Đi ngược dòng lên phía Bắc vào cuối đông quả thực là một trải nghiệm kỳ diệu.
Đầu xuân đang đến gần, những nụ non xanh mướt đã đâm chồi dưới những gốc cỏ khô héo ở Vọng Yến Đài, báo trước mùa xuân đã về, nhưng khi nhóm Hồng Văn dần dần đi lên phía Bắc, dường như mùa đông đang ngóc đầu quay lại.
Mặt sông lại đóng băng lần nữa, chồi non vừa nhú lại khô héo, ven đường xuất hiện tuyết đọng...
Tựa như nhóm người này không phải đang đi trên con đường thủy thông thường mà đang trôi vào dòng sông thời gian, dũng cảm lội ngược dòng đối nghịch với trời đất khiến bốn mùa bị điên đảo.
Thậm chí vào ngày mười tám tháng hai, đoàn xe bỏ thuyền lên bờ đột nhiên bị trận tuyết lớn ngăn đường, phải ở trạm dịch đợi suốt ba ngày.
Trình Bân rét run, mỗi ngày xoa tay thở dài: "Nếu bây giờ còn ở kinh thành, người to gan đã đổi sang áo bông mỏng ngày xuân."
Mùa xuân đã đến nhưng bọn họ vẫn khốn khổ vô cùng, trời càng ngày càng lạnh, hiện giờ phải lôi ra áo lông thật dày mặc vào.
Hồng Nhai là người không chịu ngồi yên, ở trạm dịch một đêm đã cảm thấy không thú vị. Sáng sớm hôm sau ông vác thương ra cửa, mặt trời chưa lên cao đã xách về một xâu thỏ, đích thân xuống bếp xào một nồi thỏ cay nồng thêm món ăn cho mọi người.
Lâu rồi Hồng Văn không được thưởng thức tay nghề của sư phụ, thịt thỏ tươi làm bạn với nước sốt đỏ rực khiến Hồng Văn ăn một hơi ba chén cơm. Lúc này anh chàng no căng, tay trái ấn bụng mình xúc tiến quá trình tiêu hóa, tay phải nhấc bút viết thư.
"... Đã hơn một tháng kể từ khi chia tay ở kinh thành, Công chúa luôn khỏe chứ? Bây giờ đoàn người đang đi về phía Bắc, phong cảnh dọc đường rất khác so với kinh thành, cỏ và đá khắp nơi hợp với tuyết trắng xóa, những đỉnh núi phủ tuyết ẩn hiện phía xa xa. Nếu Công chúa có thể tận mắt ngắm nhìn chắc hẳn sẽ rất thích thú..."
Viết xong đoạn này, Hồng Văn cảm thấy hình như hơi kệch cỡm, vì thế thay đổi giọng điệu tiếp tục viết: "... Lạnh thật đấy, vi thần chưa bao giờ tới đây vào mùa này, hiện giờ coi như được trải nghiệm! Nếu sau này Công chúa muốn đến đây thì nhớ mang nhiều áo lông thật dày... Chỉ là phong cảnh quá đẹp, một mình tận hưởng thật đáng tiếc..."
Viết tới đây, Hồng Văn gác bút lông xoay xoay cổ tay, đứng dậy ra cửa vặn lưng giãn gân cốt, chợt thấy có mấy người vội vã đi ra ngoài, theo bản năng hỏi ngay: "Các vị đi đâu thế?"
Khi mấy người kia quay lại, Hồng Văn mới thấy trong tay họ cầm rất nhiều hương nến tiền giấy, hình như muốn đi cúng tế.
"Ôi chao," Hồng Văn sửng sốt, áy náy lắp bắp, "Ta không biết các vị muốn đi làm chuyện trang trọng, quấy rầy rồi!"
Mấy người kia không ngờ Thái y từ kinh thành tới mà nói chuyện nhỏ nhẹ như vậy, ngược lại có chút ngượng ngùng: "Đại nhân khách khí, cũng không phải chuyện trang trọng gì đâu."
Nghe họ nói vậy, Hồng Văn càng thêm tò mò, bước thẳng ra ngoài hỏi: "Nếu không là chuyện trang trọng, vì sao trời rét buốt cỡ này lại ra ngoài cúng tế?"
Sư phụ cũng nói hôm nay bên ngoài gió rét mạnh hơn nhiều, gặp phải cơn gió quét tới là mặt giống bị ăn tát. Nếu không phải chuyện trang trọng, thời tiết như vậy ai muốn ra ngoài làm gì? Mấy người kia nhìn nhau, người lớn tuổi nhất lên tiếng giải thích: "Hồi đại nhân, ban đầu phương Bắc đều là chiến trường, trạm dịch thường xuyên có quân đội hành quân ngang qua, thỉnh thoảng cũng có binh lính trọng thương qua đời, chỉ có thể chôn ngay tại chỗ. Những binh lính đó đều đến từ trời Nam biển Bắc, có khi qua đời mà người nhà còn không biết tin, trở thành linh hồn lang thang nơi đất khách... Chúng tôi không làm được gì, chỉ có thể đẽo cây lập bia ngay tại chỗ, biết tên khắc lên bia, nếu không biết thì đành để những tấm bia vô tự... Hôm nay đúng vào ngày giỗ của vài vị binh sĩ, chúng tôi đi cúng tế một chút coi như thể hiện tâm ý."
Hồng Văn nghe xong cảm thấy rất kính nể, vội chắp tay nói: "Nếu vậy, ta xin cùng đi với chư vị."
Mấy người kia ngẩn ra, vừa bất ngờ vừa cảm động, lập tức đồng ý.
Đoàn người ra khỏi cửa sau của trạm dịch đi dọc theo vùng đất hoang, ước chừng qua hơn nửa dặm quả nhiên nhìn thấy hàng loạt cọc gỗ nhấp nhô trong rừng cây. Những cọc gỗ kia có cái khắc tên và ngày mất, có cái không tên chỉ có ngày. Phía trên nét khắc được bôi mực nhiều lần nên dù gió táp mưa sa bao nhiêu lâu mà chữ viết vẫn có thể thấy rõ ràng.
Mấy người kia làm việc trong trạm dịch quanh năm gần như ngăn cách với thế giới bên ngoài, hiển nhiên không giỏi xã giao, dọc đường đi chưa từng chủ động bắt chuyện với Hồng Văn. Tới nơi không ngờ họ quên luôn Hồng Văn đứng một bên, lo móc ra giẻ mang theo chà lau "Mộ bia", thỉnh thoảng lẩm bẩm vài câu:
"Trương lão ca, chúng ta lại tới thăm huynh nè, đáng tiếc tuyết lớn suốt mấy ngày nên không thể ra ngoài mua rượu..."
"Tính ra, năm nay thằng nhóc ngươi cũng hai mươi rồi, nếu ở quê quán coi bộ đã làm cha!"
"Lão huynh à, năm nay vẫn chưa nhận được tin, cơ mà huynh đừng gấp gáp, chừng nào chúng ta còn sống thì vẫn tiếp tục tìm, nhất định có thể tìm được..."
Hồng Văn ngơ ngẩn đứng một bên, lẳng lặng nhìn động tác của bọn họ. Gió Bắc cuồng loạn quét tới khiến hắn lảo đảo vài bước, khi đứng vững trở lại, trong lòng đột nhiên dâng lên một cảm xúc kỳ lạ.
Ở một góc trời không người biết này lại vùi lấp vô số trung hồn!
Hồng Văn ngước mắt nhìn bốn phía, khắp nơi đều là núi trọc và cây cao, thỉnh thoảng có vài con quạ kêu quang quác, bị gió thổi loạng choạng nhưng vẫn cố sức bay.
Trái tim Hồng Văn đập kịch liệt, mặc dù cơ thể dần dần bị gió thổi lạnh, nhưng trái tim trong lồng ngực và máu lưu thông khắp người lại dần dần nóng bỏng.
Ôi!
Hắn muốn nói chút gì đó, nhưng có lẽ không học hành nhiều nên chẳng những không thể đề thơ làm phú, thậm chí ngay cả há mồm cũng làm không được.
Mấy người từ trạm dịch tới đã lui chùi xong "Mộ bia", sau đó đi đến giếng đá khổng lồ giữa "Nghĩa trang" để cắm hương nến và đốt tiền giấy.
Vùng này gió lớn quanh năm lại mọc rất nhiều cỏ dại, bên ngoài thật sự không thể đốt lửa, cho nên bọn họ bèn nghĩ ra biện pháp này:
Trước tiên đào hố sâu xuống đất, bốn phía dùng đá quây lại làm nên một vòng thành lũy bằng đá, bên ngoài gió lớn cỡ nào cũng không thể khiến tàn lửa trong giếng đá bay loạn.
Dường như bị sức lực thần kỳ nào đó dẫn dắt, Hồng Văn chậm rãi đi qua, cũng theo lạy vài cái.
Nhân viên trạm dịch được chia làm ba cấp: quan, lại, và phu. "Dịch quan" dĩ nhiên là quan viên cấp thấp nhất trong bộ máy quan liêu, còn "dịch lại" thậm chí không được coi như chức quan, không có phẩm cấp chỉ có bổng lộc, hơn nữa bổng lộc cực thấp. "Dịch phu" tương đương với người làm tạp dịch của các nha môn, công việc dơ nhất mệt nhất, lãnh tiền ít nhất, hơn nữa có thể bỏ việc bất cứ lúc nào.
Hồng Văn thấy phục sức của mấy người kia khác nhau, có dịch lại cũng có dịch phu, mà trong đó người lớn tuổi nhất lại mặc quan phục dịch quan, bất giác cảm thấy xúc động.
Dịch quan kia không biết kiếm được một cành cây khô từ chỗ nào, dùng cời tiền giấy trong giếng đá để chúng bị thiêu sạch hết.
Nghe nói nếu tiền giấy không thiêu hết, người dưới cõi âm nhận được cũng là phế phẩm, không thể tiêu xài.
Ngọn lửa bốc cao hợp với gió lạnh tỏa khói khắp nơi khiến mọi người phải nheo mắt.
Gương mặt già nua của dịch quan tràn đầy nếp nhăn đoán không ra tuổi, bị ánh lửa chợt cao chợt thấp chiếu vào khiến gương mặt lúc sáng lúc tối. Lúc này ông đang đứng đón cơn gió lạnh, mái tóc bạc phơ bị gió thổi rối tung, thân hình hơi còng xuống nhưng vẫn rất cẩn thận hoá vàng mã.
Hồng Văn hỏi: "Những binh lính nằm đây, các vị đều quen biết sao?"
Dịch quan kia dường như mới sực nhớ hôm nay có một vị Thái y đi theo, ngước mắt nhìn Hồng Văn lắc đầu: "Quen biết cũng được, không quen cũng thế, đâu có gì quan trọng? Đều là những hảo hán."
Hồng Văn gật đầu: "Đúng vậy, đều là những hảo hán."
Sau lưng đột nhiên có người bóp bóp bờ vai của hắn, Hồng Văn quay lại: "Sư phụ."
Hồng Nhai ừ một tiếng, cũng đã bái lạy xong: "Không ngờ nơi này còn rất nhiều anh hùng yên nghỉ."
Vừa rồi ở trạm dịch ông bỗng ngửi được mùi khét, còn tưởng nơi nào bị cháy vội vàng chạy ra xem xét, tới gần mới hiểu được từ đầu đến cuối.
Trên đường trở về trời lại đổ mưa đá, những viên mưa đá nhỏ vụn rớt sàn sạt trên người, chẳng mấy chốc đã tích tụ thành một lớp.
Hồng Văn lắc lắc bả vai, nhìn những viên đá như muối thô rào rạc lăn xuống, rồi ngẩng đầu nhìn nhóm dịch viên đang tập tễnh tiến lên phía trước, trong lòng trăm mối cảm xúc ngổn ngang.
Những hạt tuyết rơi xuống từ chín tầng trời cao, trang điểm cho vùng đất này thành một màu tái nhợt, hơn mấy chục bước là nhìn không rõ.
Có dịch phu cầm mồi lửa ra, leo lên thang cao châm ngọn đèn lồng bên ngoài dịch quán.
Trong phút chốc, vài giờ ánh sáng xua tan màn sương mù xung quanh, khiến lòng người lập tức yên ổn.
Lớp vỏ giấy dầu của đèn lồng vốn sáng trong thì nay đã ố vàng vì bị khói hun quanh năm suốt tháng, kết hợp với bụi đất tạo thành một lớp vỏ bọc dày cộm dính nhớp, khi ánh nến thắp lên sẽ lộ ra một quầng sáng vàng vọt.
Quầng sáng kia chao đảo trong gió lạnh lẫn mưa tuyết, khiến chữ “Dịch” to tướng trên chụp đèn được phản chiếu rõ ràng.
Trong vòng ba ngày dừng chân nơi đây, Hồng Văn liên tiếp nghe được tiếng vó ngựa và tiếng chuông đồng dồn dập, thời gian thay đổi khác nhau, có khi là giữa trưa, có khi là đêm khuya hoặc là sáng sớm, mỗi khi nhìn ra thăm dò đều thấy dịch phu nghe tiếng chuông đồng chạy ra đón trước.
Quá trình bàn giao rất ngắn gọn và nhanh chóng, dịch phu đến vẫn ngồi trên lưng ngựa trao ra những bức thư, hồ sơ được bọc mấy lớp bằng giấy dầu và ván gỗ; người phụ trách tiếp nhận nhanh chóng kiểm tra nhiều lần, xác định không có lầm lẫn thì đóng dấu nhét vào trong lòng ngực, sau đó cũng mặc y phục giống nhau, mang theo cùng loại chuông đồng, treo lên lệnh bài của trạm dịch, phi thân lên ngựa phóng đi với tiếng chuông đồng và tiếng vó ngựa hòa theo.
Thỉnh thoảng, những âm thanh rời rạc của họ sẽ được truyền về trong gió: "Năm trăm dặm kịch liệt! Người rảnh rỗi tránh ra! Người cản đường xử trảm!"
Hồng Văn chưa bao giờ gặp qua cảnh tượng như vậy, không hiểu sao lại phát sinh một loại si mê trầm luân, chỉ cần mơ hồ nghe tiếng chuông đồng là lập tức bật dậy khoác áo chạy ra, cùng các dịch phu phụ trách tiếp ứng chờ đợi chung với nhau.
Lúc ban đầu mọi người còn hơi kinh ngạc, không biết vị tiểu thái y từ kinh thành tới hơn nửa đêm bật dậy làm gì? Sau đó họ thấy Hồng Văn chỉ yên tĩnh lẳng lặng quan sát bèn mặc kệ. Chờ đến lần sau, trong góc hành lang để thêm một ghế dựa, không biết là ai chuyển ra cho hắn ngồi.
Có khả năng người bên ngoài chưa biết, những vị hành nghề y đều có tài họa không tầm thường, bởi vì bọn họ muốn ghi xuống những chứng bệnh và dược thảo kỳ dị, dẫu không đặc biệt học vẽ thì dần dà cũng luyện thành.
Hồng Văn cũng giống như thế.
Mỗi khi chạy ra hắn đều cầm theo quyển sổ ghi chép, an tĩnh miêu tả cuộc sống bận rộn mà nhạt nhẽo của nhóm dịch viên.
Có vài lần Trình Bân thấy được, vừa kinh ngạc vừa khó hiểu: "Đại nhân, ngài vẽ những thứ này làm gì? Chả thú vị chút nào."
Tới lui cũng chỉ là mấy người kia và mấy thớt ngựa, có gì thú vị?
Vẻ mặt Hồng Văn còn ngạc nhiên hơn Lại mục của mình: "Sao lại không thú vị?"
Mỗi một chuyến khứ hồi đều tượng trưng cho một câu chuyện, mỗi câu chuyện đều đan xen niềm vui hay nỗi buồn hợp tan của vô số người, trên đời còn có điều gì thú vị hấp dẫn hơn những thứ này?
Long Nguyên Đế tuy hơi keo kiệt nhưng chỗ cần tiêu tiền cũng không tiết kiệm, thậm chí còn bổ sung thêm rất nhiều khoản chi tiêu được coi là không cần thiết ở các triều đại khác.
Chẳng hạn các quan viên đi công tác phương xa như bọn họ thực sự không phải lo lắng về việc mất liên lạc với gia đình.
Đám người Hồng Văn đi đại doanh Đông Bắc, cứ mỗi nửa tháng phải viết báo cáo về những gì nhìn thấy nghe được gởi về kinh thành, mà Long Nguyên Đế còn hạ lệnh thêm vào, "Nếu có người thân và bạn bè ở kinh thành, có thể gởi kèm theo thư từ đưa về", chẳng qua kích cỡ dày mỏng đều có quy định.
Thư từ được truyền bằng trạm dịch trên quan đạo dĩ nhiên vừa nhanh vừa an toàn hơn hẳn mọi phương pháp khác, cũng coi như một phúc lợi nhỏ cho các quan viên đi công tác xa nhà.
Hồng Văn bèn nghĩ vẽ ra hết những chuyện khác thường mình chứng kiến ven đường, sau đó gởi kèm theo bức thư, như thế vừa có chuyện hay vừa có tranh đẹp, quả thực còn thú vị hơn đọc thoại bản.
Trưởng công chúa Gia Chân tuy không nói thẳng ra, nhưng hắn biết rõ nàng rất khát khao tìm hiểu cuộc sống bên ngoài, chắc chắn sẽ rất vui vẻ khi nhìn thấy những gì mình vẽ lại.
Nghĩ đến đây, tay Hồng Văn vô thức tăng tốc hơn vài phần.
Uầy, ngặt nỗi vẽ đẹp đến mấy cũng không bằng tận mắt chứng kiến, thật mong có dịp cùng Công chúa ngắm nhìn thế giới bên ngoài!
********
. Trưởng công chúa Gia Chân nhận được thư của Hồng Văn lần đầu tiên đã là ngày mười sáu tháng ba, vừa đúng vào tiết cốc vũ.
Vùng đất kinh thành đã thay áo mới từ lâu, trăm hoa đua nở, chim hót véo von tạo nên khung cảnh phồn hoa thịnh vượng, thế mà Hồng Văn viết trong thư:
"... Trời cực lạnh, hôm qua không ngờ lại đổ một trận tuyết lớn dày chừng một tấc, nhưng các tướng sĩ vẫn thao luyện không ngừng, tiếng hò reo rung trời... Đỉnh núi cao bị tuyết phủ quanh năm không tan, trong rừng có rất nhiều cây cổ thụ cao vút tận trời, thân cây hai người ôm không hết, nghe nói thường có gấu mù lui tới... Vi thần và sư phụ vào núi hái thảo dược, phát hiện một gốc nhân sâm đầu đội ngọc đậu trông cực kỳ đáng yêu, đặt biệt vẽ xuống cho Công chúa xem..."
Cuối tờ thư quả nhiên vẽ một gốc nhân sâm sinh động như thật, phía trên đỉnh rất nhiều hạt châu xinh xắn.
"Qua mấy tháng nữa sẽ chuyển sang màu đỏ, đến lúc đó càng xinh đẹp động lòng người, đáng tiếc Công chúa không được chứng kiến tận mắt..."
Trưởng công chúa Gia Chân nhoẻn miệng cười, mi mắt cong cong, ánh mắt sáng lấp lánh: "Đồ ngốc."
Thanh Nhạn tiến vào dâng trà quả, thấy bộ dáng Công chúa như vậy bất giác bật cười.
Trưởng công chúa Gia Chân không để ý, lật qua lật lại mấy thờ thư mỏng đọc vài lần, sau đó cẩn thận nhét lại vào phong bì rồi mới cầm chung trà lên uống.
Nhưng mới uống mấy ngụm, nàng nhịn không được đặt chén trà xuống, rút thư ra khỏi phong bì đọc lại lần nữa, còn nhỏ giọng lẩm bẩm: "Sao chỉ có vài tờ thế này?"
Thanh Nhạn rốt cuộc bật cười thành tiếng: "Công chúa của tôi ơi, người phải biết đủ đi ạ! Nghe nói sáng sớm hôm nay bệ hạ nhận được công văn từ Đông Bắc gởi tới, nhưng vừa mở ra là mặt đen như đáy nồi..."
Trưởng công chúa Gia Chân nghe vậy cũng bật cười khúc khích.
Thư của Hồng Văn đương nhiên được kẹp trong công văn cùng nhau gởi về, trời mới biết tâm tình của Long Nguyên Đế thế nào khi nhìn thấy mặt sao bản báo cáo còn trắng trợn kèm theo hàng chữ "... Thần ở Đông Bắc cầu chúc bệ hạ thánh an, ngoài ra còn có phong thư cho Trưởng công chúa, kính xin chuyển tặng..."
Đầu xuân đang đến gần, những nụ non xanh mướt đã đâm chồi dưới những gốc cỏ khô héo ở Vọng Yến Đài, báo trước mùa xuân đã về, nhưng khi nhóm Hồng Văn dần dần đi lên phía Bắc, dường như mùa đông đang ngóc đầu quay lại.
Mặt sông lại đóng băng lần nữa, chồi non vừa nhú lại khô héo, ven đường xuất hiện tuyết đọng...
Tựa như nhóm người này không phải đang đi trên con đường thủy thông thường mà đang trôi vào dòng sông thời gian, dũng cảm lội ngược dòng đối nghịch với trời đất khiến bốn mùa bị điên đảo.
Thậm chí vào ngày mười tám tháng hai, đoàn xe bỏ thuyền lên bờ đột nhiên bị trận tuyết lớn ngăn đường, phải ở trạm dịch đợi suốt ba ngày.
Trình Bân rét run, mỗi ngày xoa tay thở dài: "Nếu bây giờ còn ở kinh thành, người to gan đã đổi sang áo bông mỏng ngày xuân."
Mùa xuân đã đến nhưng bọn họ vẫn khốn khổ vô cùng, trời càng ngày càng lạnh, hiện giờ phải lôi ra áo lông thật dày mặc vào.
Hồng Nhai là người không chịu ngồi yên, ở trạm dịch một đêm đã cảm thấy không thú vị. Sáng sớm hôm sau ông vác thương ra cửa, mặt trời chưa lên cao đã xách về một xâu thỏ, đích thân xuống bếp xào một nồi thỏ cay nồng thêm món ăn cho mọi người.
Lâu rồi Hồng Văn không được thưởng thức tay nghề của sư phụ, thịt thỏ tươi làm bạn với nước sốt đỏ rực khiến Hồng Văn ăn một hơi ba chén cơm. Lúc này anh chàng no căng, tay trái ấn bụng mình xúc tiến quá trình tiêu hóa, tay phải nhấc bút viết thư.
"... Đã hơn một tháng kể từ khi chia tay ở kinh thành, Công chúa luôn khỏe chứ? Bây giờ đoàn người đang đi về phía Bắc, phong cảnh dọc đường rất khác so với kinh thành, cỏ và đá khắp nơi hợp với tuyết trắng xóa, những đỉnh núi phủ tuyết ẩn hiện phía xa xa. Nếu Công chúa có thể tận mắt ngắm nhìn chắc hẳn sẽ rất thích thú..."
Viết xong đoạn này, Hồng Văn cảm thấy hình như hơi kệch cỡm, vì thế thay đổi giọng điệu tiếp tục viết: "... Lạnh thật đấy, vi thần chưa bao giờ tới đây vào mùa này, hiện giờ coi như được trải nghiệm! Nếu sau này Công chúa muốn đến đây thì nhớ mang nhiều áo lông thật dày... Chỉ là phong cảnh quá đẹp, một mình tận hưởng thật đáng tiếc..."
Viết tới đây, Hồng Văn gác bút lông xoay xoay cổ tay, đứng dậy ra cửa vặn lưng giãn gân cốt, chợt thấy có mấy người vội vã đi ra ngoài, theo bản năng hỏi ngay: "Các vị đi đâu thế?"
Khi mấy người kia quay lại, Hồng Văn mới thấy trong tay họ cầm rất nhiều hương nến tiền giấy, hình như muốn đi cúng tế.
"Ôi chao," Hồng Văn sửng sốt, áy náy lắp bắp, "Ta không biết các vị muốn đi làm chuyện trang trọng, quấy rầy rồi!"
Mấy người kia không ngờ Thái y từ kinh thành tới mà nói chuyện nhỏ nhẹ như vậy, ngược lại có chút ngượng ngùng: "Đại nhân khách khí, cũng không phải chuyện trang trọng gì đâu."
Nghe họ nói vậy, Hồng Văn càng thêm tò mò, bước thẳng ra ngoài hỏi: "Nếu không là chuyện trang trọng, vì sao trời rét buốt cỡ này lại ra ngoài cúng tế?"
Sư phụ cũng nói hôm nay bên ngoài gió rét mạnh hơn nhiều, gặp phải cơn gió quét tới là mặt giống bị ăn tát. Nếu không phải chuyện trang trọng, thời tiết như vậy ai muốn ra ngoài làm gì? Mấy người kia nhìn nhau, người lớn tuổi nhất lên tiếng giải thích: "Hồi đại nhân, ban đầu phương Bắc đều là chiến trường, trạm dịch thường xuyên có quân đội hành quân ngang qua, thỉnh thoảng cũng có binh lính trọng thương qua đời, chỉ có thể chôn ngay tại chỗ. Những binh lính đó đều đến từ trời Nam biển Bắc, có khi qua đời mà người nhà còn không biết tin, trở thành linh hồn lang thang nơi đất khách... Chúng tôi không làm được gì, chỉ có thể đẽo cây lập bia ngay tại chỗ, biết tên khắc lên bia, nếu không biết thì đành để những tấm bia vô tự... Hôm nay đúng vào ngày giỗ của vài vị binh sĩ, chúng tôi đi cúng tế một chút coi như thể hiện tâm ý."
Hồng Văn nghe xong cảm thấy rất kính nể, vội chắp tay nói: "Nếu vậy, ta xin cùng đi với chư vị."
Mấy người kia ngẩn ra, vừa bất ngờ vừa cảm động, lập tức đồng ý.
Đoàn người ra khỏi cửa sau của trạm dịch đi dọc theo vùng đất hoang, ước chừng qua hơn nửa dặm quả nhiên nhìn thấy hàng loạt cọc gỗ nhấp nhô trong rừng cây. Những cọc gỗ kia có cái khắc tên và ngày mất, có cái không tên chỉ có ngày. Phía trên nét khắc được bôi mực nhiều lần nên dù gió táp mưa sa bao nhiêu lâu mà chữ viết vẫn có thể thấy rõ ràng.
Mấy người kia làm việc trong trạm dịch quanh năm gần như ngăn cách với thế giới bên ngoài, hiển nhiên không giỏi xã giao, dọc đường đi chưa từng chủ động bắt chuyện với Hồng Văn. Tới nơi không ngờ họ quên luôn Hồng Văn đứng một bên, lo móc ra giẻ mang theo chà lau "Mộ bia", thỉnh thoảng lẩm bẩm vài câu:
"Trương lão ca, chúng ta lại tới thăm huynh nè, đáng tiếc tuyết lớn suốt mấy ngày nên không thể ra ngoài mua rượu..."
"Tính ra, năm nay thằng nhóc ngươi cũng hai mươi rồi, nếu ở quê quán coi bộ đã làm cha!"
"Lão huynh à, năm nay vẫn chưa nhận được tin, cơ mà huynh đừng gấp gáp, chừng nào chúng ta còn sống thì vẫn tiếp tục tìm, nhất định có thể tìm được..."
Hồng Văn ngơ ngẩn đứng một bên, lẳng lặng nhìn động tác của bọn họ. Gió Bắc cuồng loạn quét tới khiến hắn lảo đảo vài bước, khi đứng vững trở lại, trong lòng đột nhiên dâng lên một cảm xúc kỳ lạ.
Ở một góc trời không người biết này lại vùi lấp vô số trung hồn!
Hồng Văn ngước mắt nhìn bốn phía, khắp nơi đều là núi trọc và cây cao, thỉnh thoảng có vài con quạ kêu quang quác, bị gió thổi loạng choạng nhưng vẫn cố sức bay.
Trái tim Hồng Văn đập kịch liệt, mặc dù cơ thể dần dần bị gió thổi lạnh, nhưng trái tim trong lồng ngực và máu lưu thông khắp người lại dần dần nóng bỏng.
Ôi!
Hắn muốn nói chút gì đó, nhưng có lẽ không học hành nhiều nên chẳng những không thể đề thơ làm phú, thậm chí ngay cả há mồm cũng làm không được.
Mấy người từ trạm dịch tới đã lui chùi xong "Mộ bia", sau đó đi đến giếng đá khổng lồ giữa "Nghĩa trang" để cắm hương nến và đốt tiền giấy.
Vùng này gió lớn quanh năm lại mọc rất nhiều cỏ dại, bên ngoài thật sự không thể đốt lửa, cho nên bọn họ bèn nghĩ ra biện pháp này:
Trước tiên đào hố sâu xuống đất, bốn phía dùng đá quây lại làm nên một vòng thành lũy bằng đá, bên ngoài gió lớn cỡ nào cũng không thể khiến tàn lửa trong giếng đá bay loạn.
Dường như bị sức lực thần kỳ nào đó dẫn dắt, Hồng Văn chậm rãi đi qua, cũng theo lạy vài cái.
Nhân viên trạm dịch được chia làm ba cấp: quan, lại, và phu. "Dịch quan" dĩ nhiên là quan viên cấp thấp nhất trong bộ máy quan liêu, còn "dịch lại" thậm chí không được coi như chức quan, không có phẩm cấp chỉ có bổng lộc, hơn nữa bổng lộc cực thấp. "Dịch phu" tương đương với người làm tạp dịch của các nha môn, công việc dơ nhất mệt nhất, lãnh tiền ít nhất, hơn nữa có thể bỏ việc bất cứ lúc nào.
Hồng Văn thấy phục sức của mấy người kia khác nhau, có dịch lại cũng có dịch phu, mà trong đó người lớn tuổi nhất lại mặc quan phục dịch quan, bất giác cảm thấy xúc động.
Dịch quan kia không biết kiếm được một cành cây khô từ chỗ nào, dùng cời tiền giấy trong giếng đá để chúng bị thiêu sạch hết.
Nghe nói nếu tiền giấy không thiêu hết, người dưới cõi âm nhận được cũng là phế phẩm, không thể tiêu xài.
Ngọn lửa bốc cao hợp với gió lạnh tỏa khói khắp nơi khiến mọi người phải nheo mắt.
Gương mặt già nua của dịch quan tràn đầy nếp nhăn đoán không ra tuổi, bị ánh lửa chợt cao chợt thấp chiếu vào khiến gương mặt lúc sáng lúc tối. Lúc này ông đang đứng đón cơn gió lạnh, mái tóc bạc phơ bị gió thổi rối tung, thân hình hơi còng xuống nhưng vẫn rất cẩn thận hoá vàng mã.
Hồng Văn hỏi: "Những binh lính nằm đây, các vị đều quen biết sao?"
Dịch quan kia dường như mới sực nhớ hôm nay có một vị Thái y đi theo, ngước mắt nhìn Hồng Văn lắc đầu: "Quen biết cũng được, không quen cũng thế, đâu có gì quan trọng? Đều là những hảo hán."
Hồng Văn gật đầu: "Đúng vậy, đều là những hảo hán."
Sau lưng đột nhiên có người bóp bóp bờ vai của hắn, Hồng Văn quay lại: "Sư phụ."
Hồng Nhai ừ một tiếng, cũng đã bái lạy xong: "Không ngờ nơi này còn rất nhiều anh hùng yên nghỉ."
Vừa rồi ở trạm dịch ông bỗng ngửi được mùi khét, còn tưởng nơi nào bị cháy vội vàng chạy ra xem xét, tới gần mới hiểu được từ đầu đến cuối.
Trên đường trở về trời lại đổ mưa đá, những viên mưa đá nhỏ vụn rớt sàn sạt trên người, chẳng mấy chốc đã tích tụ thành một lớp.
Hồng Văn lắc lắc bả vai, nhìn những viên đá như muối thô rào rạc lăn xuống, rồi ngẩng đầu nhìn nhóm dịch viên đang tập tễnh tiến lên phía trước, trong lòng trăm mối cảm xúc ngổn ngang.
Những hạt tuyết rơi xuống từ chín tầng trời cao, trang điểm cho vùng đất này thành một màu tái nhợt, hơn mấy chục bước là nhìn không rõ.
Có dịch phu cầm mồi lửa ra, leo lên thang cao châm ngọn đèn lồng bên ngoài dịch quán.
Trong phút chốc, vài giờ ánh sáng xua tan màn sương mù xung quanh, khiến lòng người lập tức yên ổn.
Lớp vỏ giấy dầu của đèn lồng vốn sáng trong thì nay đã ố vàng vì bị khói hun quanh năm suốt tháng, kết hợp với bụi đất tạo thành một lớp vỏ bọc dày cộm dính nhớp, khi ánh nến thắp lên sẽ lộ ra một quầng sáng vàng vọt.
Quầng sáng kia chao đảo trong gió lạnh lẫn mưa tuyết, khiến chữ “Dịch” to tướng trên chụp đèn được phản chiếu rõ ràng.
Trong vòng ba ngày dừng chân nơi đây, Hồng Văn liên tiếp nghe được tiếng vó ngựa và tiếng chuông đồng dồn dập, thời gian thay đổi khác nhau, có khi là giữa trưa, có khi là đêm khuya hoặc là sáng sớm, mỗi khi nhìn ra thăm dò đều thấy dịch phu nghe tiếng chuông đồng chạy ra đón trước.
Quá trình bàn giao rất ngắn gọn và nhanh chóng, dịch phu đến vẫn ngồi trên lưng ngựa trao ra những bức thư, hồ sơ được bọc mấy lớp bằng giấy dầu và ván gỗ; người phụ trách tiếp nhận nhanh chóng kiểm tra nhiều lần, xác định không có lầm lẫn thì đóng dấu nhét vào trong lòng ngực, sau đó cũng mặc y phục giống nhau, mang theo cùng loại chuông đồng, treo lên lệnh bài của trạm dịch, phi thân lên ngựa phóng đi với tiếng chuông đồng và tiếng vó ngựa hòa theo.
Thỉnh thoảng, những âm thanh rời rạc của họ sẽ được truyền về trong gió: "Năm trăm dặm kịch liệt! Người rảnh rỗi tránh ra! Người cản đường xử trảm!"
Hồng Văn chưa bao giờ gặp qua cảnh tượng như vậy, không hiểu sao lại phát sinh một loại si mê trầm luân, chỉ cần mơ hồ nghe tiếng chuông đồng là lập tức bật dậy khoác áo chạy ra, cùng các dịch phu phụ trách tiếp ứng chờ đợi chung với nhau.
Lúc ban đầu mọi người còn hơi kinh ngạc, không biết vị tiểu thái y từ kinh thành tới hơn nửa đêm bật dậy làm gì? Sau đó họ thấy Hồng Văn chỉ yên tĩnh lẳng lặng quan sát bèn mặc kệ. Chờ đến lần sau, trong góc hành lang để thêm một ghế dựa, không biết là ai chuyển ra cho hắn ngồi.
Có khả năng người bên ngoài chưa biết, những vị hành nghề y đều có tài họa không tầm thường, bởi vì bọn họ muốn ghi xuống những chứng bệnh và dược thảo kỳ dị, dẫu không đặc biệt học vẽ thì dần dà cũng luyện thành.
Hồng Văn cũng giống như thế.
Mỗi khi chạy ra hắn đều cầm theo quyển sổ ghi chép, an tĩnh miêu tả cuộc sống bận rộn mà nhạt nhẽo của nhóm dịch viên.
Có vài lần Trình Bân thấy được, vừa kinh ngạc vừa khó hiểu: "Đại nhân, ngài vẽ những thứ này làm gì? Chả thú vị chút nào."
Tới lui cũng chỉ là mấy người kia và mấy thớt ngựa, có gì thú vị?
Vẻ mặt Hồng Văn còn ngạc nhiên hơn Lại mục của mình: "Sao lại không thú vị?"
Mỗi một chuyến khứ hồi đều tượng trưng cho một câu chuyện, mỗi câu chuyện đều đan xen niềm vui hay nỗi buồn hợp tan của vô số người, trên đời còn có điều gì thú vị hấp dẫn hơn những thứ này?
Long Nguyên Đế tuy hơi keo kiệt nhưng chỗ cần tiêu tiền cũng không tiết kiệm, thậm chí còn bổ sung thêm rất nhiều khoản chi tiêu được coi là không cần thiết ở các triều đại khác.
Chẳng hạn các quan viên đi công tác phương xa như bọn họ thực sự không phải lo lắng về việc mất liên lạc với gia đình.
Đám người Hồng Văn đi đại doanh Đông Bắc, cứ mỗi nửa tháng phải viết báo cáo về những gì nhìn thấy nghe được gởi về kinh thành, mà Long Nguyên Đế còn hạ lệnh thêm vào, "Nếu có người thân và bạn bè ở kinh thành, có thể gởi kèm theo thư từ đưa về", chẳng qua kích cỡ dày mỏng đều có quy định.
Thư từ được truyền bằng trạm dịch trên quan đạo dĩ nhiên vừa nhanh vừa an toàn hơn hẳn mọi phương pháp khác, cũng coi như một phúc lợi nhỏ cho các quan viên đi công tác xa nhà.
Hồng Văn bèn nghĩ vẽ ra hết những chuyện khác thường mình chứng kiến ven đường, sau đó gởi kèm theo bức thư, như thế vừa có chuyện hay vừa có tranh đẹp, quả thực còn thú vị hơn đọc thoại bản.
Trưởng công chúa Gia Chân tuy không nói thẳng ra, nhưng hắn biết rõ nàng rất khát khao tìm hiểu cuộc sống bên ngoài, chắc chắn sẽ rất vui vẻ khi nhìn thấy những gì mình vẽ lại.
Nghĩ đến đây, tay Hồng Văn vô thức tăng tốc hơn vài phần.
Uầy, ngặt nỗi vẽ đẹp đến mấy cũng không bằng tận mắt chứng kiến, thật mong có dịp cùng Công chúa ngắm nhìn thế giới bên ngoài!
********
. Trưởng công chúa Gia Chân nhận được thư của Hồng Văn lần đầu tiên đã là ngày mười sáu tháng ba, vừa đúng vào tiết cốc vũ.
Vùng đất kinh thành đã thay áo mới từ lâu, trăm hoa đua nở, chim hót véo von tạo nên khung cảnh phồn hoa thịnh vượng, thế mà Hồng Văn viết trong thư:
"... Trời cực lạnh, hôm qua không ngờ lại đổ một trận tuyết lớn dày chừng một tấc, nhưng các tướng sĩ vẫn thao luyện không ngừng, tiếng hò reo rung trời... Đỉnh núi cao bị tuyết phủ quanh năm không tan, trong rừng có rất nhiều cây cổ thụ cao vút tận trời, thân cây hai người ôm không hết, nghe nói thường có gấu mù lui tới... Vi thần và sư phụ vào núi hái thảo dược, phát hiện một gốc nhân sâm đầu đội ngọc đậu trông cực kỳ đáng yêu, đặt biệt vẽ xuống cho Công chúa xem..."
Cuối tờ thư quả nhiên vẽ một gốc nhân sâm sinh động như thật, phía trên đỉnh rất nhiều hạt châu xinh xắn.
"Qua mấy tháng nữa sẽ chuyển sang màu đỏ, đến lúc đó càng xinh đẹp động lòng người, đáng tiếc Công chúa không được chứng kiến tận mắt..."
Trưởng công chúa Gia Chân nhoẻn miệng cười, mi mắt cong cong, ánh mắt sáng lấp lánh: "Đồ ngốc."
Thanh Nhạn tiến vào dâng trà quả, thấy bộ dáng Công chúa như vậy bất giác bật cười.
Trưởng công chúa Gia Chân không để ý, lật qua lật lại mấy thờ thư mỏng đọc vài lần, sau đó cẩn thận nhét lại vào phong bì rồi mới cầm chung trà lên uống.
Nhưng mới uống mấy ngụm, nàng nhịn không được đặt chén trà xuống, rút thư ra khỏi phong bì đọc lại lần nữa, còn nhỏ giọng lẩm bẩm: "Sao chỉ có vài tờ thế này?"
Thanh Nhạn rốt cuộc bật cười thành tiếng: "Công chúa của tôi ơi, người phải biết đủ đi ạ! Nghe nói sáng sớm hôm nay bệ hạ nhận được công văn từ Đông Bắc gởi tới, nhưng vừa mở ra là mặt đen như đáy nồi..."
Trưởng công chúa Gia Chân nghe vậy cũng bật cười khúc khích.
Thư của Hồng Văn đương nhiên được kẹp trong công văn cùng nhau gởi về, trời mới biết tâm tình của Long Nguyên Đế thế nào khi nhìn thấy mặt sao bản báo cáo còn trắng trợn kèm theo hàng chữ "... Thần ở Đông Bắc cầu chúc bệ hạ thánh an, ngoài ra còn có phong thư cho Trưởng công chúa, kính xin chuyển tặng..."
Danh sách chương