(Giải thích tựa chương: Trong điện Đồng Tước đặt bút viết chiếu thư…)
Mùa Xuân năm Kiến An thứ mười hai, thiên hạ phạt Tào.
Binh lực Tây Lương đến tập kết ở Trường An, trừ võ tướng lưu thủ bên ngoài, mưu thần cũng đều tề tựu về Trường An.
Ghế rồng để trống không, bên cạnh đặt một chiếc ghế màu đen khảm vàng, Lã Bố ngồi trên đó, mặc áo gấm thêu, chân trái gác lên đầu gối chân phải, tác phong nhanh nhẹn, chức quan cực cao.
Hai tay thon dài giao nhau, lạnh lùng nhìn chăm chú quần thần trong điện
Truyền quốc ngọc tỷ nằm trên long án.
Văn thần: Thái Ung lâu năm, được ban ghế ngồi đầu tiên. Theo tứ tự phía sau, gồm có: Kỳ Lân, Thái Văn Cơ, Chân Mật, Trần Cung, Giả Hủ, Pháp Chính, Khổng Dung. Bên dưới nữa còn hơn mười văn thần đứng theo chức quan, lại khôi phục khí thế trang nghiêm của triều đình nhà Hán.
Võ tướng lấy Cao Thuận làm đầu, Trương Liêu từ Ích Châu chạy về, Cam Ninh, Mã Siêu, Trương Cáp, Thái Sử Từ, Lăng Thống, Ngụy Diên.
Một triều đình không có thiên tử, giống như năm đó Đổng Trác cầm giữ triều chính, nay ghế nhiếp chính đã đổi người ngồi.
Lã Bố thờ ơ nói: “Cuối cùng cũng được đánh Tào Tháo, không uổng công các ngươi đi theo bản Hầu nhiều năm như vậy.”
Một văn thần bước ra khỏi hàng, quỳ sát đất, kích động nói: “Hầu gia tận trung với nhà Hán ta mười năm, một tấm lòng son ai cũng thấy! Hôm nay…”
Lã Bố xùy: “Vì nhà Hán của ngươi, với cả vì nhà Hán của ai.”
Văn thần còn ngạc nhiên, Lã Bố nói: “Mười ngày sau ra quân, các vị đại nhân có cao kiến gì không?”
“Đánh giá binh lực song phương hẳn chủ công đã biết, hiện ta sẽ nói lại một lần cho chư vị.”
Kỳ Lân bước ra khỏi hàng, văn thần kia biết điều về chỗ.
Kỳ Lân: “Lương thảo của chúng ta đủ để tham chiến năm năm, nhưng binh lực thời kỳ đầu không thể hoàn toàn tập trung, ra Hàm Cốc quan vẫn còn hai nơi chưa rõ ý đồ.
“Thứ nhất là Hán Trung, thứ hai là Liêu Đông. Hán Trung có Trương Lỗ trấn giữ, từ sau loạn Giặc Khăn Vàng đến nay đã tự mình đứng vững một phương, không tham gia chiến sự Trung Nguyên. Chúng ta nhiều lần chọn đường đi qua Hán Trung, qua lại giữa hai châu Kinh, Ích, Trương Lỗ cũng không ngăn trở.”
Hoa Hâm nói: “Trương Lỗ là người thế nào? Nhiều lắm cũng chỉ giả thần giả quỷ chẳng ra gì. Năm đó nếu không có đám đạo sĩ làm loạn, triều đình nhà Hán đâu sa sút đến nông nổi này?!”
Pháp Chính gằn giọng: “Lời ấy không hay. Tư Đồ đại nhân, ngày nay muốn phạt Tào, cần phải gạt bỏ những ân oán ngày trước. Nếu không, Hầu gia xuất binh, phe ta hai mặt thụ địch. Làm sao thắng được?”
Kỳ Lân nhẹ gật đầu nói: “Đúng vậy, nếu tranh thủ được Trương Lỗ ủng hộ, nhất định phải thừa nhận địa vị chính thống của Thiên Sư giáo. Ngũ Đấu Mễ giáo khởi binh không phải vì cứu dân trong nước lửa hay sao? Có gì khác chúng ta? Theo ý ta, trước khi xuất binh, sai người đi bày tỏ lòng thành, bái Trương Lỗ làm quốc sư.”
Lời vừa dứt, trong điện ồ lên, vài văn thần nói: “Việc này không thể được!”
Kỳ Lân nói: “Nghĩ lại văn hóa nhà Hán ta, từ thời Hán Cảnh Đế cầm quyền đều lấy Hoàng Lão vô vi làm đạo trị quốc, lao dịch và thuế nhẹ. Về sau dù có Nho, Pháp, Đạo, Âm dương nhiều nhà cùng tồn tại song song nhưng vẫn không có gì ngoài một câu ‘Đạo bá vương là hỗn tạp’ thì có gì không thể? Nếu vì đại nghĩa, chư vị đại nhân còn e ngại điều gì? “Huống chi, Quốc sư chẳng qua chỉ là một chức vị không có thực, không can dự chính sự. Dùng chức này đổi lấy hán Trung, tránh được rắc rối ở hậu phương, không có việc gì có lợi bằng việc này.” Kỳ Lân lại nói: “Chư vị đại nhân muốn bác bỏ của ta, mời đề xuất biện pháp tốt hơn.”
Trong điện yên lặng, lát sau Khổng Dung nói: “Dùng vương đạo khiến người ta tâm phục khẩu phục cũng là một cách hay.”
Thái Ung nay đã tám mươi, thở dài run run nói: “Lỗ Tư Đồ này—”
“Lửa cháy tới lông mày, hư danh đều là đồ bỏ. Mấy năm ở Tây Lương, nếu không có Ôn Hầu ra tay mạnh mẽ, thần tử nhà Hán liệu còn ai không?”
Khổng Dung gật đầu: “Thái phó dạy phải lắm.”
Thái Ung đứng dậy, mấy người vội đến đỡ, Thái Ung nói với Lã Bố: “Chức Thái phó, ta nguyện chắp tay nhường lại, chỉ mong Trương Lỗ có thể thần phục, quay về thiên tử.”
Kỳ Lân cảm động, lời này của Thái Ung thật đúng lúc, nếu Trương Lỗ được thăng làm thầy Vua, thật khiến cho đạo Thái Bình vinh dự trăm năm khó gặp.
Thái Ung chậm rãi nói: “Ta mười sáu tuổi đỗ Hiếu liêm, trong mấy năm Kiến An cùng được phong Trung lang tướng với Vương Doãn, sau được đề bạc làm Thái phó. Nhiều năm đọc sách như vậy, mới biết lúc quân Khăn Vàng mới lập vốn chỉ muốn trừng trị kẻ ác cứu giúp dân thường vô tội, cứu người mất mùa đói kém, không phải như Tào tặc trà trộn vào đó làm loạn.”
Kỳ Lân gật đầu nói: “Hiện nay Trương Lỗ an phận ở đó, không tham gia vào Tào Tháo nhưng vẫn đang quan sát. Tết Nguyên tiêu vừa rồi đưa con gái đến cầu hôn, đó là phép thử.”
Thái Ung nói: “Nếu đúng như thế, chức Thái phó nhường cho hắn cũng không sao. Ta già rồi, tâm nguyện duy nhất lúc sinh thời là có thể thấy thiên tử quay lại Trường An. Chúc Ôn Hầu trận này mã đáo thành công.”
Lã Bố muốn đứng lên đưa tiễn, Thái Ung giơ tay ngăn lại, bước chân run run đi ra khỏi cung Vị Ương.
Trần Cung nói: “Nếu các vị đại nhân không còn gì dị nghị, vậy vị nào xung phong đi thuyết khách, đến thương lượng với Trương Lỗ?”
Lã Bố thản nhiên đáp: “Ta đi.”
Nhóm mưu thần rối rít: “Không được, chủ công cần chuẩn bị lãnh binh ra trận…”
Kỳ Lân hiểu ý cười: “Ngươi đi? Nhắm làm được không?”
Lã Bố nói: “Việc này không phải ta thì không ai làm được. Huống hồ, ta có việc muốn hỏi hắn.”
Kỳ Lân vừa lên tiếng, quần thần đều im lặng. Kỳ Lân nghĩ nghĩ, hỏi: “Ngươi muốn hỏi hắn cái gì?”
Lã Bố có vẻ hấp tấp, lát sau nói: “Đợi về nói cho ngươi.”
Kỳ Lân gật đầu.
Trần Cung mở sổ, nói: “Nghỉ ngơi ở Lương Châu bảy năm, trừ trận Xích Bích chết hơn vạn người, binh mã trong thành Trường An còn hơn ba vạn tám ngàn người.
“Binh sĩ toàn Tây Lương có khoảng năm vạn, tân binh từ Ích Châu mới đến là hai vạn. Tính tới tính lui, trừ tam quân, lương thảo hậu viện, tổng cộng có mười một vạn tinh binh.
“Trong đó có năm vạn kỵ binh Tây Lương, bốn vạn bộ binh, hai vạn thủy quân.”
“Tóm lại, chúng ta có gần mười một vạn người.” Kỳ Lân tiếp lời: “Cần để lại một vạn trấn thủ Trường An, phòng khi có biến loạn. Ở trận Xích Bích, Tào Tháo mang tám mươi vạn đại quân chiếm Trường Giang, bị thiêu bảy phần.
“Điển Vi và Tào Hồng dẫn quân, hội hợp với Tào Tháo ở Cự Lộc, ít nhất có hai mươi vạn người trú đóng ở ba nơi Cự Lộc, Hổ Lao quan, thành Nghiệp.”
“Hai mươi vạn!” Quần thần rúng động.
Kỳ Lân nhẹ nhàng nói: “Tính luôn số Tào Tháo quay về trưng binh, phỏng chừng lớn hơn số này nhiều lắm. Căn cứ vào đánh giá của chúng ta, vì để đánh một trận tử chiến, lúc lâm nguy có thể phản kích, Tào Tháo có thể triệu tập tối đa ba mươi lăm vạn quân.”
Nhóm quan văn mặt mày tái mét.
“Mười vạn đối đầu với ba mươi lăm vạn.” Kỳ Lân nói nhẹ như không: “Trận này khó đánh.”
“Hay là… Lại nghỉ ngơi thêm một thời gian nữa?” Quan văn lúc đầu nịnh nọt Lã Bố dè dặt lên tiếng.
Trần Cung cười khẩy: “Quân ta nghỉ ngơi, quân Tào không nghỉ à? Đợi mười năm nữa, hai phe tập trung được năm mươi vạn, trăm vạn hùng binh, trước ải lại máu chảy thành sông, thây phơi đầy đất, có gì khác nhau?”
Lã Bố: “Phân tán binh lực, hạ gục từng phần là cách tốt nhất.”
Pháp Chính vuốt râu nói: “Chỉ sợ không dễ dàng như vậy.”
Trần Cung lại nói: “Nếu chủ công có thể chiêu hàng Trương Lỗ thành công, chúng ta sẽ có thêm hai vạn binh mã…”
Kỳ Lân cùng Giả Hủ đồng thanh: “Đừng quá kỳ vọng vào Trương Lỗ.”
Kỳ Lân nói: “Bắt đầu hành quân, ta với Mã Siêu mang đại quân đến Hàm Cốc quan, chủ công mang tám ngàn người đến thành Ba Trung trước. Sau đó, ngàn dặm bình nguyên từ Hàm Cốc quan đến Hổ Lao quan, thành Nghiệp là tiền tuyến.
“Chúng ta phải chuẩn bị cho trận đánh dài hơi, đồng thời đề phòng Tào Tháo cấu kết với mã tặc ở quan ngoại chặt đứt lương thảo của chúng ta.”
Giả Hủ nói thêm: “Càng cần đề phòng Quách Gia, Tuân Úc dùng kế vườn không nhà trống, tiêu hao sĩ khí quân ta, kéo dài thời gian tiếp viện.”
Kỳ Lân khẽ gật đầu: “Chiến thuật cụ thể đợi ta với chủ công hội hợp rồi quyết định sau.”
Quân thần bàn luận sôi nổi, cuối cùng Khổng Dung bất an hỏi: “Thường nói quân sư thần cơ diệu toán, thông hiểu thiên cơ, theo ý ngươi, trận này chúng ta có thắng không?”
Vấn đề quan trọng nhất rốt cục cũng đến rồi đây, Lã Bố tổ chức lần triều hội này chính là vì muốn ổn định lòng quân.
Kỳ Lân mỉm cười đáp: “Thắng hay không ta không đoán trước được, nhưng có thể đảm bảo với mọi người là: Nếu lần này thua, chúng ta chỉ có thể lui về Hàm Cốc quan, trốn chui trốn nhủi, sống đến cuối đời, chờ Tào Phi, Tư Mã Ý như gió thu cuốn hết lá vàng. Cả đời này không thể nào thắng được Tào Tháo nữa.”
Lã Bố nói: “Tư Đồ cứ yên tâm, chúng ta có thể thắng.”
Mọi người nhìn về phía Lã Bố, Kỳ Lân hơi bất ngờ, ánh mắt nhìn hắn cũng thêm vài phần hy vọng.
Lã Bố đứng dậy, đi xuống bậc thang, trầm giọng nói: “Chư vị đại nhân có từng để ý không? Hai trận Quan Độ, Xích Bích, thậm chí là trước đó, khi mười tám lộ chư hầu liên minh thảo phạt Đổng Trác.”
Trần Cung thì thầm chọc ghẹo: “Lần này mất bao lâu mới thuộc?”
Ánh mắt Kỳ Lân mang theo tự hào, đáp nhỏ: “Ta không có dạy hắn… Từ trận Quan Độ ta dã không dạy hắn học thuộc lòng nữa rồi.”
Trần Cung cảm thấy rất khó tin, nhíu mày, lại nghe Lã Bố dõng dạt nói: “Khi thảo Đổng, Tây Lương có mười vạn đại quân, Tôn Kiên xung phong mang theo gần hai vạn, bức Đổng tặc lui về ngoài Hàm Cốc quan; trận Quan Độ, Viên Thiệu có hai mươi vạn nhân mã, trong tay Tào Tháo chỉ có năm vạn, đánh đuổi Viên Bản Sơ chạy về Trường An. Viên Thiệu thua trận! Chết vào tay bản Hầu.
“Ở Xích Bích! Tào Tháo xưng có tám mươi vạn quân lực, binh mã ba nhà chúng ta gộp lại không tới mười tám vạn, đánh cho quân tào đại bại, sợ hãi chạy trốn lên Bắc, từ đó không dám bước về Trường An nửa bước.”
Lã Bố hỏi: “Có trận nào không lấy ít thắng nhiều?”
Trong điện yên ắng, chỉ còn tiếng nói của Lã Bố: “Bị chặn đánh nhiều gấp năm, thậm chí địch quân nhiều gấp mười, điều gì đã giúp bọn họ chỉ tiến không lui ra trận? Vấn đề này, Phụng Tiên đoán không cần nói chư vị cũng tự nhiên hiểu rõ.”
Kỳ Lân khen ngợi: “Nói rất hay! Nay lá cờ bảo vệ thiên tử của Tào Tháo đã rơi. Đại nghĩa trong tay chúng ta, trên danh nghĩa cứu viện thiên tử, giúp đỡ nhà Hán, thiên hạ đồng lòng, trận này nhất định thắng!”
Lã Bố thản nhiên đáp: “Đúng vậy, không có gì tiếc nuối.”
Lã Bố đi đến trước điện, đứng đối diện với Kỳ Lân, giơ tay xoa lỗ tai Kỳ Lân, ra lệnh: “Ngày mai tập kết đại quân, mười ngày sau ra khỏi ải.”
Thành Nghiệp.
Hiến đế ngồi trước bàn, ghế nhiếp chính bên cạnh không người ngồi, cũng không có Quách Gia.
Trước điện, võ tướng Tào doanh và mưu thần chia làm hai nhóm, Tuân Úc đứng đầu tiên, sau hắn là Ngự sử Tư Mã Ý mới thăng chức.
Vẻ mặt Hiến đế trông ốm yếu bệnh hoạn, hỏi nhỏ: “Thừa… Thừa tướng đâu?”
Tào Tháo cáo bệnh không lên triều, Tuân Úc thở ra một hơi, bước ra khỏi hàng nói: “Bệ hạ, Thừa tướng bệnh nhẹ, Ôn Hầu Lã Phụng Tiên khởi binh, chúng ta mời bệ hạ phát thiên tử lệnh, chiếu cáo thiên hạ, lệnh chư hầu thảo phạt hắn.”
Tư Mã Ý nói: “Chiếu lệnh này…”
Lưu Hiệp nhìn Tuân Úc, lát sau, môi tái nhợt giật giật nói: “Trẫm không biết nên viết thế nào.”
Tào Phi nháy mắt với Tư Mã Ý, Tư Mã Ý đi lên, bày ngự chỉ, lấy bút chấm vào nghiên, giao vào thay Hiến đế.
Ánh mắt Lưu Hiệp như nước lặng, siết bút trong tay, tựa như nắm chiếc phao cuối cùng cứu mạng hắn.
Tư Mã ý nhắm mắt, đọc chậm rãi: “Nay, thiên hạ tạm ổn, bốn biển thái bình…”
Lưu Hiệp vừa viết vừa ngừng.
“… Ôn Hầu Lã Bố, lãnh chức Phấn Vũ Tướng quân, không biết đền nợ nước, dẫn quân làm phản…”
“Hắn không có làm phản.” Lưu Hiệp nói nhỏ.
Tư Mã Ý: “Tâm muốn phản rõ ràng, giang sơn nhà Hán trăm năm, nếu như nghiêng ngã bấp bênh…”
Lưu Hiệp: “Hắn không phải phản tặc… Lã Phụng Tiên không phải phản tặc…”
Tư Mã Ý: “Kêu gọi thiên hạ cùng nhau thảo phạt…”
Đột nhiên Lưu Hiệp hô lớn: “Hắn không phải phản tặc! Lã Phụng Tiên không phải phản tặc! Trẫm đợi hắn gần mười năm! Một lũ nghịch tặc các ngươi muốn soán vị! Các ngươi…”
“Bệ hạ!”
Nháy mắt, Lưu Hiệp xô đổ long án, triều đình hỗn loạn!
Ai nấy cuống quít đến giữ hắn lại, Lưu Hiệp vẫn giãy giụa, la hét điên cuồng: “Các ngươi mới là phản tặc đại nghịch bất đạo! Anh linh liệt tổ liệt tông nhà Hán ta trên trời có linh thiêng sẽ không bỏ qua cho các ngươi! Mưu triều soán vị! Chiếm quyền thiên tử! Các ngươi mới là…”
Lưu Hiệp chưa kêu hết, đã bị thái giám che miệng kéo vào hậu cung.
Tư Mã Ý lắc đầu cười gượng, mực dính đầy đâu, binh lính dọn dẹp long án, Tư Mã Ý tiếp tục viết thiên tử chiếu. Ngày đó, chiếu cáo thiên hạ, lệnh cho chư hầu đánh dẹp Lã Bố.
Hậu cung:
Cấm vệ hung ác chen vào, lật cả hoàng cung, tìm chứng cứ trao đổi giữa Lưu Hiệp và Lã Bố.
Các cung nữ hét toáng lên chạy trốn, Đổng quý phi lo lắng nói: “Bệ hạ đâu? Bệ hạ đâu rồi?”
Vẻ mặt Hứa Chử dữ tợn, thô lỗ nói: “Bệ hạ đang ở thiên điện, bảo bản tướng đến đây lục soát!”’
Đổng quý phi nói: “Ngươi có ý gì?”
Đổng quý phi ôm một đứa nhỏ tầm bảy tuổi, loạng choạng lánh ra sau bình phong. Binh sĩ khắp nơi, làm cho một cái cung điện to như vậy lộn xộn chưa từng thấy.
Đổng quý phi run rẩy, thở dốc dồn dập, ngồi chồm hổm xuống.
Đứa trẻ trong lòng nàng cầm trên tay một cây đao nhỏ, nhìn Hứa Chử không chớp mắt.
“Cha đâu ạ…” Nó hỏi nhỏ.
Đổng quý phi chưa hết sợ hãi, thì thầm: “Hi nhi, đừng sợ, cất Thất Tinh đao vào đi con. Chưa đến lúc đâu.”
Binh sĩ lục soát tẩm điện đi hết, Đổng quý phi vẫn ôm đứa nhỏ, len lén khóc nức nở.
Xuân tháng Ba, trước Hàm Cốc quan chim kêu hoa nở, lúc này ba quân Tây Lương, Ích Châu, Trường An đang nghị sự.
Trung quân Lã Bố giữ ấn soái, quân sư Giả Hủ; Thiên quân Kỳ Lân, quân sư Pháp Chính.
Hai tướng Trương Liêu, Lăng Thống theo Lã Bố đi Hán Trung; Trương Cáp, Thái Sử Từ, Ngụy Diên, Mã Siêu đi theo Kỳ Lân chinh phạt Ký Châu.
Thái Văn Cơ trấn giữ Tây Lương; Cao Thuận, Trần Cung cùng với Cam Ninh bị thương nặng chưa lành ở lại giữ Trường An.
“Đưa quân ngàn dặm vẫn phải từ biệt.” Trần Cung thản nhiên nói, bưng lên một chén rượu lớn.
“Vất vả cho ngươi rồi, ông bạn già.” Kỳ lân uống rượu, hiểu ý cười.
Trần Cung chậm rãi gật đầu, đây là trận chiến cuối cùng tính từ ngày bọn hắn đi theo Lã Bố.
Mấy năm trước quen biết ở Trường An, Kỳ Lân theo Lã Bố chinh chiến khắp thiên hạ, Trần Cung trấn giữ phía sau.
Kỳ Lân như kiếm, Trần Cung như thuẫn, mỗi một lần Kỳ Lân tiến công đều dốc toàn lực, không sợ biến cố sau lưng. Trần Cung cũng chưa bao giờ có sơ sót, mỗi lần đều hết sức hoàn thành nhiệm vụ, cầm giữ sinh lực rất lớn.
Hai tên mưu sĩ, hai trách nhiệm riêng, phối hợp hoàn mỹ, không có sơ hở để tấn công, có thể làm gương cho mưu thần trong thiên hạ.
Ngàn câu vạn chữ thay bằng một nụ cười, Kỳ Lân và Trần Cung đập tay ba cái, quay lưng rời đi.
Cao Thuận dõng dạt hô: “Chúc chủ công, quân sư mã đáo thành công!”
Phía sau, chúng binh sĩ đồng thanh hô lớn, văn thần Trường An đưa tiễn trăm dặm, nhìn đại quân từ từ đi xa.
Sau trận chiến Xích Bích chưa đến nửa năm, đại quân của Ôn Hầu lại ra Hàm Cốc quan, giống như mũi kiếm bén nhọn vô song, đại địa Trung Nguyên không có bất kỳ thế lực nào có thể ngăn lại mười vạn thiết kỵ Tây Lương.
Vạn Lý Trường Thành chi đôi quan ngoại mịt mù cỏ dại, chim cắt bay cao.
Kỳ Lân dừng ngựa: “Chúng ta chia quân ở đây đi.”
Lã Bố căn dặn: “Đại quân theo hướng Đông đi dọc theo Trường Thành, cứ cách một ngàn dặm đóng quân nhớ phái người hồi báo với ta.”
Kỳ Lân đáp: “Biết rồi, ngươi nhớ cẩn thận, lắng nghe ý kiến của Giả Hủ, đừng cố chấp làm theo ý mình.”
Lã Bố chầm chậm gật đầu, phóng mắt nhìn thảo nguyên mênh mông.
Kỳ Lân hỏi: “Ngươi đang nghĩ gì thế?”
Lã Bố thản nhiên: “Nghĩ đến mùa Thu năm nay, ta phải ra tái ngoại săn thú một mình.”
Kỳ Lân cười nhẹ: “Ta sẽ đi săn thú cùng ngươi.”
Lã Bố không đáp.
Kỳ Lân sửa lời: “Không chỉ năm nay, mà mùa Thu năm sau, năm sau, rồi năm sau nữa, năm nào cũng đi.”
Kỳ Lân còn chưa nói xong, Lã Bố đã quay đầu ngựa, mang theo một vạn kỵ binh xuống phía Nam, tiến về Hán Trung.
Mùa Xuân năm Kiến An thứ mười hai, thiên hạ phạt Tào.
Binh lực Tây Lương đến tập kết ở Trường An, trừ võ tướng lưu thủ bên ngoài, mưu thần cũng đều tề tựu về Trường An.
Ghế rồng để trống không, bên cạnh đặt một chiếc ghế màu đen khảm vàng, Lã Bố ngồi trên đó, mặc áo gấm thêu, chân trái gác lên đầu gối chân phải, tác phong nhanh nhẹn, chức quan cực cao.
Hai tay thon dài giao nhau, lạnh lùng nhìn chăm chú quần thần trong điện
Truyền quốc ngọc tỷ nằm trên long án.
Văn thần: Thái Ung lâu năm, được ban ghế ngồi đầu tiên. Theo tứ tự phía sau, gồm có: Kỳ Lân, Thái Văn Cơ, Chân Mật, Trần Cung, Giả Hủ, Pháp Chính, Khổng Dung. Bên dưới nữa còn hơn mười văn thần đứng theo chức quan, lại khôi phục khí thế trang nghiêm của triều đình nhà Hán.
Võ tướng lấy Cao Thuận làm đầu, Trương Liêu từ Ích Châu chạy về, Cam Ninh, Mã Siêu, Trương Cáp, Thái Sử Từ, Lăng Thống, Ngụy Diên.
Một triều đình không có thiên tử, giống như năm đó Đổng Trác cầm giữ triều chính, nay ghế nhiếp chính đã đổi người ngồi.
Lã Bố thờ ơ nói: “Cuối cùng cũng được đánh Tào Tháo, không uổng công các ngươi đi theo bản Hầu nhiều năm như vậy.”
Một văn thần bước ra khỏi hàng, quỳ sát đất, kích động nói: “Hầu gia tận trung với nhà Hán ta mười năm, một tấm lòng son ai cũng thấy! Hôm nay…”
Lã Bố xùy: “Vì nhà Hán của ngươi, với cả vì nhà Hán của ai.”
Văn thần còn ngạc nhiên, Lã Bố nói: “Mười ngày sau ra quân, các vị đại nhân có cao kiến gì không?”
“Đánh giá binh lực song phương hẳn chủ công đã biết, hiện ta sẽ nói lại một lần cho chư vị.”
Kỳ Lân bước ra khỏi hàng, văn thần kia biết điều về chỗ.
Kỳ Lân: “Lương thảo của chúng ta đủ để tham chiến năm năm, nhưng binh lực thời kỳ đầu không thể hoàn toàn tập trung, ra Hàm Cốc quan vẫn còn hai nơi chưa rõ ý đồ.
“Thứ nhất là Hán Trung, thứ hai là Liêu Đông. Hán Trung có Trương Lỗ trấn giữ, từ sau loạn Giặc Khăn Vàng đến nay đã tự mình đứng vững một phương, không tham gia chiến sự Trung Nguyên. Chúng ta nhiều lần chọn đường đi qua Hán Trung, qua lại giữa hai châu Kinh, Ích, Trương Lỗ cũng không ngăn trở.”
Hoa Hâm nói: “Trương Lỗ là người thế nào? Nhiều lắm cũng chỉ giả thần giả quỷ chẳng ra gì. Năm đó nếu không có đám đạo sĩ làm loạn, triều đình nhà Hán đâu sa sút đến nông nổi này?!”
Pháp Chính gằn giọng: “Lời ấy không hay. Tư Đồ đại nhân, ngày nay muốn phạt Tào, cần phải gạt bỏ những ân oán ngày trước. Nếu không, Hầu gia xuất binh, phe ta hai mặt thụ địch. Làm sao thắng được?”
Kỳ Lân nhẹ gật đầu nói: “Đúng vậy, nếu tranh thủ được Trương Lỗ ủng hộ, nhất định phải thừa nhận địa vị chính thống của Thiên Sư giáo. Ngũ Đấu Mễ giáo khởi binh không phải vì cứu dân trong nước lửa hay sao? Có gì khác chúng ta? Theo ý ta, trước khi xuất binh, sai người đi bày tỏ lòng thành, bái Trương Lỗ làm quốc sư.”
Lời vừa dứt, trong điện ồ lên, vài văn thần nói: “Việc này không thể được!”
Kỳ Lân nói: “Nghĩ lại văn hóa nhà Hán ta, từ thời Hán Cảnh Đế cầm quyền đều lấy Hoàng Lão vô vi làm đạo trị quốc, lao dịch và thuế nhẹ. Về sau dù có Nho, Pháp, Đạo, Âm dương nhiều nhà cùng tồn tại song song nhưng vẫn không có gì ngoài một câu ‘Đạo bá vương là hỗn tạp’ thì có gì không thể? Nếu vì đại nghĩa, chư vị đại nhân còn e ngại điều gì? “Huống chi, Quốc sư chẳng qua chỉ là một chức vị không có thực, không can dự chính sự. Dùng chức này đổi lấy hán Trung, tránh được rắc rối ở hậu phương, không có việc gì có lợi bằng việc này.” Kỳ Lân lại nói: “Chư vị đại nhân muốn bác bỏ của ta, mời đề xuất biện pháp tốt hơn.”
Trong điện yên lặng, lát sau Khổng Dung nói: “Dùng vương đạo khiến người ta tâm phục khẩu phục cũng là một cách hay.”
Thái Ung nay đã tám mươi, thở dài run run nói: “Lỗ Tư Đồ này—”
“Lửa cháy tới lông mày, hư danh đều là đồ bỏ. Mấy năm ở Tây Lương, nếu không có Ôn Hầu ra tay mạnh mẽ, thần tử nhà Hán liệu còn ai không?”
Khổng Dung gật đầu: “Thái phó dạy phải lắm.”
Thái Ung đứng dậy, mấy người vội đến đỡ, Thái Ung nói với Lã Bố: “Chức Thái phó, ta nguyện chắp tay nhường lại, chỉ mong Trương Lỗ có thể thần phục, quay về thiên tử.”
Kỳ Lân cảm động, lời này của Thái Ung thật đúng lúc, nếu Trương Lỗ được thăng làm thầy Vua, thật khiến cho đạo Thái Bình vinh dự trăm năm khó gặp.
Thái Ung chậm rãi nói: “Ta mười sáu tuổi đỗ Hiếu liêm, trong mấy năm Kiến An cùng được phong Trung lang tướng với Vương Doãn, sau được đề bạc làm Thái phó. Nhiều năm đọc sách như vậy, mới biết lúc quân Khăn Vàng mới lập vốn chỉ muốn trừng trị kẻ ác cứu giúp dân thường vô tội, cứu người mất mùa đói kém, không phải như Tào tặc trà trộn vào đó làm loạn.”
Kỳ Lân gật đầu nói: “Hiện nay Trương Lỗ an phận ở đó, không tham gia vào Tào Tháo nhưng vẫn đang quan sát. Tết Nguyên tiêu vừa rồi đưa con gái đến cầu hôn, đó là phép thử.”
Thái Ung nói: “Nếu đúng như thế, chức Thái phó nhường cho hắn cũng không sao. Ta già rồi, tâm nguyện duy nhất lúc sinh thời là có thể thấy thiên tử quay lại Trường An. Chúc Ôn Hầu trận này mã đáo thành công.”
Lã Bố muốn đứng lên đưa tiễn, Thái Ung giơ tay ngăn lại, bước chân run run đi ra khỏi cung Vị Ương.
Trần Cung nói: “Nếu các vị đại nhân không còn gì dị nghị, vậy vị nào xung phong đi thuyết khách, đến thương lượng với Trương Lỗ?”
Lã Bố thản nhiên đáp: “Ta đi.”
Nhóm mưu thần rối rít: “Không được, chủ công cần chuẩn bị lãnh binh ra trận…”
Kỳ Lân hiểu ý cười: “Ngươi đi? Nhắm làm được không?”
Lã Bố nói: “Việc này không phải ta thì không ai làm được. Huống hồ, ta có việc muốn hỏi hắn.”
Kỳ Lân vừa lên tiếng, quần thần đều im lặng. Kỳ Lân nghĩ nghĩ, hỏi: “Ngươi muốn hỏi hắn cái gì?”
Lã Bố có vẻ hấp tấp, lát sau nói: “Đợi về nói cho ngươi.”
Kỳ Lân gật đầu.
Trần Cung mở sổ, nói: “Nghỉ ngơi ở Lương Châu bảy năm, trừ trận Xích Bích chết hơn vạn người, binh mã trong thành Trường An còn hơn ba vạn tám ngàn người.
“Binh sĩ toàn Tây Lương có khoảng năm vạn, tân binh từ Ích Châu mới đến là hai vạn. Tính tới tính lui, trừ tam quân, lương thảo hậu viện, tổng cộng có mười một vạn tinh binh.
“Trong đó có năm vạn kỵ binh Tây Lương, bốn vạn bộ binh, hai vạn thủy quân.”
“Tóm lại, chúng ta có gần mười một vạn người.” Kỳ Lân tiếp lời: “Cần để lại một vạn trấn thủ Trường An, phòng khi có biến loạn. Ở trận Xích Bích, Tào Tháo mang tám mươi vạn đại quân chiếm Trường Giang, bị thiêu bảy phần.
“Điển Vi và Tào Hồng dẫn quân, hội hợp với Tào Tháo ở Cự Lộc, ít nhất có hai mươi vạn người trú đóng ở ba nơi Cự Lộc, Hổ Lao quan, thành Nghiệp.”
“Hai mươi vạn!” Quần thần rúng động.
Kỳ Lân nhẹ nhàng nói: “Tính luôn số Tào Tháo quay về trưng binh, phỏng chừng lớn hơn số này nhiều lắm. Căn cứ vào đánh giá của chúng ta, vì để đánh một trận tử chiến, lúc lâm nguy có thể phản kích, Tào Tháo có thể triệu tập tối đa ba mươi lăm vạn quân.”
Nhóm quan văn mặt mày tái mét.
“Mười vạn đối đầu với ba mươi lăm vạn.” Kỳ Lân nói nhẹ như không: “Trận này khó đánh.”
“Hay là… Lại nghỉ ngơi thêm một thời gian nữa?” Quan văn lúc đầu nịnh nọt Lã Bố dè dặt lên tiếng.
Trần Cung cười khẩy: “Quân ta nghỉ ngơi, quân Tào không nghỉ à? Đợi mười năm nữa, hai phe tập trung được năm mươi vạn, trăm vạn hùng binh, trước ải lại máu chảy thành sông, thây phơi đầy đất, có gì khác nhau?”
Lã Bố: “Phân tán binh lực, hạ gục từng phần là cách tốt nhất.”
Pháp Chính vuốt râu nói: “Chỉ sợ không dễ dàng như vậy.”
Trần Cung lại nói: “Nếu chủ công có thể chiêu hàng Trương Lỗ thành công, chúng ta sẽ có thêm hai vạn binh mã…”
Kỳ Lân cùng Giả Hủ đồng thanh: “Đừng quá kỳ vọng vào Trương Lỗ.”
Kỳ Lân nói: “Bắt đầu hành quân, ta với Mã Siêu mang đại quân đến Hàm Cốc quan, chủ công mang tám ngàn người đến thành Ba Trung trước. Sau đó, ngàn dặm bình nguyên từ Hàm Cốc quan đến Hổ Lao quan, thành Nghiệp là tiền tuyến.
“Chúng ta phải chuẩn bị cho trận đánh dài hơi, đồng thời đề phòng Tào Tháo cấu kết với mã tặc ở quan ngoại chặt đứt lương thảo của chúng ta.”
Giả Hủ nói thêm: “Càng cần đề phòng Quách Gia, Tuân Úc dùng kế vườn không nhà trống, tiêu hao sĩ khí quân ta, kéo dài thời gian tiếp viện.”
Kỳ Lân khẽ gật đầu: “Chiến thuật cụ thể đợi ta với chủ công hội hợp rồi quyết định sau.”
Quân thần bàn luận sôi nổi, cuối cùng Khổng Dung bất an hỏi: “Thường nói quân sư thần cơ diệu toán, thông hiểu thiên cơ, theo ý ngươi, trận này chúng ta có thắng không?”
Vấn đề quan trọng nhất rốt cục cũng đến rồi đây, Lã Bố tổ chức lần triều hội này chính là vì muốn ổn định lòng quân.
Kỳ Lân mỉm cười đáp: “Thắng hay không ta không đoán trước được, nhưng có thể đảm bảo với mọi người là: Nếu lần này thua, chúng ta chỉ có thể lui về Hàm Cốc quan, trốn chui trốn nhủi, sống đến cuối đời, chờ Tào Phi, Tư Mã Ý như gió thu cuốn hết lá vàng. Cả đời này không thể nào thắng được Tào Tháo nữa.”
Lã Bố nói: “Tư Đồ cứ yên tâm, chúng ta có thể thắng.”
Mọi người nhìn về phía Lã Bố, Kỳ Lân hơi bất ngờ, ánh mắt nhìn hắn cũng thêm vài phần hy vọng.
Lã Bố đứng dậy, đi xuống bậc thang, trầm giọng nói: “Chư vị đại nhân có từng để ý không? Hai trận Quan Độ, Xích Bích, thậm chí là trước đó, khi mười tám lộ chư hầu liên minh thảo phạt Đổng Trác.”
Trần Cung thì thầm chọc ghẹo: “Lần này mất bao lâu mới thuộc?”
Ánh mắt Kỳ Lân mang theo tự hào, đáp nhỏ: “Ta không có dạy hắn… Từ trận Quan Độ ta dã không dạy hắn học thuộc lòng nữa rồi.”
Trần Cung cảm thấy rất khó tin, nhíu mày, lại nghe Lã Bố dõng dạt nói: “Khi thảo Đổng, Tây Lương có mười vạn đại quân, Tôn Kiên xung phong mang theo gần hai vạn, bức Đổng tặc lui về ngoài Hàm Cốc quan; trận Quan Độ, Viên Thiệu có hai mươi vạn nhân mã, trong tay Tào Tháo chỉ có năm vạn, đánh đuổi Viên Bản Sơ chạy về Trường An. Viên Thiệu thua trận! Chết vào tay bản Hầu.
“Ở Xích Bích! Tào Tháo xưng có tám mươi vạn quân lực, binh mã ba nhà chúng ta gộp lại không tới mười tám vạn, đánh cho quân tào đại bại, sợ hãi chạy trốn lên Bắc, từ đó không dám bước về Trường An nửa bước.”
Lã Bố hỏi: “Có trận nào không lấy ít thắng nhiều?”
Trong điện yên ắng, chỉ còn tiếng nói của Lã Bố: “Bị chặn đánh nhiều gấp năm, thậm chí địch quân nhiều gấp mười, điều gì đã giúp bọn họ chỉ tiến không lui ra trận? Vấn đề này, Phụng Tiên đoán không cần nói chư vị cũng tự nhiên hiểu rõ.”
Kỳ Lân khen ngợi: “Nói rất hay! Nay lá cờ bảo vệ thiên tử của Tào Tháo đã rơi. Đại nghĩa trong tay chúng ta, trên danh nghĩa cứu viện thiên tử, giúp đỡ nhà Hán, thiên hạ đồng lòng, trận này nhất định thắng!”
Lã Bố thản nhiên đáp: “Đúng vậy, không có gì tiếc nuối.”
Lã Bố đi đến trước điện, đứng đối diện với Kỳ Lân, giơ tay xoa lỗ tai Kỳ Lân, ra lệnh: “Ngày mai tập kết đại quân, mười ngày sau ra khỏi ải.”
Thành Nghiệp.
Hiến đế ngồi trước bàn, ghế nhiếp chính bên cạnh không người ngồi, cũng không có Quách Gia.
Trước điện, võ tướng Tào doanh và mưu thần chia làm hai nhóm, Tuân Úc đứng đầu tiên, sau hắn là Ngự sử Tư Mã Ý mới thăng chức.
Vẻ mặt Hiến đế trông ốm yếu bệnh hoạn, hỏi nhỏ: “Thừa… Thừa tướng đâu?”
Tào Tháo cáo bệnh không lên triều, Tuân Úc thở ra một hơi, bước ra khỏi hàng nói: “Bệ hạ, Thừa tướng bệnh nhẹ, Ôn Hầu Lã Phụng Tiên khởi binh, chúng ta mời bệ hạ phát thiên tử lệnh, chiếu cáo thiên hạ, lệnh chư hầu thảo phạt hắn.”
Tư Mã Ý nói: “Chiếu lệnh này…”
Lưu Hiệp nhìn Tuân Úc, lát sau, môi tái nhợt giật giật nói: “Trẫm không biết nên viết thế nào.”
Tào Phi nháy mắt với Tư Mã Ý, Tư Mã Ý đi lên, bày ngự chỉ, lấy bút chấm vào nghiên, giao vào thay Hiến đế.
Ánh mắt Lưu Hiệp như nước lặng, siết bút trong tay, tựa như nắm chiếc phao cuối cùng cứu mạng hắn.
Tư Mã ý nhắm mắt, đọc chậm rãi: “Nay, thiên hạ tạm ổn, bốn biển thái bình…”
Lưu Hiệp vừa viết vừa ngừng.
“… Ôn Hầu Lã Bố, lãnh chức Phấn Vũ Tướng quân, không biết đền nợ nước, dẫn quân làm phản…”
“Hắn không có làm phản.” Lưu Hiệp nói nhỏ.
Tư Mã Ý: “Tâm muốn phản rõ ràng, giang sơn nhà Hán trăm năm, nếu như nghiêng ngã bấp bênh…”
Lưu Hiệp: “Hắn không phải phản tặc… Lã Phụng Tiên không phải phản tặc…”
Tư Mã Ý: “Kêu gọi thiên hạ cùng nhau thảo phạt…”
Đột nhiên Lưu Hiệp hô lớn: “Hắn không phải phản tặc! Lã Phụng Tiên không phải phản tặc! Trẫm đợi hắn gần mười năm! Một lũ nghịch tặc các ngươi muốn soán vị! Các ngươi…”
“Bệ hạ!”
Nháy mắt, Lưu Hiệp xô đổ long án, triều đình hỗn loạn!
Ai nấy cuống quít đến giữ hắn lại, Lưu Hiệp vẫn giãy giụa, la hét điên cuồng: “Các ngươi mới là phản tặc đại nghịch bất đạo! Anh linh liệt tổ liệt tông nhà Hán ta trên trời có linh thiêng sẽ không bỏ qua cho các ngươi! Mưu triều soán vị! Chiếm quyền thiên tử! Các ngươi mới là…”
Lưu Hiệp chưa kêu hết, đã bị thái giám che miệng kéo vào hậu cung.
Tư Mã Ý lắc đầu cười gượng, mực dính đầy đâu, binh lính dọn dẹp long án, Tư Mã Ý tiếp tục viết thiên tử chiếu. Ngày đó, chiếu cáo thiên hạ, lệnh cho chư hầu đánh dẹp Lã Bố.
Hậu cung:
Cấm vệ hung ác chen vào, lật cả hoàng cung, tìm chứng cứ trao đổi giữa Lưu Hiệp và Lã Bố.
Các cung nữ hét toáng lên chạy trốn, Đổng quý phi lo lắng nói: “Bệ hạ đâu? Bệ hạ đâu rồi?”
Vẻ mặt Hứa Chử dữ tợn, thô lỗ nói: “Bệ hạ đang ở thiên điện, bảo bản tướng đến đây lục soát!”’
Đổng quý phi nói: “Ngươi có ý gì?”
Đổng quý phi ôm một đứa nhỏ tầm bảy tuổi, loạng choạng lánh ra sau bình phong. Binh sĩ khắp nơi, làm cho một cái cung điện to như vậy lộn xộn chưa từng thấy.
Đổng quý phi run rẩy, thở dốc dồn dập, ngồi chồm hổm xuống.
Đứa trẻ trong lòng nàng cầm trên tay một cây đao nhỏ, nhìn Hứa Chử không chớp mắt.
“Cha đâu ạ…” Nó hỏi nhỏ.
Đổng quý phi chưa hết sợ hãi, thì thầm: “Hi nhi, đừng sợ, cất Thất Tinh đao vào đi con. Chưa đến lúc đâu.”
Binh sĩ lục soát tẩm điện đi hết, Đổng quý phi vẫn ôm đứa nhỏ, len lén khóc nức nở.
Xuân tháng Ba, trước Hàm Cốc quan chim kêu hoa nở, lúc này ba quân Tây Lương, Ích Châu, Trường An đang nghị sự.
Trung quân Lã Bố giữ ấn soái, quân sư Giả Hủ; Thiên quân Kỳ Lân, quân sư Pháp Chính.
Hai tướng Trương Liêu, Lăng Thống theo Lã Bố đi Hán Trung; Trương Cáp, Thái Sử Từ, Ngụy Diên, Mã Siêu đi theo Kỳ Lân chinh phạt Ký Châu.
Thái Văn Cơ trấn giữ Tây Lương; Cao Thuận, Trần Cung cùng với Cam Ninh bị thương nặng chưa lành ở lại giữ Trường An.
“Đưa quân ngàn dặm vẫn phải từ biệt.” Trần Cung thản nhiên nói, bưng lên một chén rượu lớn.
“Vất vả cho ngươi rồi, ông bạn già.” Kỳ lân uống rượu, hiểu ý cười.
Trần Cung chậm rãi gật đầu, đây là trận chiến cuối cùng tính từ ngày bọn hắn đi theo Lã Bố.
Mấy năm trước quen biết ở Trường An, Kỳ Lân theo Lã Bố chinh chiến khắp thiên hạ, Trần Cung trấn giữ phía sau.
Kỳ Lân như kiếm, Trần Cung như thuẫn, mỗi một lần Kỳ Lân tiến công đều dốc toàn lực, không sợ biến cố sau lưng. Trần Cung cũng chưa bao giờ có sơ sót, mỗi lần đều hết sức hoàn thành nhiệm vụ, cầm giữ sinh lực rất lớn.
Hai tên mưu sĩ, hai trách nhiệm riêng, phối hợp hoàn mỹ, không có sơ hở để tấn công, có thể làm gương cho mưu thần trong thiên hạ.
Ngàn câu vạn chữ thay bằng một nụ cười, Kỳ Lân và Trần Cung đập tay ba cái, quay lưng rời đi.
Cao Thuận dõng dạt hô: “Chúc chủ công, quân sư mã đáo thành công!”
Phía sau, chúng binh sĩ đồng thanh hô lớn, văn thần Trường An đưa tiễn trăm dặm, nhìn đại quân từ từ đi xa.
Sau trận chiến Xích Bích chưa đến nửa năm, đại quân của Ôn Hầu lại ra Hàm Cốc quan, giống như mũi kiếm bén nhọn vô song, đại địa Trung Nguyên không có bất kỳ thế lực nào có thể ngăn lại mười vạn thiết kỵ Tây Lương.
Vạn Lý Trường Thành chi đôi quan ngoại mịt mù cỏ dại, chim cắt bay cao.
Kỳ Lân dừng ngựa: “Chúng ta chia quân ở đây đi.”
Lã Bố căn dặn: “Đại quân theo hướng Đông đi dọc theo Trường Thành, cứ cách một ngàn dặm đóng quân nhớ phái người hồi báo với ta.”
Kỳ Lân đáp: “Biết rồi, ngươi nhớ cẩn thận, lắng nghe ý kiến của Giả Hủ, đừng cố chấp làm theo ý mình.”
Lã Bố chầm chậm gật đầu, phóng mắt nhìn thảo nguyên mênh mông.
Kỳ Lân hỏi: “Ngươi đang nghĩ gì thế?”
Lã Bố thản nhiên: “Nghĩ đến mùa Thu năm nay, ta phải ra tái ngoại săn thú một mình.”
Kỳ Lân cười nhẹ: “Ta sẽ đi săn thú cùng ngươi.”
Lã Bố không đáp.
Kỳ Lân sửa lời: “Không chỉ năm nay, mà mùa Thu năm sau, năm sau, rồi năm sau nữa, năm nào cũng đi.”
Kỳ Lân còn chưa nói xong, Lã Bố đã quay đầu ngựa, mang theo một vạn kỵ binh xuống phía Nam, tiến về Hán Trung.
Danh sách chương