...
Năm cũ đã qua, Tết Nguyên Tiêu hôm nay cũng đã cận kề. Hạng đô lúc này, bầu không khí rất là náo nhiệt; trên con đường lớn, những chiếc lồng đèn, những dải hoa giấy, hoa vải nối nhau giăng đầy.
Thời điểm này, trừ bỏ hoa đăng thì ở trước cửa nhà nào cũng đều có treo một đôi câu đối, nội dung hầu hết đều là ca tụng công lao của bậc minh đế Lý Uyên, ngợi khen sự cường thịnh của Đại Hạng.
Trần Tĩnh Kỳ dạo bước phố phường, mắt ngó đông tây, trong lòng thầm cảm thán. Dưới sự trị vì của Hạng đế Lý Uyên, bá tánh nước Hạng thật sự có cuộc sống ấm no hơn Đại Trần của hắn nhiều.
"Vị Hạng đế này thật sự không hề đơn giản, trong cuộc tranh đấu sắp tới giữa Lý Long Tích và Lý Long Thành, ta nhất định phải lưu tâm đến..."
Trần Tĩnh Kỳ tiếp tục di dạo. Được một lúc, bước chân hắn bỗng nhiên dừng lại. Hắn vừa trông thấy một điểm bất thường, có chút khác lạ.
Ở phía trước, bên tay trái, cách hắn đâu độ tầm chục bước chân, có một căn nhà nhỏ làm hắn phải chú ý. Không phải vì căn nhà này có phong cách kiến trúc hay trước cửa nhà có bày biện thứ gì đặc biệt mà là ngược lại; căn nhà này, nó chả có chỗ nào bắt mắt cả. Trong khi chung quanh, những hộ dân khác đều đã treo đèn kết hoa, bày câu đối liễn thì trước cửa nhà này lại hoàn toàn trống trơn.
Vừa khéo, lúc Trần Tĩnh Kỳ nhấc chân tiến lại gần thì từ bên trong nhà, một người trung niên vóc người thô kệch bước ra.
- Đại thúc!
Lên tiếng không phải Trần Tĩnh Kỳ. Chủ nhân thanh âm là một người thanh niên có tướng mạo bình phàm, cử chỉ nho nhã, trên tay đang cầm một cây quạt giấy.
Người thanh niên có dáng dấp thư sinh nhìn vị chủ nhà vừa mới đi ra, hỏi:
- Đại thúc, ta thấy mọi người ai ai cũng đều kết hoa giăng đèn, treo câu đối liễn, tại sao nhà đại thúc lại không treo câu đối? Người này ăn nói tự nhiên, phong thái ung dung, Trần Tĩnh Kỳ đoán có lẽ cũng là con nhà quyền quý.
- Công tử...
Vị trung niên quan sát thấy thanh niên trước mặt thân khoác nhung y, hông đeo ngọc bội thì biết không phải hạng dân đen tầm thường nên thái độ cũng rất khách sáo. Hắn đáp:
- Chả giấu gì công tử, nhà của tiểu nhân làm cái nghề hèn hạ quá, nên chẳng dám phô phang gì với phố phường...
- Hèn hạ?
Người thanh niên tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Sao lại có nghề gì là nghề hèn hạ?
Vị trung niên thành thật trả lời:
- Thưa công tử, cái này... hmm... Nhà của tiểu nhân... chuyên đi hốt phân người để bán.
- À...
Người thanh niên nghe xong, lắc đầu cười bảo:
- Nếu vậy nhà đại thúc đây là sang trọng bậc nhất, cũng vẻ vang bậc nhất. Câu đối của đại thúc nếu dán lên cũng hay bậc nhất, việc gì mà lại kêu là hèn.
Vị trung niên nhíu mày. Hắn cho thanh niên trước mặt đang châm biếm, giễu cợt mình. Cái nghề hốt phân người này, có cái gì mà sang trọng, vẻ vang?
Cách mấy bước chân, Trần Tĩnh Kỳ cũng không khỏi có ý nghĩ giống y như vậy, cho rằng người thanh niên kia đang chế giễu.
Nhưng hình như hắn đã sai. Chỉ thấy phía trước, người thanh niên đã bảo vị trung niên chủ nhà mang ra giấy bút, khẳng định sẽ viết giùm một đôi câu đối.
Trước thái độ thành khẩn, nụ cười hiền hậu của hắn, trung niên chủ nhà sau mấy bận khước từ hiện cũng đã thuận tình, đi vào trong nhà mang giấy bút ra.
Thanh niên cầm bút, thoáng nghĩ một chút rồi viết xuống vế đối đầu tiên:
"Thân ỷ nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự."
(Thân khoác một áo bào, đảm đang khó khăn thiên hạ.)
Chuyển sang vế đối thứ hai, người thanh niên đang tính viết bỗng ngừng. Hắn ngẩng đầu nhìn Trần Tĩnh Kỳ lúc này đã tiến sát, cười nói:
- Vị huynh đài này, ta thấy huynh đài có vẻ cũng là người văn nhã, nếu không ngại thì xin hạ bút.
Trần Tĩnh Kỳ có hơi bất ngờ, song nhìn thấy nét mặt chân thành của đối phương thì hắn cũng thuận tình đưa tay tiếp lấy cây bút.
Chẳng phải suy nghĩ quá lâu, hắn bắt đầu viết:
"Thủ trì tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm."
(Tay cầm ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian.)
"Thân ỷ nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự.
Thủ trì tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm."
Câu đối tài tình vẫn miêu tả đúng hình tượng người hốt phân (mặc áo tơi, tay cầm gàu hốt) đang làm công việc của mình. Nhưng người ta không thể khinh được nữa vì đó đúng là việc khó khăn trên đời – Có việc nào khó bằng thu được lòng người trong thiên hạ đâu? Đây là hình ảnh của một ông vua sáng nghiệp “thân bố y, tay trường kiếm” thường thấy trong sử sách.
Khách qua lại, nhìn thấy câu đối ai cũng kinh ngạc trầm trồ.
Thì ra, chỉ cần có thể đảm đương những nhọc nhằn khó khăn của thiên hạ, chỉ cần có thể sống tròn đạo nghĩa, thu phục lòng người thì nghề nghiệp nào cũng thành cao quý cả. Ngược lại, dù làm nghề cao sang đến đâu mà tâm địa hẹp hòi, đánh mất đạo đức, thì cũng không sánh nổi vị trung niên hốt phân “tận thu lòng dạ thế gian” kia.
- Tuyệt diệu! Tuyệt diệu!
Những người qua đường nhìn đôi câu đối vừa được treo lên, miệng tấm tắc khen. Vị trung niên chủ nhà trông tràng cảnh trước mắt, rất là xúc động, hướng Trần Tĩnh Kỳ và người thanh niên đã viết giùm đôi câu đối mà cảm ơn không ngớt.
Cùng nhau bước ra khỏi đám đông, người thanh niên lúc này mới nói với Trần Tĩnh Kỳ:
- Huynh đài quả nhiên không phải người tầm thường. Chẳng hay có thể cho ta biết cao danh quý tánh chăng?
- Ta họ Trần, danh gọi Tĩnh Kỳ.
- Trần Tĩnh Kỳ?
Hai mắt người thanh niên bỗng sáng lên, lối xưng hô cũng lập tức thay đổi:
- Ngươi là Trần Tĩnh Kỳ?!
Trần Tĩnh Kỳ khó tránh ngạc nhiên. Người thanh niên trước mặt hình như có nhận thức hắn, song bản thân hắn thì lại không hề có ấn tượng gì với đối phương.
- Huynh đài biết ta?
- Ha ha... Văn nhân Hạng đô làm gì có ai không nghe qua danh của ngươi!
Thanh niên mở miệng tươi cười, nói tiếp:
- Để ta giới thiệu. Ta họ Lý, tên Long Việt.
Lý Long Việt?
Lần này thì đến lượt Trần Tĩnh Kỳ động dung. Hắn chắp tay, nói:
- Thì ra là Trung vương điện hạ, xin thứ cho Tĩnh Kỳ đã vô lễ.
Trung vương Lý Long Việt, vị hoàng tử thứ bảy của Hạng quốc, con trai của Bình phi Lâm Thục Nhu. Trong số các hoàng thân quốc thích, danh khí của vị Trung vương này tính ra cũng không phải nhỏ. Có điều, trái ngược với Lý Long Tích, Lý Long Thành, tiếng tăm của hắn lại không ở chính trị, chuyện quốc gia đại sự mà nằm tại cái chí tiêu dao, lối sống tự do tự tại. Vị Trung vương này vốn là một con người văn nhã, bình sinh thích uống rượu ngâm thơ, kết giao bằng hữu bốn phương. Bên trong Trung vương phủ của hắn, thực khách nếu không có một ngàn thì cũng phải tới tám trăm.
Theo như mọi người nhận định, tính trong tất thảy các vị hoàng tử, nếu có kẻ thực sự chẳng màn đến ngôi Cửu ngũ thì người đó chính là Trung vương Lý Long Việt. Hắn và mẫu thân Lâm Thục Nhu của mình từ trước đến nay đều chưa từng có ý tứ tranh chấp, một động thái không an phận nào, thành thử những phi tần, hoàng tử khác cũng chả ai buồn nhọc tâm hãm hại bọn họ.
Lại nói, Lý Long Việt vốn dĩ cũng là một hội viên của Túy Vân thi quán, bình thường vẫn hay ghé đến. Nhưng một năm nay, trong khoảng thời gian Trần Tĩnh Kỳ từ Trần quốc sang Hạng quốc làm con tin, vị Trung vương này lại không ở Hạng đô. Nghe nói hắn đến đất Tương - quê nhà của Bình phi Lâm Thục Nhu - để bầu bạn với ngoại tổ phụ và ngoại tổ mẫu của mình. Tất nhiên là việc này đã hỏi qua ý của Hạng đế, được Hạng đế cho phép.
- Tĩnh Kỳ, ta nghe những người trong nhà nhắc đến ngươi rất nhiều. Viên Hi cũng thường hay khen ngợi tài hoa của ngươi.
Trung vương Lý Long Việt đối với Trần Tĩnh Kỳ vừa gặp mà như đã quen biết từ lâu, thái độ rất là thân thiết, gần gũi.
Nếu như là một người khác, Trần Tĩnh Kỳ chắc là sẽ thấy không quen, nhưng đối với Lý Long Việt, hắn lại chẳng thấy có chút nào giả tạo, từng lời nói, cử chỉ của đối phương đều rất đỗi tự nhiên.
Đôi bên nói chuyện thêm một lúc, Lý Long Việt bỗng đề nghị:
- Tĩnh Kỳ, hôm nay chúng ta gặp nhau như vầy, chứng tỏ rất có duyên. Ta mời ngươi sang nhà, không biết ngươi có tiện không?
- Bây giờ?
- Phải, bây giờ.
Trần Tĩnh Kỳ thoáng nghĩ, nhẹ gật đầu:
- Vậy Tĩnh Kỳ cung kính không bằng tuân mệnh.
Năm cũ đã qua, Tết Nguyên Tiêu hôm nay cũng đã cận kề. Hạng đô lúc này, bầu không khí rất là náo nhiệt; trên con đường lớn, những chiếc lồng đèn, những dải hoa giấy, hoa vải nối nhau giăng đầy.
Thời điểm này, trừ bỏ hoa đăng thì ở trước cửa nhà nào cũng đều có treo một đôi câu đối, nội dung hầu hết đều là ca tụng công lao của bậc minh đế Lý Uyên, ngợi khen sự cường thịnh của Đại Hạng.
Trần Tĩnh Kỳ dạo bước phố phường, mắt ngó đông tây, trong lòng thầm cảm thán. Dưới sự trị vì của Hạng đế Lý Uyên, bá tánh nước Hạng thật sự có cuộc sống ấm no hơn Đại Trần của hắn nhiều.
"Vị Hạng đế này thật sự không hề đơn giản, trong cuộc tranh đấu sắp tới giữa Lý Long Tích và Lý Long Thành, ta nhất định phải lưu tâm đến..."
Trần Tĩnh Kỳ tiếp tục di dạo. Được một lúc, bước chân hắn bỗng nhiên dừng lại. Hắn vừa trông thấy một điểm bất thường, có chút khác lạ.
Ở phía trước, bên tay trái, cách hắn đâu độ tầm chục bước chân, có một căn nhà nhỏ làm hắn phải chú ý. Không phải vì căn nhà này có phong cách kiến trúc hay trước cửa nhà có bày biện thứ gì đặc biệt mà là ngược lại; căn nhà này, nó chả có chỗ nào bắt mắt cả. Trong khi chung quanh, những hộ dân khác đều đã treo đèn kết hoa, bày câu đối liễn thì trước cửa nhà này lại hoàn toàn trống trơn.
Vừa khéo, lúc Trần Tĩnh Kỳ nhấc chân tiến lại gần thì từ bên trong nhà, một người trung niên vóc người thô kệch bước ra.
- Đại thúc!
Lên tiếng không phải Trần Tĩnh Kỳ. Chủ nhân thanh âm là một người thanh niên có tướng mạo bình phàm, cử chỉ nho nhã, trên tay đang cầm một cây quạt giấy.
Người thanh niên có dáng dấp thư sinh nhìn vị chủ nhà vừa mới đi ra, hỏi:
- Đại thúc, ta thấy mọi người ai ai cũng đều kết hoa giăng đèn, treo câu đối liễn, tại sao nhà đại thúc lại không treo câu đối? Người này ăn nói tự nhiên, phong thái ung dung, Trần Tĩnh Kỳ đoán có lẽ cũng là con nhà quyền quý.
- Công tử...
Vị trung niên quan sát thấy thanh niên trước mặt thân khoác nhung y, hông đeo ngọc bội thì biết không phải hạng dân đen tầm thường nên thái độ cũng rất khách sáo. Hắn đáp:
- Chả giấu gì công tử, nhà của tiểu nhân làm cái nghề hèn hạ quá, nên chẳng dám phô phang gì với phố phường...
- Hèn hạ?
Người thanh niên tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Sao lại có nghề gì là nghề hèn hạ?
Vị trung niên thành thật trả lời:
- Thưa công tử, cái này... hmm... Nhà của tiểu nhân... chuyên đi hốt phân người để bán.
- À...
Người thanh niên nghe xong, lắc đầu cười bảo:
- Nếu vậy nhà đại thúc đây là sang trọng bậc nhất, cũng vẻ vang bậc nhất. Câu đối của đại thúc nếu dán lên cũng hay bậc nhất, việc gì mà lại kêu là hèn.
Vị trung niên nhíu mày. Hắn cho thanh niên trước mặt đang châm biếm, giễu cợt mình. Cái nghề hốt phân người này, có cái gì mà sang trọng, vẻ vang?
Cách mấy bước chân, Trần Tĩnh Kỳ cũng không khỏi có ý nghĩ giống y như vậy, cho rằng người thanh niên kia đang chế giễu.
Nhưng hình như hắn đã sai. Chỉ thấy phía trước, người thanh niên đã bảo vị trung niên chủ nhà mang ra giấy bút, khẳng định sẽ viết giùm một đôi câu đối.
Trước thái độ thành khẩn, nụ cười hiền hậu của hắn, trung niên chủ nhà sau mấy bận khước từ hiện cũng đã thuận tình, đi vào trong nhà mang giấy bút ra.
Thanh niên cầm bút, thoáng nghĩ một chút rồi viết xuống vế đối đầu tiên:
"Thân ỷ nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự."
(Thân khoác một áo bào, đảm đang khó khăn thiên hạ.)
Chuyển sang vế đối thứ hai, người thanh niên đang tính viết bỗng ngừng. Hắn ngẩng đầu nhìn Trần Tĩnh Kỳ lúc này đã tiến sát, cười nói:
- Vị huynh đài này, ta thấy huynh đài có vẻ cũng là người văn nhã, nếu không ngại thì xin hạ bút.
Trần Tĩnh Kỳ có hơi bất ngờ, song nhìn thấy nét mặt chân thành của đối phương thì hắn cũng thuận tình đưa tay tiếp lấy cây bút.
Chẳng phải suy nghĩ quá lâu, hắn bắt đầu viết:
"Thủ trì tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm."
(Tay cầm ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian.)
"Thân ỷ nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự.
Thủ trì tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm."
Câu đối tài tình vẫn miêu tả đúng hình tượng người hốt phân (mặc áo tơi, tay cầm gàu hốt) đang làm công việc của mình. Nhưng người ta không thể khinh được nữa vì đó đúng là việc khó khăn trên đời – Có việc nào khó bằng thu được lòng người trong thiên hạ đâu? Đây là hình ảnh của một ông vua sáng nghiệp “thân bố y, tay trường kiếm” thường thấy trong sử sách.
Khách qua lại, nhìn thấy câu đối ai cũng kinh ngạc trầm trồ.
Thì ra, chỉ cần có thể đảm đương những nhọc nhằn khó khăn của thiên hạ, chỉ cần có thể sống tròn đạo nghĩa, thu phục lòng người thì nghề nghiệp nào cũng thành cao quý cả. Ngược lại, dù làm nghề cao sang đến đâu mà tâm địa hẹp hòi, đánh mất đạo đức, thì cũng không sánh nổi vị trung niên hốt phân “tận thu lòng dạ thế gian” kia.
- Tuyệt diệu! Tuyệt diệu!
Những người qua đường nhìn đôi câu đối vừa được treo lên, miệng tấm tắc khen. Vị trung niên chủ nhà trông tràng cảnh trước mắt, rất là xúc động, hướng Trần Tĩnh Kỳ và người thanh niên đã viết giùm đôi câu đối mà cảm ơn không ngớt.
Cùng nhau bước ra khỏi đám đông, người thanh niên lúc này mới nói với Trần Tĩnh Kỳ:
- Huynh đài quả nhiên không phải người tầm thường. Chẳng hay có thể cho ta biết cao danh quý tánh chăng?
- Ta họ Trần, danh gọi Tĩnh Kỳ.
- Trần Tĩnh Kỳ?
Hai mắt người thanh niên bỗng sáng lên, lối xưng hô cũng lập tức thay đổi:
- Ngươi là Trần Tĩnh Kỳ?!
Trần Tĩnh Kỳ khó tránh ngạc nhiên. Người thanh niên trước mặt hình như có nhận thức hắn, song bản thân hắn thì lại không hề có ấn tượng gì với đối phương.
- Huynh đài biết ta?
- Ha ha... Văn nhân Hạng đô làm gì có ai không nghe qua danh của ngươi!
Thanh niên mở miệng tươi cười, nói tiếp:
- Để ta giới thiệu. Ta họ Lý, tên Long Việt.
Lý Long Việt?
Lần này thì đến lượt Trần Tĩnh Kỳ động dung. Hắn chắp tay, nói:
- Thì ra là Trung vương điện hạ, xin thứ cho Tĩnh Kỳ đã vô lễ.
Trung vương Lý Long Việt, vị hoàng tử thứ bảy của Hạng quốc, con trai của Bình phi Lâm Thục Nhu. Trong số các hoàng thân quốc thích, danh khí của vị Trung vương này tính ra cũng không phải nhỏ. Có điều, trái ngược với Lý Long Tích, Lý Long Thành, tiếng tăm của hắn lại không ở chính trị, chuyện quốc gia đại sự mà nằm tại cái chí tiêu dao, lối sống tự do tự tại. Vị Trung vương này vốn là một con người văn nhã, bình sinh thích uống rượu ngâm thơ, kết giao bằng hữu bốn phương. Bên trong Trung vương phủ của hắn, thực khách nếu không có một ngàn thì cũng phải tới tám trăm.
Theo như mọi người nhận định, tính trong tất thảy các vị hoàng tử, nếu có kẻ thực sự chẳng màn đến ngôi Cửu ngũ thì người đó chính là Trung vương Lý Long Việt. Hắn và mẫu thân Lâm Thục Nhu của mình từ trước đến nay đều chưa từng có ý tứ tranh chấp, một động thái không an phận nào, thành thử những phi tần, hoàng tử khác cũng chả ai buồn nhọc tâm hãm hại bọn họ.
Lại nói, Lý Long Việt vốn dĩ cũng là một hội viên của Túy Vân thi quán, bình thường vẫn hay ghé đến. Nhưng một năm nay, trong khoảng thời gian Trần Tĩnh Kỳ từ Trần quốc sang Hạng quốc làm con tin, vị Trung vương này lại không ở Hạng đô. Nghe nói hắn đến đất Tương - quê nhà của Bình phi Lâm Thục Nhu - để bầu bạn với ngoại tổ phụ và ngoại tổ mẫu của mình. Tất nhiên là việc này đã hỏi qua ý của Hạng đế, được Hạng đế cho phép.
- Tĩnh Kỳ, ta nghe những người trong nhà nhắc đến ngươi rất nhiều. Viên Hi cũng thường hay khen ngợi tài hoa của ngươi.
Trung vương Lý Long Việt đối với Trần Tĩnh Kỳ vừa gặp mà như đã quen biết từ lâu, thái độ rất là thân thiết, gần gũi.
Nếu như là một người khác, Trần Tĩnh Kỳ chắc là sẽ thấy không quen, nhưng đối với Lý Long Việt, hắn lại chẳng thấy có chút nào giả tạo, từng lời nói, cử chỉ của đối phương đều rất đỗi tự nhiên.
Đôi bên nói chuyện thêm một lúc, Lý Long Việt bỗng đề nghị:
- Tĩnh Kỳ, hôm nay chúng ta gặp nhau như vầy, chứng tỏ rất có duyên. Ta mời ngươi sang nhà, không biết ngươi có tiện không?
- Bây giờ?
- Phải, bây giờ.
Trần Tĩnh Kỳ thoáng nghĩ, nhẹ gật đầu:
- Vậy Tĩnh Kỳ cung kính không bằng tuân mệnh.
Danh sách chương