Lúc đầu thì mỗi lần gõ xuống Thiệu Huyền đều nhìn xem phản ứng của Khắc, gõ mãi gõ mãi không biết từ khi nào không chú ý đến Khắc nữa mà cứ chìm đắm trong việc đục đá của mình.
Quá trình đục đá mất rất nhiều tâm sức chứ không chỉ đơn giản khua tay múa chân là được, mỗi lần đục vào là phải tính toán rất nhiều, góc, lực, đục thế nào, đục ở đâu,… rồi quyết định trnog khoảng thời gian ngắn.
Đối với rất nhiều người trong bộ lạc mà nói thì đã trải qua rất nhiều lần đục đá nên sẽ tích lũy được kinh nghiệm, chỉ dựa vào thói quen để đẽo cũng có thể đẽo rất tốt. Thế nhưng Thiệu Huyền chỉ là người mới, không có kinh nghiệm dày dặn mấy chục năm như Thầy Luyện Đá, chỉ dựa vào sự tính toán và ước lượng đại khái rồi thử từng chút một, và sửa đổi.
Cho dù là hiện giờ cơ thể đã săn chắc hơn, sức lực cũng mạnh hơn rất nhiều thế nhưng cũng chẳng thấm vào đâu, lúc cầm chiếc búa vẫn còn cảm thấy không nặng lắm thế nhưng đẽo được vài lần cộng thêm sự hao tổn sức lực thì liền cảm thấy chiếc búa trong tay càng ngày càng nặng, lại không thể xảy ra sai sót, lực đẽo sai sót thì hậu quả rất khó lường, sẽ lãng phí rất nhiều nguyên liệu.
Vì thế nên Thiệu Huyền mới không còn tâm trí chú ý đến Khắc nữa.
Khoảng cách giữa các nhịp búa lúc đầu còn cách xa vì Thiệu Huyền còn đang suy nghĩ cách cải thiện lỗi của nhịp đẽo trước đó. Thế nhưng cứ đẽo như thế Thiệu Huyền cũng có được kinh nghiệm, khi đã quen dần thì khoảng cách dừng lại ở cách nhịp gõ cũng càng lúc càng ngắn đi.
Không biết đã gõ bao nhiêu búa, thân thể của Thiệu Huyền cũng đã mệt mỏi rã rời nhưng vẫn không thấy Khắc có ý bảo anh dừng lại, mà còn lắm lúc chỉ ra chỗ sai cho anh. Cứ như chạy đường dài vậy, chạy mãi chạy mãi, cứ nghĩ đã đến cực hạn rồi muốn dừng lại một lúc thì sẽ có người đằng sau la lên: “tiếp tục, tiếp tục!”
Biết tính của Khắc, nếu như Thiệu Huyền dừng lại thì sau này đừng mong học rèn đá chỗ ông nữa. Cho dù có mệt cũng phải cắn răng mà gõ.
Đợi đến khi chút sức lực cuối cùng như đã bị lấy hết thì cứ đánh mãi như thế Thiệu Huyền lại dần dần cảm thấy nhẹ nhàng hơn, có một lúc nào đó anh nghĩ rằng có phải là những lúc phá vỡ được cực hạn thì sẽ có cảm giác thế này?
Nhưng Thiệu Huyền không biết rằng khi anh cảm thấy thoải mái hơn là lúc trên mặt anh xuất hiện ký hiệu tô-tem.
Trong lúc vô thức anh đã sử dụng sức mạnh tô-tem, thế nhưng tâm tư anh chỉ dồn vào việc đẽo đá nên không chú ý đến ký hiệu tô-tem sáng lên trong đầu.
Khắc ngồi bên cạnh chấn động trong giây lát, ông làm Thầy Luyện Đá nhiều năm nay cũng có rất nhiều người tìm đến ông học rèn đá, thế nhưng trong quá trình làm đá rất ít người sử dụng lực tô-tem. Có nhiều người cảm thấy sức mạnh tô-tem rất thần thánh, chỉ nên dùng để săn bắn hoặc dùng trong những dịp thần thánh hơn như bảo vệ bộ lạc, cũng có một số người không nghĩ như vậy thế nhưng để khống chế sức mạnh tô-tem không dễ, chỉ có những chiến sĩ già nhiều kinh nghiệm mới đạt được trình độ như thế.
Nhưng ở độ tuổi của Thiệu Huyền và những người ngang tuổi Lang Ca cũng rất hiếm khi có người có thể khống chế được sức mạnh Tô-tem, một khi dùng đến sức mạnh tô-tem rất dễ gõ phôi đá vỡ thành nhiều mảnh, đó không phải là gia công mà là phá hoại. Người không kiên nhẫn, nóng tính một chút thì chỉ cần gõ vài cái là bỏ không làm nữa. Phí sức quá rồi! Có kỹ thuật như thế sao không đi luyện tập kỹ thuật săn thú có hơn không!
Cũng vì thế mà Khắc rất ngạc nhiên vì sức mạnh Thiệu Huyền sử dụng không những dùng sức mạnh tô-tem, mà còn không làm vỡ phôi đá, hơn nữa phiến đá đẽo ra còn đẹp và hoàn mỹ hơn cả lá rừng, dường như những phiến đá được đẽo ra sẽ được dùng thêm cho lần gia công sau nữa chứ không bị bỏ phí.
Đúng là hiếm gặp!
Thiệu Huyền lại không ý thức được bản thân mình “hiếm gặp” chút nào, cứ mãi đắm chìm trong việc đẽo đá, trong đầu chỉ toàn là những kinh nghiệm được đúc kết sau mỗi lần đẽo xong rồi lại tiếp tục đẽo, vì thế mà anh đã bỏ qua dịp được nhìn thấy gương mặt ngạc nhiên kéo dài mấy phút của Khắc.
Có thể khiến cho một người bình thường rất hay cau có, rất hiếm khi thấy được những biểu cảm khác trên mặt, cho dù có là người thân quen cũng sẽ không cười nói lộ ra vẻ mặt ngạc nhiên như thế thật sự không dễ dàng gì.
Sau khi đã đẽo xong những đường viền, Thiệu Huyền mới dừng lại.
Nhìn lại mặt đất bên cạnh phôi đá, từng miếng phôi đá chất lại thành đống dưới sàn.
Thấy Khắc cũng không có biểu cảm gì.
Thiệu Huyền bỏ búa đá xuống, đứng thở dốc bên cạnh, đợi Khắc bình luận. Đồng thời trong lòng cũng cảm khái, làm Thầy Luyện Đá không dễ!
Khó trách rất nhiều chiến sĩ sau khi trở nên tàn tật trong bộ lạc, rất ít ngưởi trở thành Thầy Luyện Đá, còn lại cũng chỉ tự cung cấp cho mình những vật dụng sinh hoạt thường ngày và một số vũ khí cho đời sau, ngoài ra thì trong đời thường họ cũng còn nhiều việc khác, ví dụ “bộ phận hậu cần” đảm đương trách nhiệm vận chuyển trong bộ lạc, chứ không lấy rèn đá làm nghề kiếm sống, trình độ rèn đá cũng không bằng những Thầy Luyện đá như Khắc.
Gương mặt của Khắc cũng đã trở về vẻ cau có mọi ngày, vẫn ngồi ở chỗ cũ, với tay lấy một cây gậy gỗ nhỏ dài, khơi khơi đống phiến đá, rồi khẽ hất tay một cái, cây gậy gỗ hất mấy phiến đá bên trong lên, những phiến đá được chọn bay lên theo đường parapol rồi rơi vào một chiếc rương gỗ đựng rất nhiều phiến đá nhỏ. Những phiến đá được giữ lại sẽ dựa vào hình dạng riêng mà được chế tạo thành linh kiện hoặc mũi nhọn, mũi giáo, mũi lê,…
Tuy là số lượng phiến đá đẽo ra rất nhiều nhưng Khắc lựa rất nhanh, Thiệu Huyền cứ thấy những phiến đá nối đuôi nhau bay vào rương không ngớt.
Thiệu Huyền chưa thở xong Khắc đã chọn xong hết rồi.
Bỏ cây gỗ xuống, mặt Khắc không có chút biểu cảm nào: “Đồ bỏ!”
Mắt của Thiệu Huyền co giật, thế nhưng anh hiểu ra rất nhanh, câu nói này không phải dành cho anh, mà chỉ những phiến đá không thể gia công được nữa. Mấy thứ này được xem như đồ bỏ.
Khắc thể hiện sự không đồng tình rõ ràng với số lượng phiến đá bỏ đi quá nhiều.
“Vốn định làm một quả cầu đá, xem ra bây giờ chỉ có thể làm một cái búa nhỏ.” Khắc nhìn phôi đá đã được đẽo, vẻ mặt khinh thường, hiếm hoi nói được một câu dài.
Tâm lý Thiệu Huyền trở nên nhẹ nhõm, lúc nãy vẫn còn lo Khắc sẽ đuổi anh đi thế nhưng nếu đã nói vậy chứng tỏ Khắc đã đồng ý dạy anh.
“Mang qua đây.” Khắc chỉ vào phôi đá Thiệu Huyền vừa đẽo.
Thiệu Huyền bỏ búa đá xuống, mang qua phôi đá bị đẽo đến thảm thương để trước mặt Khắc.
“Nhìn cho kỹ.”
Khắc chỉ dùng một tay có bàn tay lớn gấp đôi bàn tay Thiệu Huyền giữ chặt phôi đá xem xét.
Thiệu Huyền chỉ nghe một tiếng “vù” nhanh như gió, chiếc búa thoắt qua.
“Bính!”
Búa đá tiếp xúc với phôi đá phát ra âm thanh quỷ dị.
Cùng lúc, một phiến đá được tách ra, rơi xuống.
Phiến đá không rơi xuống đất và rơi vào chiếc rương gỗ bên tường.
Từ khi giơ búa đến khi đập xuống rất linh hoạt, dường như trước khi giơ lên đã biết phải đẽo đi phiến nào, giữ lại phiến nào. Cách đẽo đá cũng không như Thiệu Huyền lên chiến trường lúc nãy, mà mang theo một cảm giác rất nhẹ nhàng, tùy ý.
Đây mới thật sự là “đẽo đá”, không giống với Thiệu Huyền đang đục đá lúc nãy, số đá đục xuống đều trở thành đồ bỏ cả.
Sau khi giáng xuống một búa vẫn không để Thiệu Huyền có thời gian suy nghĩ mà giáng tiếp xuống búa thứ hai, thứ ba, thứ tư,…
Động tác nhanh chóng và âm thanh đinh đinh bên tai, theo nhịp bóng chiếc búa, Thiệu Huyền cảm giác như âm thanh đó đã được nối liền, dường như không thể nghe thấy khoảng cách âm thanh nữa.
Mà những phiến đá thì nối đuôi nhau bay vào chiếc rương gỗ, từng chiếc lá gộp lại như bắt thành chiếc cầu nối liền giữa chiếc búa và rương gỗ.
Thiệu Huyền chính mắt nhìn thấy mà ngây ngốc, trước đây anh có nghe qua kỹ thuật chế tạo vũ khí của Khắc rất mạnh, nhưng không ngờ anh đã xem thường vị Thầy Luyện Đá này, kỹ thuật của ông đã đạt đến mức quỷ khóc thần sầu!
Đây không phải là đẽo đá mà là cắt mặt đá thì đúng hơn!!
Tất nhiên, những lần trước Thiệu Huyền đến đây quan sát vẫn không biết được tài nghệ của Khắc, những thứ trước giờ thấy được chỉ là một góc chân núi, vẫn còn cách xa so với tài nghệ của mà Khắc nắm giữ.
Tinh vi như thế! Chuẩn xác như thế!
Đợi đến khi Thiệu Huyền hoàn hồn lại thì Khắc đã đẽo xong, phôi đá còn lại trong tay ông đã trở thành hình thù của một chiếc búa.
Sau đó thì đem mài đi rồi gắn lên cán là hoàn thành xong công cụ.
Hoàn hảo.
“Cầm lấy.” Khắc cho Thiệu Huyền chiếc búa đã làm xong.
“Cho cháu ư?” Thiệu Huyền nhận lấy búa đá, nhìn Khắc, thấy Khắc đã quay đi làm việc khác liền lấy cây búa trong tay múa vài cái.
Chiếc búa này cũng có mình góp phần gia công, tuy rằng tay nghề không ra gì, xém chút phá mất phôi đá, thế nhưng dù sao cũng là do mình tham gia làm nên, lại được xem tay nghề thật sự của Khắc, đối với Thiệu Huyền mà nói, ý nghĩa không gì sánh bằng.
Phôi đá làm nên chiếc búa này, chất đá rất chắc, độ cứng lại cao, nhìn thì không thấy nhưng khi cầm vào tay sẽ cảm nhận rõ ràng trọng lượng của nó thuộc về dạng đá cao cấp. Không ngờ Khắc lại cho mình.
“Khi đẽo đá, cho dù chỉ là những động tác đẽo gọt đơn giản, nếu muốn làm ra hiệu quả tốt nhất, lại không mất thời gian và phí sức. Cháu phải ước tính trước hình dạng đẽo thành, sau đó suy xét tốc độ, trọng lượng búa, lực đánh, hậu quả,… Rồi mang những thứ đó kết hợp cùng phôi đá. Dùng lực lớn nhỏ ra sao, góc độ như thế nào là tốt, và cả những tình huống không thể nói thành lời thiên biến vạn hóa trong quá trình làm ra sản phẩm từ đá. Dùng lực như thế nào, góc đẽo gọt ra sao và cách đẽo gọt như thế nào là tùy thuộc vào những gì con đút kết được sau nhiều lần luyện tập.” Khắc quay lưng nói với Thiệu Huyền.
Đúng vậy. Vũ khí đá không giống với vũ khí sắt, sai một bước là không thể làm lại, cũng không thể phục hồi. Một búa vung xuống nếu không thành công thì là thất bại. Một búa quyết định.
Thiệu Huyền cầm lấy búa đá, cung kính hành lễ với Khắc: “Dạ, cháu biết rồi.”
“Nhưng mà.” Khắc quay đầu, chỉ về mấy con cá trong góc đang trừng mắt với Caeser “Khi luyện tập phải biết cách tổng kết. Thất bại thì không sao, phải biết cách rút ra bài học, không được giống như những con cá kia!”
“Cháu hiểu rồi!” Thiệu Huyền hiểu ý Khắc muốn nói.
Khắc muốn nhắc nhở Thiệu Huyền không được như lũ cá, bị bắt một lần cũng không biết rút ra bài học, cứ làm sai đến cùng, đến chết cũng không hối cải.
“Mang một con đi đi.” Khắc nói. Đến đây là đuổi người rồi.
“Vâng ạ.”
Nếu Khắc đã để Thiệu Huyền mang một con trở về, anh có muốn từ chối cũng không được, cũng không nói nhiều, vác cây búa đá gọi Caeser rời đi.
Đến trước của, Thiệu Huyền nhìn con cá trên tay, nhớ lại những lời Khắc nói, không nhìn được cười tươi dùng búa gõ lên đầu cá: “Ngu hả mạy!”
Quá trình đục đá mất rất nhiều tâm sức chứ không chỉ đơn giản khua tay múa chân là được, mỗi lần đục vào là phải tính toán rất nhiều, góc, lực, đục thế nào, đục ở đâu,… rồi quyết định trnog khoảng thời gian ngắn.
Đối với rất nhiều người trong bộ lạc mà nói thì đã trải qua rất nhiều lần đục đá nên sẽ tích lũy được kinh nghiệm, chỉ dựa vào thói quen để đẽo cũng có thể đẽo rất tốt. Thế nhưng Thiệu Huyền chỉ là người mới, không có kinh nghiệm dày dặn mấy chục năm như Thầy Luyện Đá, chỉ dựa vào sự tính toán và ước lượng đại khái rồi thử từng chút một, và sửa đổi.
Cho dù là hiện giờ cơ thể đã săn chắc hơn, sức lực cũng mạnh hơn rất nhiều thế nhưng cũng chẳng thấm vào đâu, lúc cầm chiếc búa vẫn còn cảm thấy không nặng lắm thế nhưng đẽo được vài lần cộng thêm sự hao tổn sức lực thì liền cảm thấy chiếc búa trong tay càng ngày càng nặng, lại không thể xảy ra sai sót, lực đẽo sai sót thì hậu quả rất khó lường, sẽ lãng phí rất nhiều nguyên liệu.
Vì thế nên Thiệu Huyền mới không còn tâm trí chú ý đến Khắc nữa.
Khoảng cách giữa các nhịp búa lúc đầu còn cách xa vì Thiệu Huyền còn đang suy nghĩ cách cải thiện lỗi của nhịp đẽo trước đó. Thế nhưng cứ đẽo như thế Thiệu Huyền cũng có được kinh nghiệm, khi đã quen dần thì khoảng cách dừng lại ở cách nhịp gõ cũng càng lúc càng ngắn đi.
Không biết đã gõ bao nhiêu búa, thân thể của Thiệu Huyền cũng đã mệt mỏi rã rời nhưng vẫn không thấy Khắc có ý bảo anh dừng lại, mà còn lắm lúc chỉ ra chỗ sai cho anh. Cứ như chạy đường dài vậy, chạy mãi chạy mãi, cứ nghĩ đã đến cực hạn rồi muốn dừng lại một lúc thì sẽ có người đằng sau la lên: “tiếp tục, tiếp tục!”
Biết tính của Khắc, nếu như Thiệu Huyền dừng lại thì sau này đừng mong học rèn đá chỗ ông nữa. Cho dù có mệt cũng phải cắn răng mà gõ.
Đợi đến khi chút sức lực cuối cùng như đã bị lấy hết thì cứ đánh mãi như thế Thiệu Huyền lại dần dần cảm thấy nhẹ nhàng hơn, có một lúc nào đó anh nghĩ rằng có phải là những lúc phá vỡ được cực hạn thì sẽ có cảm giác thế này?
Nhưng Thiệu Huyền không biết rằng khi anh cảm thấy thoải mái hơn là lúc trên mặt anh xuất hiện ký hiệu tô-tem.
Trong lúc vô thức anh đã sử dụng sức mạnh tô-tem, thế nhưng tâm tư anh chỉ dồn vào việc đẽo đá nên không chú ý đến ký hiệu tô-tem sáng lên trong đầu.
Khắc ngồi bên cạnh chấn động trong giây lát, ông làm Thầy Luyện Đá nhiều năm nay cũng có rất nhiều người tìm đến ông học rèn đá, thế nhưng trong quá trình làm đá rất ít người sử dụng lực tô-tem. Có nhiều người cảm thấy sức mạnh tô-tem rất thần thánh, chỉ nên dùng để săn bắn hoặc dùng trong những dịp thần thánh hơn như bảo vệ bộ lạc, cũng có một số người không nghĩ như vậy thế nhưng để khống chế sức mạnh tô-tem không dễ, chỉ có những chiến sĩ già nhiều kinh nghiệm mới đạt được trình độ như thế.
Nhưng ở độ tuổi của Thiệu Huyền và những người ngang tuổi Lang Ca cũng rất hiếm khi có người có thể khống chế được sức mạnh Tô-tem, một khi dùng đến sức mạnh tô-tem rất dễ gõ phôi đá vỡ thành nhiều mảnh, đó không phải là gia công mà là phá hoại. Người không kiên nhẫn, nóng tính một chút thì chỉ cần gõ vài cái là bỏ không làm nữa. Phí sức quá rồi! Có kỹ thuật như thế sao không đi luyện tập kỹ thuật săn thú có hơn không!
Cũng vì thế mà Khắc rất ngạc nhiên vì sức mạnh Thiệu Huyền sử dụng không những dùng sức mạnh tô-tem, mà còn không làm vỡ phôi đá, hơn nữa phiến đá đẽo ra còn đẹp và hoàn mỹ hơn cả lá rừng, dường như những phiến đá được đẽo ra sẽ được dùng thêm cho lần gia công sau nữa chứ không bị bỏ phí.
Đúng là hiếm gặp!
Thiệu Huyền lại không ý thức được bản thân mình “hiếm gặp” chút nào, cứ mãi đắm chìm trong việc đẽo đá, trong đầu chỉ toàn là những kinh nghiệm được đúc kết sau mỗi lần đẽo xong rồi lại tiếp tục đẽo, vì thế mà anh đã bỏ qua dịp được nhìn thấy gương mặt ngạc nhiên kéo dài mấy phút của Khắc.
Có thể khiến cho một người bình thường rất hay cau có, rất hiếm khi thấy được những biểu cảm khác trên mặt, cho dù có là người thân quen cũng sẽ không cười nói lộ ra vẻ mặt ngạc nhiên như thế thật sự không dễ dàng gì.
Sau khi đã đẽo xong những đường viền, Thiệu Huyền mới dừng lại.
Nhìn lại mặt đất bên cạnh phôi đá, từng miếng phôi đá chất lại thành đống dưới sàn.
Thấy Khắc cũng không có biểu cảm gì.
Thiệu Huyền bỏ búa đá xuống, đứng thở dốc bên cạnh, đợi Khắc bình luận. Đồng thời trong lòng cũng cảm khái, làm Thầy Luyện Đá không dễ!
Khó trách rất nhiều chiến sĩ sau khi trở nên tàn tật trong bộ lạc, rất ít ngưởi trở thành Thầy Luyện Đá, còn lại cũng chỉ tự cung cấp cho mình những vật dụng sinh hoạt thường ngày và một số vũ khí cho đời sau, ngoài ra thì trong đời thường họ cũng còn nhiều việc khác, ví dụ “bộ phận hậu cần” đảm đương trách nhiệm vận chuyển trong bộ lạc, chứ không lấy rèn đá làm nghề kiếm sống, trình độ rèn đá cũng không bằng những Thầy Luyện đá như Khắc.
Gương mặt của Khắc cũng đã trở về vẻ cau có mọi ngày, vẫn ngồi ở chỗ cũ, với tay lấy một cây gậy gỗ nhỏ dài, khơi khơi đống phiến đá, rồi khẽ hất tay một cái, cây gậy gỗ hất mấy phiến đá bên trong lên, những phiến đá được chọn bay lên theo đường parapol rồi rơi vào một chiếc rương gỗ đựng rất nhiều phiến đá nhỏ. Những phiến đá được giữ lại sẽ dựa vào hình dạng riêng mà được chế tạo thành linh kiện hoặc mũi nhọn, mũi giáo, mũi lê,…
Tuy là số lượng phiến đá đẽo ra rất nhiều nhưng Khắc lựa rất nhanh, Thiệu Huyền cứ thấy những phiến đá nối đuôi nhau bay vào rương không ngớt.
Thiệu Huyền chưa thở xong Khắc đã chọn xong hết rồi.
Bỏ cây gỗ xuống, mặt Khắc không có chút biểu cảm nào: “Đồ bỏ!”
Mắt của Thiệu Huyền co giật, thế nhưng anh hiểu ra rất nhanh, câu nói này không phải dành cho anh, mà chỉ những phiến đá không thể gia công được nữa. Mấy thứ này được xem như đồ bỏ.
Khắc thể hiện sự không đồng tình rõ ràng với số lượng phiến đá bỏ đi quá nhiều.
“Vốn định làm một quả cầu đá, xem ra bây giờ chỉ có thể làm một cái búa nhỏ.” Khắc nhìn phôi đá đã được đẽo, vẻ mặt khinh thường, hiếm hoi nói được một câu dài.
Tâm lý Thiệu Huyền trở nên nhẹ nhõm, lúc nãy vẫn còn lo Khắc sẽ đuổi anh đi thế nhưng nếu đã nói vậy chứng tỏ Khắc đã đồng ý dạy anh.
“Mang qua đây.” Khắc chỉ vào phôi đá Thiệu Huyền vừa đẽo.
Thiệu Huyền bỏ búa đá xuống, mang qua phôi đá bị đẽo đến thảm thương để trước mặt Khắc.
“Nhìn cho kỹ.”
Khắc chỉ dùng một tay có bàn tay lớn gấp đôi bàn tay Thiệu Huyền giữ chặt phôi đá xem xét.
Thiệu Huyền chỉ nghe một tiếng “vù” nhanh như gió, chiếc búa thoắt qua.
“Bính!”
Búa đá tiếp xúc với phôi đá phát ra âm thanh quỷ dị.
Cùng lúc, một phiến đá được tách ra, rơi xuống.
Phiến đá không rơi xuống đất và rơi vào chiếc rương gỗ bên tường.
Từ khi giơ búa đến khi đập xuống rất linh hoạt, dường như trước khi giơ lên đã biết phải đẽo đi phiến nào, giữ lại phiến nào. Cách đẽo đá cũng không như Thiệu Huyền lên chiến trường lúc nãy, mà mang theo một cảm giác rất nhẹ nhàng, tùy ý.
Đây mới thật sự là “đẽo đá”, không giống với Thiệu Huyền đang đục đá lúc nãy, số đá đục xuống đều trở thành đồ bỏ cả.
Sau khi giáng xuống một búa vẫn không để Thiệu Huyền có thời gian suy nghĩ mà giáng tiếp xuống búa thứ hai, thứ ba, thứ tư,…
Động tác nhanh chóng và âm thanh đinh đinh bên tai, theo nhịp bóng chiếc búa, Thiệu Huyền cảm giác như âm thanh đó đã được nối liền, dường như không thể nghe thấy khoảng cách âm thanh nữa.
Mà những phiến đá thì nối đuôi nhau bay vào chiếc rương gỗ, từng chiếc lá gộp lại như bắt thành chiếc cầu nối liền giữa chiếc búa và rương gỗ.
Thiệu Huyền chính mắt nhìn thấy mà ngây ngốc, trước đây anh có nghe qua kỹ thuật chế tạo vũ khí của Khắc rất mạnh, nhưng không ngờ anh đã xem thường vị Thầy Luyện Đá này, kỹ thuật của ông đã đạt đến mức quỷ khóc thần sầu!
Đây không phải là đẽo đá mà là cắt mặt đá thì đúng hơn!!
Tất nhiên, những lần trước Thiệu Huyền đến đây quan sát vẫn không biết được tài nghệ của Khắc, những thứ trước giờ thấy được chỉ là một góc chân núi, vẫn còn cách xa so với tài nghệ của mà Khắc nắm giữ.
Tinh vi như thế! Chuẩn xác như thế!
Đợi đến khi Thiệu Huyền hoàn hồn lại thì Khắc đã đẽo xong, phôi đá còn lại trong tay ông đã trở thành hình thù của một chiếc búa.
Sau đó thì đem mài đi rồi gắn lên cán là hoàn thành xong công cụ.
Hoàn hảo.
“Cầm lấy.” Khắc cho Thiệu Huyền chiếc búa đã làm xong.
“Cho cháu ư?” Thiệu Huyền nhận lấy búa đá, nhìn Khắc, thấy Khắc đã quay đi làm việc khác liền lấy cây búa trong tay múa vài cái.
Chiếc búa này cũng có mình góp phần gia công, tuy rằng tay nghề không ra gì, xém chút phá mất phôi đá, thế nhưng dù sao cũng là do mình tham gia làm nên, lại được xem tay nghề thật sự của Khắc, đối với Thiệu Huyền mà nói, ý nghĩa không gì sánh bằng.
Phôi đá làm nên chiếc búa này, chất đá rất chắc, độ cứng lại cao, nhìn thì không thấy nhưng khi cầm vào tay sẽ cảm nhận rõ ràng trọng lượng của nó thuộc về dạng đá cao cấp. Không ngờ Khắc lại cho mình.
“Khi đẽo đá, cho dù chỉ là những động tác đẽo gọt đơn giản, nếu muốn làm ra hiệu quả tốt nhất, lại không mất thời gian và phí sức. Cháu phải ước tính trước hình dạng đẽo thành, sau đó suy xét tốc độ, trọng lượng búa, lực đánh, hậu quả,… Rồi mang những thứ đó kết hợp cùng phôi đá. Dùng lực lớn nhỏ ra sao, góc độ như thế nào là tốt, và cả những tình huống không thể nói thành lời thiên biến vạn hóa trong quá trình làm ra sản phẩm từ đá. Dùng lực như thế nào, góc đẽo gọt ra sao và cách đẽo gọt như thế nào là tùy thuộc vào những gì con đút kết được sau nhiều lần luyện tập.” Khắc quay lưng nói với Thiệu Huyền.
Đúng vậy. Vũ khí đá không giống với vũ khí sắt, sai một bước là không thể làm lại, cũng không thể phục hồi. Một búa vung xuống nếu không thành công thì là thất bại. Một búa quyết định.
Thiệu Huyền cầm lấy búa đá, cung kính hành lễ với Khắc: “Dạ, cháu biết rồi.”
“Nhưng mà.” Khắc quay đầu, chỉ về mấy con cá trong góc đang trừng mắt với Caeser “Khi luyện tập phải biết cách tổng kết. Thất bại thì không sao, phải biết cách rút ra bài học, không được giống như những con cá kia!”
“Cháu hiểu rồi!” Thiệu Huyền hiểu ý Khắc muốn nói.
Khắc muốn nhắc nhở Thiệu Huyền không được như lũ cá, bị bắt một lần cũng không biết rút ra bài học, cứ làm sai đến cùng, đến chết cũng không hối cải.
“Mang một con đi đi.” Khắc nói. Đến đây là đuổi người rồi.
“Vâng ạ.”
Nếu Khắc đã để Thiệu Huyền mang một con trở về, anh có muốn từ chối cũng không được, cũng không nói nhiều, vác cây búa đá gọi Caeser rời đi.
Đến trước của, Thiệu Huyền nhìn con cá trên tay, nhớ lại những lời Khắc nói, không nhìn được cười tươi dùng búa gõ lên đầu cá: “Ngu hả mạy!”
Danh sách chương