Nếu không thích học đại học, bạn có thể học gì?
Nếu bạn hiền theo dõi đủ lâu blog của mình, chắc đủ hiểu mình là người tin vào tri thức và giáo dục. Tin đến mức mình nói câu "tri thức là sức mạnh" không biết đến bao nhiêu lần, ở cả blog lẫn trong cuốn sách này, và suy nghĩ rất nhiều về nó.
Mình không dám nhận mình là người học nhiều, nhưng mình muốn biết nhiều. Thời còn nhỏ khi xem phim Nhật, rất nhiều người khi tốt nghiệp cấp ba xong sẽ đi học các trường học nghề, từ làm đẹp, sửa chữa hay nấu nướng. Hồi đó mình không hiểu được nhiều, nghĩ rằng như vậy thì không tốt, lẽ ra phải theo học cao đẳng hay đại học trở lên chứ.
Sau này, trong quá trình trưởng thành, mình nhận ra có hai điều mình học nhiều nhất, ở ngoài trường. Đó là ngoại ngũ và học nghề. Mình đã học nhiều khóa nấu ăn, làm bánh, làm rượu, học kỹ năng, học tiếng anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật (dù không thành công với tiênga Nhật lắm). Mình cảm thấy nó thật sự hữu ích, áp dụng ngay được, làm ra tiền ngay đưọc, có tương lai ngay được.
Và sau đó mình nhận ra sức mạnh của việc học nghề. Trong thời buổi mà có hàng trăm hàng nghìn sinh viên thất nghiệp với bằng cử nhận loại ưu khi ra trường, băn khoăn với câu hỏi "làm cái gì nếu học cái đó" thì rất ít khi một người thông thạo ngoại ngữ hay lành nghề gì đó lại không kiếm được việc. Chúng ta cũng phải cân nhắc việc không phải ai trên đời cũng có đủ quỹ thời gian và tiền bạc cho việc ngồi mãi ở ghế nàh trường.
Mỗi người có một việc khác nhau dnah cho họ trong đời, nói theo cách đơn giản nhất thì đó là sự phân hóa xã hội. Bạn hiền không cần phải làm những việc ngưòi ta làm, không cần phải chạy theo những chuẩn mực xã hội nếu nó làm cho bạn cơm không đủ ăn, áo chẳng đủ mặc.
Có thời gian hay không có thời gian thì nhất định vẫn phải trau dồi ngoại ngữ, tiếng nước nào cũng được. Nhưng nhất định phải biết ngoại ngữ. Hãy học nghề, hãy biết ít nhất một nghề nào đó - coi nó như phao cứu sinh nếu có chuyện gì trong đời. Hãy nhìn mọi thứ theo một góc nhìn khác, hãy theo đuổi cái bạn muốn và có niềm tin ở nó. Rốt cuộc thì câu hỏi lúc cuối ngày vẫn chỉ là bạn ăn có no không? Mặc có ấm không? Có mua đưọc cái mình muốn không? Có hạnh phúc không? Phải không nào? _________________
Nếu bạn hiền theo dõi đủ lâu blog của mình, chắc đủ hiểu mình là người tin vào tri thức và giáo dục. Tin đến mức mình nói câu "tri thức là sức mạnh" không biết đến bao nhiêu lần, ở cả blog lẫn trong cuốn sách này, và suy nghĩ rất nhiều về nó.
Mình không dám nhận mình là người học nhiều, nhưng mình muốn biết nhiều. Thời còn nhỏ khi xem phim Nhật, rất nhiều người khi tốt nghiệp cấp ba xong sẽ đi học các trường học nghề, từ làm đẹp, sửa chữa hay nấu nướng. Hồi đó mình không hiểu được nhiều, nghĩ rằng như vậy thì không tốt, lẽ ra phải theo học cao đẳng hay đại học trở lên chứ.
Sau này, trong quá trình trưởng thành, mình nhận ra có hai điều mình học nhiều nhất, ở ngoài trường. Đó là ngoại ngũ và học nghề. Mình đã học nhiều khóa nấu ăn, làm bánh, làm rượu, học kỹ năng, học tiếng anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật (dù không thành công với tiênga Nhật lắm). Mình cảm thấy nó thật sự hữu ích, áp dụng ngay được, làm ra tiền ngay đưọc, có tương lai ngay được.
Và sau đó mình nhận ra sức mạnh của việc học nghề. Trong thời buổi mà có hàng trăm hàng nghìn sinh viên thất nghiệp với bằng cử nhận loại ưu khi ra trường, băn khoăn với câu hỏi "làm cái gì nếu học cái đó" thì rất ít khi một người thông thạo ngoại ngữ hay lành nghề gì đó lại không kiếm được việc. Chúng ta cũng phải cân nhắc việc không phải ai trên đời cũng có đủ quỹ thời gian và tiền bạc cho việc ngồi mãi ở ghế nàh trường.
Mỗi người có một việc khác nhau dnah cho họ trong đời, nói theo cách đơn giản nhất thì đó là sự phân hóa xã hội. Bạn hiền không cần phải làm những việc ngưòi ta làm, không cần phải chạy theo những chuẩn mực xã hội nếu nó làm cho bạn cơm không đủ ăn, áo chẳng đủ mặc.
Có thời gian hay không có thời gian thì nhất định vẫn phải trau dồi ngoại ngữ, tiếng nước nào cũng được. Nhưng nhất định phải biết ngoại ngữ. Hãy học nghề, hãy biết ít nhất một nghề nào đó - coi nó như phao cứu sinh nếu có chuyện gì trong đời. Hãy nhìn mọi thứ theo một góc nhìn khác, hãy theo đuổi cái bạn muốn và có niềm tin ở nó. Rốt cuộc thì câu hỏi lúc cuối ngày vẫn chỉ là bạn ăn có no không? Mặc có ấm không? Có mua đưọc cái mình muốn không? Có hạnh phúc không? Phải không nào? _________________
Danh sách chương