Lục Nghị qua màn hình điện thoại thoáng thấy ý cười trên nét mặt sếp tổng, cũng không giấu được nụ cười trước sự ngơ ngác của Hàn Giai Tuệ.
Hàn Giai Tuệ lững thững đi thẳng về phía cánh cổng gỗ mái dốc đặc trưng, không màng đến hai người đàn ông đang nói chuyện điện thoại kia. Vừa qua cổng liền bước vào một tiểu Japan thu nhỏ. Vài cánh hoa anh đào hồng hồng phớt phớt chao nghiêng rồi chấm theo gót chân cô. Vườn rộng quá! Mấy ngọn đèn vuông vắn dọc theo con đường làm bằng những khối đá nhẵn xếp thành lối đi uốn lượn, xung quanh rải sỏi. Hàn Giai Tuệ bị mê hoặc bởi không gian thanh tịnh nơi này, cứ thế bước theo. Cô ngắm nhìn những gốc thông đen, thông đỏ lá kim từng tầng cắt tỉa gọn gàng. Cạnh tảng đá lớn chạm khắc một chữ thư pháp gì đó rất đẹp có cây phong lá đỏ rực xoè rộng ôm lấy khoảng không yên tĩnh. Cô mải mê chìm trong hương anh đào thoang thoảng quện với mùi thơm của trà phảng phất đâu đây, như gói gọn cả xứ Phù Tang tại nơi này. Suối nhỏ róc rách chảy, Hàn Giai Tuệ cúi người ngồi xuống, tiện tay nhặt một vốc đồ ăn cho cá, rắc nhẹ. Đàn cá quẫy tung bọt bơi đến dưới chân cô, lung linh đủ màu sắc. Sẽ thật khó để rời mắt được khỏi những chú cá Koi rực rỡ ấy.
Một người quản gia cúi người với cô, cung kính theo lễ giáo Nhật. Anh ta mặc trang phục của người Nhật, nhẹ nhàng chào nhưng cũng như ngầm xác định danh tính
"Cô Hàn!"
Hàn Giai Tuệ mỉm cười bước vào trong. Cô đứng trước mái hiên rộng nhìn vào nhà, một làn gió lướt qua, mang theo sự thanh khiết đến lạ.
Dù trước đây, Hàn Giai Tuệ đã tìm hiểu rất nhiều về các công trình kiến trúc đậm nét truyền thống của người Nhật, nhưng lúc này đứng trước nhà gỗ cột khung Wagoya truyền thống, cửa Shoji, Hàn Giai Tuệ vẫn cảm thấy kiến thức của cô còn có phần hạn hẹp. Cô trước giờ luôn đánh giá cao những trải nghiệm thực tế về lĩnh vực của mình. Kiến trúc không chỉ đơn thuần là nghệ thuật xây dựng công trình vật lý, mà còn phản ánh sâu sắc giá trị, niềm tin và nền văn minh của cả một cộng đồng. Hàn Giai Tuệ cảm thấy những tấm bằng khen của cô chỉ giống như là bỏ thêm một hạt muối vào đại dương bao la mà thôi.
""Hajimemashite" (Rất vui được gặp bạn)
Đó là giọng một người đàn ông tóc muối tiêu lốm đốm bạc. Ông ta là người Nhật, tầm trung niên, mặc trên người bộ Yukata màu xám đen, ngồi phía bên kia của chiếc bàn lớn.
Hàn Giai Tuệ giao tiếp thành thạo tiếng Anh và tiếng Pháp, nhưng các ngoại ngữ của người châu Á như tiếng Nhật, tiếng Hàn thì đúng là không rành lắm, cô chỉ biết vài câu chào hỏi thông dụng
"Konbanwa" (Chào buổi tối)
Chào hỏi xong cũng không biết nói thêm gì nữa. Hàn Giai Tuệ hơi tiếc nuối, cô thực sự ấn tượng với mọi thứ ở đây, rất muốn trò chuyện nhiều hơn. Chiều sâu văn hoá xứ Phù Tang là những nét đặc sắc thú vị, kiến trúc Nhật cũng khơi gợi sự tìm tòi học hỏi trong cô rất nhiều.
"Irasshaimase" (Xin chào quý khách)
"Konbanwa, Kobayashi shefu. Koko de oishī dinā o tabetaidesu" (Chào đầu bếp Kobayashi, tôi rất mong có một bữa tối ngon miệng tại đây)
Thì ra, ông ấy tên là Kobayashi. Hàn Giai Tuệ tròn mắt, cố gắng lắng nghe Phong Thừa Vũ vừa mới bước vào nói chuyện với người đàn ông Nhật Bản trong phòng. Anh vừa trò chuyện vừa kéo ghế cho cô ngồi xuống, lại tiện tay múc một chén nước đặt trước mặt cô.
"Trà?"
Hàn Giai Tuệ chưa hết ngạc nhiên, lại bị thứ trong chén làm cho tò mò."Là một loại canh"
"Canh?"
Cô hỏi lại, vẫn còn hoài nghi, hít thở một hơi xong mới mạnh dạn thử một ngụm. Có thể là một món canh cá, cô thấy nó đậm hương vị của biển cả.
Ông Kobayashi lần lượt đặt lên bàn những khay gỗ vuông vắn, bên trong có các loại cá được fillet cẩn thận và cầu kỳ với màu sắc từng miếng khác nhau. Ngoài ra còn có các loại rau củ quả nhập khẩu trực tiếp từ Nhật về, Hàn Giai Tuệ thấy có cả củ wasabi tươi.
Cô thấy buổi tối hôm nay có rất nhiều thứ hay ho. Đặc biệt là cô lại khám phá ra một mặt rất khác của Phong Thừa Vũ. Anh ngồi dưới ánh đèn, tự tin trao đối với đầu bếp người Nhật bản địa bằng ngôn ngữ của họ, không một chút ngập ngừng. Quả thật phải công nhận Tổng giám đốc Phong thị là một người đàn ông xuất chúng, về tất cả mọi mặt.
"Anh biết tiếng Nhật?"
"Một chút"
Phong Thừa Vũ đón lấy chiếc khay gỗ từ tay đầu bếp. Bên trong mỗi một ô lại là một món ăn được bài trí cầu kỳ và tỉ mỉ. Anh gắp đồ ăn trong chiếc bát pha lê nhỏ hình thù hơi bất qui tắc, giơ trước mặt cô. Hàn Giai Tuệ ngại ngùng, ý cô có thể tự ăn được, nhưng anh không chịu. Cô đành phải há miệng chiều theo ý anh. Sắc, hương, vị, tất cả đều đem theo tất cả tinh túy của xứ sở hoa anh đào, trọn vẹn trong miệng.
Thì ra đây là văn hoá Omakase trong ẩm thực Nhật Bản, đầu bếp sẽ sáng tạo và chế biến các món ăn dựa trên nguyên liệu có trong căn bếp của anh ấy. Thật bất ngờ khi trước khi ăn lại không thể biết mình sẽ ăn món gì. Hàn Giai aN Tuệ cảm thấy giống như đang xem một show trình diễn. Đây là nấu ăn sao? Không. Đầu bếp Koyakashi đang trình diễn nghệ thuật.Các món ăn nên được ăn theo thứ tự mà đầu bếp hướng dẫn, để đẩy cao khẩu
vị cho người thưởng thức. Nói rằng ẩm thực Nhật Bản là món ăn cầu kỳ và tinh tế bậc nhất thế giới cũng không ngoa mà.
Hàn Giai Tuệ không thể kìm được mà thốt lên
"Tươi ngon thật đấy"
"Nghe nói có người thèm đồ Nhật nhưng vất vả đến nơi lại vì quán quá đông mà không thể ăn. Bữa tối này là đặc biệt bù cho e đó"
Hàn Giai Tuệ lững thững đi thẳng về phía cánh cổng gỗ mái dốc đặc trưng, không màng đến hai người đàn ông đang nói chuyện điện thoại kia. Vừa qua cổng liền bước vào một tiểu Japan thu nhỏ. Vài cánh hoa anh đào hồng hồng phớt phớt chao nghiêng rồi chấm theo gót chân cô. Vườn rộng quá! Mấy ngọn đèn vuông vắn dọc theo con đường làm bằng những khối đá nhẵn xếp thành lối đi uốn lượn, xung quanh rải sỏi. Hàn Giai Tuệ bị mê hoặc bởi không gian thanh tịnh nơi này, cứ thế bước theo. Cô ngắm nhìn những gốc thông đen, thông đỏ lá kim từng tầng cắt tỉa gọn gàng. Cạnh tảng đá lớn chạm khắc một chữ thư pháp gì đó rất đẹp có cây phong lá đỏ rực xoè rộng ôm lấy khoảng không yên tĩnh. Cô mải mê chìm trong hương anh đào thoang thoảng quện với mùi thơm của trà phảng phất đâu đây, như gói gọn cả xứ Phù Tang tại nơi này. Suối nhỏ róc rách chảy, Hàn Giai Tuệ cúi người ngồi xuống, tiện tay nhặt một vốc đồ ăn cho cá, rắc nhẹ. Đàn cá quẫy tung bọt bơi đến dưới chân cô, lung linh đủ màu sắc. Sẽ thật khó để rời mắt được khỏi những chú cá Koi rực rỡ ấy.
Một người quản gia cúi người với cô, cung kính theo lễ giáo Nhật. Anh ta mặc trang phục của người Nhật, nhẹ nhàng chào nhưng cũng như ngầm xác định danh tính
"Cô Hàn!"
Hàn Giai Tuệ mỉm cười bước vào trong. Cô đứng trước mái hiên rộng nhìn vào nhà, một làn gió lướt qua, mang theo sự thanh khiết đến lạ.
Dù trước đây, Hàn Giai Tuệ đã tìm hiểu rất nhiều về các công trình kiến trúc đậm nét truyền thống của người Nhật, nhưng lúc này đứng trước nhà gỗ cột khung Wagoya truyền thống, cửa Shoji, Hàn Giai Tuệ vẫn cảm thấy kiến thức của cô còn có phần hạn hẹp. Cô trước giờ luôn đánh giá cao những trải nghiệm thực tế về lĩnh vực của mình. Kiến trúc không chỉ đơn thuần là nghệ thuật xây dựng công trình vật lý, mà còn phản ánh sâu sắc giá trị, niềm tin và nền văn minh của cả một cộng đồng. Hàn Giai Tuệ cảm thấy những tấm bằng khen của cô chỉ giống như là bỏ thêm một hạt muối vào đại dương bao la mà thôi.
""Hajimemashite" (Rất vui được gặp bạn)
Đó là giọng một người đàn ông tóc muối tiêu lốm đốm bạc. Ông ta là người Nhật, tầm trung niên, mặc trên người bộ Yukata màu xám đen, ngồi phía bên kia của chiếc bàn lớn.
Hàn Giai Tuệ giao tiếp thành thạo tiếng Anh và tiếng Pháp, nhưng các ngoại ngữ của người châu Á như tiếng Nhật, tiếng Hàn thì đúng là không rành lắm, cô chỉ biết vài câu chào hỏi thông dụng
"Konbanwa" (Chào buổi tối)
Chào hỏi xong cũng không biết nói thêm gì nữa. Hàn Giai Tuệ hơi tiếc nuối, cô thực sự ấn tượng với mọi thứ ở đây, rất muốn trò chuyện nhiều hơn. Chiều sâu văn hoá xứ Phù Tang là những nét đặc sắc thú vị, kiến trúc Nhật cũng khơi gợi sự tìm tòi học hỏi trong cô rất nhiều.
"Irasshaimase" (Xin chào quý khách)
"Konbanwa, Kobayashi shefu. Koko de oishī dinā o tabetaidesu" (Chào đầu bếp Kobayashi, tôi rất mong có một bữa tối ngon miệng tại đây)
Thì ra, ông ấy tên là Kobayashi. Hàn Giai Tuệ tròn mắt, cố gắng lắng nghe Phong Thừa Vũ vừa mới bước vào nói chuyện với người đàn ông Nhật Bản trong phòng. Anh vừa trò chuyện vừa kéo ghế cho cô ngồi xuống, lại tiện tay múc một chén nước đặt trước mặt cô.
"Trà?"
Hàn Giai Tuệ chưa hết ngạc nhiên, lại bị thứ trong chén làm cho tò mò."Là một loại canh"
"Canh?"
Cô hỏi lại, vẫn còn hoài nghi, hít thở một hơi xong mới mạnh dạn thử một ngụm. Có thể là một món canh cá, cô thấy nó đậm hương vị của biển cả.
Ông Kobayashi lần lượt đặt lên bàn những khay gỗ vuông vắn, bên trong có các loại cá được fillet cẩn thận và cầu kỳ với màu sắc từng miếng khác nhau. Ngoài ra còn có các loại rau củ quả nhập khẩu trực tiếp từ Nhật về, Hàn Giai Tuệ thấy có cả củ wasabi tươi.
Cô thấy buổi tối hôm nay có rất nhiều thứ hay ho. Đặc biệt là cô lại khám phá ra một mặt rất khác của Phong Thừa Vũ. Anh ngồi dưới ánh đèn, tự tin trao đối với đầu bếp người Nhật bản địa bằng ngôn ngữ của họ, không một chút ngập ngừng. Quả thật phải công nhận Tổng giám đốc Phong thị là một người đàn ông xuất chúng, về tất cả mọi mặt.
"Anh biết tiếng Nhật?"
"Một chút"
Phong Thừa Vũ đón lấy chiếc khay gỗ từ tay đầu bếp. Bên trong mỗi một ô lại là một món ăn được bài trí cầu kỳ và tỉ mỉ. Anh gắp đồ ăn trong chiếc bát pha lê nhỏ hình thù hơi bất qui tắc, giơ trước mặt cô. Hàn Giai Tuệ ngại ngùng, ý cô có thể tự ăn được, nhưng anh không chịu. Cô đành phải há miệng chiều theo ý anh. Sắc, hương, vị, tất cả đều đem theo tất cả tinh túy của xứ sở hoa anh đào, trọn vẹn trong miệng.
Thì ra đây là văn hoá Omakase trong ẩm thực Nhật Bản, đầu bếp sẽ sáng tạo và chế biến các món ăn dựa trên nguyên liệu có trong căn bếp của anh ấy. Thật bất ngờ khi trước khi ăn lại không thể biết mình sẽ ăn món gì. Hàn Giai aN Tuệ cảm thấy giống như đang xem một show trình diễn. Đây là nấu ăn sao? Không. Đầu bếp Koyakashi đang trình diễn nghệ thuật.Các món ăn nên được ăn theo thứ tự mà đầu bếp hướng dẫn, để đẩy cao khẩu
vị cho người thưởng thức. Nói rằng ẩm thực Nhật Bản là món ăn cầu kỳ và tinh tế bậc nhất thế giới cũng không ngoa mà.
Hàn Giai Tuệ không thể kìm được mà thốt lên
"Tươi ngon thật đấy"
"Nghe nói có người thèm đồ Nhật nhưng vất vả đến nơi lại vì quán quá đông mà không thể ăn. Bữa tối này là đặc biệt bù cho e đó"
Danh sách chương