ta viết đưa đến cửa hiệu cầm đồ ở thành đông gặp Tiểu Quang đứng quầy, rồi mang thứ hắn đưa về đây, tuyệt đối không được để kẻ khác biết.”
Vài khắc sau khi Nam Điền đi thì Tiết Thống đến, hôm nay tiệm thuốc đóng cửa vì ông chủ bận việc nên hắn rảnh rỗi đưa ta đi xem một số thứ.
Thiệu quận dù thuộc về Đại Mạc nhưng là vùng tự trị, Thiệu Hầu[1] là lão già bảo thủ lại cộc cằn, đối với tham quan lão thẳng thừng tỏ thái độ căm ghét, thế nhưng lão lại tuyệt đối nghĩ cho dân chúng quận Thiệu. Dù năm nào cũng phải cống nạp cho kinh đô Đại Mạc một lượng lớn cống vật nhưng nơi đây vẫn tươi tốt, đời sống người dân trù phú ấm no.
Đất Thiệu không đủ màu mỡ để trồng lúa, đổi lại rất thích hợp để trồng đại mạch[2], Tiết Thống và ta cưỡi ngựa về phía nam thành, vừa vượt ra khỏi khu nhà dân san sát, đập vào mắt ta là cả một vùng bát ngát màu vàng óng của cánh đồng đại mạch.
“Hạt giống gieo đầu tháng chạp năm ngoái bây giờ đã có thể thu hoạch được rồi. Trong kinh chê đại mạch khó ăn nhưng nào biết người dân nơi đây xem nó như hạt vàng hạt ngọc, có thể chữa chứng khó tiêu, lại có thể chế biến thành nhiều món khác nhau.”
Tiết Thống cười rộ lên, gió thổi tóc hắn tán loạn, ráng chiều lặng lẽ đổ xuống đôi vai rộng lớn của hắn. Hóa ra một nơi bình yên cũng có thể xóa sạch dấu vết tàn nhẫn của chiến tranh từng hiển hiện trên một con người. Ta buông lời cảm khái:
“Đại mạch can khô, tiểu mạch hoàng; Phụ nữ hành khấp, phu tẩu tàng.”
(2 câu thơ trong Đại mạch hành của Đỗ Phủ lên án hậu quả của chiến tranh, dịch nghĩa: Đại mạch héo, tiểu mạch vàng; Chồng đi, để vợ khóc than trên đường.)
Hắn lập tức phản bác: “Thiệu quận đâu có như thế, ngươi đừng có mà trù ẻo.”
“Nơi đây đã từng có một quá khứ tang thương nhưng rồi vẫn là khổ tận cam lai[3]. Có phải Đại Mạc cũng sẽ có một ngày như vậy, chiến tranh không chạm tới, khói bếp vẫn lan tỏa? Tiết Thống, ta thật sự mệt mỏi quá rồi, đại nghiệp này... liệu có hoàn thành được không?”
Đôi vai ta chùng xuống, ta đã từng bước đi không quay đầu lại hối tiếc trên con đường bản thân đã chọn, nhưng giờ đây tâm tư có chút hoang mang bối rối khó tả nên lời.
“Hạ Vũ, không ai có thể lựa chọn tương lai thay ngươi được, ta chỉ có thể nói rằng nếu một ngày ngươi bỏ cuộc, bất kỳ ai cũng không có quyền trách ngươi kể cả bản thân ngươi bởi vì Diệp Hạ Vũ đã sống hết mình với Diệp Hạ Vũ chứ không phải với cái danh mưu sĩ hay con trai Hữu thừa tướng.”
Ta nhìn đăm đăm cảnh vật trải dài ngút ngàn về phía chân trời, cổ họng như bị nghẹn lại khó cất nên lời.
“Ta đã từng sống hết mình nhưng kết cục thì thế nào chứ, Bàng tướng chết đứng trên chiến trường, còn Tô Mộc... ta còn chưa kịp chuẩn bị thì hắn đã đi rồi. Làm sao ta dám tiếp tục sống hết mình cơ chứ.”
Tiết Thống không hề bất ngờ như ta tưởng, có lẽ hắn đã biết trước về cái chết của Tô Mộc: “Ta cũng đã từng căm hận ngươi khi nghe tin từ Miên thành, nhưng Hạ Vũ nghe này, con người đều có số kiếp cả.”
Con người đều có số kiếp cả...
Hình như lần cuối ta nghe câu nói đó đã là chuyện của bốn năm trước rồi, nhưng giờ đây đối mặt nhau chuyện xưa cũ chỉ như vừa mới hôm qua.
Mùa hè năm Định Xuyên thứ nhất, Tiểu Giảo vừa mới lên ngôi, sáng chưa bảnh mắt đã bị lôi dậy thay y phục mắt nhắm mắt mở ngồi trên ngai vàng trong chính điện. Thái hậu buông rèm nhiếp chính cùng với cha ta là Hữu tướng Diệp Chính khiến phe cánh của Tả tướng Tư Đồ Cung ngày càng yếu dần đi.
Cha ta ngày nào cũng bận rộn đến chẳng có thời gian phẩy quạt làm dáng, sáng sớm đã phải vào cung, tối muộn về nhà là đi luôn vào thư phòng bàn chuyện với Thượng thư đại nhân. Ta vẫn là thư đồng của Tiểu Giảo, chỉ có điều cha ta đề phòng Đường Nhất Bạch, sợ hắn là người Tả tướng cài vào nhằm hãm hại ấu đế nên điều hắn đi nơi khác làm việc. Rốt cuộc vẫn là ta và Tiểu Giảo bốn mắt nhìn Lưu Thái phó như hồi trước.
Ta cứ tưởng mùa hè năm nay có thể vui chơi quên trời đất vì chẳng có ai quản nổi, ai ngờ cơn mưa hạ đầu tiên mới ào xuống thì chuyện xấu rủ nhau lần lượt đến.
Ngày hôm ấy trời mưa suốt chẳng ngừng, bầu trời xám xịt chẳng giống bình thường chút nào, ta đi chơi với Tiểu Cố về thì Bàn thúc đã chuẩn bị nước nóng sẵn. Sau khi tắm rửa thì đã qua giờ Thân, ta đã quen dạo này cha hay về trễ nên ngồi luôn vào bàn ăn cơm. Ăn xong cảm thấy trong người bỗng bồn chồn không yên, cứ tưởng hồi chiều dầm mưa nên bị cảm nên ta vào phòng nằm nghỉ rồi ngủ quên lúc nào không hay.
Ta bị tiếng cửa gỗ nặng nề mở đánh thức, nhìn ra ngoài mưa vẫn chưa dứt, bình thường ta sẽ không để tâm cho lắm vì cứ nghĩ cha về nhưng hôm nay trực giác mách bảo có chuyện gì không tốt ở ngoài kia. Ta mang giày men theo hành lang bước ra phía sân trước.
Màn mưa mịt mù phủ bóng lên mọi vật, ta chỉ thấy bốn người mặc đồ thị vệ trong cung đỡ cha ta bước vào. Bàng thúc dẫn đường cho họ, có người đi nấu nước, người đi mời thái y, người đi sắc thuốc, chỉ có mỗi ta đứng như trời trồng ở đó với nỗi sợ tràn đầy khắp từng ngóc ngách cơ thể.
Cánh cửa phòng cha ta cứ đóng im lìm không biết bao lâu, ta chỉ biết bản thân như đã đứng đợi cả thế kỷ. Hồi lâu sau Bàng thúc và ngự y mới đi ra, ta nhìn thấy nét trầm trọng trên gương mặt thúc ấy cũng đâm ra hoảng hốt.
“Thiếu lang đấy à, đừng lo lắng, ngự y mới khám bệnh xong, cha con sẽ không sao đâu, con cứ về phòng nghỉ ngơi đi.”
Ta bướng bỉnh không chịu thừa nhận, vươn gân vươn cổ cố ý rống to để cha ta nghe:
“Con chẳng thèm lo cho ông ấy. Hôm nay không bị gõ đầu, càng chẳng bị quản thúc, đúng là ngàn năm mới được một ngày như thế này, con phải tận dụng cho bằng hết.”
Ta cứ tưởng nghe thế ông sẽ tức giận lao ra rượt đánh ta thế nhưng bên trong chẳng có lấy một động tĩnh gì, Bàng thúc lắc đầu định quay đi thì bị ta chặn lại.
“Để con bưng thuốc vào cho, cha đánh con một trận là khỏe ngay.”
Trời đã vào hạ nhưng mưa không ngớt làm gió đêm thêm lạnh, ánh nến trong chiếc đèn lồng treo ở hành lang lay động chực chờ tắt.
Ta khẽ khàng bưng chén thuốc bước vào, bên trong chỉ có mỗi tiếng thở nặng nề của cha ta, ông thì thào bảo ta đỡ ngồi dậy nhưng ngay khi vừa dựa lưng vào đầu giường thì đã bật ho, sắc mặt tái nhợt hẳn đi, ta luống cuống chẳng biết làm gì chỉ có thể vuốt lưng ông nhè nhẹ.
“Tên tiểu tử ngươi lúc nào cũng chảy nhảy ngoài đường, một ngày ta không quản ngươi liền làm loạn. Phải đợi đến lúc lão già này đau ốm mới chịu ngoan ngoãn được, không lẽ muốn ta phải bệnh thêm vài hôm nữa hả?”
Thấy chưa thấy chưa, kể cả có bệnh ông cũng chẳng thế ngừng đâm chọt ta được, nhưng ta rộng lượng không thèm chấp ông, vui vẻ kể:
“Có phải lúc nào con cũng đi phá phách đâu cơ chứ, con chỉ đến trà lâu nghe kể chuyện với Đường Nhất Bạch thôi. Hôm nay lão Trần kể Xích Bích trận[4] mà cha thích đấy, Đường Nhất Bạch còn tiếc cha không đến nghe được nữa.”
Cha ta nghe đến đó thì nhăn mặt: “Ta đã dặn ngươi bao nhiêu lần là phải tránh qua lại với tên họ Đường đó rồi, sao ngươi cứ ương bướng chẳng chịu nghe lời vậy hả?”
“Nhìn người phải nhìn vào vẻ ngoài trước, bề ngoài đẹp thì bên trong bỏ qua hết đi cha. Hơn nữa... hơn nữa... hắn cũng đã hôn con rồi, vậy là nàng dâu này đem về cho cha được rồi. Cha phải nở mày nở mặt chứ.”
Ông thấy ta càng nói càng nhắc đến Đường Nhất Bạch nên đâm tức giận ho càng nhiều hơn, ta lại càng dốc sức bày tỏ thành ý của hắn nhưng chưa để ta nói hết câu ông đã vơ ngay cây quạt trúc đầu giường giơ cao định đánh ta. Ta sợ ông lại tức giận hơn nên không dám né chỉ có thể ngồi nguyên đấy nhắm mắt chịu đòn, nhưng hồi lâu không thấy đau mới mở hé mắt nhìn. Thấy cha ta đang ôm ngực nhăn mặt rồi phun ra một ngụm máu tươi, máu bắn lên cả mặt ta nhuộm đỏ cả tấm áo thiên thanh, ta bị dọa cho ngây người cho đến khi cây quạt trên tay ông rơi đập vào thành giường bằng gỗ vang lên một tiếng cốp thì mới tỉnh táo lại.
Quên cả vị máu tanh loang đầy trong phòng, ta bất chấp lao tới nức nở ôm ông, nói năng lộn xộn: “Cha, cha, người đừng giận, cùng lắm con không lấy hắn nữa... con ở với cha cả đời không lấy ai cả... con không thèm qua lại với hắn nữa, con nghe cha. Cha đừng làm con sợ... cha...”
Ông cố sức ngăn cơn ho lại, bám víu lấy tay ta rồi vòng tay ôm ta vào lòng. Lần đầu tiên ông ôm ta là lúc ta chào đời sau đó không có lần nào nữa, thật lâu rồi ông mới cảm nhận được vòng tay của ông vậy mà ta còn không tưởng tượng nổi đây không chỉ là lần thứ hai mà còn là lần cuối cùng được ông ôm lấy như thế này.
“Con ngoan... thật ra những điều ta làm đều vì muốn tốt cho con cả. Đường Nhất Bạch hắn ta lai lịch không rõ ràng, lại thâm sâu khó lường không biết chừng lại mượn danh Tư Đồ Cung làm chuyện xấu. Ta tiếp xúc với quan trường ác hiểm kia là chuyện bất đắc dĩ nhưng không muốn sau này, đứa con gái là con phải giống như ta đấu đá suốt đời để rồi lại chết già trong bốn bức tường đó một cách vô ích. Chẳng lẽ ta dạy văn dạy võ cho con suốt mười tám năm lại dùng để tranh giành nam nhân với kẻ khác hay sao?”
Ta gật đầu liên tục chỉ sợ ông nghĩ ta không hiểu: “Con biết, con biết hết. Cha muốn con phải đứng vững giữa thời thế loạn lạc, phải khiến dân chúng Đại Mạc ấm no. Từ bây giờ con sẽ học hành chăm chỉ hơn nên cha cũng phải mau khỏi bệnh.”
Cha ta cười hiền, vuốt đầu ta mãn nguyện nhưng chưa kịp để ta đỡ nằm xuống thì hai mắt đã nhắm nghiền gục đầu xuống cánh tay ta, bàn tay to thô ráp đầy chai sạn vì cầm kiếm lâu năm trượt dài xuống vô tình kéo theo dây buộc khiến tóc ta xõa tung.
Ngoài phòng, ngọn đèn lồng không chịu nổi cơn gió hạ đã vụt tắt từ bao giờ. Trong ngoài tối mờ chẳng nhìn thấy gì, rốt cuộc thì cũng đến lúc cả thế gian rộng lớn mà không có nổi một người để ta tựa vào.
Chú thích:
[1] Hầu: Chức phong cho người có công hoặc danh vọng lớn, đứng đầu một vùng
[2] Đại mạch: chính là lúa mạch, lúa mì đấy
[3] Khổ tận cam lai: Sự vất vả khổ cực rồi cũng sẽ qua, sẽ tới lúc được hưởng sung sướng
[4] Xích Bích trận:: trận chiến quan trọng giữa liên quân Tôn Quyền và Lưu Bị với Tào Thào quyết định đến cục diện chia rẽ thời Tam Quốc, các bạn có thể đọc thêm ở đây.
Danh sách chương