Ai mà không biết Thi Si là một kẻ bi3n thái cố chấp? Nhiều năm trước, ông ta từng thích một cống sinh, nào ngờ. cống sinh nghèo khó đó là một người thuần khiết, phẩm hạnh cao quý, chỉ trung thành với bệ hạ, kết quả bị Thi Si tìm lý do bất kính với Vương gia, rút gân tay của cống sinh đó.

Tay đã phế không thể cầm bút, nhân tài vất vả đào tạo ra từ một nhà nghèo khó lại biến thành người tàn tật như vậy.

Nghe nói cống sinh tài hoa hơn người đó vốn có tiền đồ xán lạn, bây giờ chỉ có thể ăn xin trên đường phố ở kinh thành.

Thi Si là Vương gia, là huynh đệ của Tiên đế, thân phận vô cùng cao quý, có quan phủ nào dám xen vào chuyện này? Dù chuyện này có đến tai bệ hạ cũng sẽ không có kết quả. Hơn nữa, dù trong chuyện này có oan khuất cũng khó mà tìm được chứng cứ, bởi vì tội danh mà Thi Si gán cho cống sinh là trêu ghẹo tiểu thiếp của Vương gia. Chuyện nam nữ đưa ra công đường cũng khó mà có kết luận.

Ai cũng biết tội danh là giả, cống sinh không muốn trở thành môn khách của Thi Si mới là lý do thật sự.

Chuyện này còn xem là sát phạt có lý do, còn nhiều chuyện vô lý hơn, chỉ vì nhất thời nổi hứng. Thi Si thích sưu tâm bút mực giấy nghiên, đôi khi nổi giận lưỡi kiếm dính máu cũng chỉ vì cây bút mà người khác cất giữ.


Vì vậy, người dân bình thường khó mà tưởng tượng được. những thủ đoạn điên rồ mà Tam Si dùng để chiêu mộ người khác và đáp ứng cho sở thích của mình.

Bọn họ ỷ vào thân phận cao quý ngang ngược chém giết, tàn ác từ trong xương máu. Hiếm có hơn là Tam Sỉ vô cùng đoàn kết, ngay cả Hoàng đế cũng không có biện pháp gì.

Xưa nay Thi Si không thích loại người văn hào Thái Đẩu như Văn Hàn, ông ta cho rằng trên toàn Đại Ngụy chỉ có mình mới có thể xưng là Thái Đẩu thơ từ.

Nếu không phải Văn Hàn là thầy của hai đời thiên tử, Văn Hàn đã chết trong tay Thi Sỉ từ lâu.

Văn Hàn không quan tâm chuyện triều đình, chỉ lo dạy học. Thi Si ghét nhất là dạy học, ông ta nghĩ rãng chỉ có nhân tài mà ông ta chọn trúng mới có thể học thơ từ ca phú, chỉ khi nhân tài quy thuộc ông ta mới có thể nhờ vào tài hoa phát triển tiền đồ.

Nhưng người Thi Si chọn trúng đều là con cháu thế gia, có tiền có quyền, thỉnh thoảng chấm trúng con cháu nhà nghèo thì đều là nhân tài vô cùng xuất sắc.

Thế nên, ông ta và Văn Hàn, người luôn cho rằng giáo dục không phân biệt cao thấp sang hèn, là kẻ thù không đội trời chung.

Một bên chỉ nâng đỡ con cháu thế gia trở thành vây cánh của mình.

Một bên đơn thuần dạy học, mong ai cũng có thể đọc sách.

Đạo bất đồng bất tương vi mưu, hai người luôn giữ trạng thái nước sông không phạm nước giếng, thế mà vì Tiêu Lâm, Thi Si và Thái Đẩu lại gặp nhau. Hai người này gặp nhau, Tào Hành Chỉ cũng phải đứng sang một bên, bởi vì hai hổ tranh nhau chắc chắn sẽ có một bên bị thương, Tào Hành Chi không muốn vạ lây.

Bọn họ không hiểu vì sao Tiêu Lâm đã là môn sinh của Văn Hàn mà vẫn dám nhận tiền của Thi Si?


Cũng không thể trách Tiêu Lâm, Tiêu Lâm hoàn toàn không nhận ra Thi Sỉ.

Khi Thi Si mua thơ cứ ngỡ ai cũng sẽ nhận ra ông ta, cuối cùng ở đó không phải con bạc thì là dân chúng, toàn người không biết chữ, đâu thể nhận ra người trước mắt là Thi Si khiến văn nhân nhã sĩ sợ hãi?

Mọi người chỉ biết đó là một ông lão ngu ngốc lắm tiền. Tiêu Tịnh còn nhỏ, chỉ coi ông ta là một người ông già cả. Gần đây Tiêu Lâm không chú ý đến những tin đồn ở kinh thành. Bà Tiêu bị thương ở tay, hắn một lòng nấu thuốc cho. bà Tiêu.

Hắn hoàn toàn không chú ý đến lời đồn thổi ở bên ngoài.

Trước kia trong đầu Tiêu Lâm không có thông tin về Tam Si, vừa xuất hiện thì vứt ra sau đầu. Tiền đã cầm, hẳn còn cần quan tâm là ai mua sao?

Lần sau người đó đến, hẳn viết thêm một bài nữa là được.

Tiêu Lâm và Tam Sỉ còn chưa tranh đấu với nhau, người của Thái thường tự đã ngồi không yên.

Mấy hôm trước, bọn họ đã họp cả ngày, muốn mượn tay Thi Si xử tử Tiêu Lâm, một là trừ khử Tiêu Lâm, hai là gây chia rẽ mối quan hệ giữa Hoàng đế và Thi Sỉ.


Lần này Dương Lạc hành động không báo cho Chu thị.

Ông ta nghĩ trừ khử Tiêu Lâm là chuyện tất nhiên, Thi Si cũng là kẻ địch, không cần phải thông báo.

Ông ta không ngờ Thái thường tự vừa phái người lan truyền tin đồn Tiêu Lâm bán thơ lần hai, Dương phủ đã có một vị khách không mời mà đến.

Người đó vừa vào cửa đã đạp Dương Lạc ngã ra đất.

Người đến là quản sự của Chu thị. Ông ta xuất hiện thường là để chuyển lời cho Ngụy Giám Quốc.

Dương Lạc kinh ngạc ngã ngồi dưới đất, vô cùng hoảng sợ: “Ngụy Giám Quốc... có lời muốn nói với tiểu nhân sao?”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện