Cuối giờ Tuất, dọc phố thành Nam Phù Giang.
“Hảo hán, đến rồi.”
Lữ Xuyên áp giải người, cũng dừng lại theo bước chân đối phương, hắn ngước đầu lên nhìn, một tấm biển liền đập vào mắt, Lò Rèn Lão Vương.
Canh giờ đã muộn, trên phố ngoại trừ tửu lâu và khách sạn thì những cửa hàng khác đều đã nghỉ, lò rèn này cũng không ngoại lệ, trong nhà không đốt đèn, người có vẻ đã đi hết.
Nhưng Lữ Xuyên biết cảnh tượng này nhất định không thể tin, bởi vì hắn quan sát cẩn thận cánh cửa, phát hiện một con dấu hình quạt nhàn nhạt ở góc phải bên dưới tấm biển hiệu, nếu không có chủ đích tìm kiếm thì trăm phần phăm người đi đường sẽ không chú ý thấy ký hiệu này.
Lữ Xuyên chỉa cằm về phía cửa, ra hiệu cho gã dẫn đường.
Kẻ bị hắn bắt là một nam thanh niên, tuổi không lớn lắm, mặt đỏ phơn phớt, trông quả thực rất giống một thợ rèn.
Lúc nãy ra tay Lữ Xuyên cũng cảm giác người này không biết võ công, tác phong cũng không giống tử sĩ được nuôi bởi các nhà quyền quý, bị hắn dọa một cái là cuống hết cả lên, thuộc hạ dễ đánh bại như vậy thì cái vị đường sứ kia hẳn cũng không quá khó đối phó.
Song vì cẩn thận, Lữ Xuyên vẫn đề cao cảnh giác.
Sau một chén trà, Lữ Xuyên phát hiện trong lò rèn này quả nhiên có càn khôn, càn khôn của nó chính là lò rèn chỉ là một lớp vỏ ngụy trang, cửa vào Khoái Tai môn thật sự đang ở nơi khác.
Thanh niên mặt đỏ dẫn hắn chui vào đường hầm được ngụy trang thành nồi hơi trên bếp lò, đi qua báy tám ngã rẽ tối thui quanh co, qua tiếp một cái giếng cạn hoang phế rồi lại trở về với mặt đất, đi tới một đại viện đặt đầy giỏ trúc, sọt trúc.
Viện này trông âm u xám xịt mà có tới mấy lối vào, Lữ Xuyên theo sau thanh niên bước qua một cái cổng vòm, cảnh tượng trong tường thay đổi hoàn toàn, bên trong không chỉ có người thủ vệ mà trên vách còn có rồng bay hổ ngồi, treo một tấm hoành phi viết “Thiên Lý Khoái Tai Phong” bằng chữ Thảo.
Lữ Xuyên đối diện với ánh mắt đề phòng của thủ vệ, nhủ thầm mình cuối cùng cũng tìm được tới nơi rồi.
“Ngươi là ai?” Thủ vệ đột nhiên rút chiếc nỏ treo bên hông ra, bước nhanh xuống bậc thang, chĩa mũi têm vào Lữ Xuyên, cất giọng quát lên, “Đứng yên không được nhúc nhích! Trả lời đi!”
Ở nơi tiếng nói của hắn ta phát ra, Lữ Xuyên nghe thấy có tiếng bước chân dồn dập, bất thình lình có kẻ từ trong nhà vọt ra.
Lữ Xuyên chưa bao giờ dám khinh địch, hắn lập tức túm lấy vai của gã thanh niên đang nhón chân định lặng lẽ chuồn đi, ý đồ bắt gã ta làm bia thịt.
Khoảnh khắc hắn động đậy, thủ vệ cũng bắn nỏ, mũi tên lao vút đi như gió, nhanh đến nỗi với thân thủ như của Lữ Xuyên cũng không tránh kịp, vào lúc ấy hắn cũng chẳng thèm quan tâm con tin gì đó nữa, dồn sức xô mạnh thanh niên mặt đỏ sang bên.
Giây tiếp theo, mũi tên xé gió bay sượt qua cánh tay phải của hắn, một chùm máu bắn ra bay theo gió cuốn.
Lữ Xuyên nhảy khỏi chỗ cũ, nấp ra sau lu nước lớn ở giữa sân, sau khi đứng vững hắn lập tức xem xét vết thương, thấy máu tuy đang chảy nhưng là màu đỏ, hắn thầm thở phào nhẹ nhõm, mặc kệ vết thương do tên bắn kia, ánh mắt lạnh đi, cả người tỏa ra sát khí.
Hắn vốn tưởng đối phương chỉ là tổ chức dân gian, cho nên cố gắng nương tay không muốn làm ai bị thương, ngờ đâu người ở đây toàn tung ra sát chiêu, trông không có vẻ như sẽ chịu nói lý lẽ gì, vậy thì hắn cũng cóc cần khách khí với cái môn phái quỷ quái này nữa!
Lúc này, trước tiếng bước chân ở trong sân ngừng lại, Lữ Xuyên ló đầu ra khỏi vại nước như cá bơi cắn câu, mượn cơ hội để xem xét tình thế.
Chỉ thấy mười mấy người bỗng từ đâu xông ra, xếp thành hàng ngang ở phía dưới bậc thang, có kẻ tay lăm lăm dao phay, có kẻ thì lại cầm ống mực, trông rất có sức uy hiếp chứ chẳng hề buồn cười.
Lữ Xuyên chật vật nheo mắt, vừa cảm thấy những kẻ này quả đúng là càn rỡ, vừa tháo chiếc đai lưng của mình ra.
Kẻ vừa bắn tên không nhìn thấy hắn đang làm gì, bèn giơ nỏ đi lên phía trước, quát: “Ngươi là ai? Tại sao một mình xông vào nơi này?”
Dù Lữ Xuyên muốn nói chuyện với hắn ta thì trước tiên cũng phải loại bỏ cái nỏ gây nguy hiểm cho tính mạng của mình đã, hắn cởi bỏ áo ngoài, tập trung lắng nghe vị trí tiếng bước chân, tiếp đó ném áo về bên trái, cả người thì dán vào vách tường bên phải, mắt tựa chim ưng nhắm ngay vào bốn cổ tay, sau đó dồn sức từ toàn bộ cánh tay vào các đầu ngón tay, ném ra bốn mũi ám khí.
Bóng dáng của cao thủ dưới trướng thủ phụ ngày xưa vẫn còn đó, trình độ dùng ám khí tuy chưa đến mức bách phát bách trúng, nhưng đối phó với đám người thường của Khoái Tai môn thì vẫn thừa sức.
Lữ Xuyên thậm chí không cần quay đầu xem kết quả cũng biết chắc mình sẽ không thất bại, bởi vì trong không khí ngoài tiếng la hét đau đớn xen lẫn ngỡ ngàng, thì còn có cả tiếng bốn thứ đồ rơi xuống.
Sau một kích đắc thủ đó, Lữ Xuyên không cho đối phương một giây ứng phó nào, hắn lao ra từ bên phải, một tay cầm đao đặt nghiêng trước người để phòng hộ, tay còn lại nắm đầy ám khí, sẵn sàng tấn công một khi có biến cố.
Cước bộ của hắn rất nhanh, mới giây trước còn đứng trên nền gạch xanh, giây sau đã ở trên tảng đá, người của Khoái Tai môn chỉ thấy được cái bóng lờ mờ, hoàn toàn kinh hãi bởi tốc độ của hắn.
Thân pháp nhanh nhường này, muốn giết người ở đây thì chẳng phải dễ ợt như thái rau hay sao? Lữ Xuyên nhanh chóng vọt đến gần đám người, lòng hắn tuy tức giận nhưng dù sao vẫn nhớ rõ lời phó thác của Lý Ý Lan, hắn không muốn làm lớn chuyện nên chỉ tặng ba kẻ xa lạ ở gần mình một cú đá vào ngực mà thôi.
Chờ bọn họ bay ra ngoài, hắn mới nhảy lên bậc thang, đứng ở chỗ cao lấy ra tướng quân lệnh của du kích phủ Nhiêu Lâm, dõng dạc nói: “Ta không có ý gây sự, chỉ là quan phủ giao việc, có vài vấn đề muốn thỉnh giáo quý môn, hi vọng các vị có thể phối hợp.”
Dù sao đa phần người Khoái Tai môn vẫn xuất thân từ lương dân phố phường, nhìn thấy lệnh bài quan phủ thì ai nấy đều hoảng hốt.
Trong môn có môn chúng báo cáo là trên chợ có kẻ giả danh Khoái Tai môn để lừa lọc, chuyện kiểu này trước kia cũng từng xảy ra, đường sứ liền ấn theo quy tắc cũ phái người đi theo dõi, ai ngờ kẻ bị theo dõi không chỉ là cao thủ giang hồ mà còn là người trong triều đình.
Từ xưa dân không đấu với quan, kẻ có vẻ là thủ lĩnh tỏ vẻ tức giận, vừa tạ lỗi với Lữ Xuyên, vừa nhanh chóng phái người đi mời đường sứ.
Nửa nén hương sau, một ông lão tóc hoa râm độ năm mươi tuổi đi tới sảnh đường, chắp tay với Lữ Xuyên nói thất lễ.
Lữ Xuyên đến vì cầu cạnh nên cũng không dám thô lỗ với người này, sau khi mỉm cười cởi bỏ hiểu lầm, hắn móc chiếc chuông bách tuế từ trong ngực ra, nói rõ mục đích đến của mình.
“Đây là đồ của Bạch chưởng giáo của quý môn, không biết vì sao lại xuất hiện trong nhà người thợ mộc liên quan đến bạch cốt án, đây là việc lớn, xin lão tiên sinh báo lại với môn chúng.”
Vẻ kinh ngạc trên mặt ông lão không giống như giả bộ, lão dùng bàn tay nhăn nheo nứt nẻ cầm chiếc chuông lên, lật qua lật lại ngắm nghía một hồi rồi mới đáp: “Các hạ, trú điểm Phù Giang chúng ta quả thật không biết việc này, nếu ngươi tin tưởng lão phu thì hãy nán lại đây hai ngày, đợi ta bẩm báo với thượng cấp sau đó sẽ trả lời ngươi, liệu có được không?”
Lời ấy đúng ý Lữ Xuyên, hắn cười nói: “Được chứ, xin làm phiền đường sứ.”
——
Đầu giờ Hợi, nha môn Nhiêu Lâm.
Vào ngày vụ án xảy ra, hai người Lưu, La tham dự kéo dây vì thương bệnh nên không bị xếp vào danh sách nghi phạm, hiện tại vẫn đang ở tại Nhậm Dương, mà ông chủ Tùng Bách trai – thợ làm diều Mã Trọng và Chu Nhụy – em gái của người chết Chu Trụ Lương thì ở trong thành.
Mọi người thương nghị nửa ngày, cuối cùng nhất trí quyết định rằng vẫn cần phải triệu hai người này tới để tra hỏi.
Tuyết rơi cả đêm, hôm sau khi Lý Ý Lan mở cửa ra, đất trời đã phủ một màu trắng xóa, cái lạnh dội buốt trong không khí, Lý Ý Lan vừa bước qua ngưỡng cửa thì một người cũng tiến vào cổng vòm trong sân, nhấc theo một chiếc xẻng, y phục mang màu tuyết, ngoài Tri Tân ra thì còn ai khác nữa.
Dấu chân hôm qua đã sớm bị vùi lấp, Lý Ý Lan đi về phía y, tạo nên một hàng dấu chân mới.
Tri Tân cũng đi về phía hành lang, dấu chân cũng hướng tới chỗ hắn, đáng lẽ sẽ là một cuội hội ngộ chẳng in dấu, ấy vậy mà lại ngẫu nhiên được lớp tuyết phủ lưu giữ nửa khắc.
Lý Ý Lan sờ đầu thương trong tay áo, cười nhìn chiếc xẻng của Tri Tân: “Mới sớm ra mà đại sư đã bận bịu chi vậy?”
Tri Tân dùng hổ khẩu treo lấy chuôi xẻng, chắp tay tạo thành một Phật lễ không chỉn chu cho lắm, y nói: “Con chim sẻ kia đêm qua không chống chọi được với gió lạnh, đã ngủ trên bệ cửa sổ phòng ta, ta…..”
Lý Ý Lan nhìn chiếc xẻng kia đung đung đưa đưa, sợ xẻng rơi vào chân y, nhân lúc Tri Tân đưa tay ra nói chuyện, hắn bèn đưa tay nắm lấy chiếc xẻng nọ.
Tri Tân ngẩn ra bởi sự giúp đỡ đột ngột của hắn, hoặc phải gọi là sự ân cần thì phù hợp hơn, tầm mắt y nhìn lướt qua mặt đất, tiếp đó y lại chắp hai tay, khoẻ môi nhoẻn cười thật nhẹ, bảo rằng: “Ta đi tìm cho nó một chỗ mai táng.”
Lý Ý Lan để ý thấy Tri Tân không nói từ “Chết” mà dùng một chữ “Ngủ” rất dỗi dịu dàng, lòng hắn chợt nghĩ, hẳn đại sư cũng phần nào đau buồn.
Mấy ngày nay đến nha môn, so với đám người bận bù đầu bù tai như bọn họ, thời gian con chim sẻ này ở bên Tri Tân lại nhiều hơn.
Y cũng khá để tâm tới nó, đêm nào trên bệ cửa sổ cũng có gạo mới, hai hôm nay còn có thêm một cái bát đựng nước hình nón gấp bằng lá trúc, ngay cả ngón tay trỏ cũng nhét không lọt, cũng chỉ có con chim to bằng bàn tay kia mới có thể hưởng dụng, mấy ngày nữa có khi còn xuất hiện thêm một cái tổ chim cũng nên.
Nhưng việc chưa xong mà vai chính đã đi đời nhà ma, cái gọi là thế sự vô thường, có lẽ chính là khoảnh khắc này đây.
Lý Ý Lan bỗng không vội luyện thương nữa, hắn kỳ thực rất khỏe mạnh, chỉ là không muốn để Tri Tân một mình nên liền bịa ra một cái cớ: “Từ sáng nay chẳng hiểu sao cổ họng cứ ngứa dữ dội, nếu đại sư rảnh rỗi, liệu có tiện khám giúp ta được không?”
Tri Tân vẫn luôn quan tâm đến bệnh tình của hắn, nghe vậy y tưởng là thật, bèn đưa tay về phía hắn, bảo: “Tiện chứ, tiện ngay bây giờ đây. Đi theo ta, ta xin phép đi rửa tay trước đã, đưa xẻng cho ta đi.”
Lý Ý Lan đưa xẻng ra sau lưng, dùng tay còn lại làm động tác “Mời”.
Một cái cái xẻng mà thôi, cũng chẳng phải một ngọn núi, Tri Tân cười cười, chỉnh lại tay áo rồi đi ở phía trước.
Đông y chú ý vọng, văn, vấn, thiết[1], vấn thiết thì dễ rồi, nhưng ho khan thì là từ xuống họng mà ra, Lý Ý Lan phải ngồi xuống há miệng ngước đầu, để cho Tri Tân đứng ở đằng trước nâng hai bên mặt hắn lên, chăm chú quan sát miệng lưỡi hắn.
Phật giả sống ở chốn hương khói, quanh thân luôn vương vất mùi đàn hương, khi thứ mùi ấy xộc vào trong mũi, Lý Ý Lan bất chợt nổi cơn muốn ho, không phải vì bệnh trạng trong cơ thể, mà là cảm giác nôn nao xa lạ trong tim gây ra.
Mặt của đại sư mặt cách hắn quá gần, khiến hắn không biết nhìn vào đâu mới phải.
Cũng may là chỉ một chút thôi, Lý Ý Lan lơ đãng nghĩ thầm, may là trước khi ra khỏi cửa hắn đã súc miệng rửa mặt rồi, bằng không nếu người ngợm nhếch nhác thì rất có thể sẽ bị đại sư tránh như đồ tanh mặn mất.
Tri Tân thì chẳng nghĩ vẩn vơ nhiều như hắn, y là một hòa thượng đường hoàng, khám bệnh là khám bệnh, những cái khác Tri Tân đều không quá chú ý.
Theo như y quan sát, chất lưỡi của Lý Ý Lan mỏng, tưa lưỡi trắng nhờn, cuống họng có hầu nga ở hai bên, hẳn là đã phác tác nhiều lần trong suốt một quãng thời gian rất dài, cho nên lưỡi sưng tấy phình to, thảo nào hắn lại than ngứa. (Hầu nga: bệnh cuống họng, vòm amiđan hai bên cuống họng sưng tấy như hình con bướm đên nên gọi là hầu nga (bướm họng).)
Tri Tân quan sát xong, vừa đứng lên dịch ra khỏi trước mặt hắn, vừa dùng mu bàn tay đỡ lấy hàm dưới của hắn, ra hiệu cho hắn có thể trở về bình thường.
“Ta biết ngươi phụng lệnh vua, không thể tham tâm an dưỡng trên giường, cho nên lời này có nói cũng như không nói. Lát nữa ta sẽ kê vài phương thuốc đơn giản không tốn thời gian cho ngươi, ngươi tự làm theo, được không?”
Lý Ý Lan lần đầu tiên gặp đại phu bỏ mặc cho bệnh nhân tự làm như y, có lẽ bởi Tri Tân vốn cũng chẳng phải đại phu, cho nên Lý Ý Lan càng muốn vâng theo phương thuốc của y, đồng thời hắn cũng cảm thấy, không thể sống tiếp thật dài thật lâu quả là một nỗi tiếc nuối.
“Được, xin làm phiền đại sư.”
Tri Tân bỏ tay xuống, cất lời trêu đùa: “Đừng nói tới làm phiền, có qua mà không có lại thì thật chẳng phải phép, vừa hay mọi người cũng chưa tới, đánh một ván cờ với ta nhé.”
Ngày tuyết vốn nên ở trong phòng ấm ngâm thơ thưởng trà rượu với hảo hữu, hảo hữu đã ở nơi đưa tay là có thể chạm tới, Lý Ý Lan bất chợt có ảo giác rằng mình vừa trộm được nửa ngày rảnh rỗi kiếp phù sinh.
Trình độ đánh cờ của hắn thật sự không cao, ván cờ này định trước là sẽ thua rồi, song ý của Túy Ông chẳng phải ở rượu[2], mà là ở người mà thôi ——
******
★Chú thích:
[1]Vọng, Văn, Vấn, Thiết: là bốn bước khám bệnh trong Đông y.
Vọng: là nhìn, quan sát hình thái, vóc dáng, động thái, màu sắc của da, lông, tóc, móng…. và hình thái, cử động của lưỡi, màu sắc của rêu lưỡi.
Văn: là nghe, ngửi. Nghe tiếng nói, tiếng nấc, tiếng ho, tiếng thở của người bệnh. Ngửi là ngửi khí vị, cụ thể là ngửi hơi thở, thậm chí ngửi chất bài tiết của người bệnh.
Vấn: là hỏi về cảm giác nóng lạnh, về mồ hôi, vị trí đau,…. để biết nguyên nhân gây bệnh.
Thiết: là sờ nắn vùng bụng, tay chân, vùng bị đau để bắt mạch chẩn bệnh.
[2]Ý của Túy Ông chẳng phải ở rượu: đây là câu đầu tiên trong bài “Túy Ông Đình Ký” của Âu Dương Tu đời Tống. Hai câu đầu là “Túy Ông say ý chẳng vì rượu; say vì đâu, nước thẳm với non cao” (Dịch thơ của Nguyễn Khuyến), ý để nói kẻ say không phải vì rượu mà vì gửi gắm tình cảm vào thiên niên non nước, giấu sâu tâm tư ở trong lòng. Về sau câu đầu “Ý của Túy Ông chẳng phải ở rượu” thường để nói đến nỗi lòng sâu kín, âm thầm.
“Hảo hán, đến rồi.”
Lữ Xuyên áp giải người, cũng dừng lại theo bước chân đối phương, hắn ngước đầu lên nhìn, một tấm biển liền đập vào mắt, Lò Rèn Lão Vương.
Canh giờ đã muộn, trên phố ngoại trừ tửu lâu và khách sạn thì những cửa hàng khác đều đã nghỉ, lò rèn này cũng không ngoại lệ, trong nhà không đốt đèn, người có vẻ đã đi hết.
Nhưng Lữ Xuyên biết cảnh tượng này nhất định không thể tin, bởi vì hắn quan sát cẩn thận cánh cửa, phát hiện một con dấu hình quạt nhàn nhạt ở góc phải bên dưới tấm biển hiệu, nếu không có chủ đích tìm kiếm thì trăm phần phăm người đi đường sẽ không chú ý thấy ký hiệu này.
Lữ Xuyên chỉa cằm về phía cửa, ra hiệu cho gã dẫn đường.
Kẻ bị hắn bắt là một nam thanh niên, tuổi không lớn lắm, mặt đỏ phơn phớt, trông quả thực rất giống một thợ rèn.
Lúc nãy ra tay Lữ Xuyên cũng cảm giác người này không biết võ công, tác phong cũng không giống tử sĩ được nuôi bởi các nhà quyền quý, bị hắn dọa một cái là cuống hết cả lên, thuộc hạ dễ đánh bại như vậy thì cái vị đường sứ kia hẳn cũng không quá khó đối phó.
Song vì cẩn thận, Lữ Xuyên vẫn đề cao cảnh giác.
Sau một chén trà, Lữ Xuyên phát hiện trong lò rèn này quả nhiên có càn khôn, càn khôn của nó chính là lò rèn chỉ là một lớp vỏ ngụy trang, cửa vào Khoái Tai môn thật sự đang ở nơi khác.
Thanh niên mặt đỏ dẫn hắn chui vào đường hầm được ngụy trang thành nồi hơi trên bếp lò, đi qua báy tám ngã rẽ tối thui quanh co, qua tiếp một cái giếng cạn hoang phế rồi lại trở về với mặt đất, đi tới một đại viện đặt đầy giỏ trúc, sọt trúc.
Viện này trông âm u xám xịt mà có tới mấy lối vào, Lữ Xuyên theo sau thanh niên bước qua một cái cổng vòm, cảnh tượng trong tường thay đổi hoàn toàn, bên trong không chỉ có người thủ vệ mà trên vách còn có rồng bay hổ ngồi, treo một tấm hoành phi viết “Thiên Lý Khoái Tai Phong” bằng chữ Thảo.
Lữ Xuyên đối diện với ánh mắt đề phòng của thủ vệ, nhủ thầm mình cuối cùng cũng tìm được tới nơi rồi.
“Ngươi là ai?” Thủ vệ đột nhiên rút chiếc nỏ treo bên hông ra, bước nhanh xuống bậc thang, chĩa mũi têm vào Lữ Xuyên, cất giọng quát lên, “Đứng yên không được nhúc nhích! Trả lời đi!”
Ở nơi tiếng nói của hắn ta phát ra, Lữ Xuyên nghe thấy có tiếng bước chân dồn dập, bất thình lình có kẻ từ trong nhà vọt ra.
Lữ Xuyên chưa bao giờ dám khinh địch, hắn lập tức túm lấy vai của gã thanh niên đang nhón chân định lặng lẽ chuồn đi, ý đồ bắt gã ta làm bia thịt.
Khoảnh khắc hắn động đậy, thủ vệ cũng bắn nỏ, mũi tên lao vút đi như gió, nhanh đến nỗi với thân thủ như của Lữ Xuyên cũng không tránh kịp, vào lúc ấy hắn cũng chẳng thèm quan tâm con tin gì đó nữa, dồn sức xô mạnh thanh niên mặt đỏ sang bên.
Giây tiếp theo, mũi tên xé gió bay sượt qua cánh tay phải của hắn, một chùm máu bắn ra bay theo gió cuốn.
Lữ Xuyên nhảy khỏi chỗ cũ, nấp ra sau lu nước lớn ở giữa sân, sau khi đứng vững hắn lập tức xem xét vết thương, thấy máu tuy đang chảy nhưng là màu đỏ, hắn thầm thở phào nhẹ nhõm, mặc kệ vết thương do tên bắn kia, ánh mắt lạnh đi, cả người tỏa ra sát khí.
Hắn vốn tưởng đối phương chỉ là tổ chức dân gian, cho nên cố gắng nương tay không muốn làm ai bị thương, ngờ đâu người ở đây toàn tung ra sát chiêu, trông không có vẻ như sẽ chịu nói lý lẽ gì, vậy thì hắn cũng cóc cần khách khí với cái môn phái quỷ quái này nữa!
Lúc này, trước tiếng bước chân ở trong sân ngừng lại, Lữ Xuyên ló đầu ra khỏi vại nước như cá bơi cắn câu, mượn cơ hội để xem xét tình thế.
Chỉ thấy mười mấy người bỗng từ đâu xông ra, xếp thành hàng ngang ở phía dưới bậc thang, có kẻ tay lăm lăm dao phay, có kẻ thì lại cầm ống mực, trông rất có sức uy hiếp chứ chẳng hề buồn cười.
Lữ Xuyên chật vật nheo mắt, vừa cảm thấy những kẻ này quả đúng là càn rỡ, vừa tháo chiếc đai lưng của mình ra.
Kẻ vừa bắn tên không nhìn thấy hắn đang làm gì, bèn giơ nỏ đi lên phía trước, quát: “Ngươi là ai? Tại sao một mình xông vào nơi này?”
Dù Lữ Xuyên muốn nói chuyện với hắn ta thì trước tiên cũng phải loại bỏ cái nỏ gây nguy hiểm cho tính mạng của mình đã, hắn cởi bỏ áo ngoài, tập trung lắng nghe vị trí tiếng bước chân, tiếp đó ném áo về bên trái, cả người thì dán vào vách tường bên phải, mắt tựa chim ưng nhắm ngay vào bốn cổ tay, sau đó dồn sức từ toàn bộ cánh tay vào các đầu ngón tay, ném ra bốn mũi ám khí.
Bóng dáng của cao thủ dưới trướng thủ phụ ngày xưa vẫn còn đó, trình độ dùng ám khí tuy chưa đến mức bách phát bách trúng, nhưng đối phó với đám người thường của Khoái Tai môn thì vẫn thừa sức.
Lữ Xuyên thậm chí không cần quay đầu xem kết quả cũng biết chắc mình sẽ không thất bại, bởi vì trong không khí ngoài tiếng la hét đau đớn xen lẫn ngỡ ngàng, thì còn có cả tiếng bốn thứ đồ rơi xuống.
Sau một kích đắc thủ đó, Lữ Xuyên không cho đối phương một giây ứng phó nào, hắn lao ra từ bên phải, một tay cầm đao đặt nghiêng trước người để phòng hộ, tay còn lại nắm đầy ám khí, sẵn sàng tấn công một khi có biến cố.
Cước bộ của hắn rất nhanh, mới giây trước còn đứng trên nền gạch xanh, giây sau đã ở trên tảng đá, người của Khoái Tai môn chỉ thấy được cái bóng lờ mờ, hoàn toàn kinh hãi bởi tốc độ của hắn.
Thân pháp nhanh nhường này, muốn giết người ở đây thì chẳng phải dễ ợt như thái rau hay sao? Lữ Xuyên nhanh chóng vọt đến gần đám người, lòng hắn tuy tức giận nhưng dù sao vẫn nhớ rõ lời phó thác của Lý Ý Lan, hắn không muốn làm lớn chuyện nên chỉ tặng ba kẻ xa lạ ở gần mình một cú đá vào ngực mà thôi.
Chờ bọn họ bay ra ngoài, hắn mới nhảy lên bậc thang, đứng ở chỗ cao lấy ra tướng quân lệnh của du kích phủ Nhiêu Lâm, dõng dạc nói: “Ta không có ý gây sự, chỉ là quan phủ giao việc, có vài vấn đề muốn thỉnh giáo quý môn, hi vọng các vị có thể phối hợp.”
Dù sao đa phần người Khoái Tai môn vẫn xuất thân từ lương dân phố phường, nhìn thấy lệnh bài quan phủ thì ai nấy đều hoảng hốt.
Trong môn có môn chúng báo cáo là trên chợ có kẻ giả danh Khoái Tai môn để lừa lọc, chuyện kiểu này trước kia cũng từng xảy ra, đường sứ liền ấn theo quy tắc cũ phái người đi theo dõi, ai ngờ kẻ bị theo dõi không chỉ là cao thủ giang hồ mà còn là người trong triều đình.
Từ xưa dân không đấu với quan, kẻ có vẻ là thủ lĩnh tỏ vẻ tức giận, vừa tạ lỗi với Lữ Xuyên, vừa nhanh chóng phái người đi mời đường sứ.
Nửa nén hương sau, một ông lão tóc hoa râm độ năm mươi tuổi đi tới sảnh đường, chắp tay với Lữ Xuyên nói thất lễ.
Lữ Xuyên đến vì cầu cạnh nên cũng không dám thô lỗ với người này, sau khi mỉm cười cởi bỏ hiểu lầm, hắn móc chiếc chuông bách tuế từ trong ngực ra, nói rõ mục đích đến của mình.
“Đây là đồ của Bạch chưởng giáo của quý môn, không biết vì sao lại xuất hiện trong nhà người thợ mộc liên quan đến bạch cốt án, đây là việc lớn, xin lão tiên sinh báo lại với môn chúng.”
Vẻ kinh ngạc trên mặt ông lão không giống như giả bộ, lão dùng bàn tay nhăn nheo nứt nẻ cầm chiếc chuông lên, lật qua lật lại ngắm nghía một hồi rồi mới đáp: “Các hạ, trú điểm Phù Giang chúng ta quả thật không biết việc này, nếu ngươi tin tưởng lão phu thì hãy nán lại đây hai ngày, đợi ta bẩm báo với thượng cấp sau đó sẽ trả lời ngươi, liệu có được không?”
Lời ấy đúng ý Lữ Xuyên, hắn cười nói: “Được chứ, xin làm phiền đường sứ.”
——
Đầu giờ Hợi, nha môn Nhiêu Lâm.
Vào ngày vụ án xảy ra, hai người Lưu, La tham dự kéo dây vì thương bệnh nên không bị xếp vào danh sách nghi phạm, hiện tại vẫn đang ở tại Nhậm Dương, mà ông chủ Tùng Bách trai – thợ làm diều Mã Trọng và Chu Nhụy – em gái của người chết Chu Trụ Lương thì ở trong thành.
Mọi người thương nghị nửa ngày, cuối cùng nhất trí quyết định rằng vẫn cần phải triệu hai người này tới để tra hỏi.
Tuyết rơi cả đêm, hôm sau khi Lý Ý Lan mở cửa ra, đất trời đã phủ một màu trắng xóa, cái lạnh dội buốt trong không khí, Lý Ý Lan vừa bước qua ngưỡng cửa thì một người cũng tiến vào cổng vòm trong sân, nhấc theo một chiếc xẻng, y phục mang màu tuyết, ngoài Tri Tân ra thì còn ai khác nữa.
Dấu chân hôm qua đã sớm bị vùi lấp, Lý Ý Lan đi về phía y, tạo nên một hàng dấu chân mới.
Tri Tân cũng đi về phía hành lang, dấu chân cũng hướng tới chỗ hắn, đáng lẽ sẽ là một cuội hội ngộ chẳng in dấu, ấy vậy mà lại ngẫu nhiên được lớp tuyết phủ lưu giữ nửa khắc.
Lý Ý Lan sờ đầu thương trong tay áo, cười nhìn chiếc xẻng của Tri Tân: “Mới sớm ra mà đại sư đã bận bịu chi vậy?”
Tri Tân dùng hổ khẩu treo lấy chuôi xẻng, chắp tay tạo thành một Phật lễ không chỉn chu cho lắm, y nói: “Con chim sẻ kia đêm qua không chống chọi được với gió lạnh, đã ngủ trên bệ cửa sổ phòng ta, ta…..”
Lý Ý Lan nhìn chiếc xẻng kia đung đung đưa đưa, sợ xẻng rơi vào chân y, nhân lúc Tri Tân đưa tay ra nói chuyện, hắn bèn đưa tay nắm lấy chiếc xẻng nọ.
Tri Tân ngẩn ra bởi sự giúp đỡ đột ngột của hắn, hoặc phải gọi là sự ân cần thì phù hợp hơn, tầm mắt y nhìn lướt qua mặt đất, tiếp đó y lại chắp hai tay, khoẻ môi nhoẻn cười thật nhẹ, bảo rằng: “Ta đi tìm cho nó một chỗ mai táng.”
Lý Ý Lan để ý thấy Tri Tân không nói từ “Chết” mà dùng một chữ “Ngủ” rất dỗi dịu dàng, lòng hắn chợt nghĩ, hẳn đại sư cũng phần nào đau buồn.
Mấy ngày nay đến nha môn, so với đám người bận bù đầu bù tai như bọn họ, thời gian con chim sẻ này ở bên Tri Tân lại nhiều hơn.
Y cũng khá để tâm tới nó, đêm nào trên bệ cửa sổ cũng có gạo mới, hai hôm nay còn có thêm một cái bát đựng nước hình nón gấp bằng lá trúc, ngay cả ngón tay trỏ cũng nhét không lọt, cũng chỉ có con chim to bằng bàn tay kia mới có thể hưởng dụng, mấy ngày nữa có khi còn xuất hiện thêm một cái tổ chim cũng nên.
Nhưng việc chưa xong mà vai chính đã đi đời nhà ma, cái gọi là thế sự vô thường, có lẽ chính là khoảnh khắc này đây.
Lý Ý Lan bỗng không vội luyện thương nữa, hắn kỳ thực rất khỏe mạnh, chỉ là không muốn để Tri Tân một mình nên liền bịa ra một cái cớ: “Từ sáng nay chẳng hiểu sao cổ họng cứ ngứa dữ dội, nếu đại sư rảnh rỗi, liệu có tiện khám giúp ta được không?”
Tri Tân vẫn luôn quan tâm đến bệnh tình của hắn, nghe vậy y tưởng là thật, bèn đưa tay về phía hắn, bảo: “Tiện chứ, tiện ngay bây giờ đây. Đi theo ta, ta xin phép đi rửa tay trước đã, đưa xẻng cho ta đi.”
Lý Ý Lan đưa xẻng ra sau lưng, dùng tay còn lại làm động tác “Mời”.
Một cái cái xẻng mà thôi, cũng chẳng phải một ngọn núi, Tri Tân cười cười, chỉnh lại tay áo rồi đi ở phía trước.
Đông y chú ý vọng, văn, vấn, thiết[1], vấn thiết thì dễ rồi, nhưng ho khan thì là từ xuống họng mà ra, Lý Ý Lan phải ngồi xuống há miệng ngước đầu, để cho Tri Tân đứng ở đằng trước nâng hai bên mặt hắn lên, chăm chú quan sát miệng lưỡi hắn.
Phật giả sống ở chốn hương khói, quanh thân luôn vương vất mùi đàn hương, khi thứ mùi ấy xộc vào trong mũi, Lý Ý Lan bất chợt nổi cơn muốn ho, không phải vì bệnh trạng trong cơ thể, mà là cảm giác nôn nao xa lạ trong tim gây ra.
Mặt của đại sư mặt cách hắn quá gần, khiến hắn không biết nhìn vào đâu mới phải.
Cũng may là chỉ một chút thôi, Lý Ý Lan lơ đãng nghĩ thầm, may là trước khi ra khỏi cửa hắn đã súc miệng rửa mặt rồi, bằng không nếu người ngợm nhếch nhác thì rất có thể sẽ bị đại sư tránh như đồ tanh mặn mất.
Tri Tân thì chẳng nghĩ vẩn vơ nhiều như hắn, y là một hòa thượng đường hoàng, khám bệnh là khám bệnh, những cái khác Tri Tân đều không quá chú ý.
Theo như y quan sát, chất lưỡi của Lý Ý Lan mỏng, tưa lưỡi trắng nhờn, cuống họng có hầu nga ở hai bên, hẳn là đã phác tác nhiều lần trong suốt một quãng thời gian rất dài, cho nên lưỡi sưng tấy phình to, thảo nào hắn lại than ngứa. (Hầu nga: bệnh cuống họng, vòm amiđan hai bên cuống họng sưng tấy như hình con bướm đên nên gọi là hầu nga (bướm họng).)
Tri Tân quan sát xong, vừa đứng lên dịch ra khỏi trước mặt hắn, vừa dùng mu bàn tay đỡ lấy hàm dưới của hắn, ra hiệu cho hắn có thể trở về bình thường.
“Ta biết ngươi phụng lệnh vua, không thể tham tâm an dưỡng trên giường, cho nên lời này có nói cũng như không nói. Lát nữa ta sẽ kê vài phương thuốc đơn giản không tốn thời gian cho ngươi, ngươi tự làm theo, được không?”
Lý Ý Lan lần đầu tiên gặp đại phu bỏ mặc cho bệnh nhân tự làm như y, có lẽ bởi Tri Tân vốn cũng chẳng phải đại phu, cho nên Lý Ý Lan càng muốn vâng theo phương thuốc của y, đồng thời hắn cũng cảm thấy, không thể sống tiếp thật dài thật lâu quả là một nỗi tiếc nuối.
“Được, xin làm phiền đại sư.”
Tri Tân bỏ tay xuống, cất lời trêu đùa: “Đừng nói tới làm phiền, có qua mà không có lại thì thật chẳng phải phép, vừa hay mọi người cũng chưa tới, đánh một ván cờ với ta nhé.”
Ngày tuyết vốn nên ở trong phòng ấm ngâm thơ thưởng trà rượu với hảo hữu, hảo hữu đã ở nơi đưa tay là có thể chạm tới, Lý Ý Lan bất chợt có ảo giác rằng mình vừa trộm được nửa ngày rảnh rỗi kiếp phù sinh.
Trình độ đánh cờ của hắn thật sự không cao, ván cờ này định trước là sẽ thua rồi, song ý của Túy Ông chẳng phải ở rượu[2], mà là ở người mà thôi ——
******
★Chú thích:
[1]Vọng, Văn, Vấn, Thiết: là bốn bước khám bệnh trong Đông y.
Vọng: là nhìn, quan sát hình thái, vóc dáng, động thái, màu sắc của da, lông, tóc, móng…. và hình thái, cử động của lưỡi, màu sắc của rêu lưỡi.
Văn: là nghe, ngửi. Nghe tiếng nói, tiếng nấc, tiếng ho, tiếng thở của người bệnh. Ngửi là ngửi khí vị, cụ thể là ngửi hơi thở, thậm chí ngửi chất bài tiết của người bệnh.
Vấn: là hỏi về cảm giác nóng lạnh, về mồ hôi, vị trí đau,…. để biết nguyên nhân gây bệnh.
Thiết: là sờ nắn vùng bụng, tay chân, vùng bị đau để bắt mạch chẩn bệnh.
[2]Ý của Túy Ông chẳng phải ở rượu: đây là câu đầu tiên trong bài “Túy Ông Đình Ký” của Âu Dương Tu đời Tống. Hai câu đầu là “Túy Ông say ý chẳng vì rượu; say vì đâu, nước thẳm với non cao” (Dịch thơ của Nguyễn Khuyến), ý để nói kẻ say không phải vì rượu mà vì gửi gắm tình cảm vào thiên niên non nước, giấu sâu tâm tư ở trong lòng. Về sau câu đầu “Ý của Túy Ông chẳng phải ở rượu” thường để nói đến nỗi lòng sâu kín, âm thầm.
Danh sách chương