(Giải thích tựa chương: Cung Vị Ương Chân Cơ nói chuyện vợ chồng…)
Thành Trường An, cung Vị Ương, trong điện của thiên tử.
Hôm nay, trên ghế rồng nơi bao đời thiên tử nhà Hán trị vì, có một tên lỗ mãng trí thông minh không quá chín mươi vũ lực đỉnh cao ngồi lên, ngọc tỷ truyền quốc lấp lánh ánh kim nằm im lìm ở một góc long án.
Dưới ngọc tỷ là một chồng giấy dày, trên giấy viết kín tên của các thiên kim tiểu thư.
Ôn Hầu Phấn Vũ tướng quân Lã Phụng Tiên, có vợ là Điêu Thiền hồng nhan bạc mệnh, mất sớm năm hắn ba mươi lăm tuổi.
Thế lực bành trướng, nay chiếm cứ một nửa phía Tây Trung Nguyên, Lã Bố góa vợ bảy năm, quả thật là quý tộc độc thân hàng thật giá thật giữa thời loạn thế. Vừa đặt chân đến Trường An, vô sô thư từ xin kết thân bay vào theo, lả tả như tuyết.
Trên danh sách gồm có:
Nhà cậu Mã Siêu, con gái Vua Tây Khương Triệt Lý Cát, em gái họ của Lưu Chương, con gái thứ ba của Tào Tháo, Tôn Thượng Hương em gái Tôn Quyền, Trương Yên con gái Trương Lỗ. Họ Chung sĩ tộc ở Quan Trung, họ Tư Mã, khuê tú họ Chân.
Họ Chung và họ Tư Mã vì muốn nhét người vào còn đánh nhau một trận tơi bời ở thành Nghiệp.
Lại còn không ít các danh sĩ ở trong thành Trường An, vót đến nhọn cả đầu để nhét con gái vào phủ Ôn hầu.
Kỳ Lân nhận được hàng tá thư xin kết thân, cũng không thèm xem, chồng thành một sấp dặn Trần Cung: “Giao cho Phụng Tiên, để hắn tự từ chối. Ta bận lắm, ai rảnh đâu làm ba chuyện này.”
Vì thế, Lã Bố đang bực muốn chết, ngồi nhìn xấp giấy ngây ngốc cả buổi chiều.
Có tiếng bước chân, không nghe thông truyền, vào điện là một người con gái.
Người này dung mạo đoan trang, điềm tĩnh, quần áo lụa màu lam, cánh tay trắng mịn như ngó sen đeo một chuỗi vòng vàng, đứng trước điện nhìn Lã Bố một hồi mới lên tiếng: “Mời Hầu gia dùng cơm.”
Lã Bố: “?”
Lã Bố đánh giá nàng, hỏi: “Ngươi là ai? Ngẩng đầu lên.”
Nàng cẩn trọng đáp: “Chân Mật.”
Vẻ mặt Lã Bố thay đổi: “Ngươi là người họ Chân à? Đến Trường An bao giờ?”
Chân Mật hỏi ngược lại: “Danh sách đưa đến hôm nay, Ôn hầu có chọn được ai không?”
Lã Bố suy nghĩ rất lung, sau lại không kiên nhẫn phất tay đuổi đi, đáp: “Không.”
Chân Mật cười nhẹ: “Quân sư mời Hầu gia về phủ ăn cơm chiều, nếu vẫn chưa nghĩ ra muốn cưới cô nương nhà ai thì thôi, cứ để quân sư lo.”
Chân Mật dọn dẹp danh sách, tính giúp Lã Bố sửa tay áo, Lã Bố cảnh giác nói: “Tránh ra!”
Chân Mật hơi dỗi, lạnh lùng nói: “Từ sáu năm trước, Viên Thái úy bại ở Trường An ta đã ở lại nơi này, cũng không định đến đây làm thiếp.”
Thế này Lã Bố mới biết mình hiểu lầm Chân Mật, đành nói: “Đi thôi, ta trách lầm ngươi.”
Lã Bố nhường xe cho Chân Mật, bản thân hắn cưỡi ngựa theo sau. Ôn hầu đối với đàn bà con gái vẫn rất phong độ lịch sự, Kỳ Lân rất thích tính cách này của hắn. Đương nhiên là không tính Thái Văn Cơ, Lã Bố không xem Thái Văn Cơ là phái nữ.
Hai người trở về Hầu phủ, thức ăn đã được dọn sẵn, nhưng không thấy Kỳ Lân.
Võ tướng ngồi đầy phòng, chuẩn bị ăn uống linh đình, ai nấy nói cười vui vẻ, trong đó không ít triều thần từ Tây Lương chuyển đến. Bầu không khí tiệc tùng náo nhiệt.
Lã Bố vừa ngồi xuống liền hỏi: “Quân sư đâu?”
Cao Thuận cười nói: “Kỳ Lân đang chiêu đãi người từ Ích Châu đến, bảo chúng ta ăn trước.”
Lã Bố trách mắng: “Như vậy sao được!”
Trần Cung xua tay, dùng mắt ra hiệu Chân Cơ nói: “Hầu gia quen biết quá ít người ở đất Xuyên. Pháp Chính Pháp Hiếu Trực lại càng…”
Lã Bố: “?”
Trần Cung thản nhiên nói: “Pháp Hiếu Trực là người hay để ý những chuyện nhỏ nhặt. Triều thần Trường An ở đây đa phần là người hào sảng phóng khoáng, chỉ sợ biến khéo thành vụn, giao cho quân sư xử lý là được.”
Lã Bố nghe xong lại không hiểu lắm, Chân Cơ không nhịn được nói nhỏ: “Pháp Chính lòng dạ hẹp hòi có tiếng, sợ chủ công nói sai gì đó mất lòng hắn. Ăn thôi, mọi người đều đói bụng cả rồi.”
Trần Cung dở khóc dở cười: “Ngươi nói kiểu đó…”
Chân Cơ còn chẳng thèm nhướn mày: “Không như thế làm sao hắn hiểu? Văn nhân các ngươi nói chuyện cứ lòng vòng thật phiền.”
Trần Cung ngạc nhiên hỏi lại: “Văn nhân thì thế nào? Cha ngươi không phải văn nhân à?”
Cha của Trần Cung và Chân Cơ cùng thế hệ, Chân Cơ không hề phân lớn nhỏ với Trần Cung, chống nạnh định cãi lại, Lã Bố đã vội nói: “Thôi, đại trượng phu không tranh luận với đàn bà con gái. Ăn cơm đi.”
Mọi người cười vang, Chân Cơ xù lông: “Thế nào là đại trượng phu không tranh luận với đàn bà con gái!”
Lã Bố thè lưỡi, trong lòng thầm xếp Chân Mật vào cùng hàng ngũ với Thái Văn Cơ.
Lã Bố rót rượu, chúng thần mới thật sự bắt đầu ăn tiệc mừng Đông Chí.
Chân Cơ xinh đẹp duyên dáng, sóng mắt còn hơi giận, sẵn giọng: “Cũng không biết làm sao ngươi ngồi vào được chỗ này.”
Lã Bố cười cười đáp: “Nhờ công của tất cả mọi người. Lại thêm một năm, ta mời mọi người một ly. Cạn!”
Tiết Đông Chí, ngoài trời phủ tuyết trắng xóa, sau khi buổi tiệc kết thúc, Lã Bố cởi bỏ áo lông cừu, khoanh tay đi ra ngoài.
Cao Thuận đuổi theo, Lã Bố nói: “Không cần dắt Xích Thố ra, ta đi dạo loanh quanh một chút.”
Lã Bố đến vườn Thượng Lâm. Buổi tiệc của Kỳ Lân đã tàn, vài tên văn sĩ đất Xuyên kết đôi kết ba đi ra, thấy Lã Bố mặc đồ võ, tưởng thị vệ trong cung.
Lã Bố cười cười với bọn họ, đám văn nhân đó chỉ hờ hửng đi qua.
Không nhận ra mình, Lã Bố tự giễu trong lòng. Nếu là mười năm trước, vô lễ cỡ này sẽ khiến hắn nổi nóng, thế nào cũng đập cho đám trói gà không chặt này một trận, rồi ném vào hồ Côn Minh nuôi cá.
“Kỳ Lân đâu?” Lã Bố chặn một người lại hỏi.
“Đi rồi.” Thị vệ kia đáp: “Hồi nãy đi cửa Tây ra khỏi vườn Thượng Lâm rồi.”
Cửa Tây, Lã Bố lên xe ngựa vừa đi vừa hỏi, đến khi thấy một bia đá dựng sừng sững giữa giáo trường trên nền tuyết bay tán loạn.
Bia đá này được chuyển từ Lũng Tây đến. Qua hai trận Quan Độ, Xích Bích, số tên tướng sĩ khắc vào bia từ đỉnh xuống đã gần vạn người.
Lã Bố xuống xe, đi bộ đến chỗ bia đá.
Đêm nay có tuyết rơi, nhà nhà trong thành Trường An đèn đuốc sáng trưng, còn muốn sáng hơn cả ban ngày. Dân chúng cùng người nhà trải qua mùa Đông, đường xá trống vắng, tuyết rơi trắng xóa.
Trong tuyết có một vật đen thùi lùi, Lã Bố giật mình, cau mày rón rén đến gần, xoạch một cái trốn ra phía sau giá cắm binh khí trong giáo trường.
Bốn vó Hắc Kỳ Lân chạm đất ngẩng đều kêu gì đó với tấm bia. Miệng ngậm một đóa hoa nho nhỏ không biết là hoa gì, đặt trước bia.
“…”
Lã Bố nhếch môi, tránh đằng xa quan sát.
Đồng tiên sinh không mang con… Rolls-Royce này theo sao? Lã Bố nhớ lại, Lúc Hạo Nhiên từ biệt, bọn họ không cưỡi đồ chơi này.
So với lần trước Lã Bố cưỡi, Hắc Kỳ Lân trông có vẻ nhỏ hơn một chút, chỉ tương đương con ngựa thôi.
Đây là nhóc… Rolls-Royce lần trước phải không nhỉ? Lã Bố hơi nghi ngờ.
Hắc Kỳ Lân co chân sau, hai chân trước chống đất, lộ ra cái bụng lông lông màu trắng, mông vừa chạm tuyết hơi run run, hình như bị lạnh mông rồi.
Lã Bố cẩn thận đến gần một chút, Hắc Kỳ Lân ngồi trên hai chân sau như chú chó nhỏ, ngẩn người.
Lát sau, nó lắc lắc đầu cho tuyết rớt xuống, ngã về đằng sau lăn lộn mấy vòng.
Nó đang nghịch nhỉ? Lã Bố cười.
Lăn mấy vòng xong, nó run tuyết trên người xuống, mềm mại nằm trên tuyết, giơ móng trước lên, ngốc ngốc quẹt qua quẹt lại, có vẻ như đang vẽ.
“Ứ ư ừ… éc éc éc…” Hắc Kỳ Lân vừa chú tâm vẽ vời trên tuyết vừa ngâm ca.
“Ê.” Lã Bố đánh tiếng.
Nháy mắt, Hắc Kỳ Lân cảnh giác quay đầu, vảy rồng dựng phắc lên, thấy là Lã Bố, lại bình thản xìu xuống.
Lã Bố khom người, ngoắc ngoắc: “Nhóc con không về cùng chủ nhân à? Lại đây xem nào.”
Hắc Kỳ Lân bất an lui nửa bước, Lã Bố cười cười nói: “Mày đang vẽ cái gì đó?”
Hắc Kỳ Lân chần chờ, đang suy nghĩ xem có nên xóa mấy thứ vừa vẽ trên tuyết đi không.
Lã Bố nghiêng trái, ngã phải làm như đang đánh Túy Quyền, lắc lư đến gần chạm vào Kỳ Lân, Kỳ Lân lại bước lui mấy bước, cuối cùng ngoan ngoãn để Lã Bố xoa đầu.
“Ta xem nhé?” Lã Bố nói.
Trên tuyết, có hai cái hình tròn tròn kì lạ, giao vào nhau, phía dưới nhọn nhọn.
Hắc Kỳ Lân ủn ủn bên sừng gãy vào ngực Lã Bố, Lã Bố chợt hiểu: “Tim à?”
Kỳ Lân gật gật đầu.
Bên trong một trái tim, còn vẽ một con ngựa không phải ngựa, nai không ra nai, xiêu xiêu vẹo vẹo, trên lưng còn chở một người nho nhỏ.
Người này có cái đầu tròn tròn, thân thể hình tam giác, tay chân hình que, trên đỉnh đầu có mọc cái gì trông như hai cái râu – hình ảnh tượng trưng cho Lã Bố, gián nhỏ đội mũ lông trĩ.
Lã Bố hiểu rồi, nói: “Đi, chúng ta đi chơi.”
Kỳ Lân hạ thấp người xuống để Lã Bố cưỡi lên. Hai chân Lã Bố rất dài, kéo lê trên tuyết, đạp tới đạp lui như đang bơi, cười nói: “Giá!”
Hắc Kỳ Lân loạng chà loạng chạng mà đi, để lại bức họa trên tuyết. Chốc lát sau, bị gió tuyết rơi đầy, nhẹ nhàng che lấp đi, không còn dấu vết.
Nó chở Lã Bố đi khắp nơi, cuối cùng, khi đến một cái vườn phía sau vườn Thượng Lâm mới dừng lại cọ một cái, ịn lỗ tai lên tường.
Lã Bố: “?”
Trong viện truyền ra tiếng nói quen thuộc.
Thái Sử Từ: “Hưng Bá tỉnh chưa?”
Thăng Thống: “Vết thương đã tốt hơn rồi.”
Thai Sử Từ: “Đáng ra người phải về Giang Đông, cứ im hơi lặng tiếng rời khỏi Kiến Nghiệp như thế, còn ra thể thống gì nữa?”
Lăng Thống đáp: “Đô Đốc chết rồi, ngươi cũng rời đi, Giang Đông còn gì giữ được ta? Cha ta chết dưới tay thủ hạ Hoàng Tổ. Ta không nhà cửa, không người thân, mười bốn tuổi được ngươi thu nhận, nay ngươi đến Trường An, nếu không theo ngươi, ta biết đi đâu bây giờ?”
Thái Sử Từ yên lặng hồi lâu, nói: “Ngươi đi trông Cam Ninh thế nào đi. Hắn vừa tỉnh lại là hỏi ngươi đâu.”
Lăng Thống hỏi lại: “Chứ không phải ngươi cho là ta… Ta và hắn có cái gì sao?”
Thái Sử Từ thảnh nhiên nói: “Ngươi muốn đi theo ai đều không liên quan gì đến ta.”
Hắc Kỳ Lân ngây ngốc há miệng, nghe đến là nhập tâm. Lã Bố xoa cằm Kỳ Lân, giúp nó khép miệng lại.
Lăng Thống không nói lời nào nữa, tiếng bước chân vang lên, quay lưng bỏ đi. Thái Sử Từ lại gọi: “Đứng lại, ta còn một chuyện muốn nói với ngươi.”
Lăng Thống không quay đầu lại, Thái Sử Từ nói: “Ôn hầu có nhân có đức, bản thân ta vì hắn mà ra sức. Ngươi thì đang vì ai? Muốn được chăng hay chớ, hay là rập khuôn theo bước chân ta? “Quay về suy nghĩ cho kỹ. Nếu không, thiên hạ này dù có lớn cũng vĩnh viễn không có chỗ cho ngươi yên ổn.”
Lăng Thống đi. Thái Sử Từ đứng một mình trong viện.
Lát sau, nghe có hơi nóng phả vào sau gáy, Thái Sử Từ khó hiểu quay đầu lại, thấy một con quái thú đang bám trên tường viện, lỗ mũi phả hơi nóng vào mặt hắn, sợ tới mức hét toáng lên, ngã ngửa xuống đất.
Lã Bố rướn đầu từ phía sau quái thú, bình thản gọi: “Tử Nghĩa.”
“Chủ… chủ công?” Thái Sử Từ còn đang run sợ.
Lã Bố cười nói: “Đi uống rượu đi.” Dứt lời nhảy vào trong viện, lại vụng tay vụng chân nắm vó trước của Hắc Kỳ Lân, ôm nó xuống.
Thái Sử Từ dặn người đi lấy rượu cao lương, ở sân sau bày một bàn tiệc nhỏ với chút thức ăn, rượu nóng, vừa ngắm tuyết vừa đối ẩm với Lã Bố.
Lã Bố gặp đồ ăn đút cho Kỳ Lân, nói: “Nó tên là Rolls-Royce.”
Thái Sử Từ: “…”
Thái Sử Từ tựa như đoán được món đồ chơi này là cái gì rồi. Hắn nheo mắt, Kỳ lân trừng hắn. Thái Sử Từ tự hiểu không nói.
“Năm nay ngươi cũng ba mươi ba rồi.” Lã Bố mở lời.
Thái Sử Từ hơi trầm ngâm: “Vừa qua ba mươi, nguyện vì chủ công cống hiến thêm ba mươi năm.”
Lã Bố gật gật đầu: “Cam Ninh đối với thằng nhóc kia ghi tạc trong lòng…”
Thái Sử Từ mỉm cười hiểu ra, Lã Bố đến giúp Cam Ninh dọn dẹp tình địch, vội nói: “Ta với Công Tích có tình huynh đệ, chứ không… ừm không có tình gì khác.”
Lã Bố cười lên, chạm ly với Thái Sử Từ, Thái Sử Từ lại nói: “Lúc trước, Trương Liêu sai người truyền tin, muốn để cho con bé Tôn Thượng Hương kia…”
Lã Bố vừa nghe nhắc lại thấy đau đầu, nói: “Không cưới.”
Hai người lại chạm ly, Hắc Kỳ Lân nhắm mắt, an tĩnh nằm bên cạnh, nghe lâu chuyện của Thái Sử Từ và Lã Bố.
Thái Sử Từ: “Không cưới hay chưa cưới?”
Lã Bố không đáp.
Thái Sử Từ lại nói: “Nam nhi thành gia lập nghiệm là trách nghiệm phải làm. Thứ cho mạt tướng lắm lời, đất phong của Hầu gia được truyền cho đời sau, năm nay lớn hơn Tử Nghĩa hai tuổi, nếu không tính sớm, về sau tước Hầu sẽ để lại cho ai?”
Lã Bố hờ hững nói: “Năm xưa, cha mang ta nhập quan, về sau mẹ ta chết trong chiến loạn, khi tìm đến nương nhờ dưới trướng Đinh Nguyên ta chỉ có một mình. Qua hơn vài chục năm nữa, thế gian có còn Phụng Tiên hay Thái Sử Từ không? Đến một mình, thì đi một mình mới là phải.”
Thái Sử Từ thở dài: “Không ổn.”
Lã Bố lại hỏi: “Trong lòng Tử Nghĩa còn vướng bận ai chăng?”
Thái Sử Từ trầm ngâm một lát, sau mới đáp: “Có một người. Ngày trước đi theo Lưu Do đến thành Nghiệp, lúc Viên Thiệu đãi tiệc rượu trong hoa viên, ta có gặp một người con gái, chỉ thoáng lướt qua, từ đó vương vấn mười hai năm.”
Lã Bố mỉm cười: “Vi huynh biết tâm tình của ngươi. Ngày Đổng Trác vào Trường An, sau khi tan triều, Vương Doãn đãi tiệc mời ta, khi nhạc vang lên, cũng gặp một người con gái…”
Thái Sử Từ nhàn nhạt khuyên: “Người đã đi, Ôn hầu đừng quá đau buồn.”
Lã Bố vẫn đang nói: “… Chỉ thoáng lướt qua, chẳng qua vương vấn được có mười ngày.”
Thái Sử Từ phun rượu, cười ha ha.
“Chủ công thật thẳng thắn.” Thái Sử Từ kính rượu.
Lã Bố uống, tự giễu: “Ta không phải người chung tình, không như ngươi…”
Thái Sử Từ trêu ghẹo: “Hiện tại thế nào?”
Lã Bố thản nhiên đáp: “Hiện tại… đã thích người khác, đến nay được mấy năm. Hy vọng duy nhất là có thể bên nhau trọn đời này.”
Thái Sử Từ nghe không hiểu lắm nhưng không tiện hỏi, hai người kính rượu lẫn nhau, lát sau say không còn biết gì, đều gục trên bàn.
Kỳ Lân mặc đồ đen, mang theo hai tên thân binh, cõng Lã Bố lên xe, trở lại Hầu phủ.
Chân Mật đang pha trà ở hành lang, hương thơm tỏa ra bốn phía.
Kỳ Lân dặn người đưa Lã Bố vào phòng, còn mình đứng trong sân. Vào Trường An được một thời gian, Kỳ Lân tìm được người nhà họ Viên đang sống tạm ở đây, lo an bài thích đáng, nhưng vẫn chưa nói chuyện được mấy câu với Chân Mật, về việc Thái Văn Cơ biên sách, nhóm người Khổng Dung được đảm bảo an toàn.
Kỳ Lân hỏi: “Chân Cơ, buổi chiều chủ công có chọn được người chưa?”
Chân Mật ngồi pha trà ở hành lang, cũng không ngẩng đầu lên, đáp: “Vẫn chưa.”
Kỳ Lân lại hỏi: “Ở Trường An có quen không?”
Chân Mật không để ý nói: “Cũng được.”
Kỳ Lân: “Trong phủ không có nữ nhân… Bọn nam nhân không để ý nhiều việc, những việc đó làm phiền ngươi để ý.”
Chân Mật gật gật đầu nói: “Nay chiến sự hơi yến ổn. Trí thức Quan Trung, Giang Đông thể nào cũng vào Trường An, mượn danh quay về chốn cũ, thực chất là đến cầu hôn. Ngươi với Trần Công Đài thảo luận xem nên làm như thế nào đi thôi.
“Nghe nói mấy năm trước, khi Điêu Thiền vẫn còn, đã khiến cho toàn bộ Tây Lương xào xáo không yên. Hầu gia sẽ không để ý chuyện này, các ngươi nên thận trọng một chút.”
Kỳ Lân chợt nhớ hành động báo thù không đánh mà thắng kinh điển: Có thù với nhà nào, cứ nuôi con gái lớn lên, nuông chiều cho hư hỏng, gả cho con trai nhà đó, chỉ cần như thế, cả nhà hắn coi như tiêu tùng.
Kỳ Lân dở khóc dở cười: “Ta đã biết.”
Kỳ Lân xoay người muốn đi, bỗng nhớ ra: “Đúng rồi.”
Chân Mật nhướn mày, không nói. Kỳ Lân hỏi: “Mấy năm trước ngươi ở trong nhà họ Viên, Lưu do có mang theo một võ tướng đến làm khách…”
Chân Mật thản nhiên đáp: “Vẫn nhớ, mười hai năm qua không có gì thay đổi. Mấy hôm trước mngồi trên xe thấy Thái Sử Từ đang đi mua gì đó ở chợ Đông…”
“Kỳ Lân—” Lã Bố lèm bèm gọi một tiếng.
Kỳ Lân nói: “Nếu đã nhận ra…”
Chân Mậ bình tĩnh tiếp lời: “Việc của chính mình lo chưa xong, còn muốn đi làm mai cho người khác nữa à?”
Kỳ Lân tự giễu cười cười, mở cửa về phòng.
——————————-
Lời tác giả:
Truyện sẽ có 4CP
Tôn Sách, Triệu Vân còn lên sàn lần nữa. Đánh từ Quan Trung đến Lạc Dương sang thành Nghiệp luôn!
Thành Trường An, cung Vị Ương, trong điện của thiên tử.
Hôm nay, trên ghế rồng nơi bao đời thiên tử nhà Hán trị vì, có một tên lỗ mãng trí thông minh không quá chín mươi vũ lực đỉnh cao ngồi lên, ngọc tỷ truyền quốc lấp lánh ánh kim nằm im lìm ở một góc long án.
Dưới ngọc tỷ là một chồng giấy dày, trên giấy viết kín tên của các thiên kim tiểu thư.
Ôn Hầu Phấn Vũ tướng quân Lã Phụng Tiên, có vợ là Điêu Thiền hồng nhan bạc mệnh, mất sớm năm hắn ba mươi lăm tuổi.
Thế lực bành trướng, nay chiếm cứ một nửa phía Tây Trung Nguyên, Lã Bố góa vợ bảy năm, quả thật là quý tộc độc thân hàng thật giá thật giữa thời loạn thế. Vừa đặt chân đến Trường An, vô sô thư từ xin kết thân bay vào theo, lả tả như tuyết.
Trên danh sách gồm có:
Nhà cậu Mã Siêu, con gái Vua Tây Khương Triệt Lý Cát, em gái họ của Lưu Chương, con gái thứ ba của Tào Tháo, Tôn Thượng Hương em gái Tôn Quyền, Trương Yên con gái Trương Lỗ. Họ Chung sĩ tộc ở Quan Trung, họ Tư Mã, khuê tú họ Chân.
Họ Chung và họ Tư Mã vì muốn nhét người vào còn đánh nhau một trận tơi bời ở thành Nghiệp.
Lại còn không ít các danh sĩ ở trong thành Trường An, vót đến nhọn cả đầu để nhét con gái vào phủ Ôn hầu.
Kỳ Lân nhận được hàng tá thư xin kết thân, cũng không thèm xem, chồng thành một sấp dặn Trần Cung: “Giao cho Phụng Tiên, để hắn tự từ chối. Ta bận lắm, ai rảnh đâu làm ba chuyện này.”
Vì thế, Lã Bố đang bực muốn chết, ngồi nhìn xấp giấy ngây ngốc cả buổi chiều.
Có tiếng bước chân, không nghe thông truyền, vào điện là một người con gái.
Người này dung mạo đoan trang, điềm tĩnh, quần áo lụa màu lam, cánh tay trắng mịn như ngó sen đeo một chuỗi vòng vàng, đứng trước điện nhìn Lã Bố một hồi mới lên tiếng: “Mời Hầu gia dùng cơm.”
Lã Bố: “?”
Lã Bố đánh giá nàng, hỏi: “Ngươi là ai? Ngẩng đầu lên.”
Nàng cẩn trọng đáp: “Chân Mật.”
Vẻ mặt Lã Bố thay đổi: “Ngươi là người họ Chân à? Đến Trường An bao giờ?”
Chân Mật hỏi ngược lại: “Danh sách đưa đến hôm nay, Ôn hầu có chọn được ai không?”
Lã Bố suy nghĩ rất lung, sau lại không kiên nhẫn phất tay đuổi đi, đáp: “Không.”
Chân Mật cười nhẹ: “Quân sư mời Hầu gia về phủ ăn cơm chiều, nếu vẫn chưa nghĩ ra muốn cưới cô nương nhà ai thì thôi, cứ để quân sư lo.”
Chân Mật dọn dẹp danh sách, tính giúp Lã Bố sửa tay áo, Lã Bố cảnh giác nói: “Tránh ra!”
Chân Mật hơi dỗi, lạnh lùng nói: “Từ sáu năm trước, Viên Thái úy bại ở Trường An ta đã ở lại nơi này, cũng không định đến đây làm thiếp.”
Thế này Lã Bố mới biết mình hiểu lầm Chân Mật, đành nói: “Đi thôi, ta trách lầm ngươi.”
Lã Bố nhường xe cho Chân Mật, bản thân hắn cưỡi ngựa theo sau. Ôn hầu đối với đàn bà con gái vẫn rất phong độ lịch sự, Kỳ Lân rất thích tính cách này của hắn. Đương nhiên là không tính Thái Văn Cơ, Lã Bố không xem Thái Văn Cơ là phái nữ.
Hai người trở về Hầu phủ, thức ăn đã được dọn sẵn, nhưng không thấy Kỳ Lân.
Võ tướng ngồi đầy phòng, chuẩn bị ăn uống linh đình, ai nấy nói cười vui vẻ, trong đó không ít triều thần từ Tây Lương chuyển đến. Bầu không khí tiệc tùng náo nhiệt.
Lã Bố vừa ngồi xuống liền hỏi: “Quân sư đâu?”
Cao Thuận cười nói: “Kỳ Lân đang chiêu đãi người từ Ích Châu đến, bảo chúng ta ăn trước.”
Lã Bố trách mắng: “Như vậy sao được!”
Trần Cung xua tay, dùng mắt ra hiệu Chân Cơ nói: “Hầu gia quen biết quá ít người ở đất Xuyên. Pháp Chính Pháp Hiếu Trực lại càng…”
Lã Bố: “?”
Trần Cung thản nhiên nói: “Pháp Hiếu Trực là người hay để ý những chuyện nhỏ nhặt. Triều thần Trường An ở đây đa phần là người hào sảng phóng khoáng, chỉ sợ biến khéo thành vụn, giao cho quân sư xử lý là được.”
Lã Bố nghe xong lại không hiểu lắm, Chân Cơ không nhịn được nói nhỏ: “Pháp Chính lòng dạ hẹp hòi có tiếng, sợ chủ công nói sai gì đó mất lòng hắn. Ăn thôi, mọi người đều đói bụng cả rồi.”
Trần Cung dở khóc dở cười: “Ngươi nói kiểu đó…”
Chân Cơ còn chẳng thèm nhướn mày: “Không như thế làm sao hắn hiểu? Văn nhân các ngươi nói chuyện cứ lòng vòng thật phiền.”
Trần Cung ngạc nhiên hỏi lại: “Văn nhân thì thế nào? Cha ngươi không phải văn nhân à?”
Cha của Trần Cung và Chân Cơ cùng thế hệ, Chân Cơ không hề phân lớn nhỏ với Trần Cung, chống nạnh định cãi lại, Lã Bố đã vội nói: “Thôi, đại trượng phu không tranh luận với đàn bà con gái. Ăn cơm đi.”
Mọi người cười vang, Chân Cơ xù lông: “Thế nào là đại trượng phu không tranh luận với đàn bà con gái!”
Lã Bố thè lưỡi, trong lòng thầm xếp Chân Mật vào cùng hàng ngũ với Thái Văn Cơ.
Lã Bố rót rượu, chúng thần mới thật sự bắt đầu ăn tiệc mừng Đông Chí.
Chân Cơ xinh đẹp duyên dáng, sóng mắt còn hơi giận, sẵn giọng: “Cũng không biết làm sao ngươi ngồi vào được chỗ này.”
Lã Bố cười cười đáp: “Nhờ công của tất cả mọi người. Lại thêm một năm, ta mời mọi người một ly. Cạn!”
Tiết Đông Chí, ngoài trời phủ tuyết trắng xóa, sau khi buổi tiệc kết thúc, Lã Bố cởi bỏ áo lông cừu, khoanh tay đi ra ngoài.
Cao Thuận đuổi theo, Lã Bố nói: “Không cần dắt Xích Thố ra, ta đi dạo loanh quanh một chút.”
Lã Bố đến vườn Thượng Lâm. Buổi tiệc của Kỳ Lân đã tàn, vài tên văn sĩ đất Xuyên kết đôi kết ba đi ra, thấy Lã Bố mặc đồ võ, tưởng thị vệ trong cung.
Lã Bố cười cười với bọn họ, đám văn nhân đó chỉ hờ hửng đi qua.
Không nhận ra mình, Lã Bố tự giễu trong lòng. Nếu là mười năm trước, vô lễ cỡ này sẽ khiến hắn nổi nóng, thế nào cũng đập cho đám trói gà không chặt này một trận, rồi ném vào hồ Côn Minh nuôi cá.
“Kỳ Lân đâu?” Lã Bố chặn một người lại hỏi.
“Đi rồi.” Thị vệ kia đáp: “Hồi nãy đi cửa Tây ra khỏi vườn Thượng Lâm rồi.”
Cửa Tây, Lã Bố lên xe ngựa vừa đi vừa hỏi, đến khi thấy một bia đá dựng sừng sững giữa giáo trường trên nền tuyết bay tán loạn.
Bia đá này được chuyển từ Lũng Tây đến. Qua hai trận Quan Độ, Xích Bích, số tên tướng sĩ khắc vào bia từ đỉnh xuống đã gần vạn người.
Lã Bố xuống xe, đi bộ đến chỗ bia đá.
Đêm nay có tuyết rơi, nhà nhà trong thành Trường An đèn đuốc sáng trưng, còn muốn sáng hơn cả ban ngày. Dân chúng cùng người nhà trải qua mùa Đông, đường xá trống vắng, tuyết rơi trắng xóa.
Trong tuyết có một vật đen thùi lùi, Lã Bố giật mình, cau mày rón rén đến gần, xoạch một cái trốn ra phía sau giá cắm binh khí trong giáo trường.
Bốn vó Hắc Kỳ Lân chạm đất ngẩng đều kêu gì đó với tấm bia. Miệng ngậm một đóa hoa nho nhỏ không biết là hoa gì, đặt trước bia.
“…”
Lã Bố nhếch môi, tránh đằng xa quan sát.
Đồng tiên sinh không mang con… Rolls-Royce này theo sao? Lã Bố nhớ lại, Lúc Hạo Nhiên từ biệt, bọn họ không cưỡi đồ chơi này.
So với lần trước Lã Bố cưỡi, Hắc Kỳ Lân trông có vẻ nhỏ hơn một chút, chỉ tương đương con ngựa thôi.
Đây là nhóc… Rolls-Royce lần trước phải không nhỉ? Lã Bố hơi nghi ngờ.
Hắc Kỳ Lân co chân sau, hai chân trước chống đất, lộ ra cái bụng lông lông màu trắng, mông vừa chạm tuyết hơi run run, hình như bị lạnh mông rồi.
Lã Bố cẩn thận đến gần một chút, Hắc Kỳ Lân ngồi trên hai chân sau như chú chó nhỏ, ngẩn người.
Lát sau, nó lắc lắc đầu cho tuyết rớt xuống, ngã về đằng sau lăn lộn mấy vòng.
Nó đang nghịch nhỉ? Lã Bố cười.
Lăn mấy vòng xong, nó run tuyết trên người xuống, mềm mại nằm trên tuyết, giơ móng trước lên, ngốc ngốc quẹt qua quẹt lại, có vẻ như đang vẽ.
“Ứ ư ừ… éc éc éc…” Hắc Kỳ Lân vừa chú tâm vẽ vời trên tuyết vừa ngâm ca.
“Ê.” Lã Bố đánh tiếng.
Nháy mắt, Hắc Kỳ Lân cảnh giác quay đầu, vảy rồng dựng phắc lên, thấy là Lã Bố, lại bình thản xìu xuống.
Lã Bố khom người, ngoắc ngoắc: “Nhóc con không về cùng chủ nhân à? Lại đây xem nào.”
Hắc Kỳ Lân bất an lui nửa bước, Lã Bố cười cười nói: “Mày đang vẽ cái gì đó?”
Hắc Kỳ Lân chần chờ, đang suy nghĩ xem có nên xóa mấy thứ vừa vẽ trên tuyết đi không.
Lã Bố nghiêng trái, ngã phải làm như đang đánh Túy Quyền, lắc lư đến gần chạm vào Kỳ Lân, Kỳ Lân lại bước lui mấy bước, cuối cùng ngoan ngoãn để Lã Bố xoa đầu.
“Ta xem nhé?” Lã Bố nói.
Trên tuyết, có hai cái hình tròn tròn kì lạ, giao vào nhau, phía dưới nhọn nhọn.
Hắc Kỳ Lân ủn ủn bên sừng gãy vào ngực Lã Bố, Lã Bố chợt hiểu: “Tim à?”
Kỳ Lân gật gật đầu.
Bên trong một trái tim, còn vẽ một con ngựa không phải ngựa, nai không ra nai, xiêu xiêu vẹo vẹo, trên lưng còn chở một người nho nhỏ.
Người này có cái đầu tròn tròn, thân thể hình tam giác, tay chân hình que, trên đỉnh đầu có mọc cái gì trông như hai cái râu – hình ảnh tượng trưng cho Lã Bố, gián nhỏ đội mũ lông trĩ.
Lã Bố hiểu rồi, nói: “Đi, chúng ta đi chơi.”
Kỳ Lân hạ thấp người xuống để Lã Bố cưỡi lên. Hai chân Lã Bố rất dài, kéo lê trên tuyết, đạp tới đạp lui như đang bơi, cười nói: “Giá!”
Hắc Kỳ Lân loạng chà loạng chạng mà đi, để lại bức họa trên tuyết. Chốc lát sau, bị gió tuyết rơi đầy, nhẹ nhàng che lấp đi, không còn dấu vết.
Nó chở Lã Bố đi khắp nơi, cuối cùng, khi đến một cái vườn phía sau vườn Thượng Lâm mới dừng lại cọ một cái, ịn lỗ tai lên tường.
Lã Bố: “?”
Trong viện truyền ra tiếng nói quen thuộc.
Thái Sử Từ: “Hưng Bá tỉnh chưa?”
Thăng Thống: “Vết thương đã tốt hơn rồi.”
Thai Sử Từ: “Đáng ra người phải về Giang Đông, cứ im hơi lặng tiếng rời khỏi Kiến Nghiệp như thế, còn ra thể thống gì nữa?”
Lăng Thống đáp: “Đô Đốc chết rồi, ngươi cũng rời đi, Giang Đông còn gì giữ được ta? Cha ta chết dưới tay thủ hạ Hoàng Tổ. Ta không nhà cửa, không người thân, mười bốn tuổi được ngươi thu nhận, nay ngươi đến Trường An, nếu không theo ngươi, ta biết đi đâu bây giờ?”
Thái Sử Từ yên lặng hồi lâu, nói: “Ngươi đi trông Cam Ninh thế nào đi. Hắn vừa tỉnh lại là hỏi ngươi đâu.”
Lăng Thống hỏi lại: “Chứ không phải ngươi cho là ta… Ta và hắn có cái gì sao?”
Thái Sử Từ thảnh nhiên nói: “Ngươi muốn đi theo ai đều không liên quan gì đến ta.”
Hắc Kỳ Lân ngây ngốc há miệng, nghe đến là nhập tâm. Lã Bố xoa cằm Kỳ Lân, giúp nó khép miệng lại.
Lăng Thống không nói lời nào nữa, tiếng bước chân vang lên, quay lưng bỏ đi. Thái Sử Từ lại gọi: “Đứng lại, ta còn một chuyện muốn nói với ngươi.”
Lăng Thống không quay đầu lại, Thái Sử Từ nói: “Ôn hầu có nhân có đức, bản thân ta vì hắn mà ra sức. Ngươi thì đang vì ai? Muốn được chăng hay chớ, hay là rập khuôn theo bước chân ta? “Quay về suy nghĩ cho kỹ. Nếu không, thiên hạ này dù có lớn cũng vĩnh viễn không có chỗ cho ngươi yên ổn.”
Lăng Thống đi. Thái Sử Từ đứng một mình trong viện.
Lát sau, nghe có hơi nóng phả vào sau gáy, Thái Sử Từ khó hiểu quay đầu lại, thấy một con quái thú đang bám trên tường viện, lỗ mũi phả hơi nóng vào mặt hắn, sợ tới mức hét toáng lên, ngã ngửa xuống đất.
Lã Bố rướn đầu từ phía sau quái thú, bình thản gọi: “Tử Nghĩa.”
“Chủ… chủ công?” Thái Sử Từ còn đang run sợ.
Lã Bố cười nói: “Đi uống rượu đi.” Dứt lời nhảy vào trong viện, lại vụng tay vụng chân nắm vó trước của Hắc Kỳ Lân, ôm nó xuống.
Thái Sử Từ dặn người đi lấy rượu cao lương, ở sân sau bày một bàn tiệc nhỏ với chút thức ăn, rượu nóng, vừa ngắm tuyết vừa đối ẩm với Lã Bố.
Lã Bố gặp đồ ăn đút cho Kỳ Lân, nói: “Nó tên là Rolls-Royce.”
Thái Sử Từ: “…”
Thái Sử Từ tựa như đoán được món đồ chơi này là cái gì rồi. Hắn nheo mắt, Kỳ lân trừng hắn. Thái Sử Từ tự hiểu không nói.
“Năm nay ngươi cũng ba mươi ba rồi.” Lã Bố mở lời.
Thái Sử Từ hơi trầm ngâm: “Vừa qua ba mươi, nguyện vì chủ công cống hiến thêm ba mươi năm.”
Lã Bố gật gật đầu: “Cam Ninh đối với thằng nhóc kia ghi tạc trong lòng…”
Thái Sử Từ mỉm cười hiểu ra, Lã Bố đến giúp Cam Ninh dọn dẹp tình địch, vội nói: “Ta với Công Tích có tình huynh đệ, chứ không… ừm không có tình gì khác.”
Lã Bố cười lên, chạm ly với Thái Sử Từ, Thái Sử Từ lại nói: “Lúc trước, Trương Liêu sai người truyền tin, muốn để cho con bé Tôn Thượng Hương kia…”
Lã Bố vừa nghe nhắc lại thấy đau đầu, nói: “Không cưới.”
Hai người lại chạm ly, Hắc Kỳ Lân nhắm mắt, an tĩnh nằm bên cạnh, nghe lâu chuyện của Thái Sử Từ và Lã Bố.
Thái Sử Từ: “Không cưới hay chưa cưới?”
Lã Bố không đáp.
Thái Sử Từ lại nói: “Nam nhi thành gia lập nghiệm là trách nghiệm phải làm. Thứ cho mạt tướng lắm lời, đất phong của Hầu gia được truyền cho đời sau, năm nay lớn hơn Tử Nghĩa hai tuổi, nếu không tính sớm, về sau tước Hầu sẽ để lại cho ai?”
Lã Bố hờ hững nói: “Năm xưa, cha mang ta nhập quan, về sau mẹ ta chết trong chiến loạn, khi tìm đến nương nhờ dưới trướng Đinh Nguyên ta chỉ có một mình. Qua hơn vài chục năm nữa, thế gian có còn Phụng Tiên hay Thái Sử Từ không? Đến một mình, thì đi một mình mới là phải.”
Thái Sử Từ thở dài: “Không ổn.”
Lã Bố lại hỏi: “Trong lòng Tử Nghĩa còn vướng bận ai chăng?”
Thái Sử Từ trầm ngâm một lát, sau mới đáp: “Có một người. Ngày trước đi theo Lưu Do đến thành Nghiệp, lúc Viên Thiệu đãi tiệc rượu trong hoa viên, ta có gặp một người con gái, chỉ thoáng lướt qua, từ đó vương vấn mười hai năm.”
Lã Bố mỉm cười: “Vi huynh biết tâm tình của ngươi. Ngày Đổng Trác vào Trường An, sau khi tan triều, Vương Doãn đãi tiệc mời ta, khi nhạc vang lên, cũng gặp một người con gái…”
Thái Sử Từ nhàn nhạt khuyên: “Người đã đi, Ôn hầu đừng quá đau buồn.”
Lã Bố vẫn đang nói: “… Chỉ thoáng lướt qua, chẳng qua vương vấn được có mười ngày.”
Thái Sử Từ phun rượu, cười ha ha.
“Chủ công thật thẳng thắn.” Thái Sử Từ kính rượu.
Lã Bố uống, tự giễu: “Ta không phải người chung tình, không như ngươi…”
Thái Sử Từ trêu ghẹo: “Hiện tại thế nào?”
Lã Bố thản nhiên đáp: “Hiện tại… đã thích người khác, đến nay được mấy năm. Hy vọng duy nhất là có thể bên nhau trọn đời này.”
Thái Sử Từ nghe không hiểu lắm nhưng không tiện hỏi, hai người kính rượu lẫn nhau, lát sau say không còn biết gì, đều gục trên bàn.
Kỳ Lân mặc đồ đen, mang theo hai tên thân binh, cõng Lã Bố lên xe, trở lại Hầu phủ.
Chân Mật đang pha trà ở hành lang, hương thơm tỏa ra bốn phía.
Kỳ Lân dặn người đưa Lã Bố vào phòng, còn mình đứng trong sân. Vào Trường An được một thời gian, Kỳ Lân tìm được người nhà họ Viên đang sống tạm ở đây, lo an bài thích đáng, nhưng vẫn chưa nói chuyện được mấy câu với Chân Mật, về việc Thái Văn Cơ biên sách, nhóm người Khổng Dung được đảm bảo an toàn.
Kỳ Lân hỏi: “Chân Cơ, buổi chiều chủ công có chọn được người chưa?”
Chân Mật ngồi pha trà ở hành lang, cũng không ngẩng đầu lên, đáp: “Vẫn chưa.”
Kỳ Lân lại hỏi: “Ở Trường An có quen không?”
Chân Mật không để ý nói: “Cũng được.”
Kỳ Lân: “Trong phủ không có nữ nhân… Bọn nam nhân không để ý nhiều việc, những việc đó làm phiền ngươi để ý.”
Chân Mật gật gật đầu nói: “Nay chiến sự hơi yến ổn. Trí thức Quan Trung, Giang Đông thể nào cũng vào Trường An, mượn danh quay về chốn cũ, thực chất là đến cầu hôn. Ngươi với Trần Công Đài thảo luận xem nên làm như thế nào đi thôi.
“Nghe nói mấy năm trước, khi Điêu Thiền vẫn còn, đã khiến cho toàn bộ Tây Lương xào xáo không yên. Hầu gia sẽ không để ý chuyện này, các ngươi nên thận trọng một chút.”
Kỳ Lân chợt nhớ hành động báo thù không đánh mà thắng kinh điển: Có thù với nhà nào, cứ nuôi con gái lớn lên, nuông chiều cho hư hỏng, gả cho con trai nhà đó, chỉ cần như thế, cả nhà hắn coi như tiêu tùng.
Kỳ Lân dở khóc dở cười: “Ta đã biết.”
Kỳ Lân xoay người muốn đi, bỗng nhớ ra: “Đúng rồi.”
Chân Mật nhướn mày, không nói. Kỳ Lân hỏi: “Mấy năm trước ngươi ở trong nhà họ Viên, Lưu do có mang theo một võ tướng đến làm khách…”
Chân Mật thản nhiên đáp: “Vẫn nhớ, mười hai năm qua không có gì thay đổi. Mấy hôm trước mngồi trên xe thấy Thái Sử Từ đang đi mua gì đó ở chợ Đông…”
“Kỳ Lân—” Lã Bố lèm bèm gọi một tiếng.
Kỳ Lân nói: “Nếu đã nhận ra…”
Chân Mậ bình tĩnh tiếp lời: “Việc của chính mình lo chưa xong, còn muốn đi làm mai cho người khác nữa à?”
Kỳ Lân tự giễu cười cười, mở cửa về phòng.
——————————-
Lời tác giả:
Truyện sẽ có 4CP
Tôn Sách, Triệu Vân còn lên sàn lần nữa. Đánh từ Quan Trung đến Lạc Dương sang thành Nghiệp luôn!
Danh sách chương