HƯỚNG ĐÔNG LƯU - CHƯƠNG 28
Tác giả: Giang Nhất Thủy
Edit: Alex
_____________
Mọi người đều biết tình cảm quý mến của Nữ hoàng dành cho thê tử tiền nhiệm, từ việc đặt thụy hào "Chiêu" bất chấp việc người kia là quân chủ mất nước đã có thể nhìn ra.
Giờ ngươi nói toạc Chiêu Đế đi Quy Khư, bảo Nữ hoàng nghĩ thế nào đây?
Càng không cần bàn đến việc chỉ trích Giám Thiên Ty ngay trước mặt Đại Ty Mệnh tân nhiệm.
Dù tại triều Khánh, Giám Thiên Ty không được Nữ hoàng trọng dụng, Đại Ty Mệnh có công lớn vừa lên Thần Quốc chưa lâu, Đại Ty Mệnh đương nhiệm còn nhỏ tuổi, nhưng cũng không thể đắc tội với người như vậy.
Huyên Cảnh Thần nhìn thanh niên Thị lang bước ra từ hàng ngũ quan lại, cẩn thận ngẫm lại lời bình của Tả Thừa tướng Từ Minh Nghĩa khi đề cử hắn lúc trước: "Biết rõ lễ pháp, cương trực công chính, rất có nếp xưa." Giờ ước chừng, lễ này, hẳn chính là lễ cũ.
Xem ra đám thiếu niên lớn lên dưới thời Thứ Đế này, đều có chút cổ hủ.
Trong mắt thế nhân, Chiêu Đế là quân vương chôn vùi Sở quốc.
Bất luận lúc còn sống nàng có công tích gì, tất cả đều sẽ bị lu mờ bởi cái danh quân chủ mất nước.
Nếu thần linh thật sự hiện hữu thì dựa theo giáo điều của Thái Nhất Môn, người hậu đức như Chiêu Đế ắt sẽ được lên Thần Quốc chứ không phải đi đến Quy Khư.
Huyên Cảnh Thần thấy thanh niên dưới điện cất tiếng phản bác sau khi Đại Ty Mệnh vừa dứt lời: "Đại Ty Mệnh nói vậy sai rồi.
Chiêu Đế chính là quân vương cuối Sở.
Dựa theo điển lễ hiến tế của Thái Nhất Môn thì quân vương mất nước chính là người chôn vùi cơ nghiệp tổ tông, thân mang tội lớn, sao có thể đến Thần Quốc được? Hơn nữa, chính vì oan hồn bên bờ Lương Thủy mà bá tánh Nguyên Châu ngày ngày hoảng sợ..."
"Tưởng đại nhân..." Lễ bộ Thị lang còn chưa nói xong đã bị Nữ hoàng ngồi trên ngôi cao ngắt lời.
Huyên Cảnh Thần nhìn thanh niên rõ ràng chưa đầy ba mươi nhưng lại để râu dài, thoạt trông vô cùng cố chấp, nghiêm nghị đứng dưới điện, nhẹ giọng nói: "Ngày đó khi tiến cử ngươi, Tả Thừa tướng đã từng nói với ta rằng đại nhân đọc làu điển lễ, chăm lo cho bá tánh.
Giờ xem ra đúng là vô cùng chuẩn xác."
Thanh niên cúi đầu, cung kính nói: "Bệ hạ quá khen."
"Không, trẫm không phải đang khen ngươi, chỉ là cảm thán Tả Thừa tướng tuệ nhãn như vậy hóa ra cũng có lúc nhìn lầm." Huyên Cảnh Thần khơi lên một nét cười, giọng nói vẫn đều đều thong thả, nhỏ nhẹ dịu êm, lại khiến người ta nghe mà sợ hãi không thôi: "Xin hỏi đại nhân, nếu đã nhắc đến điển lễ hiến tế của Thái Nhất thì liệu có nhớ quân chủ Sở quốc chính là thân phàm Đông Hoàng giáng xuống, khi trở về tất sẽ lên Thần Quốc?"
"Nhưng Chiêu Đế..."
"Nếu ngươi nói Chiêu Đế là người chôn vùi cơ nghiệp tổ tông, trẫm lại hỏi ngươi, mùa đông năm Nguyên Cùng thứ hai, hai châu bạo tuyết nhưng bá tánh tử thương lại chưa đến trăm người, ấy chẳng phải công Chiêu Đế hay sao?"
"Trẫm lại hỏi ngươi, mùa hạ năm Nguyên Cùng thứ ba, Chiêu Đế hạ chiếu tội kỷ, phản quân vào thành lại không hề thương đến một bá tánh nào, ấy chẳng phải nhờ Chiêu Đế hay sao?"
"Ngụy Vương chiếm được Nguyên Châu, sửa quốc hiệu thành Nguyên, tự xưng đế.
Trẫm suất quân trấn áp Lan Châu, chống lại Man tộc.
Mãi tới khi đuổi Man tộc về tận phía bắc Hàn Châu mới chậm trễ quay về Nguyên Châu, đoạt lại gia quốc."
"Nếu không phải vì trẫm...!Nguyên Châu cớ gì lại phá thành?"
"Chiêu Đế anh minh, quả quyết, hạ chỉ mệnh ta đích thân dẫn vạn quân ngăn cảm dị tộc xâm phạm biên cảnh, giữ vững non sông gấm vóc của người Sở chúng ta.
Trung có nội loạn, chính là trẫm không kịp quay về, khiến đế đô chôn vùi, khiến tiên đế tuẫn quốc.
Nhưng trong cuộc bạo loạn này, có bao nhiêu bá tánh tử thương? Bao nhiêu người vì lao đao mà đổ bệnh? Chẳng lẽ không phải vô cùng ít ỏi đấy ư?"
"Đoạt lại Nguyên Châu, là chuyện vui của cả thiên hạ.
Chiêu Đế giao ngọc tỷ truyền quốc cho trẫm, cũng soạn chiếu thư dặn dò nếu trẫm đoạt lại Nguyên Châu, liền sửa quốc hiệu thành "Khánh".
Chiêu Đế nói, đây hẳn là Khánh quốc của thiên hạ, không phải Sở quốc của Chung Ly."
Nữ hoàng nhìn thanh niên cúi gằm trước điện, tập trung hết uy nghiêm của quân chủ một nước vào hắn, đanh giọng nói: "Công lao của Chiêu Đế, bá tánh dù chưa thật sự rõ ràng nhưng chẳng lẽ người biết lễ, hiểu lễ như Tưởng đại nhân cũng không nói lễ sao? Ngươi gọi thẳng thụy hào Chiêu Đế đã là bất kính, lại nói sự hy sinh của tiên đế thành oan khuất, đó là đại mạo phạm.
Huống hồ, còn gọi quân chủ bảo hộ nước ta là oan hồn phá dân.
Lời này phải phạt."
"Bất trung bất kính như vậy, chính là lễ của ngươi đó sao?"
"Vậy lễ này của ngươi thật khiến lòng trẫm đau xót."
Nữ hoàng nói ra câu cuối cùng.
Thanh niên vốn đã mướt mồ hôi dưới uy áp của nàng đột nhiên "phịch" một tiếng quỳ rạp trên mặt đất, nơm nớp lo sợ nói: "Bệ hạ..."
Nữ hoàng thở dài một tiếng.
Tả Thừa tướng Từ Minh Nghĩa đứng đầu các quan lại bước ra khỏi hàng, quỳ gối trước điện, tha thiết lên tiếng: "Bệ hạ, đều do lão thần già cả mắt mờ, tiến cử một tên khốn bất kính tiên đế như vậy.
Lão thần tự biết..."
Nữ hoàng nhìn thoáng qua Thừa tướng tinh thần quắc thước đang quỳ gối trước điện, nói: "Từ lão làm gì vậy? Còn không mau đứng lên.
Lỗi lầm của người khác, liên quan gì đến khanh?"
Huyên Cảnh Thần không muốn ai biến chuyện của Chiêu Đế thành mũi thương trong tay người khác, nên cất lời: "Nâng Từ Thừa tướng dậy.
Trẫm không có ý trách tội Thừa tướng.
Còn Tưởng đại nhân..."
"Vậy, Tưởng đại nhân đã biết những lời núp bóng lễ nghĩa của ngươi vừa rồi xằng bậy đến cỡ nào chưa? Người ăn nói hàm hồ như vậy, trẫm, không dám dùng."
Quân chủ ngồi trên ngôi cao nhìn thần tử đã ngã gục dưới điện, lạnh giọng nói: "Mời Lễ bộ Thị lang Tưởng Phương Chính ra khỏi điện.
Lệnh cả tộc này để tang Chiêu Đế một năm, trục xuất khỏi Nguyên Châu, trong ba năm không được bước vào Nguyên Châu nửa bước.
Ai trái lệnh, bắt vào quân bộ Ninh Châu khai thác khoáng vật, triều đình vĩnh viễn không thu nhận."
Đối với một thần tử lỡ lời trước điện mà nói thì này đã là phạt rất nặng.
Đây cũng là lần đầu tiên Nữ hoàng nói lời nghiêm khắc như vậy với thần tử trước điện.
Thị vệ gác bên ngoài kéo vị quan lớn quý tộc vừa đến Nguyên Châu ra cửa cung.
Ngay sau đó, người thuộc Xu Mật Viện nhanh chóng soạn thảo ý chỉ của Hoàng đế, đóng dấu xong lại đưa đến nhà Tưởng Phương Chính.
Một loạt thao tác ấy, Nữ hoàng đều thực hiện ngay trước mặt các đại thần.
Mọi người trên điện đồng loạt ngưng thở.
Khi Nữ hoàng đóng mạnh ngọc tỷ lại càng không dám hó hé lấy một hơi.
Nhìn người hầu đưa thánh chỉ đi ra khỏi cung, Nữ hoàng buông mắt, đảo qua một lượt chư vị đại thần trên điện, gằn từng chữ nói: "Trẫm, hy vọng chư khanh ghi khắc.
Văn thánh chu đạt, chiêu lao hữu đức. mới là Chiêu Đế của Sở quốc."
Mới là Chiêu Minh Thái tử của trẫm.
Lời nàng vừa nói ra, tất cả mọi người lại nhớ đến tràng tranh luận kịch liệt vào ba năm trước.
Dưới long uy ngày càng dày nặng của Nữ hoàng, những đại thần từng muốn định cho Chiêu Đế thụy hào "Ai" không khỏi phủ phục trên mặt đất, đồng thanh nói: "Thần ghi nhớ thánh ngôn của bệ hạ."
Thừa tướng quỳ, Thượng thư Lục bộ quỳ, các Thị lang theo sau trưởng quan cũng uốn gối.
Chỉ thoáng chốc, toàn bộ bá quan trong điện đều hành đại lễ với quân chủ trên vương tọa.
Huyên Cảnh Thần nhìn các thần tử đang thần phục mình, lòng khấp khởi kích động không thôi.
Ba năm trước, nàng có thể tranh biện lí lẽ, đổi về danh hiệu mà Chung Ly Sóc nên có được.
Ba năm sau, nàng cũng có thể chính danh cho danh hiệu ấy.
Người cả thiên hạ đều cho rằng Chiêu Đế của nàng chỉ là quân chủ mất nước vô dụng thôi sao?
Không, Chung Ly Sóc không phải.
Chung Ly Sóc là một vị quân chủ thánh minh cuối Sở.
Bá tánh hẳn nên khắc ghi người ấy, cũng như khắc ghi tiếng xích bát của nàng vậy.
Nhìn các quan lại phủ phục trên mặt đất, Huyên Cảnh Thần bình thản nói: "Chư khanh bình thân."
Các quan lại đồng loạt đứng dậy, cúi đầu trước điện, im lặng chờ quân vương ra lệnh.
Thấy trên điện xuất hiện rất nhiều những gương mặt trẻ tuổi, Nữ hoàng nói: "Vừa rồi chư vị cũng nghe Tưởng Phương Chính nói rồi đấy.
Không bàn đến những lời xằng bậy của hắn, trẫm muốn hỏi chư vị đại thần, về chuyện thần linh Chiêu Đế xuất hiện bên bờ Lương Thủy, có người nào ở đây biết hay không?"
Các đại thần dưới điện khẽ khàng thảo luận.
Chợt, có một người đứng ra, chính là Hộ bộ Thị lang Từ Nhân Thanh.
Thanh niên cả người chính khí đứng giữa điện, giơ thẻ ngọc cao giọng nói: "Thần có nghe loáng thoáng.
Nghe nói Chiêu Đế hiện thân bên bờ Lương Thủy, ngày đêm thổi khúc "Như Gió", chỉ có trẻ con, người già cùng những ai yêu thích nhạc khúc mới có thể nghe thấy."
"Còn việc hiến tế, phần nhiều là những người khuynh mộ khúc âm của Chiêu Đế đến tiếc thương mà thôi."
Từ Nhân Thanh vừa dứt lời, lại có đại nhân nói: "Bẩm bệ hạ, khúc âm này chính là khúc được tấu vào hôm thân xác Đại Ty Mệnh quy về Thần Quốc, là khúc âm của Chiêu Đế.
Thần cho rằng chính là thần linh Chiêu Đế cảm giác được Đại Ty Mệnh hồn về Thần Quốc nên mới thổi một khúc tiễn đưa."
Có đại thần lục tục cất lời, đều nói về tiếng nhạc bên bờ Lương Thủy hôm ấy.
Huyên Cảnh Thần nghĩ đến việc ngày đó nàng cho Tô Ngạn Khanh đi tìm, lại không tìm được bóng dáng ai, lòng thầm giữ lại mấy phần ngờ vực.
Chẳng lẽ, trên đời này thật sự có Đông Hoàng và Quy Khư? Chẳng lẽ, hôm ấy, người thổi xích bát bên bờ Lương Thủy thật sự là thần linh của Chung Ly Sóc?
Huyên Cảnh Thần nhớ đến gương mặt hiện lên giữa sương mù kia, rõ ràng đến mức tưởng chừng như là thật, tim bỗng dưng rạo rực.
Nếu thật là...!
Nếu thật là...!
Huyên Cảnh Thần đè nén ý niệm vừa nhấp nhô trỗi dậy trong lòng.
Lúc này nàng nghĩ đến một chuyện khác.
Nhìn chư vị đại thần dưới điện, nàng trầm ngâm nói: "Nếu đã vậy, ta muốn làm một hồi đại tế Chiêu Đế ở Lương Thủy.
Chư khanh nghĩ sao?"
Nàng muốn đại tế, muốn thực hiện hết những việc trước kia chưa thể làm cho Chung Ly Sóc.
Nàng sẽ đích thân viết một bài tế văn tốt nhất, để bá tánh Cửu Châu đều được rõ công tích của Chung Ly Sóc, để người đời sau ai ai cũng tiếc thương cho vị quân chủ anh minh mất sớm này.
Huyên Cảnh Thần đã có dự định ấy từ lâu, giờ chỉ đẩy kế hoạch lên sớm một chút.
Nhìn gương mặt ngơ ngác của các đại thần, nàng trực tiếp dặn dò Đại Ty Mệnh đang đứng dưới án: "Nếu chư khanh không có dị nghị, như vậy Đại Ty Mệnh, xin hãy tính ra một ngày lành, để Giám Thiên Ty cùng Thái Nhất Quan chuẩn bị sẵn sàng cho đại tế của Chiêu Đế."
"Vâng." Sau lễ tang của Chiêu Đế, Thái Nhất Môn cuối cùng lại được Hoàng đế dùng đến.
Chư vị đại thần biết chuyện này ắt phải được thực hiện, không cách nào ngăn cản Nữ hoàng thì cũng đồng loạt cúi đầu lĩnh mệnh.
"Lệnh Trưởng Công chúa, Binh bộ Thị lang Nhạc Chính Dĩnh, Hộ bộ Thị lang Từ Nhân Thanh ở lại.
Các khanh còn lại tan triều." Nữ hoàng tuyên bố ý chỉ tan triều, các đại thần mới thở phào nhẹ nhõm mà bước ra khỏi điện.
Tả Thừa tướng Từ Minh Nghĩa không biết nhìn người, đi phía trước.
Mọi người sôi nổi an ủi hắn, nói Tưởng Phương Chính kia cũng không phải quan viên trung tâm, quá thẳng thắn, cổ hủ, lại khen đại công tử quả được Nữ hoàng ưu ái, hổ phụ vô khuyển tử, vân vân...!
Bỗng nhiên, Lễ bộ Thượng thư đi ngang vuốt râu nói: "Long uy của bệ hạ ngày càng thịnh.
Vừa rồi lão hủ cũng không dám nhìn thẳng thiên nhan.
Ai, quốc quân mạnh mẽ, là niềm vui của Khánh quốc.
Nếu có thể tìm được cho bệ hạ một ý trung nhân thì tốt rồi."
"Ta thấy tiểu tử Lâm gia kia rất tốt.
Nghe lời, hiểu chuyện, còn săn sóc." Hữu Thừa tướng Vương An Tố sóng vai đi cùng bạn tốt, cười tủm tỉm tiếp lời.
"Người có tốt, cũng cần bệ hạ yêu thích mới được."
Chiếu tình hình hiện tại mà xem, e rằng Nữ hoàng vẫn còn nhớ thương Chiêu Đế.
Hoàng tự này, vẫn phải chờ.
Sắc mặt người vừa khen đại công tử Từ Nhân Thanh quả là lương xứng ngay trước mặt Tả Thừa tướng cứng đờ.
Hắn dè dặt nhìn Từ Minh Nghĩa, thấy Tả Thừa tướng nho nhã không tỏ vẻ gì mới lén thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng hắn lại không ngờ, Từ Minh Nghĩa, người trước giờ không mong trưởng tử nhập chủ trung cung, khi nghe Hữu Thừa tướng nói vậy cũng thở phào một tiếng.
Nhạc Chính Khâm đi giữa chư vị đại thần, vui đầu nghe mọi người chung quanh tán chuyện, lại thấy Lễ bộ Thượng thư nhoài qua, cười nói: "Hầu gia, Nhạc Chính Thị lang giờ có nhìn trúng người nào chưa?"
Rồi, đây là làm mai cho Nữ hoàng không thành nên đến tìm con gái nhà ông ta đây.
Nhạc Chính Khâm cười cười, thong thả đáp lời: "Chuyện của tụi nhỏ, một ông già như ta làm sao mà biết? Không bằng Dương Thượng thư hỏi thẳng A Dĩnh đi."
Muốn làm mai ấy à? Đi tìm con gái ta đi.
Dương Thượng thư cười cười, nói tiếp: "Sẽ hỏi.
Nếu chưa có, ta phải chào hỏi Hầu gia trước một tiếng.
Nhà ta có đứa cháu năm nay hai mươi sáu, nhỏ hơn Nhạc Chính Thị lang một chút nhưng tính tình công chính, lại còn hoạt bát, thân thiện.
Không biết Hầu gia có thể để hai đứa nhỏ cùng ăn một bữa cơm hay không vậy?"
Xem mắt tới rồi.
Nhạc Chính Khâm vẫn là câu đó: "Này phải hỏi A Dĩnh."
Hôn nhân đại sự, vẫn nên để con cái tự quyết định thì hơn.
Ngoài điện, các đại nhân mỗi người một suy tính riêng.
Mà trong điện, Nữ hoàng nghe ba người bên dưới nói chuyện, cũng có rất nhiều ý niệm xoay chuyển trong đầu.
_____________
Chung Ly Sóc: Cảm giác sắp phải làm đại tế cho bản thân, tự nhiên thấy rầu..
Tác giả: Giang Nhất Thủy
Edit: Alex
_____________
Mọi người đều biết tình cảm quý mến của Nữ hoàng dành cho thê tử tiền nhiệm, từ việc đặt thụy hào "Chiêu" bất chấp việc người kia là quân chủ mất nước đã có thể nhìn ra.
Giờ ngươi nói toạc Chiêu Đế đi Quy Khư, bảo Nữ hoàng nghĩ thế nào đây?
Càng không cần bàn đến việc chỉ trích Giám Thiên Ty ngay trước mặt Đại Ty Mệnh tân nhiệm.
Dù tại triều Khánh, Giám Thiên Ty không được Nữ hoàng trọng dụng, Đại Ty Mệnh có công lớn vừa lên Thần Quốc chưa lâu, Đại Ty Mệnh đương nhiệm còn nhỏ tuổi, nhưng cũng không thể đắc tội với người như vậy.
Huyên Cảnh Thần nhìn thanh niên Thị lang bước ra từ hàng ngũ quan lại, cẩn thận ngẫm lại lời bình của Tả Thừa tướng Từ Minh Nghĩa khi đề cử hắn lúc trước: "Biết rõ lễ pháp, cương trực công chính, rất có nếp xưa." Giờ ước chừng, lễ này, hẳn chính là lễ cũ.
Xem ra đám thiếu niên lớn lên dưới thời Thứ Đế này, đều có chút cổ hủ.
Trong mắt thế nhân, Chiêu Đế là quân vương chôn vùi Sở quốc.
Bất luận lúc còn sống nàng có công tích gì, tất cả đều sẽ bị lu mờ bởi cái danh quân chủ mất nước.
Nếu thần linh thật sự hiện hữu thì dựa theo giáo điều của Thái Nhất Môn, người hậu đức như Chiêu Đế ắt sẽ được lên Thần Quốc chứ không phải đi đến Quy Khư.
Huyên Cảnh Thần thấy thanh niên dưới điện cất tiếng phản bác sau khi Đại Ty Mệnh vừa dứt lời: "Đại Ty Mệnh nói vậy sai rồi.
Chiêu Đế chính là quân vương cuối Sở.
Dựa theo điển lễ hiến tế của Thái Nhất Môn thì quân vương mất nước chính là người chôn vùi cơ nghiệp tổ tông, thân mang tội lớn, sao có thể đến Thần Quốc được? Hơn nữa, chính vì oan hồn bên bờ Lương Thủy mà bá tánh Nguyên Châu ngày ngày hoảng sợ..."
"Tưởng đại nhân..." Lễ bộ Thị lang còn chưa nói xong đã bị Nữ hoàng ngồi trên ngôi cao ngắt lời.
Huyên Cảnh Thần nhìn thanh niên rõ ràng chưa đầy ba mươi nhưng lại để râu dài, thoạt trông vô cùng cố chấp, nghiêm nghị đứng dưới điện, nhẹ giọng nói: "Ngày đó khi tiến cử ngươi, Tả Thừa tướng đã từng nói với ta rằng đại nhân đọc làu điển lễ, chăm lo cho bá tánh.
Giờ xem ra đúng là vô cùng chuẩn xác."
Thanh niên cúi đầu, cung kính nói: "Bệ hạ quá khen."
"Không, trẫm không phải đang khen ngươi, chỉ là cảm thán Tả Thừa tướng tuệ nhãn như vậy hóa ra cũng có lúc nhìn lầm." Huyên Cảnh Thần khơi lên một nét cười, giọng nói vẫn đều đều thong thả, nhỏ nhẹ dịu êm, lại khiến người ta nghe mà sợ hãi không thôi: "Xin hỏi đại nhân, nếu đã nhắc đến điển lễ hiến tế của Thái Nhất thì liệu có nhớ quân chủ Sở quốc chính là thân phàm Đông Hoàng giáng xuống, khi trở về tất sẽ lên Thần Quốc?"
"Nhưng Chiêu Đế..."
"Nếu ngươi nói Chiêu Đế là người chôn vùi cơ nghiệp tổ tông, trẫm lại hỏi ngươi, mùa đông năm Nguyên Cùng thứ hai, hai châu bạo tuyết nhưng bá tánh tử thương lại chưa đến trăm người, ấy chẳng phải công Chiêu Đế hay sao?"
"Trẫm lại hỏi ngươi, mùa hạ năm Nguyên Cùng thứ ba, Chiêu Đế hạ chiếu tội kỷ, phản quân vào thành lại không hề thương đến một bá tánh nào, ấy chẳng phải nhờ Chiêu Đế hay sao?"
"Ngụy Vương chiếm được Nguyên Châu, sửa quốc hiệu thành Nguyên, tự xưng đế.
Trẫm suất quân trấn áp Lan Châu, chống lại Man tộc.
Mãi tới khi đuổi Man tộc về tận phía bắc Hàn Châu mới chậm trễ quay về Nguyên Châu, đoạt lại gia quốc."
"Nếu không phải vì trẫm...!Nguyên Châu cớ gì lại phá thành?"
"Chiêu Đế anh minh, quả quyết, hạ chỉ mệnh ta đích thân dẫn vạn quân ngăn cảm dị tộc xâm phạm biên cảnh, giữ vững non sông gấm vóc của người Sở chúng ta.
Trung có nội loạn, chính là trẫm không kịp quay về, khiến đế đô chôn vùi, khiến tiên đế tuẫn quốc.
Nhưng trong cuộc bạo loạn này, có bao nhiêu bá tánh tử thương? Bao nhiêu người vì lao đao mà đổ bệnh? Chẳng lẽ không phải vô cùng ít ỏi đấy ư?"
"Đoạt lại Nguyên Châu, là chuyện vui của cả thiên hạ.
Chiêu Đế giao ngọc tỷ truyền quốc cho trẫm, cũng soạn chiếu thư dặn dò nếu trẫm đoạt lại Nguyên Châu, liền sửa quốc hiệu thành "Khánh".
Chiêu Đế nói, đây hẳn là Khánh quốc của thiên hạ, không phải Sở quốc của Chung Ly."
Nữ hoàng nhìn thanh niên cúi gằm trước điện, tập trung hết uy nghiêm của quân chủ một nước vào hắn, đanh giọng nói: "Công lao của Chiêu Đế, bá tánh dù chưa thật sự rõ ràng nhưng chẳng lẽ người biết lễ, hiểu lễ như Tưởng đại nhân cũng không nói lễ sao? Ngươi gọi thẳng thụy hào Chiêu Đế đã là bất kính, lại nói sự hy sinh của tiên đế thành oan khuất, đó là đại mạo phạm.
Huống hồ, còn gọi quân chủ bảo hộ nước ta là oan hồn phá dân.
Lời này phải phạt."
"Bất trung bất kính như vậy, chính là lễ của ngươi đó sao?"
"Vậy lễ này của ngươi thật khiến lòng trẫm đau xót."
Nữ hoàng nói ra câu cuối cùng.
Thanh niên vốn đã mướt mồ hôi dưới uy áp của nàng đột nhiên "phịch" một tiếng quỳ rạp trên mặt đất, nơm nớp lo sợ nói: "Bệ hạ..."
Nữ hoàng thở dài một tiếng.
Tả Thừa tướng Từ Minh Nghĩa đứng đầu các quan lại bước ra khỏi hàng, quỳ gối trước điện, tha thiết lên tiếng: "Bệ hạ, đều do lão thần già cả mắt mờ, tiến cử một tên khốn bất kính tiên đế như vậy.
Lão thần tự biết..."
Nữ hoàng nhìn thoáng qua Thừa tướng tinh thần quắc thước đang quỳ gối trước điện, nói: "Từ lão làm gì vậy? Còn không mau đứng lên.
Lỗi lầm của người khác, liên quan gì đến khanh?"
Huyên Cảnh Thần không muốn ai biến chuyện của Chiêu Đế thành mũi thương trong tay người khác, nên cất lời: "Nâng Từ Thừa tướng dậy.
Trẫm không có ý trách tội Thừa tướng.
Còn Tưởng đại nhân..."
"Vậy, Tưởng đại nhân đã biết những lời núp bóng lễ nghĩa của ngươi vừa rồi xằng bậy đến cỡ nào chưa? Người ăn nói hàm hồ như vậy, trẫm, không dám dùng."
Quân chủ ngồi trên ngôi cao nhìn thần tử đã ngã gục dưới điện, lạnh giọng nói: "Mời Lễ bộ Thị lang Tưởng Phương Chính ra khỏi điện.
Lệnh cả tộc này để tang Chiêu Đế một năm, trục xuất khỏi Nguyên Châu, trong ba năm không được bước vào Nguyên Châu nửa bước.
Ai trái lệnh, bắt vào quân bộ Ninh Châu khai thác khoáng vật, triều đình vĩnh viễn không thu nhận."
Đối với một thần tử lỡ lời trước điện mà nói thì này đã là phạt rất nặng.
Đây cũng là lần đầu tiên Nữ hoàng nói lời nghiêm khắc như vậy với thần tử trước điện.
Thị vệ gác bên ngoài kéo vị quan lớn quý tộc vừa đến Nguyên Châu ra cửa cung.
Ngay sau đó, người thuộc Xu Mật Viện nhanh chóng soạn thảo ý chỉ của Hoàng đế, đóng dấu xong lại đưa đến nhà Tưởng Phương Chính.
Một loạt thao tác ấy, Nữ hoàng đều thực hiện ngay trước mặt các đại thần.
Mọi người trên điện đồng loạt ngưng thở.
Khi Nữ hoàng đóng mạnh ngọc tỷ lại càng không dám hó hé lấy một hơi.
Nhìn người hầu đưa thánh chỉ đi ra khỏi cung, Nữ hoàng buông mắt, đảo qua một lượt chư vị đại thần trên điện, gằn từng chữ nói: "Trẫm, hy vọng chư khanh ghi khắc.
Văn thánh chu đạt, chiêu lao hữu đức. mới là Chiêu Đế của Sở quốc."
Mới là Chiêu Minh Thái tử của trẫm.
Lời nàng vừa nói ra, tất cả mọi người lại nhớ đến tràng tranh luận kịch liệt vào ba năm trước.
Dưới long uy ngày càng dày nặng của Nữ hoàng, những đại thần từng muốn định cho Chiêu Đế thụy hào "Ai" không khỏi phủ phục trên mặt đất, đồng thanh nói: "Thần ghi nhớ thánh ngôn của bệ hạ."
Thừa tướng quỳ, Thượng thư Lục bộ quỳ, các Thị lang theo sau trưởng quan cũng uốn gối.
Chỉ thoáng chốc, toàn bộ bá quan trong điện đều hành đại lễ với quân chủ trên vương tọa.
Huyên Cảnh Thần nhìn các thần tử đang thần phục mình, lòng khấp khởi kích động không thôi.
Ba năm trước, nàng có thể tranh biện lí lẽ, đổi về danh hiệu mà Chung Ly Sóc nên có được.
Ba năm sau, nàng cũng có thể chính danh cho danh hiệu ấy.
Người cả thiên hạ đều cho rằng Chiêu Đế của nàng chỉ là quân chủ mất nước vô dụng thôi sao?
Không, Chung Ly Sóc không phải.
Chung Ly Sóc là một vị quân chủ thánh minh cuối Sở.
Bá tánh hẳn nên khắc ghi người ấy, cũng như khắc ghi tiếng xích bát của nàng vậy.
Nhìn các quan lại phủ phục trên mặt đất, Huyên Cảnh Thần bình thản nói: "Chư khanh bình thân."
Các quan lại đồng loạt đứng dậy, cúi đầu trước điện, im lặng chờ quân vương ra lệnh.
Thấy trên điện xuất hiện rất nhiều những gương mặt trẻ tuổi, Nữ hoàng nói: "Vừa rồi chư vị cũng nghe Tưởng Phương Chính nói rồi đấy.
Không bàn đến những lời xằng bậy của hắn, trẫm muốn hỏi chư vị đại thần, về chuyện thần linh Chiêu Đế xuất hiện bên bờ Lương Thủy, có người nào ở đây biết hay không?"
Các đại thần dưới điện khẽ khàng thảo luận.
Chợt, có một người đứng ra, chính là Hộ bộ Thị lang Từ Nhân Thanh.
Thanh niên cả người chính khí đứng giữa điện, giơ thẻ ngọc cao giọng nói: "Thần có nghe loáng thoáng.
Nghe nói Chiêu Đế hiện thân bên bờ Lương Thủy, ngày đêm thổi khúc "Như Gió", chỉ có trẻ con, người già cùng những ai yêu thích nhạc khúc mới có thể nghe thấy."
"Còn việc hiến tế, phần nhiều là những người khuynh mộ khúc âm của Chiêu Đế đến tiếc thương mà thôi."
Từ Nhân Thanh vừa dứt lời, lại có đại nhân nói: "Bẩm bệ hạ, khúc âm này chính là khúc được tấu vào hôm thân xác Đại Ty Mệnh quy về Thần Quốc, là khúc âm của Chiêu Đế.
Thần cho rằng chính là thần linh Chiêu Đế cảm giác được Đại Ty Mệnh hồn về Thần Quốc nên mới thổi một khúc tiễn đưa."
Có đại thần lục tục cất lời, đều nói về tiếng nhạc bên bờ Lương Thủy hôm ấy.
Huyên Cảnh Thần nghĩ đến việc ngày đó nàng cho Tô Ngạn Khanh đi tìm, lại không tìm được bóng dáng ai, lòng thầm giữ lại mấy phần ngờ vực.
Chẳng lẽ, trên đời này thật sự có Đông Hoàng và Quy Khư? Chẳng lẽ, hôm ấy, người thổi xích bát bên bờ Lương Thủy thật sự là thần linh của Chung Ly Sóc?
Huyên Cảnh Thần nhớ đến gương mặt hiện lên giữa sương mù kia, rõ ràng đến mức tưởng chừng như là thật, tim bỗng dưng rạo rực.
Nếu thật là...!
Nếu thật là...!
Huyên Cảnh Thần đè nén ý niệm vừa nhấp nhô trỗi dậy trong lòng.
Lúc này nàng nghĩ đến một chuyện khác.
Nhìn chư vị đại thần dưới điện, nàng trầm ngâm nói: "Nếu đã vậy, ta muốn làm một hồi đại tế Chiêu Đế ở Lương Thủy.
Chư khanh nghĩ sao?"
Nàng muốn đại tế, muốn thực hiện hết những việc trước kia chưa thể làm cho Chung Ly Sóc.
Nàng sẽ đích thân viết một bài tế văn tốt nhất, để bá tánh Cửu Châu đều được rõ công tích của Chung Ly Sóc, để người đời sau ai ai cũng tiếc thương cho vị quân chủ anh minh mất sớm này.
Huyên Cảnh Thần đã có dự định ấy từ lâu, giờ chỉ đẩy kế hoạch lên sớm một chút.
Nhìn gương mặt ngơ ngác của các đại thần, nàng trực tiếp dặn dò Đại Ty Mệnh đang đứng dưới án: "Nếu chư khanh không có dị nghị, như vậy Đại Ty Mệnh, xin hãy tính ra một ngày lành, để Giám Thiên Ty cùng Thái Nhất Quan chuẩn bị sẵn sàng cho đại tế của Chiêu Đế."
"Vâng." Sau lễ tang của Chiêu Đế, Thái Nhất Môn cuối cùng lại được Hoàng đế dùng đến.
Chư vị đại thần biết chuyện này ắt phải được thực hiện, không cách nào ngăn cản Nữ hoàng thì cũng đồng loạt cúi đầu lĩnh mệnh.
"Lệnh Trưởng Công chúa, Binh bộ Thị lang Nhạc Chính Dĩnh, Hộ bộ Thị lang Từ Nhân Thanh ở lại.
Các khanh còn lại tan triều." Nữ hoàng tuyên bố ý chỉ tan triều, các đại thần mới thở phào nhẹ nhõm mà bước ra khỏi điện.
Tả Thừa tướng Từ Minh Nghĩa không biết nhìn người, đi phía trước.
Mọi người sôi nổi an ủi hắn, nói Tưởng Phương Chính kia cũng không phải quan viên trung tâm, quá thẳng thắn, cổ hủ, lại khen đại công tử quả được Nữ hoàng ưu ái, hổ phụ vô khuyển tử, vân vân...!
Bỗng nhiên, Lễ bộ Thượng thư đi ngang vuốt râu nói: "Long uy của bệ hạ ngày càng thịnh.
Vừa rồi lão hủ cũng không dám nhìn thẳng thiên nhan.
Ai, quốc quân mạnh mẽ, là niềm vui của Khánh quốc.
Nếu có thể tìm được cho bệ hạ một ý trung nhân thì tốt rồi."
"Ta thấy tiểu tử Lâm gia kia rất tốt.
Nghe lời, hiểu chuyện, còn săn sóc." Hữu Thừa tướng Vương An Tố sóng vai đi cùng bạn tốt, cười tủm tỉm tiếp lời.
"Người có tốt, cũng cần bệ hạ yêu thích mới được."
Chiếu tình hình hiện tại mà xem, e rằng Nữ hoàng vẫn còn nhớ thương Chiêu Đế.
Hoàng tự này, vẫn phải chờ.
Sắc mặt người vừa khen đại công tử Từ Nhân Thanh quả là lương xứng ngay trước mặt Tả Thừa tướng cứng đờ.
Hắn dè dặt nhìn Từ Minh Nghĩa, thấy Tả Thừa tướng nho nhã không tỏ vẻ gì mới lén thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng hắn lại không ngờ, Từ Minh Nghĩa, người trước giờ không mong trưởng tử nhập chủ trung cung, khi nghe Hữu Thừa tướng nói vậy cũng thở phào một tiếng.
Nhạc Chính Khâm đi giữa chư vị đại thần, vui đầu nghe mọi người chung quanh tán chuyện, lại thấy Lễ bộ Thượng thư nhoài qua, cười nói: "Hầu gia, Nhạc Chính Thị lang giờ có nhìn trúng người nào chưa?"
Rồi, đây là làm mai cho Nữ hoàng không thành nên đến tìm con gái nhà ông ta đây.
Nhạc Chính Khâm cười cười, thong thả đáp lời: "Chuyện của tụi nhỏ, một ông già như ta làm sao mà biết? Không bằng Dương Thượng thư hỏi thẳng A Dĩnh đi."
Muốn làm mai ấy à? Đi tìm con gái ta đi.
Dương Thượng thư cười cười, nói tiếp: "Sẽ hỏi.
Nếu chưa có, ta phải chào hỏi Hầu gia trước một tiếng.
Nhà ta có đứa cháu năm nay hai mươi sáu, nhỏ hơn Nhạc Chính Thị lang một chút nhưng tính tình công chính, lại còn hoạt bát, thân thiện.
Không biết Hầu gia có thể để hai đứa nhỏ cùng ăn một bữa cơm hay không vậy?"
Xem mắt tới rồi.
Nhạc Chính Khâm vẫn là câu đó: "Này phải hỏi A Dĩnh."
Hôn nhân đại sự, vẫn nên để con cái tự quyết định thì hơn.
Ngoài điện, các đại nhân mỗi người một suy tính riêng.
Mà trong điện, Nữ hoàng nghe ba người bên dưới nói chuyện, cũng có rất nhiều ý niệm xoay chuyển trong đầu.
_____________
Chung Ly Sóc: Cảm giác sắp phải làm đại tế cho bản thân, tự nhiên thấy rầu..
Danh sách chương