Trận Cai Hạ năm ấy,
người Sở nghe khúc Sở
Thương Tán vốn còn muốn tới Noãn các dâng hương lên hương án của Khổng Thánh nhân, vì vậy nên chỉ dẫn Đường Oanh tới trước cửa điện. Văn Hoa điện không bày bàn ghế cao, chỉ có bàn thấp và đệm gấm, lúc vào điện phải cởi giày, ngồi khoanh chân sau án gỗ.
Nội thị đứng ngoài hầu Đường Oanh cởi giày xong, nàng chắp tay trước người, chầm chậm tiến vào.
Thị đọc[1] đều là do Hoàng đế chọn từ tôn thất trong Hoàng tộc, hoặc có dung mạo thanh tú, hoặc có phong phạm đoan chính, nhất định phải có điểm nổi bật. Đường Oanh bước vào, lập tức nhận được đủ loại câu hỏi về việc vắng mặt ngày hôm qua, nào là cớ gì lại xin nghỉ, do đâu mà đổ bệnh, nào là đã uống thuốc hay chưa.
[1]: Người phụ việc bút nghiên cho Hoàng đế, hoặc phụ giúp/học cùng các hoàng tử, hoàng nữ.
Đường Oanh năm tuổi, da dẻ trắng nõn khả ái, giọng nói êm ái, ngôn ngữ linh hoạt, mỗi khi cười liền có thể nhìn thấy hai lúm đồng tiền, khiến cho người nhìn cũng cảm thấy vui vẻ thay. Một hồi sau Thương Tán đã quay trở lại, yên lặng đi vào, thấp thoáng nghe được Đường Oanh đang trò chuyện với các thị đọc, cũng bất giác mà cảm thán trong lòng: "Vẫn nói dòng dõi tôn quý thì ắt sẽ minh tuệ, có điều đứa trẻ này như vậy, nếu không tai nghe mắt thấy sợ rằng cũng khó mà tin."
Hôm nay Thương Tán giảng Đại Học[2] và Thượng Thư[3].
[2]: Cuốn đầu tiên trong Tứ Thư.
[3]: Hay còn gọi Kinh Thư, một trong Ngũ Kinh
Đường Oanh ngồi sau bàn, khoanh chân thẳng lưng chăm chú lắng nghe, thị đọc ngồi cạnh bên, mỗi khi nàng muốn chép sẽ trải giấy, mài mực. Đường Oanh thường cố nhớ lấy, không viết xuống, thứ nhất tay nàng còn nhỏ, cầm bút không tiện, thứ hai nàng mới học đến năm hai, viết quá nhiều sẽ thành không hay.
Hàng đầu tiên có ba bàn nhỏ, ba đệm gấm, thứ tự lần lượt là Lâm Xuyên Quận vương Đường Diễm, Lục điện hạ Đường Đại, và Thất điện hạ Đường Oanh. Ấy thế mà hôm nay Đường Đại không tới, Đường Oanh nghi hoặc trong lòng. Xưa nay việc học tập tu dưỡng là việc tối quan trọng, từ phi cáo bệnh, hoặc là có chuyện vạn không thể tránh, bằng giá nào cũng phải tới dự giảng.
Vậy thì hôm nay Đường Đại kia có việc gì lại không tới? Sẽ không lấy lí do ốm yếu đấy chứ?
Nhưng rồi không bao lâu sau đã thấy Đường Đại lững thững đi tới, đứng trước cửa điện chờ đợi. Nội thị vào thông báo, Thương Tán cũng vẫn chỉ để đứa trẻ đứng ngoài đợi mà thôi, cho tới khi giảng xong chương sách, cho lớp tạm nghỉ, lúc ấy mới để Đường Đại đi vào.
Bây giờ Đường Đại đã cao hơn xưa nhiều, vậy mà gương mặt vẫn bầu bĩnh, khiến người ta nhìn cảm thấy thoải mái dễ gần. Đường Đại tiến vào, lạ thay lại chẳng còn mang dáng vẻ tươi cười thong dong như thường ngày, hôm nay trầm lặng, tựa như, còn mang mấy phần buồn đau.
Thương Tán đương nhiên đã nhận ra sự khác thường, ôn tồn hỏi đứa trẻ cớ gì lại đến muộn.
Tuy nói là được nghỉ ngơi sau kết chương, thế nhưng trong điện vẫn là yên tĩnh vô cùng, không có tiếng nói chuyện. Nghe sư phụ hỏi, ánh mắt của mấy đứa trẻ cũng đều dồn lại đây.
Đường Oanh chống cằm nhìn, cũng nghi hoặc trong lòng. Lục ca ca của nàng là kiểu người khó buồn dễ vui, nàng hiểu rõ. Còn nhớ năm ấy Đường Oanh và Đường Đại bắt đầu một mối giao tình huynh muội bắt đầu từ việc 'ta mời muội ăn nhưng ta lỡ ăn hết rồi', Đường Oanh đoán, khiến cho hắn u sầu như thế, chỉ sợ là đã bị Tuyên Thành Quận vương phi phạt không cho ăn điểm tâm. Nhưng vì chuyện này mà đến muộn như vậy, hoàn toàn không hợp lý.
Thương Tán hỏi xong, cả điện rơi vào trầm lặng, dường như chỉ còn tiếng Đường Diễm vẫn lật sách đều đều và tiếng những người còn lại khe khẽ hít thở mà thôi. Không khí quỷ dị như vậy, cuối cùng lại bị một câu nói dọa người của Đường Đại đánh vỡ:
"A cha bệnh không khỏi, qua đời rồi."
Thời gian như dừng lại một khắc. Cung nga nội thị quay sang nhìn nhau, trong ánh mắt nồng đậm sự nghi vấn khó tin. Thị đọc ngồi bên, không khỏi trợn mắt chẳng dám tin, ngay đến Đường Diễm vốn là đang ung dung lật sách đều đều, bây giờ cũng đã dừng động tác mà ngẩng đầu nhìn về phía này.
Nỗi đau mất cha là nỗi đau không thể cứ đấm ngực siết tay là có thể áp chế, Đường Đại lúc này chẳng quản đến những ánh mắt đang dồn về phía hắn nữa rồi, câu hỏi của Thương Tán như một ngòi nổ, châm lửa, khiến cho hắn phát tiết, bây giờ mới có thể khóc rống lên. Hắn vừa khóc còn vừa hỏi: "Tiên sinh thường dạy 'Nhân vô tín bất lập'[2], đạo lý này môn sinh hiểu, nhưng chẳng lẽ a cha không hiểu hay sao? Ông ấy gạt ta, ông ấy gạt ta! Năm ấy khi tiễn ta lên xe ngựa a cha đã hứa phải đợi ta trở về, trở về nhà rồi sẽ dẫn ta đi săn, sẽ dạy ta cưỡi ngựa! Rõ ràng đã hứa rồi!"
[4]: Khổng Tử dạy 'nhân vô tín bất lập', tức, không có tín thì không đứng được ở đời.
Tiếng khóc của Đường Đại khiến người ta nghe vào tai mà đau lòng, ngay đến Thương Tán, đôi mắt cũng đã phủ sương. Rồi lại ôn tồn trầm giọng: "A cha của Điện hạ là Bệ hạ, Tuyên Thành Quận vương là thúc phụ mà thôi." Rốt cuộc lại nói câu ấy, những lời đồng tình an ủi lại đều giấu xuống hết cả.
"A cha còn trẻ như vậy, khi ấy a cha có thể giương cung bắn chết con nai cách xa trăm bước, còn hứa sẽ tặng cho ta một con ngựa hoang rong ruổi ngàn dặm, để ta thỏa sức thuần phục. Còn trẻ như vậy... A cha còn khỏe mạnh như vậy, sao cứ nói đi là đi?"
Hoàn cảnh này của Đường Đại, nói theo sách vở chính là 'thiên nhân vĩnh cách'[3], bốn chữ này ngắn ngủi mà đem đến sức nặng lớn lao, đủ sức để nghiền nát thân thể chưa trưởng thành của hắn, khiến cho hắn bừng tỉnh ngộ ra – lời cha nương nói năm ấy, nói rằng nhập cung học tập vài năm sẽ về nhà, hết thảy đều là dối gạt. Có những câu hỏi không chỉ dành cho riêng mình Đường Đại. Ở nơi này, phải làm thế nào mới có thể tìm ra một tia hy vọng, một con đường ngay trong dối trá lừa gạt, để rồi trong bi kịch vẫn có thể mỉm cười, để có thể tự vỗ về an ủi linh hồn khi đang đứng trước vách đá sâu thẳm tối tăm?
[5]: Đồng nghĩa với 'sinh ly tử biệt', ý rằng sống chết chia lìa, không bao giờ có thể gặp lại thân nhân.
Đường Đại đứng lên, tay nhỏ nắm lấy vạt giao lĩnh của Thương Tán. Người này là sư phụ của hắn, là tấm gương để hắn noi theo, dạy hắn thế nào là đối nhân xử thế, thế nào là làm người quân tử. Đường Đại ngửa đầu nhìn lão học sĩ đức cao vọng trọng, trong đáy mắt toát ra niềm tin và mong chờ, hỏi: "Tiên sinh, a nương chỉ gạt ta thôi phải không? Mấy ngày trước ta không chăm chỉ đọc sách, a nương giận, nói như vậy để gạt ta, khiến ta sợ hãi có phải hay không?"
Chuyện liên quan đến sinh mạng, lừa gạt như thế nào được?
Thương Tán trầm mặc không đáp, chỉ có thể cúi đầu nhìn xuống, bàn tay đầy những nếp nhăn và vết đồi mồi vỗ vỗ bàn tay Đường Đại, khe khẽ buông một tiếng thở dài. Đây chính là câu trả lời chân thực nhất, chính xác nhất, nhưng cũng tàn khốc khó chấp nhận nhất.
Những người đang có mặt trong Văn Hoa điện này, là nội thị cung nga thì có thể là bước vào đây để cầu vinh hoa phú quý, chấp nhận xa xứ vài năm, là thị đọc thì là thế nữ thế tử, phụng mệnh nhập cung, cũng là bất đắc dĩ.
Không khí trầm trọng vô cùng, có thị đọc không kìm được mà thấp giọng nức nở, cũng như ở trận Cai Hạ năm ấy, người Sở nghe khúc Sở vậy.[6]
[6] (Điển cố) Trận Cai Hạ, Sở - Hán giao tranh, Hạng vương đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng vương vừa kinh hoảng vừa bi thương.
Thường ngày Đường Diễm trầm ổn nội liễm đến mức ơ thờ lạnh nhạt, lúc này cũng phải mím môi, ánh mắt lấp lóe tia đau thương.
Mà Đường Oanh, vốn đã cho rằng mình vô duyên với thân tình sâu nặng, nhìn cảnh trước mắt Đường Đại khóc không thể dừng, đáy lòng lại âm ỉ một ngọn lửa. Nàng lại nhớ về phụ mẫu thân sinh lúc này vẫn đang ở đất Cô Tô. Sự tưởng niệm theo tiếng khóc của Đường Đại mà lên xuống, cũng chỉ nhẹ nhàng mờ nhạt như gió xuân thoảng qua mà thôi, thế nhưng không chịu dứt. Nàng vẫn còn nhớ gương mặt tươi cười ấm áp của phu phụ Tĩnh Viễn Quận vương.
Tình cảnh như thế, non nửa buổi học còn lại cũng đành bỏ, lại có nội thị vào báo hôm nay thính chính ở Cẩn Thân điện đã hủy rồi, hẳn là cũng liên quan đến chuyện Tuyên Thành Quận vương tạ thế.
Vô tri vô giác, Đường Oanh về tới Vị Ương cung lúc nào cũng không hay. Về tới nơi rồi mới biết Hoàng hậu không có ở đây. Thở dài một hơi, nàng dùng bữa trưa cho qua loa, sau đó lững thững đi vào tẩm điện, đóng cửa không cho ai vào.
Chăn ấm đệm êm, rèm che trướng rủ. Cửa sổ hé mở, gió xuân phất qua, lụa là bay bổng. Nàng nhìn xung quanh, cảm thấy mình như đang bị nhốt trong một cái lồng xa hoa sang quý. Trầm hương vừa đốt, khói tỏa lượn lờ. Hương trầm này có công dụng an thần tĩnh trí, nhưng trong tâm trí nàng lại chỉ nghĩ đến những tháng ngày còn ở Cô Tô, nàng nằm trong nhà, cha nương ở ngoài nhóm lửa thổi cơm, mùi củi lửa lượn lờ quanh sân, bay vào nơi nàng nằm.
Thân sinh phụ mẫu, gắn kết đến vậy, đạo lý vẫn nói rằng dù có hoán dung đổi cốt cũng không dứt bỏ được cốt nhục tình thân. Sao nàng có thể quên được? Đường Đại cũng chỉ hơn nàng có ba bốn tuổi, nghĩ tới phụ thân hắn hẳn vẫn còn đang ở tuổi tráng niên khỏe mạnh, buông tay trần thế vội vàng như thế thật khiến người ta khó lòng tin tưởng chấp nhận nổi. Nhưng rồi ở thời đại này, quả thực sống chết đành phó mặc cho mệnh trời, huống hồ Tuyên Thành quận vương chỉ có một đứa con trai duy nhất, cứ thế bị Hoàng đế đoạt đi, có lẽ là tưởng niệm nhung nhớ, sức khỏe cũng suy sụp.
Nghĩ thế, Đường Oanh ngồi bật dậy, càng lo lắng trong lòng. Rồi nàng lại lắc đầu, quyết định không nghĩ nữa, ánh mắt chuyển đến bức tượng đất năm ấy khi nhập cung Hoàng hậu đưa cho nàng. Vì sự an nguy của Hoàng quyền, tránh chính biến đe dọa đến Đế vị, tôn tử được chọn đưa vào trong cung không thể xưng thân sinh phụ mẫu hai tiếng cha nương được nữa, phải xưng theo bối phận trưởng ấu, càng không thể lui tới thăm nom, ngay cả thư từ cũng không dễ trao đổi. Đường Oanh lại nghĩ, mình đã ở đây, vô luận có suy nghĩ gì trong lòng, nhất định phải giấu giếm không để lộ ra, khiến Hoàng hậu biết được. Từ nhỏ cho đến nay, nàng muốn thứ gì, Hoàng hậu sẽ cho nàng thứ ấy, bảo vệ che chở, quan tâm thật lòng. Giả như để Hoàng hậu biết được nàng đang nghĩ về thân sinh phụ mẫu, Hoàng hậu với tư cách là Dưỡng mẫu, chắc chắn sẽ không nói ra, nhưng há lại không suy nghĩ sâu xa? Thứ nữa, Hoàng hậu là người vô cùng trọng quy tắc, có rất nhiều những giới hạn mà Đường Oanh không thể chạm tới được.
Ngẫm nghĩ, Đường Oanh mím môi, bàn tay nắm lấy chăn – Dù có như thế nào cũng không thể để mẫu hậu phải bận lòng suy nghĩ, phải khó chịu trong lòng. Vốn đã là việc được định đoạt sẵn, suy nghĩ nữa cũng được ích lợi gì? Không được nghĩ, cũng không được tỏ, càng không thể để mẫu hậu biết được.
Đường Oanh lại nằm xuống, duỗi thẳng chân tay, kéo chăn lên phủ kín đầu. Trong chăn tối tăm một mảnh, hơi thở càng lúc càng nặng nề, hô hấp càng lúc càng khó khăn, mà tâm tư xao động của nàng cũng càng lúc càng bình ổn, bỗng trở nên sáng suốt minh mẫn. Trong bóng tối ấy nàng như thể vẫn có thể cảm được một luồng hương thanh nhã sơ lãnh thoảng về phía này, quanh quẩn bao trùm, là loại khí tức nàng đã sớm quen thuộc.
Người nọ cúi đầu, gọi một tiếng: "Tiểu Thất."
- -- Hết chương 11 ---
Editor mạn đàm:
Mần bộ này mà tôi phải bookmark Zhidao với Baidu, toàn những thứ wikipedia không có *thở dài* Đây có phải là vừa chơi vừa học thêm kiến thức trong truyền thuyết?
người Sở nghe khúc Sở
Thương Tán vốn còn muốn tới Noãn các dâng hương lên hương án của Khổng Thánh nhân, vì vậy nên chỉ dẫn Đường Oanh tới trước cửa điện. Văn Hoa điện không bày bàn ghế cao, chỉ có bàn thấp và đệm gấm, lúc vào điện phải cởi giày, ngồi khoanh chân sau án gỗ.
Nội thị đứng ngoài hầu Đường Oanh cởi giày xong, nàng chắp tay trước người, chầm chậm tiến vào.
Thị đọc[1] đều là do Hoàng đế chọn từ tôn thất trong Hoàng tộc, hoặc có dung mạo thanh tú, hoặc có phong phạm đoan chính, nhất định phải có điểm nổi bật. Đường Oanh bước vào, lập tức nhận được đủ loại câu hỏi về việc vắng mặt ngày hôm qua, nào là cớ gì lại xin nghỉ, do đâu mà đổ bệnh, nào là đã uống thuốc hay chưa.
[1]: Người phụ việc bút nghiên cho Hoàng đế, hoặc phụ giúp/học cùng các hoàng tử, hoàng nữ.
Đường Oanh năm tuổi, da dẻ trắng nõn khả ái, giọng nói êm ái, ngôn ngữ linh hoạt, mỗi khi cười liền có thể nhìn thấy hai lúm đồng tiền, khiến cho người nhìn cũng cảm thấy vui vẻ thay. Một hồi sau Thương Tán đã quay trở lại, yên lặng đi vào, thấp thoáng nghe được Đường Oanh đang trò chuyện với các thị đọc, cũng bất giác mà cảm thán trong lòng: "Vẫn nói dòng dõi tôn quý thì ắt sẽ minh tuệ, có điều đứa trẻ này như vậy, nếu không tai nghe mắt thấy sợ rằng cũng khó mà tin."
Hôm nay Thương Tán giảng Đại Học[2] và Thượng Thư[3].
[2]: Cuốn đầu tiên trong Tứ Thư.
[3]: Hay còn gọi Kinh Thư, một trong Ngũ Kinh
Đường Oanh ngồi sau bàn, khoanh chân thẳng lưng chăm chú lắng nghe, thị đọc ngồi cạnh bên, mỗi khi nàng muốn chép sẽ trải giấy, mài mực. Đường Oanh thường cố nhớ lấy, không viết xuống, thứ nhất tay nàng còn nhỏ, cầm bút không tiện, thứ hai nàng mới học đến năm hai, viết quá nhiều sẽ thành không hay.
Hàng đầu tiên có ba bàn nhỏ, ba đệm gấm, thứ tự lần lượt là Lâm Xuyên Quận vương Đường Diễm, Lục điện hạ Đường Đại, và Thất điện hạ Đường Oanh. Ấy thế mà hôm nay Đường Đại không tới, Đường Oanh nghi hoặc trong lòng. Xưa nay việc học tập tu dưỡng là việc tối quan trọng, từ phi cáo bệnh, hoặc là có chuyện vạn không thể tránh, bằng giá nào cũng phải tới dự giảng.
Vậy thì hôm nay Đường Đại kia có việc gì lại không tới? Sẽ không lấy lí do ốm yếu đấy chứ?
Nhưng rồi không bao lâu sau đã thấy Đường Đại lững thững đi tới, đứng trước cửa điện chờ đợi. Nội thị vào thông báo, Thương Tán cũng vẫn chỉ để đứa trẻ đứng ngoài đợi mà thôi, cho tới khi giảng xong chương sách, cho lớp tạm nghỉ, lúc ấy mới để Đường Đại đi vào.
Bây giờ Đường Đại đã cao hơn xưa nhiều, vậy mà gương mặt vẫn bầu bĩnh, khiến người ta nhìn cảm thấy thoải mái dễ gần. Đường Đại tiến vào, lạ thay lại chẳng còn mang dáng vẻ tươi cười thong dong như thường ngày, hôm nay trầm lặng, tựa như, còn mang mấy phần buồn đau.
Thương Tán đương nhiên đã nhận ra sự khác thường, ôn tồn hỏi đứa trẻ cớ gì lại đến muộn.
Tuy nói là được nghỉ ngơi sau kết chương, thế nhưng trong điện vẫn là yên tĩnh vô cùng, không có tiếng nói chuyện. Nghe sư phụ hỏi, ánh mắt của mấy đứa trẻ cũng đều dồn lại đây.
Đường Oanh chống cằm nhìn, cũng nghi hoặc trong lòng. Lục ca ca của nàng là kiểu người khó buồn dễ vui, nàng hiểu rõ. Còn nhớ năm ấy Đường Oanh và Đường Đại bắt đầu một mối giao tình huynh muội bắt đầu từ việc 'ta mời muội ăn nhưng ta lỡ ăn hết rồi', Đường Oanh đoán, khiến cho hắn u sầu như thế, chỉ sợ là đã bị Tuyên Thành Quận vương phi phạt không cho ăn điểm tâm. Nhưng vì chuyện này mà đến muộn như vậy, hoàn toàn không hợp lý.
Thương Tán hỏi xong, cả điện rơi vào trầm lặng, dường như chỉ còn tiếng Đường Diễm vẫn lật sách đều đều và tiếng những người còn lại khe khẽ hít thở mà thôi. Không khí quỷ dị như vậy, cuối cùng lại bị một câu nói dọa người của Đường Đại đánh vỡ:
"A cha bệnh không khỏi, qua đời rồi."
Thời gian như dừng lại một khắc. Cung nga nội thị quay sang nhìn nhau, trong ánh mắt nồng đậm sự nghi vấn khó tin. Thị đọc ngồi bên, không khỏi trợn mắt chẳng dám tin, ngay đến Đường Diễm vốn là đang ung dung lật sách đều đều, bây giờ cũng đã dừng động tác mà ngẩng đầu nhìn về phía này.
Nỗi đau mất cha là nỗi đau không thể cứ đấm ngực siết tay là có thể áp chế, Đường Đại lúc này chẳng quản đến những ánh mắt đang dồn về phía hắn nữa rồi, câu hỏi của Thương Tán như một ngòi nổ, châm lửa, khiến cho hắn phát tiết, bây giờ mới có thể khóc rống lên. Hắn vừa khóc còn vừa hỏi: "Tiên sinh thường dạy 'Nhân vô tín bất lập'[2], đạo lý này môn sinh hiểu, nhưng chẳng lẽ a cha không hiểu hay sao? Ông ấy gạt ta, ông ấy gạt ta! Năm ấy khi tiễn ta lên xe ngựa a cha đã hứa phải đợi ta trở về, trở về nhà rồi sẽ dẫn ta đi săn, sẽ dạy ta cưỡi ngựa! Rõ ràng đã hứa rồi!"
[4]: Khổng Tử dạy 'nhân vô tín bất lập', tức, không có tín thì không đứng được ở đời.
Tiếng khóc của Đường Đại khiến người ta nghe vào tai mà đau lòng, ngay đến Thương Tán, đôi mắt cũng đã phủ sương. Rồi lại ôn tồn trầm giọng: "A cha của Điện hạ là Bệ hạ, Tuyên Thành Quận vương là thúc phụ mà thôi." Rốt cuộc lại nói câu ấy, những lời đồng tình an ủi lại đều giấu xuống hết cả.
"A cha còn trẻ như vậy, khi ấy a cha có thể giương cung bắn chết con nai cách xa trăm bước, còn hứa sẽ tặng cho ta một con ngựa hoang rong ruổi ngàn dặm, để ta thỏa sức thuần phục. Còn trẻ như vậy... A cha còn khỏe mạnh như vậy, sao cứ nói đi là đi?"
Hoàn cảnh này của Đường Đại, nói theo sách vở chính là 'thiên nhân vĩnh cách'[3], bốn chữ này ngắn ngủi mà đem đến sức nặng lớn lao, đủ sức để nghiền nát thân thể chưa trưởng thành của hắn, khiến cho hắn bừng tỉnh ngộ ra – lời cha nương nói năm ấy, nói rằng nhập cung học tập vài năm sẽ về nhà, hết thảy đều là dối gạt. Có những câu hỏi không chỉ dành cho riêng mình Đường Đại. Ở nơi này, phải làm thế nào mới có thể tìm ra một tia hy vọng, một con đường ngay trong dối trá lừa gạt, để rồi trong bi kịch vẫn có thể mỉm cười, để có thể tự vỗ về an ủi linh hồn khi đang đứng trước vách đá sâu thẳm tối tăm?
[5]: Đồng nghĩa với 'sinh ly tử biệt', ý rằng sống chết chia lìa, không bao giờ có thể gặp lại thân nhân.
Đường Đại đứng lên, tay nhỏ nắm lấy vạt giao lĩnh của Thương Tán. Người này là sư phụ của hắn, là tấm gương để hắn noi theo, dạy hắn thế nào là đối nhân xử thế, thế nào là làm người quân tử. Đường Đại ngửa đầu nhìn lão học sĩ đức cao vọng trọng, trong đáy mắt toát ra niềm tin và mong chờ, hỏi: "Tiên sinh, a nương chỉ gạt ta thôi phải không? Mấy ngày trước ta không chăm chỉ đọc sách, a nương giận, nói như vậy để gạt ta, khiến ta sợ hãi có phải hay không?"
Chuyện liên quan đến sinh mạng, lừa gạt như thế nào được?
Thương Tán trầm mặc không đáp, chỉ có thể cúi đầu nhìn xuống, bàn tay đầy những nếp nhăn và vết đồi mồi vỗ vỗ bàn tay Đường Đại, khe khẽ buông một tiếng thở dài. Đây chính là câu trả lời chân thực nhất, chính xác nhất, nhưng cũng tàn khốc khó chấp nhận nhất.
Những người đang có mặt trong Văn Hoa điện này, là nội thị cung nga thì có thể là bước vào đây để cầu vinh hoa phú quý, chấp nhận xa xứ vài năm, là thị đọc thì là thế nữ thế tử, phụng mệnh nhập cung, cũng là bất đắc dĩ.
Không khí trầm trọng vô cùng, có thị đọc không kìm được mà thấp giọng nức nở, cũng như ở trận Cai Hạ năm ấy, người Sở nghe khúc Sở vậy.[6]
[6] (Điển cố) Trận Cai Hạ, Sở - Hán giao tranh, Hạng vương đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng vương vừa kinh hoảng vừa bi thương.
Thường ngày Đường Diễm trầm ổn nội liễm đến mức ơ thờ lạnh nhạt, lúc này cũng phải mím môi, ánh mắt lấp lóe tia đau thương.
Mà Đường Oanh, vốn đã cho rằng mình vô duyên với thân tình sâu nặng, nhìn cảnh trước mắt Đường Đại khóc không thể dừng, đáy lòng lại âm ỉ một ngọn lửa. Nàng lại nhớ về phụ mẫu thân sinh lúc này vẫn đang ở đất Cô Tô. Sự tưởng niệm theo tiếng khóc của Đường Đại mà lên xuống, cũng chỉ nhẹ nhàng mờ nhạt như gió xuân thoảng qua mà thôi, thế nhưng không chịu dứt. Nàng vẫn còn nhớ gương mặt tươi cười ấm áp của phu phụ Tĩnh Viễn Quận vương.
Tình cảnh như thế, non nửa buổi học còn lại cũng đành bỏ, lại có nội thị vào báo hôm nay thính chính ở Cẩn Thân điện đã hủy rồi, hẳn là cũng liên quan đến chuyện Tuyên Thành Quận vương tạ thế.
Vô tri vô giác, Đường Oanh về tới Vị Ương cung lúc nào cũng không hay. Về tới nơi rồi mới biết Hoàng hậu không có ở đây. Thở dài một hơi, nàng dùng bữa trưa cho qua loa, sau đó lững thững đi vào tẩm điện, đóng cửa không cho ai vào.
Chăn ấm đệm êm, rèm che trướng rủ. Cửa sổ hé mở, gió xuân phất qua, lụa là bay bổng. Nàng nhìn xung quanh, cảm thấy mình như đang bị nhốt trong một cái lồng xa hoa sang quý. Trầm hương vừa đốt, khói tỏa lượn lờ. Hương trầm này có công dụng an thần tĩnh trí, nhưng trong tâm trí nàng lại chỉ nghĩ đến những tháng ngày còn ở Cô Tô, nàng nằm trong nhà, cha nương ở ngoài nhóm lửa thổi cơm, mùi củi lửa lượn lờ quanh sân, bay vào nơi nàng nằm.
Thân sinh phụ mẫu, gắn kết đến vậy, đạo lý vẫn nói rằng dù có hoán dung đổi cốt cũng không dứt bỏ được cốt nhục tình thân. Sao nàng có thể quên được? Đường Đại cũng chỉ hơn nàng có ba bốn tuổi, nghĩ tới phụ thân hắn hẳn vẫn còn đang ở tuổi tráng niên khỏe mạnh, buông tay trần thế vội vàng như thế thật khiến người ta khó lòng tin tưởng chấp nhận nổi. Nhưng rồi ở thời đại này, quả thực sống chết đành phó mặc cho mệnh trời, huống hồ Tuyên Thành quận vương chỉ có một đứa con trai duy nhất, cứ thế bị Hoàng đế đoạt đi, có lẽ là tưởng niệm nhung nhớ, sức khỏe cũng suy sụp.
Nghĩ thế, Đường Oanh ngồi bật dậy, càng lo lắng trong lòng. Rồi nàng lại lắc đầu, quyết định không nghĩ nữa, ánh mắt chuyển đến bức tượng đất năm ấy khi nhập cung Hoàng hậu đưa cho nàng. Vì sự an nguy của Hoàng quyền, tránh chính biến đe dọa đến Đế vị, tôn tử được chọn đưa vào trong cung không thể xưng thân sinh phụ mẫu hai tiếng cha nương được nữa, phải xưng theo bối phận trưởng ấu, càng không thể lui tới thăm nom, ngay cả thư từ cũng không dễ trao đổi. Đường Oanh lại nghĩ, mình đã ở đây, vô luận có suy nghĩ gì trong lòng, nhất định phải giấu giếm không để lộ ra, khiến Hoàng hậu biết được. Từ nhỏ cho đến nay, nàng muốn thứ gì, Hoàng hậu sẽ cho nàng thứ ấy, bảo vệ che chở, quan tâm thật lòng. Giả như để Hoàng hậu biết được nàng đang nghĩ về thân sinh phụ mẫu, Hoàng hậu với tư cách là Dưỡng mẫu, chắc chắn sẽ không nói ra, nhưng há lại không suy nghĩ sâu xa? Thứ nữa, Hoàng hậu là người vô cùng trọng quy tắc, có rất nhiều những giới hạn mà Đường Oanh không thể chạm tới được.
Ngẫm nghĩ, Đường Oanh mím môi, bàn tay nắm lấy chăn – Dù có như thế nào cũng không thể để mẫu hậu phải bận lòng suy nghĩ, phải khó chịu trong lòng. Vốn đã là việc được định đoạt sẵn, suy nghĩ nữa cũng được ích lợi gì? Không được nghĩ, cũng không được tỏ, càng không thể để mẫu hậu biết được.
Đường Oanh lại nằm xuống, duỗi thẳng chân tay, kéo chăn lên phủ kín đầu. Trong chăn tối tăm một mảnh, hơi thở càng lúc càng nặng nề, hô hấp càng lúc càng khó khăn, mà tâm tư xao động của nàng cũng càng lúc càng bình ổn, bỗng trở nên sáng suốt minh mẫn. Trong bóng tối ấy nàng như thể vẫn có thể cảm được một luồng hương thanh nhã sơ lãnh thoảng về phía này, quanh quẩn bao trùm, là loại khí tức nàng đã sớm quen thuộc.
Người nọ cúi đầu, gọi một tiếng: "Tiểu Thất."
- -- Hết chương 11 ---
Editor mạn đàm:
Mần bộ này mà tôi phải bookmark Zhidao với Baidu, toàn những thứ wikipedia không có *thở dài* Đây có phải là vừa chơi vừa học thêm kiến thức trong truyền thuyết?
Danh sách chương