Ngày tân sinh viên đi báo danh, trạm tàu hỏa, trạm tàu điện ngầm quan trọng ven đường đều có sinh viên tình nguyện của đại học C đeo thẻ và giơ cờ, giúp chỉ đường, giúp xách hành lý, có người còn nhét cho quyển sổ tay những điều cần chú ý khi nhập học.
Quyển sổ tay tân sinh viên này rất dày, Liễu Dung lật qua lật lại, từ việc phòng canteen nào có món nào ngon đặc sắc cho đến địa điểm mua sắm gần đó rồi bản đồ trường đại học C, những điều cần chú ý trong thư viện, thậm chí còn chú thích cả từ địa phương thường dùng, cái gì cũng có.
Cha mẹ Liễu Dung còn hăng hái hơn cô nhiều, cô như một cái đuôi nhỏ theo sau họ, tự cô cũng kéo một cái đuôi rất nhỏ là một cái va ly nhỏ chỉ để vài quyển sách, lẹt xẹt theo sau cha mẹ nhìn ngang ngó dọc, giống như không phải cô lên đại học vậy. Cô cảm thấy hơi không chân thực, trong lòng thỉnh thoảng lại hiện ra vài ý nghĩ không đầu không đuôi kiểu “mình thế là lên đại học rồi ư?”
Cảm giác đầu tiên trường đại học C mang đến cho cô chính là lớn___bốn năm sau đó đã không ngừng làm sâu sắc thêm nhận thức này của cô, sổ tay tân sinh viên viết rằng trường chiếm diện tích hơn bốn ngàn mẫu, Liễu Dung không có khái niệm hơn bốn ngàn mẫu là như thế nào, chỉ cảm thấy một đoạn ngắn ngủn trên bản đồ mà sao cô đi hoài đi mãi vẫn chưa hết...
Cô lần dò theo bản đồ tìm đến phòng ký túc xá. Nơi các cô ở mới được sơn lại hồi nghỉ hè, nhà trường chiếu cố sinh viên ở xa nên sắp xếp tất cả sinh viên ở xa vào phòng hướng nắng, phòng bốn người, mỗi phòng có nhà vệ sinh và buồng rửa tay riêng, có cửa sổ sát đất lớn, đẩy cửa đi vào, trong phòng cực kỳ sáng sủa. Bên ngoài có một ban công nhỏ, nhoài người trên ban công có thể thấy một con sông nhỏ trong trường, dưới ký túc xá là một thảm cỏ to và một rừng cây nhỏ.
Sau đó là bận bịu dọn dẹp hành lý, mua những thứ ở nhà chưa nghĩ đến, ra ngoài báo danh, tìm giáo viên phụ trách, nhận thẻ trường, thẻ sinh viên...
Ba người nhà Liễu Dung chia nhau hành động, bận đến 4 5 giờ chiều mới xong. Cả trường đều là tân sinh viên và phụ huynh cầm bản đồ chạy tới chạy lui cho quen đường quen nẻo.
Sống ở đại học C, một trong những thứ quan trọng nhất là xe đạp, Liễu Dung dùng thẻ trường mới nhận đưa cha mẹ đi ăn cơm, dọc đường mua một chiếc xe đạp, cứ đi một đoạn là phải dừng lại xem bản đồ, sau đó cùng nhau dạo trong sân trường.
Đi một nửa con đường chính phía nam của trường hết khoảng hơn nửa tiếng. Sau khi mặt trời xuống núi, nhiệt độ hạ thấp, trong không khí như toát lên một luồng hơi nước, có con chim nước nhỏ cực kỳ xinh đẹp nhảy nhót một bên, không hề sợ người.
Sau đó cha mẹ Liễu Dung vui vẻ bỏ cô lại, tự mình rời đi, tiện thể du lịch một vòng.
Liễu Dung cầm bản đồ, cưỡi xe đạp dạo lung lung không mục đích mãi đến khi đèn đường từng chiếc sáng lên, cô mới ý thức được, hóa ra mình đã xa nhà ngàn dặm, lẻ loi một mình. Lòng cô chợt toát lên cảm giác khó tả, hơi sợ hãi, lại có chút chờ mong.
Cuối cùng cô suýt lạc đường, hỏi một học trưởng, khó khăn lắm mới về được ký túc xá.
Ba cô gái còn lại trong phòng đã đến đông đủ, trừ Liễu Dung thì cô ở giường số 1 là người bản địa, mắt to tóc dài, cô ấy tự giới thiệu nói mình tên Lục Lộ. Cô ở giường số 2 gặp ai cũng vui vẻ, tóc ngắn, đeo kính, nói là đến từ Tây Bắc. Cô ở giường số 3 không hay nói cười, là một cô gái miền nam, mặc váy trắng, hệt như bước ra từ trong tranh.
Mọi người nhập bọn với nhau, nhanh chóng líu ra líu rít, đề tài từ nơi các cậu thế nào, nơi tụi mình thế nào, đến khi những lời cười đùa nhạt đi, họ đã đùa giỡn đến nửa đêm__cứ như làm vậy thì sẽ xua được nỗi lo lắng và hưng phấn không thể xóa trong lòng.
Trước khi ngủ, Liễu Dung soạn một tin nhắn thật dài, sau đó bắt đầu lục trong danh bạ tìm người để gửi, muốn gửi cho Thường Lộ Vận thì hơi do dự rồi bỏ qua, muốn gửi cho Lương Tuyết thì đoán là cô ấy đang bận nên cũng bỏ qua, muốn gửi cho Hồ Điệp... tám với Hồ Điệp sẽ không ngưng được mất, vẫn bỏ qua, lại suy nghĩ muốn gửi cho cha mẹ, nhưng họ mới vừa đi mà mình lại nhắn tin thì có vẻ quá yếu ớt không rời xa gia đình được, thế là lại bỏ qua.
Liễu Dung nhìn chằm chằm màn hình điện thoại phát ra ánh sáng mờ mờ hồi lâu, cuối cùng đành xóa tin nhắn nọ. Bỗng cô nhớ ra gì đó, không bước xuống giường mà chỉ dựa vào trí nhớ nhập một dãy số, ghi họ tên “ông chủ Lương” lưu lại.
Ngày đầu tiên đại học cứ thế trôi qua trong nhốn nháo.
Có người cuộc sống lật sang trang mới, có người vẫn giẫm chân tại chỗ___kỳ thực điều đó không đúng, không có ai là cuộc sống giẫm chân tại chỗ cả, chỉ là chính họ không cảm nhận được mà thôi.
Thường Lộ Vận cả ngày tâm thần không yên, cô biết bạn bè của cô trước đây đều đã đi học, ai nấy đều ngồi máy bay hoặc tàu hỏa đi mọi miền đất nước, vào đại học, gặp rất nhiều người và chuyện mới mẻ, trong khi cô ở trong cái huyện nhỏ bé này, cắm đầu vào từng bộ từng bộ đề thi.
Nửa tháng trước, Thường Lộ Vận đến lớp học lại của trường này báo danh, hiện tại bạn học của cô đa phần đều là học sinh cũ của trường đã quen biết lẫn nhau, trong đó có rất nhiều học sinh thôn quê, bỗng nhiên thấy có khuôn mặt mới nên rất nhiệt tình với cô. Ngày đầu tiên cô đến ngôi trường xây ở lưng chừng núi này, nữ sinh cùng bàn đã cố ý dành thời gian cả buổi trưa để dẫn cô đi dạo xung quanh.
Bạn cùng bàn mới của cô tên Vu Tú Tú, là một cô gái vô cùng mộc mạc, lúc nói chuyện, cô ấy sẽ nghiêng đầu nhìn đối phương vô cùng chăm chú, không giống như Liễu Dung bất kể làm gì cũng đều là dáng vẻ hồn vía trên mây.
Tú Tú cũng rất hay nói, khi thân hơn với cô, cô ấy có thể kể hết tổ tông ba đời không hề che giấu ra với cô, không cần hỏi cũng tự nói, rất khác với bạn cùng bàn cũ Liễu Dung. Liễu Dung tuy trông ngốc ngốc nhưng thời gian dài lại khiến người ta cảm thấy có chút sắc sảo, vui buồn đều chưa bao giờ thể hiện, cũng rất ít đem chuyện của bản thân ra kể với người khác, thỉnh thoảng bị hỏi thì đều ra vẻ không sao cả, dăm ba câu liền lái đề tài sang hướng khác.
Thường Lộ Vận biết, sinh hoạt phí mỗi tháng của Vu Tú Tú là 80 nhân dân tệ, đã hai năm chưa mua quần áo mới, chưa từng ăn đồ ăn vặt, chỉ ăn ¼ phần cơm canteen___bốn cô gái hùn tiền mua một phần cơm chia nhau ăn, ăn không đủ thì tự đem theo dưa muối. Chuyện cô ấy thích nhất là đi học, chuyện ghét nhất là nghỉ hè về nhà__vì về nhà phải dậy sớm phụ làm việc.
Vì trường này mỗi năm đều thu học sinh nơi khác nên chỗ nghỉ ngơi có nhiều cấp bậc, cha mẹ Thường Lộ Vận tìm cho cô một phòng trọ bốn người điều kiện tốt nhất, cả trường chỉ có mười mấy giường ở trong một tòa lầu nhỏ.
Vu Tú Tú thì ở trong ký túc xá mà đa số học sinh ở__16 người một phòng, ánh sáng không tốt, lưu thông không khí cũng không tốt, lúc giữa hè trời oi bức thực khiến người ta lệ rơi đầy mặt.
Dù vậy, sau một tuần học ở trường này, Thường Lộ Vận vẫn nổi rất nhiều rôm sảy, cả ngày từ sáng đến tối mồ hôi trên người không lúc nào khô, không cần giảm béo, sau một tuần cô gầy đi ba ký.
Phòng học rất tối vì lấy sáng không tốt, ban ngày cũng phải mở đèn, lưu thông không khí cũng không tốt hơn phòng 15 người của ký túc xá bao nhiêu, một lớp 60 70 học sinh mà ngay cả quạt trần cũng không có, thầy cô lên lớp phải tự chuẩn bị khăn mặt khăn tay, vừa giảng vừa lau mồ hôi, sau khi giảng xong hệt như mới ngâm trong nước.
Điều khiến người ta không thể chịu đựng nhất là nhà vệ sinh trường, đó là loại nhà vệ sinh khô, xây cho lãnh đạo xem, làm dáng là chính chứ bình thường không dùng. Học sinh tan học phải chen chúc nhau ở một nơi hôi thối ngập trời, dưới đất có đủ loại sinh vật không rõ bò tới bò lui, gian ngăn riêng tư gì đó lại càng là phù vân, ngồi lâu một tí toàn thân sẽ ám mùi hôi thối... Thường Lộ Vận tự tìm niềm vui trong khổ sở, nghĩ kiểu nhà vệ sinh này cuối cùng cũng không cần gây ra sự kiện ồn ào nhà vệ sinh như trường trung học số 1 nữa.
Khi nghe Thường Lộ Vận miêu tả trường trung học số 1 có phòng học thế nào, có máy điều hòa, máy vi tính, phương tiện truyền thông ra sao, ban đầu Vu Tú Tú không tin, nhưng sau đó thấy ảnh trong điện thoại di động của cô thì hô to “đại gia”__quên nói, Thường Lộ Vận là một trong hai người duy nhất trong lớp có điện thoại di động, người còn lại là một cô gái cũng từ trường trong thành phố tới, tính ra còn là bạn học của Lương Tuyết.
Sau một tuần, Thường Lộ Vận về nhà, nơi cô đi học hiện nay vừa không có xe buýt vừa không có tàu điện ngầm, hoàn toàn là nơi thâm sơn cùng cốc chim không thèm ỉa, còn cần cha cô tới rước.
Cô một đường trầm mặc về đến nhà, vừa vào cửa nhà, để hành lý qua một bên, chưa đợi mẹ cô mở miệng hỏi, cô liền ngồi phịch xuống đất òa khóc đứt ruột đứt gan, nước mắt đầm đìa.
Mẹ Thường Lộ Vận vừa ra liền thấy một đống bẩn thỉu___ở trường huyện, địa điểm và thời gian rửa ráy đều có hạn, cô vừa đi, hoàn toàn chưa thể thích ứng được thời gian biểu mới, từ sáng đến tối luôn cứ như đánh trận, cả tuần chưa có thời gian tắm rửa___cô ngồi bệt ở cửa, đối diện với giá treo mũ áo, khóc vừa thương tâm vừa lãng phí.
Quyển sổ tay tân sinh viên này rất dày, Liễu Dung lật qua lật lại, từ việc phòng canteen nào có món nào ngon đặc sắc cho đến địa điểm mua sắm gần đó rồi bản đồ trường đại học C, những điều cần chú ý trong thư viện, thậm chí còn chú thích cả từ địa phương thường dùng, cái gì cũng có.
Cha mẹ Liễu Dung còn hăng hái hơn cô nhiều, cô như một cái đuôi nhỏ theo sau họ, tự cô cũng kéo một cái đuôi rất nhỏ là một cái va ly nhỏ chỉ để vài quyển sách, lẹt xẹt theo sau cha mẹ nhìn ngang ngó dọc, giống như không phải cô lên đại học vậy. Cô cảm thấy hơi không chân thực, trong lòng thỉnh thoảng lại hiện ra vài ý nghĩ không đầu không đuôi kiểu “mình thế là lên đại học rồi ư?”
Cảm giác đầu tiên trường đại học C mang đến cho cô chính là lớn___bốn năm sau đó đã không ngừng làm sâu sắc thêm nhận thức này của cô, sổ tay tân sinh viên viết rằng trường chiếm diện tích hơn bốn ngàn mẫu, Liễu Dung không có khái niệm hơn bốn ngàn mẫu là như thế nào, chỉ cảm thấy một đoạn ngắn ngủn trên bản đồ mà sao cô đi hoài đi mãi vẫn chưa hết...
Cô lần dò theo bản đồ tìm đến phòng ký túc xá. Nơi các cô ở mới được sơn lại hồi nghỉ hè, nhà trường chiếu cố sinh viên ở xa nên sắp xếp tất cả sinh viên ở xa vào phòng hướng nắng, phòng bốn người, mỗi phòng có nhà vệ sinh và buồng rửa tay riêng, có cửa sổ sát đất lớn, đẩy cửa đi vào, trong phòng cực kỳ sáng sủa. Bên ngoài có một ban công nhỏ, nhoài người trên ban công có thể thấy một con sông nhỏ trong trường, dưới ký túc xá là một thảm cỏ to và một rừng cây nhỏ.
Sau đó là bận bịu dọn dẹp hành lý, mua những thứ ở nhà chưa nghĩ đến, ra ngoài báo danh, tìm giáo viên phụ trách, nhận thẻ trường, thẻ sinh viên...
Ba người nhà Liễu Dung chia nhau hành động, bận đến 4 5 giờ chiều mới xong. Cả trường đều là tân sinh viên và phụ huynh cầm bản đồ chạy tới chạy lui cho quen đường quen nẻo.
Sống ở đại học C, một trong những thứ quan trọng nhất là xe đạp, Liễu Dung dùng thẻ trường mới nhận đưa cha mẹ đi ăn cơm, dọc đường mua một chiếc xe đạp, cứ đi một đoạn là phải dừng lại xem bản đồ, sau đó cùng nhau dạo trong sân trường.
Đi một nửa con đường chính phía nam của trường hết khoảng hơn nửa tiếng. Sau khi mặt trời xuống núi, nhiệt độ hạ thấp, trong không khí như toát lên một luồng hơi nước, có con chim nước nhỏ cực kỳ xinh đẹp nhảy nhót một bên, không hề sợ người.
Sau đó cha mẹ Liễu Dung vui vẻ bỏ cô lại, tự mình rời đi, tiện thể du lịch một vòng.
Liễu Dung cầm bản đồ, cưỡi xe đạp dạo lung lung không mục đích mãi đến khi đèn đường từng chiếc sáng lên, cô mới ý thức được, hóa ra mình đã xa nhà ngàn dặm, lẻ loi một mình. Lòng cô chợt toát lên cảm giác khó tả, hơi sợ hãi, lại có chút chờ mong.
Cuối cùng cô suýt lạc đường, hỏi một học trưởng, khó khăn lắm mới về được ký túc xá.
Ba cô gái còn lại trong phòng đã đến đông đủ, trừ Liễu Dung thì cô ở giường số 1 là người bản địa, mắt to tóc dài, cô ấy tự giới thiệu nói mình tên Lục Lộ. Cô ở giường số 2 gặp ai cũng vui vẻ, tóc ngắn, đeo kính, nói là đến từ Tây Bắc. Cô ở giường số 3 không hay nói cười, là một cô gái miền nam, mặc váy trắng, hệt như bước ra từ trong tranh.
Mọi người nhập bọn với nhau, nhanh chóng líu ra líu rít, đề tài từ nơi các cậu thế nào, nơi tụi mình thế nào, đến khi những lời cười đùa nhạt đi, họ đã đùa giỡn đến nửa đêm__cứ như làm vậy thì sẽ xua được nỗi lo lắng và hưng phấn không thể xóa trong lòng.
Trước khi ngủ, Liễu Dung soạn một tin nhắn thật dài, sau đó bắt đầu lục trong danh bạ tìm người để gửi, muốn gửi cho Thường Lộ Vận thì hơi do dự rồi bỏ qua, muốn gửi cho Lương Tuyết thì đoán là cô ấy đang bận nên cũng bỏ qua, muốn gửi cho Hồ Điệp... tám với Hồ Điệp sẽ không ngưng được mất, vẫn bỏ qua, lại suy nghĩ muốn gửi cho cha mẹ, nhưng họ mới vừa đi mà mình lại nhắn tin thì có vẻ quá yếu ớt không rời xa gia đình được, thế là lại bỏ qua.
Liễu Dung nhìn chằm chằm màn hình điện thoại phát ra ánh sáng mờ mờ hồi lâu, cuối cùng đành xóa tin nhắn nọ. Bỗng cô nhớ ra gì đó, không bước xuống giường mà chỉ dựa vào trí nhớ nhập một dãy số, ghi họ tên “ông chủ Lương” lưu lại.
Ngày đầu tiên đại học cứ thế trôi qua trong nhốn nháo.
Có người cuộc sống lật sang trang mới, có người vẫn giẫm chân tại chỗ___kỳ thực điều đó không đúng, không có ai là cuộc sống giẫm chân tại chỗ cả, chỉ là chính họ không cảm nhận được mà thôi.
Thường Lộ Vận cả ngày tâm thần không yên, cô biết bạn bè của cô trước đây đều đã đi học, ai nấy đều ngồi máy bay hoặc tàu hỏa đi mọi miền đất nước, vào đại học, gặp rất nhiều người và chuyện mới mẻ, trong khi cô ở trong cái huyện nhỏ bé này, cắm đầu vào từng bộ từng bộ đề thi.
Nửa tháng trước, Thường Lộ Vận đến lớp học lại của trường này báo danh, hiện tại bạn học của cô đa phần đều là học sinh cũ của trường đã quen biết lẫn nhau, trong đó có rất nhiều học sinh thôn quê, bỗng nhiên thấy có khuôn mặt mới nên rất nhiệt tình với cô. Ngày đầu tiên cô đến ngôi trường xây ở lưng chừng núi này, nữ sinh cùng bàn đã cố ý dành thời gian cả buổi trưa để dẫn cô đi dạo xung quanh.
Bạn cùng bàn mới của cô tên Vu Tú Tú, là một cô gái vô cùng mộc mạc, lúc nói chuyện, cô ấy sẽ nghiêng đầu nhìn đối phương vô cùng chăm chú, không giống như Liễu Dung bất kể làm gì cũng đều là dáng vẻ hồn vía trên mây.
Tú Tú cũng rất hay nói, khi thân hơn với cô, cô ấy có thể kể hết tổ tông ba đời không hề che giấu ra với cô, không cần hỏi cũng tự nói, rất khác với bạn cùng bàn cũ Liễu Dung. Liễu Dung tuy trông ngốc ngốc nhưng thời gian dài lại khiến người ta cảm thấy có chút sắc sảo, vui buồn đều chưa bao giờ thể hiện, cũng rất ít đem chuyện của bản thân ra kể với người khác, thỉnh thoảng bị hỏi thì đều ra vẻ không sao cả, dăm ba câu liền lái đề tài sang hướng khác.
Thường Lộ Vận biết, sinh hoạt phí mỗi tháng của Vu Tú Tú là 80 nhân dân tệ, đã hai năm chưa mua quần áo mới, chưa từng ăn đồ ăn vặt, chỉ ăn ¼ phần cơm canteen___bốn cô gái hùn tiền mua một phần cơm chia nhau ăn, ăn không đủ thì tự đem theo dưa muối. Chuyện cô ấy thích nhất là đi học, chuyện ghét nhất là nghỉ hè về nhà__vì về nhà phải dậy sớm phụ làm việc.
Vì trường này mỗi năm đều thu học sinh nơi khác nên chỗ nghỉ ngơi có nhiều cấp bậc, cha mẹ Thường Lộ Vận tìm cho cô một phòng trọ bốn người điều kiện tốt nhất, cả trường chỉ có mười mấy giường ở trong một tòa lầu nhỏ.
Vu Tú Tú thì ở trong ký túc xá mà đa số học sinh ở__16 người một phòng, ánh sáng không tốt, lưu thông không khí cũng không tốt, lúc giữa hè trời oi bức thực khiến người ta lệ rơi đầy mặt.
Dù vậy, sau một tuần học ở trường này, Thường Lộ Vận vẫn nổi rất nhiều rôm sảy, cả ngày từ sáng đến tối mồ hôi trên người không lúc nào khô, không cần giảm béo, sau một tuần cô gầy đi ba ký.
Phòng học rất tối vì lấy sáng không tốt, ban ngày cũng phải mở đèn, lưu thông không khí cũng không tốt hơn phòng 15 người của ký túc xá bao nhiêu, một lớp 60 70 học sinh mà ngay cả quạt trần cũng không có, thầy cô lên lớp phải tự chuẩn bị khăn mặt khăn tay, vừa giảng vừa lau mồ hôi, sau khi giảng xong hệt như mới ngâm trong nước.
Điều khiến người ta không thể chịu đựng nhất là nhà vệ sinh trường, đó là loại nhà vệ sinh khô, xây cho lãnh đạo xem, làm dáng là chính chứ bình thường không dùng. Học sinh tan học phải chen chúc nhau ở một nơi hôi thối ngập trời, dưới đất có đủ loại sinh vật không rõ bò tới bò lui, gian ngăn riêng tư gì đó lại càng là phù vân, ngồi lâu một tí toàn thân sẽ ám mùi hôi thối... Thường Lộ Vận tự tìm niềm vui trong khổ sở, nghĩ kiểu nhà vệ sinh này cuối cùng cũng không cần gây ra sự kiện ồn ào nhà vệ sinh như trường trung học số 1 nữa.
Khi nghe Thường Lộ Vận miêu tả trường trung học số 1 có phòng học thế nào, có máy điều hòa, máy vi tính, phương tiện truyền thông ra sao, ban đầu Vu Tú Tú không tin, nhưng sau đó thấy ảnh trong điện thoại di động của cô thì hô to “đại gia”__quên nói, Thường Lộ Vận là một trong hai người duy nhất trong lớp có điện thoại di động, người còn lại là một cô gái cũng từ trường trong thành phố tới, tính ra còn là bạn học của Lương Tuyết.
Sau một tuần, Thường Lộ Vận về nhà, nơi cô đi học hiện nay vừa không có xe buýt vừa không có tàu điện ngầm, hoàn toàn là nơi thâm sơn cùng cốc chim không thèm ỉa, còn cần cha cô tới rước.
Cô một đường trầm mặc về đến nhà, vừa vào cửa nhà, để hành lý qua một bên, chưa đợi mẹ cô mở miệng hỏi, cô liền ngồi phịch xuống đất òa khóc đứt ruột đứt gan, nước mắt đầm đìa.
Mẹ Thường Lộ Vận vừa ra liền thấy một đống bẩn thỉu___ở trường huyện, địa điểm và thời gian rửa ráy đều có hạn, cô vừa đi, hoàn toàn chưa thể thích ứng được thời gian biểu mới, từ sáng đến tối luôn cứ như đánh trận, cả tuần chưa có thời gian tắm rửa___cô ngồi bệt ở cửa, đối diện với giá treo mũ áo, khóc vừa thương tâm vừa lãng phí.
Danh sách chương