“Linh Đan! Linh Đan!”. Tôi cặm cụi chép bài trong lớp thì bị Thuý Vy la hét bên tai.
“Gì vậy?”
“Hôm qua đấy, hình như tôi quên kể cho cậu nghe một chuyện”.
Tôi vẫn lặng thinh ghi ghi chép chép cho xong bài tập. Trong lớp này truyền thông nhà báo đầy rẫy, nếu có bảng xếp hạng, Thuý Vy nhà ta chắc chắn đứng hạng cao nhất.
“Chậc! Chuyện có liên quan đến cậu đấy, chăm chú mà nghe này!”
“Rồi rồi, cậu nói thử xem?”.
“Hôm qua trong sổ ghi đầu bài, phát hiện ra một bức ảnh vẽ chân dung. Lớp này chỉ có lớp trưởng là vẻ đẹp nhất thôi, sổ đầu bài lại do cậu ấy giữ thì chắc chắn là của Minh Đăng vẽ rồi!”
“Thì sao nào? Liên quan gì tới tôi?”
“Lạnh lùng vậy! Không quan tâm cậu ấy vẽ ai luôn à?”
“... ”
Thuý Vy liền nhấn mạnh.
“Là cậu đấy!”
Tay tôi dừng lại việc ghi chép giữ chừng, ngẩn người liếc qua nhìn cậu ấy.
“Tôi?”
“Vâng!”
“Chỉ là một bức vẽ chân dung, tại sao cậu lại khăng khăng khẳng định là tôi được chứ?”
“Xì! Tóc ngắn, mắt to, cái mặt khó ở của cậu có biến thành tro tôi cũng nhận ra nữa đấy. Với khiếu vẽ tranh của lớp trưởng lớp ta thì không chỉ mỗi tôi nhận ra đâu nha!”.
“Ý cậu là...?”
“Phải! Ai cũng đều gật gù người trong ảnh đó chính là cậu, họ bàn tán từ sáng tới giờ, cậu không nghe thấy được gì luôn à?”
Tôi suy ngẫm lại một hồi rồi liền giật mình, không lẽ Mỹ Diệu hôm qua đến tìm tôi là vì...
“Lớp phó có biết chuyện này không?”
“Xì! Cậu ta là người phát hiện ra đầu tiên cơ mà! Nhưng sao tự dưng cậu lại hỏi đến cậu ấy... Ớ... Ớ... Ý cậu là, không lẽ bọn người hôm qua đến tìm cậu là...?”
“... ”. Tôi cúi mặt xuống bàn dán mắt vào quyển tập.
“Này! Là cậu ta có đúng không?”. Thuý Vy vỗ lên lưng tôi vài cái.
Đắn đo một hồi tôi cũng đành gật đầu, cứ im lìm mãi như thế cũng không yên được với cậu ấy.
“Cậu đừng nói cho ai biết đấy!”
“Giời! Bởi vậy thấy dáng đi quen quen. Bày đặt đánh ghen nữa chứ... Trẻ trâu!”
Tôi biết giọng điệu này thế nào cũng đi gây chuyện. Tôi liền buông cây bút xuống bàn, xoay ngang cầm tay cậu ấy.
“Thuý Vy! Xem như tôi van xin cậu, dù sao nó cũng đã qua rồi. Đừng đi gây chuyện hay nói với ai hết nhé, tôi không muốn hứng chịu rắc rối nào nữa đâu!”
“Ai thèm! Bộ tôi nhiều chuyện lắm hả?”. Thuý Vy lập tức rút tay ra, ngoảnh mặt đi hướng khác.
Tôi quay trở về với mớ bài tập còn viết dang dở, nhưng đầu óc lại không ngừng lơ đãng đến chuyện khác...
Minh Đăng vẽ tôi? Thật sao? Thật sự ngay giờ phút này đây tôi không biết nên cười hay khóc, chỉ đơn giản với một bức ảnh mà tôi đã bị bọn họ hăm he ra mặt. Mỹ Diệu nói cũng không sai, tránh xa Minh Đăng là điều nên làm, tôi thật sự không đủ bản lĩnh đi tranh giành lớp trưởng với bọn họ.
Kết thúc tiết học, tôi phụ trách đem dụng cụ về kho. Nước mưa rơi lả tả trước sân thềm đã kéo dài hơn nửa tiếng đồng hồ, càng làm khung trời trở nên u ám và buồn tẻ.
“Linh Đan... ”
Phải! Là tôi đang giả vờ như không nghe thấy, cũng vì thế mà càng bước vội hơn.
Chỉ là được choàng một chiếc áo khoác vào mùa đông, chỉ là tách trà gừng và khúc hát vang lên đúng lúc, vậy mà tôi lại không ngừng nghĩ đến ánh mắt ấy. Nếu Minh Đăng là một người bình thường như những cậu nam sinh khác, thì tốt biết mấy...
Những ngày kế tiếp cũng vậy, không phải là chuyện có liên quan tới học hành thì tôi vẫn tiếp tục mà lảng tránh.
Ví như chiều hôm qua vô tình gặp cô giáo chủ nhiệm ở hành lang, cô đưa sổ đầu bài nhờ tôi giao lại cho lớp trưởng. Cũng may đi được nửa đường thì đụng mặt Thuý Vy, tôi phải van xin nài nỉ viện cớ một lúc Vy mới chịu nhận mà giúp tôi.
_________
Gác cái chân chống xuống đất xát vách tường, tôi nắm theo chiếc ba lô đẩy cửa bước vào nhà. Bình thường thì mỗi buổi chiều đi học về, tôi mở cửa là đã ngửi thấy ngay mùi trà hoa sen mà mẹ hay dùng.
*Khụ! Khụ!*
Nhưng hôm nay thay vào đó là tiếng ho kéo dài văng vẳng ở phía sau cánh cửa phòng. Dạo này bà ấy không còn vô cớ đem tôi ra mắng như trước, nhưng cũng không thèm nói chuyện với tôi dù chỉ nửa lời. Cũng đã sắp qua mùa đông, nhưng căn nhà vẫn còn lạnh lẽo và trống trải đến nhường này.
Tôi chậm rãi đẩy cửa phòng bước vào bên trong, âm thanh của cánh cửa vô tình phát ra cọt kẹt. Mẹ tôi đang nằm xoay người vào vách tường, cũng không biết bà ấy đang thức hay đã ngủ. Có vẻ bà cũng vừa chợp mắt, vỏ thuốc và ly nước sắp cạn vẫn còn nằm thưa thớt ở trên bàn.
Có lần nghe dì Liễu nói, ngày xưa ông ngoại tôi là một giáo sư rất có tiếng tăm ở trong xóm. Có lẽ vì sự thật phơi bày, ông không còn giữ được thể diện nên mới quyết định tự vẫn.
Thì ra, cho đến tận bây giờ tôi mới hiểu hết mọi chuyện...
Tôi quay lưng bước đi, lòng bàn chân vô tình giẫm lên một thứ gì đó. Khom lưng nhặt lấy, tôi mới nhận ra nó là một sợi len vụn màu cam đất, trùng màu với chiếc áo khoác mà tôi đang mặc. Dưới góc cạnh dường là một cái giỏ màu xanh, tôi kéo nó ra. Thước dây, kim kéo, nút áo, tất cả là dụng cụ để đan áo.
Không lẽ... Chiếc áo này là bà tự tay đan nó cho tôi sao?
Nếu như để đan một chiếc áo khoác len liên tục phải mất đến cả tháng trời. Nhưng mẹ tôi là người bận rộn, chỉ có buổi tối mới được ngã lưng, dành thời gian chút đỉnh đi chăng nữa cũng mất ít nhất tầm nửa năm.
Tôi chậm rãi đứng lên nhìn người đàn bà nằm dài ở trước mặt. Trước giờ tôi luôn mặc định cho bà ấy là một người mẹ vô tâm, ích kỉ.
Vậy mà...
Rốt cuộc, thì tôi nên hiểu con người bà ấy theo kiểu gì mới đúng đây?
____________
Những ngày như thế cứ trôi qua lặng lẽ, gió xuân cũng sắp sửa kéo về. Tôi ngồi trên lan can đưa mắt nhìn lên cái nắng dịu dàng trong vắt, nó dần dần len lỏi khẽ xuyên qua những kẻ lá của nhánh cây phượng.
“Minh Đăng! Tớ tặng cậu!”
Giọng nói cất lên khiến tôi phải nhíu mày, đành đưa mắt xuống phía dưới sân để nhìn cho kĩ. Một đám người tụ lại càng lúc càng đông, âm thanh xì xào cổ vũ, không khí trở nên sôi nổi.
“Tặng tôi sao?”
Mỹ Diệu mím môi, khẽ gật đầu.
“Ừm!”
Lớp trưởng trầm ngâm giây lát.
“Món quà của cậu nhìn bên ngoài có vẻ đẹp thật đấy! Nhưng rất tiếc, người tặng lại quá tầm thường. Tôi không nhận!”
“Cậu... Cậu nói sao?”
“Tôi không muốn lặp lại, cậu làm ơn tránh ra. Tránh xa khỏi cuộc đời tôi luôn thì càng tốt!”
Vừa dứt lời, Minh Đăng vội vã đi xuyên qua đám người đông đúc, bỏ lại những tiếng cười đùa rả rích và khuôn mặt thẩn thơ của Mỹ Diệu.
“Cậu ta bị từ chối rồi sao?”
“OMG! Nhục thật!”
“Minh Đăng, cậu ta cũng kêu ngạo quá rồi đấy!”
“Ai bảo lớp phó 10A bình thường tự tin quá làm gì? Đáng đời!”
Riêng tôi thì không còn nhận ra người con trai ở phía trước tầm mắt, từ lúc nào Minh Đăng lại vứt đi cái danh hiệu của vị lớp trưởng nhã nhặn tốt bụng, từ lúc nào lại trở nên lạnh lùng và xa cách đến như vậy?
Đám người kia giải tán dần dần, chỉ còn một mình Mỹ Diệu vẫn đứng như thể chết lặng. Cậu ta chậm rãi ngồi xổm xuống thềm đá, gục đầu mà khóc sướt mướt.
Minh Đăng! Cậu cũng tàn nhẫn quá rồi...
Dường như... Trong lòng tôi đang dâng lên một chút lo sợ, tôi sợ bản thân sau này sẽ lầm tưởng giống Mỹ Diệu và sau đó cũng bị cậu ấy đâm một nhát chí mạng.
Những ngày sau đó tôi thường bị Thuý Vy quấy rối, cậu ấy liên tục thỏ thẻ bên tai tôi ngay trong tiết học, đại loại là mấy câu như:
“Này, cái đồ máu lạnh! Minh Đăng đang nhìn cậu kìa!”
“Lớp trưởng có bảo với tôi là hết tiết muốn gặp cậu đấy!”
“Này... Xì!”
Những ngày cuối đông cũng không thể giảm bớt cái hơi lạnh ẩm ướt của thường lệ. Đám học sinh nháo nhào ùa về, khí trời có lạnh cách mấy cũng không thể cản được sự rạo rực trong lòng họ. Hôm nay là ngày cuối học sinh trường chúng tôi chính thức bước vào đợt nghỉ tết.
Tuy là ngày cuối, nhưng tôi không khỏi bị cô bạn cùng bàn tra tấn. Nào là hẹn tôi giao thừa đi ngắm pháo hoa, nào là năn nỉ cùng tôi đạp xe dạo quanh hồ. Tôi không khỏi thắc mắc một điều, bình thường thì Thuý Vy có cả hội bạn thân, nhưng lại quyết liệt lôi kéo trong khi tôi một mực từ chối, cậu ấy viện đủ lý do và cuối cùng tôi cũng đành gật đầu mà đồng ý.
Tôi dẫn xe ra khỏi cổng, đạp xe được một đoạn ngắn thì liền loạng choạng tay lái. Gác chân chống khom lưng xuống xem thử, thì ra bánh xe bị xẹp lốp. Còn đang lan man ngẫm nghĩ ngày cuối cùng sao lại xui xẻo đến mức này, thì bỗng từ đâu xuất hiện một cánh tay chìa ra sờ vào lốp xe đạp, khiến tôi phải giật mình mà xoay người lại.
Lớp trưởng...
“Xe của cậu hình như bị cán đinh rồi!”. Minh Đăng vẫn chăm chú ngắm nghía mò mẫm.
“...”
“Để tôi giúp cậu dẫn nó đi sửa!”
“Không cần đâu!”. Tôi dứt khoát, liền đứng dậy gạt cái chân chống mà bỏ đi một mạch.
Đúng là tôi cần phải sửa nó, nhưng không tới mức làm phiền đến cậu ấy. Minh Đăng vẫn lặng lẽ bước ở phía sau, nhưng cách đó vài mét, tôi vẫn còn nghe được rõ tiếng bước chân.
Những đợt gió se lạnh đang thấm dần lên da mặt, luồn vào từng thớ thịt. Đã qua một đoạn đường dài nhưng tiếng bước chân ấy vẫn chưa chịu dừng.
Tôi đành đứng lại, ngoảnh mặt về phía sau.
“Lớp trưởng! Cậu về đi!”
“...”. Minh Đăng thả một tay vào túi áo khoác, lặng lẽ mà cúi thấp đầu.
Tôi quay lại cố tình dắt chiếc xe đi thật nhanh, gió càng lúc càng mạnh. Khoảng không bầu trời ở phía trước, những nhánh cây đung đưa theo chiều gió, tôi đành lòng bỏ lại một người ở phía sau.
“Gì vậy?”
“Hôm qua đấy, hình như tôi quên kể cho cậu nghe một chuyện”.
Tôi vẫn lặng thinh ghi ghi chép chép cho xong bài tập. Trong lớp này truyền thông nhà báo đầy rẫy, nếu có bảng xếp hạng, Thuý Vy nhà ta chắc chắn đứng hạng cao nhất.
“Chậc! Chuyện có liên quan đến cậu đấy, chăm chú mà nghe này!”
“Rồi rồi, cậu nói thử xem?”.
“Hôm qua trong sổ ghi đầu bài, phát hiện ra một bức ảnh vẽ chân dung. Lớp này chỉ có lớp trưởng là vẻ đẹp nhất thôi, sổ đầu bài lại do cậu ấy giữ thì chắc chắn là của Minh Đăng vẽ rồi!”
“Thì sao nào? Liên quan gì tới tôi?”
“Lạnh lùng vậy! Không quan tâm cậu ấy vẽ ai luôn à?”
“... ”
Thuý Vy liền nhấn mạnh.
“Là cậu đấy!”
Tay tôi dừng lại việc ghi chép giữ chừng, ngẩn người liếc qua nhìn cậu ấy.
“Tôi?”
“Vâng!”
“Chỉ là một bức vẽ chân dung, tại sao cậu lại khăng khăng khẳng định là tôi được chứ?”
“Xì! Tóc ngắn, mắt to, cái mặt khó ở của cậu có biến thành tro tôi cũng nhận ra nữa đấy. Với khiếu vẽ tranh của lớp trưởng lớp ta thì không chỉ mỗi tôi nhận ra đâu nha!”.
“Ý cậu là...?”
“Phải! Ai cũng đều gật gù người trong ảnh đó chính là cậu, họ bàn tán từ sáng tới giờ, cậu không nghe thấy được gì luôn à?”
Tôi suy ngẫm lại một hồi rồi liền giật mình, không lẽ Mỹ Diệu hôm qua đến tìm tôi là vì...
“Lớp phó có biết chuyện này không?”
“Xì! Cậu ta là người phát hiện ra đầu tiên cơ mà! Nhưng sao tự dưng cậu lại hỏi đến cậu ấy... Ớ... Ớ... Ý cậu là, không lẽ bọn người hôm qua đến tìm cậu là...?”
“... ”. Tôi cúi mặt xuống bàn dán mắt vào quyển tập.
“Này! Là cậu ta có đúng không?”. Thuý Vy vỗ lên lưng tôi vài cái.
Đắn đo một hồi tôi cũng đành gật đầu, cứ im lìm mãi như thế cũng không yên được với cậu ấy.
“Cậu đừng nói cho ai biết đấy!”
“Giời! Bởi vậy thấy dáng đi quen quen. Bày đặt đánh ghen nữa chứ... Trẻ trâu!”
Tôi biết giọng điệu này thế nào cũng đi gây chuyện. Tôi liền buông cây bút xuống bàn, xoay ngang cầm tay cậu ấy.
“Thuý Vy! Xem như tôi van xin cậu, dù sao nó cũng đã qua rồi. Đừng đi gây chuyện hay nói với ai hết nhé, tôi không muốn hứng chịu rắc rối nào nữa đâu!”
“Ai thèm! Bộ tôi nhiều chuyện lắm hả?”. Thuý Vy lập tức rút tay ra, ngoảnh mặt đi hướng khác.
Tôi quay trở về với mớ bài tập còn viết dang dở, nhưng đầu óc lại không ngừng lơ đãng đến chuyện khác...
Minh Đăng vẽ tôi? Thật sao? Thật sự ngay giờ phút này đây tôi không biết nên cười hay khóc, chỉ đơn giản với một bức ảnh mà tôi đã bị bọn họ hăm he ra mặt. Mỹ Diệu nói cũng không sai, tránh xa Minh Đăng là điều nên làm, tôi thật sự không đủ bản lĩnh đi tranh giành lớp trưởng với bọn họ.
Kết thúc tiết học, tôi phụ trách đem dụng cụ về kho. Nước mưa rơi lả tả trước sân thềm đã kéo dài hơn nửa tiếng đồng hồ, càng làm khung trời trở nên u ám và buồn tẻ.
“Linh Đan... ”
Phải! Là tôi đang giả vờ như không nghe thấy, cũng vì thế mà càng bước vội hơn.
Chỉ là được choàng một chiếc áo khoác vào mùa đông, chỉ là tách trà gừng và khúc hát vang lên đúng lúc, vậy mà tôi lại không ngừng nghĩ đến ánh mắt ấy. Nếu Minh Đăng là một người bình thường như những cậu nam sinh khác, thì tốt biết mấy...
Những ngày kế tiếp cũng vậy, không phải là chuyện có liên quan tới học hành thì tôi vẫn tiếp tục mà lảng tránh.
Ví như chiều hôm qua vô tình gặp cô giáo chủ nhiệm ở hành lang, cô đưa sổ đầu bài nhờ tôi giao lại cho lớp trưởng. Cũng may đi được nửa đường thì đụng mặt Thuý Vy, tôi phải van xin nài nỉ viện cớ một lúc Vy mới chịu nhận mà giúp tôi.
_________
Gác cái chân chống xuống đất xát vách tường, tôi nắm theo chiếc ba lô đẩy cửa bước vào nhà. Bình thường thì mỗi buổi chiều đi học về, tôi mở cửa là đã ngửi thấy ngay mùi trà hoa sen mà mẹ hay dùng.
*Khụ! Khụ!*
Nhưng hôm nay thay vào đó là tiếng ho kéo dài văng vẳng ở phía sau cánh cửa phòng. Dạo này bà ấy không còn vô cớ đem tôi ra mắng như trước, nhưng cũng không thèm nói chuyện với tôi dù chỉ nửa lời. Cũng đã sắp qua mùa đông, nhưng căn nhà vẫn còn lạnh lẽo và trống trải đến nhường này.
Tôi chậm rãi đẩy cửa phòng bước vào bên trong, âm thanh của cánh cửa vô tình phát ra cọt kẹt. Mẹ tôi đang nằm xoay người vào vách tường, cũng không biết bà ấy đang thức hay đã ngủ. Có vẻ bà cũng vừa chợp mắt, vỏ thuốc và ly nước sắp cạn vẫn còn nằm thưa thớt ở trên bàn.
Có lần nghe dì Liễu nói, ngày xưa ông ngoại tôi là một giáo sư rất có tiếng tăm ở trong xóm. Có lẽ vì sự thật phơi bày, ông không còn giữ được thể diện nên mới quyết định tự vẫn.
Thì ra, cho đến tận bây giờ tôi mới hiểu hết mọi chuyện...
Tôi quay lưng bước đi, lòng bàn chân vô tình giẫm lên một thứ gì đó. Khom lưng nhặt lấy, tôi mới nhận ra nó là một sợi len vụn màu cam đất, trùng màu với chiếc áo khoác mà tôi đang mặc. Dưới góc cạnh dường là một cái giỏ màu xanh, tôi kéo nó ra. Thước dây, kim kéo, nút áo, tất cả là dụng cụ để đan áo.
Không lẽ... Chiếc áo này là bà tự tay đan nó cho tôi sao?
Nếu như để đan một chiếc áo khoác len liên tục phải mất đến cả tháng trời. Nhưng mẹ tôi là người bận rộn, chỉ có buổi tối mới được ngã lưng, dành thời gian chút đỉnh đi chăng nữa cũng mất ít nhất tầm nửa năm.
Tôi chậm rãi đứng lên nhìn người đàn bà nằm dài ở trước mặt. Trước giờ tôi luôn mặc định cho bà ấy là một người mẹ vô tâm, ích kỉ.
Vậy mà...
Rốt cuộc, thì tôi nên hiểu con người bà ấy theo kiểu gì mới đúng đây?
____________
Những ngày như thế cứ trôi qua lặng lẽ, gió xuân cũng sắp sửa kéo về. Tôi ngồi trên lan can đưa mắt nhìn lên cái nắng dịu dàng trong vắt, nó dần dần len lỏi khẽ xuyên qua những kẻ lá của nhánh cây phượng.
“Minh Đăng! Tớ tặng cậu!”
Giọng nói cất lên khiến tôi phải nhíu mày, đành đưa mắt xuống phía dưới sân để nhìn cho kĩ. Một đám người tụ lại càng lúc càng đông, âm thanh xì xào cổ vũ, không khí trở nên sôi nổi.
“Tặng tôi sao?”
Mỹ Diệu mím môi, khẽ gật đầu.
“Ừm!”
Lớp trưởng trầm ngâm giây lát.
“Món quà của cậu nhìn bên ngoài có vẻ đẹp thật đấy! Nhưng rất tiếc, người tặng lại quá tầm thường. Tôi không nhận!”
“Cậu... Cậu nói sao?”
“Tôi không muốn lặp lại, cậu làm ơn tránh ra. Tránh xa khỏi cuộc đời tôi luôn thì càng tốt!”
Vừa dứt lời, Minh Đăng vội vã đi xuyên qua đám người đông đúc, bỏ lại những tiếng cười đùa rả rích và khuôn mặt thẩn thơ của Mỹ Diệu.
“Cậu ta bị từ chối rồi sao?”
“OMG! Nhục thật!”
“Minh Đăng, cậu ta cũng kêu ngạo quá rồi đấy!”
“Ai bảo lớp phó 10A bình thường tự tin quá làm gì? Đáng đời!”
Riêng tôi thì không còn nhận ra người con trai ở phía trước tầm mắt, từ lúc nào Minh Đăng lại vứt đi cái danh hiệu của vị lớp trưởng nhã nhặn tốt bụng, từ lúc nào lại trở nên lạnh lùng và xa cách đến như vậy?
Đám người kia giải tán dần dần, chỉ còn một mình Mỹ Diệu vẫn đứng như thể chết lặng. Cậu ta chậm rãi ngồi xổm xuống thềm đá, gục đầu mà khóc sướt mướt.
Minh Đăng! Cậu cũng tàn nhẫn quá rồi...
Dường như... Trong lòng tôi đang dâng lên một chút lo sợ, tôi sợ bản thân sau này sẽ lầm tưởng giống Mỹ Diệu và sau đó cũng bị cậu ấy đâm một nhát chí mạng.
Những ngày sau đó tôi thường bị Thuý Vy quấy rối, cậu ấy liên tục thỏ thẻ bên tai tôi ngay trong tiết học, đại loại là mấy câu như:
“Này, cái đồ máu lạnh! Minh Đăng đang nhìn cậu kìa!”
“Lớp trưởng có bảo với tôi là hết tiết muốn gặp cậu đấy!”
“Này... Xì!”
Những ngày cuối đông cũng không thể giảm bớt cái hơi lạnh ẩm ướt của thường lệ. Đám học sinh nháo nhào ùa về, khí trời có lạnh cách mấy cũng không thể cản được sự rạo rực trong lòng họ. Hôm nay là ngày cuối học sinh trường chúng tôi chính thức bước vào đợt nghỉ tết.
Tuy là ngày cuối, nhưng tôi không khỏi bị cô bạn cùng bàn tra tấn. Nào là hẹn tôi giao thừa đi ngắm pháo hoa, nào là năn nỉ cùng tôi đạp xe dạo quanh hồ. Tôi không khỏi thắc mắc một điều, bình thường thì Thuý Vy có cả hội bạn thân, nhưng lại quyết liệt lôi kéo trong khi tôi một mực từ chối, cậu ấy viện đủ lý do và cuối cùng tôi cũng đành gật đầu mà đồng ý.
Tôi dẫn xe ra khỏi cổng, đạp xe được một đoạn ngắn thì liền loạng choạng tay lái. Gác chân chống khom lưng xuống xem thử, thì ra bánh xe bị xẹp lốp. Còn đang lan man ngẫm nghĩ ngày cuối cùng sao lại xui xẻo đến mức này, thì bỗng từ đâu xuất hiện một cánh tay chìa ra sờ vào lốp xe đạp, khiến tôi phải giật mình mà xoay người lại.
Lớp trưởng...
“Xe của cậu hình như bị cán đinh rồi!”. Minh Đăng vẫn chăm chú ngắm nghía mò mẫm.
“...”
“Để tôi giúp cậu dẫn nó đi sửa!”
“Không cần đâu!”. Tôi dứt khoát, liền đứng dậy gạt cái chân chống mà bỏ đi một mạch.
Đúng là tôi cần phải sửa nó, nhưng không tới mức làm phiền đến cậu ấy. Minh Đăng vẫn lặng lẽ bước ở phía sau, nhưng cách đó vài mét, tôi vẫn còn nghe được rõ tiếng bước chân.
Những đợt gió se lạnh đang thấm dần lên da mặt, luồn vào từng thớ thịt. Đã qua một đoạn đường dài nhưng tiếng bước chân ấy vẫn chưa chịu dừng.
Tôi đành đứng lại, ngoảnh mặt về phía sau.
“Lớp trưởng! Cậu về đi!”
“...”. Minh Đăng thả một tay vào túi áo khoác, lặng lẽ mà cúi thấp đầu.
Tôi quay lại cố tình dắt chiếc xe đi thật nhanh, gió càng lúc càng mạnh. Khoảng không bầu trời ở phía trước, những nhánh cây đung đưa theo chiều gió, tôi đành lòng bỏ lại một người ở phía sau.
Danh sách chương