Xuất phát từ câu Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố, nghĩa là người tài có Lã Bố đứng đầu, ngựa quý có Xích Thố hạng nhất.
Sơ lược:
Lã Bố (160-199), còn gọi là Lữ Bố, tự Phụng Tiên, tướng nhà Đông Hán. Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, ông được mệnh danh là Chiến Thần, vị tướng dũng mãnh nhất của thời Tam Quốc, mạnh hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Siêu, Hứa Chử. Trên chiến trường, ông dùng vũ khí gọi là Phương Thiên Họa Kích và cưỡi ngựa Xích Thố (con ngựa mạnh nhất thời Tam Quốc). Ông được miêu tả là rất tuấn tú.
Thuở nhỏ:
Từ nhỏ Lã Bố được học cầm kì thi thư và luyện võ, nhưng sở thích lớn nhất của ông vẫn là nghiệp binh thương.
Dưới quyền Đinh Nguyên:
Vào khoảng năm 176, ông theo chân Thứ sử Kinh Châu là Đinh Nguyên lúc đó đang giữ chức Kỵ Đô Úy và được Đinh Nguyên nhận làm con nuôi.
Năm 189, nội chiến nổ ra, ông theo Đinh Nguyên đối đầu với quân Đổng Trác. Trong trận này, ông thể hiện bản thân là một dũng tướng, dũng mãnh vô song. Đổng Trác thua trận bỏ chạy, bàn với các mưu sĩ chiêu mộ Lã Bố.
Đổng Trác dùng ngựa Xích Thố thành công chiêu mộ được Lã Bố, Lã Bố giết Đinh Nguyên, mang toàn quân quy hàng Đổng Trác.
Dưới quyền Đổng Trác:
Ông được Đổng Trác nhận làm con nuôi, giữ chức Kỵ Đô Úy. Nhờ giỏi võ nghệ và cung tên, ông được mọi người gọi là Phi tướng quân, sau đó được phong làm Trung Lang tướng, tước Đô Đình hầu.
Do Đổng Trác giết người vô số, nên khi xuất hành hay nghỉ ngơi đều do Lã Bố làm hộ vệ, nhưng Đổng Trác vốn thô lỗ và nóng nảy, nên có lần không vừa ý đã phóng kích vào Lã Bố, Lã Bố ghi thù (1). Lã Bố cũng hay thừa cơ hội có quan hệ tình ái với các người hầu của Đổng Trác (2). Có lần ông kể lại với Tư đồ Vương Doãn việc mình bị Đổng Trác phóng kích, Vương Doãn thuyết phục ông giết Đổng Trác (3)
(1)(2)(3): Nhân vật Điêu Thiền chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết của La Quán Trung chứ không hề xuất hiện trên sử sách. Trong khi đó, theo sử gia Lê Đông Phương, điêu thiền là tên một chức vị trong hoàng cung thời nhà Hán. Nên có thể thấy, La Quán Trung đã ghép 3 tình tiết trên vào thành một câu chuyện như sau: Lã Bố bị Đổng Trác rượt đuổi và phóng kích vì bắt quả tang Lã Bố tình tự với Điêu Thiền – ái thiếp của Đổng Trác, con nuôi của Vương Doãn, sau đó Lã Bố đã giết Đổng Trác. Nhưng dù có Điêu Thiền hay không, thì việc Vương Doãn xúi giục Lã Bố giết Đổng Trác là thật.
Ông cũng giả chiếu thư để danh chính ngôn thuận giết Đổng Trác, và tướng sĩ dưới quyền Đổng Trác không dám chống lại.
Sau đó ông được Vương Doãn bổ nhiệm làm Phấn Vũ tướng quân, tước Ôn hầu, theo Tam Quốc Diễn Nghĩa thì tước Ôn hầu của Lã Bố là do Đổng Trác phong.
Các trận chiến sau đó:
Sơ lược:
Lã Bố (160-199), còn gọi là Lữ Bố, tự Phụng Tiên, tướng nhà Đông Hán. Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, ông được mệnh danh là Chiến Thần, vị tướng dũng mãnh nhất của thời Tam Quốc, mạnh hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Siêu, Hứa Chử. Trên chiến trường, ông dùng vũ khí gọi là Phương Thiên Họa Kích và cưỡi ngựa Xích Thố (con ngựa mạnh nhất thời Tam Quốc). Ông được miêu tả là rất tuấn tú.
Thuở nhỏ:
Từ nhỏ Lã Bố được học cầm kì thi thư và luyện võ, nhưng sở thích lớn nhất của ông vẫn là nghiệp binh thương.
Dưới quyền Đinh Nguyên:
Vào khoảng năm 176, ông theo chân Thứ sử Kinh Châu là Đinh Nguyên lúc đó đang giữ chức Kỵ Đô Úy và được Đinh Nguyên nhận làm con nuôi.
Năm 189, nội chiến nổ ra, ông theo Đinh Nguyên đối đầu với quân Đổng Trác. Trong trận này, ông thể hiện bản thân là một dũng tướng, dũng mãnh vô song. Đổng Trác thua trận bỏ chạy, bàn với các mưu sĩ chiêu mộ Lã Bố.
Đổng Trác dùng ngựa Xích Thố thành công chiêu mộ được Lã Bố, Lã Bố giết Đinh Nguyên, mang toàn quân quy hàng Đổng Trác.
Dưới quyền Đổng Trác:
Ông được Đổng Trác nhận làm con nuôi, giữ chức Kỵ Đô Úy. Nhờ giỏi võ nghệ và cung tên, ông được mọi người gọi là Phi tướng quân, sau đó được phong làm Trung Lang tướng, tước Đô Đình hầu.
Do Đổng Trác giết người vô số, nên khi xuất hành hay nghỉ ngơi đều do Lã Bố làm hộ vệ, nhưng Đổng Trác vốn thô lỗ và nóng nảy, nên có lần không vừa ý đã phóng kích vào Lã Bố, Lã Bố ghi thù (1). Lã Bố cũng hay thừa cơ hội có quan hệ tình ái với các người hầu của Đổng Trác (2). Có lần ông kể lại với Tư đồ Vương Doãn việc mình bị Đổng Trác phóng kích, Vương Doãn thuyết phục ông giết Đổng Trác (3)
(1)(2)(3): Nhân vật Điêu Thiền chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết của La Quán Trung chứ không hề xuất hiện trên sử sách. Trong khi đó, theo sử gia Lê Đông Phương, điêu thiền là tên một chức vị trong hoàng cung thời nhà Hán. Nên có thể thấy, La Quán Trung đã ghép 3 tình tiết trên vào thành một câu chuyện như sau: Lã Bố bị Đổng Trác rượt đuổi và phóng kích vì bắt quả tang Lã Bố tình tự với Điêu Thiền – ái thiếp của Đổng Trác, con nuôi của Vương Doãn, sau đó Lã Bố đã giết Đổng Trác. Nhưng dù có Điêu Thiền hay không, thì việc Vương Doãn xúi giục Lã Bố giết Đổng Trác là thật.
Ông cũng giả chiếu thư để danh chính ngôn thuận giết Đổng Trác, và tướng sĩ dưới quyền Đổng Trác không dám chống lại.
Sau đó ông được Vương Doãn bổ nhiệm làm Phấn Vũ tướng quân, tước Ôn hầu, theo Tam Quốc Diễn Nghĩa thì tước Ôn hầu của Lã Bố là do Đổng Trác phong.
Các trận chiến sau đó:
- Thua ở Trường An.
- Lưu lạc
- Giao tranh với Tào Tháo
- Giảng hòa với Lưu Bị
- Trấn giữ Từ Châu, gồm: Chiếm Từ Châu, dẹp Hách Manh, bắn kích Viên Môn
- Giao tranh Viên Thuật – Tào Tháo, gồm: Hủy bỏ hôn ước, hòa Tào đuổi Viên, hòa Viên đuổi Tào
- Chết ở lầu Bạch Môn
Danh sách chương