Giống Rồng
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ sáu:
Thành Đại La, Lý Nguyên Gia lo ốm.
Đất Đằng Châu, Tồn Thành đấu anh tài.
Chương 6.5 Kẻ là cướp mà không phải là cướp, chỉ là kẻ khác cướp mà thành
Canh năm mờ sáng, Thành bái lạy từ biệt đám lính, một mình trở về với con trai. Qua đất Trường Châu, quan giữ thành Hoa Lư là Đào Quân tặng Thành một chiếc xe ngựa. Đường đi gập ghềnh, xe ngựa vỡ tan, Thành suýt nữa bỏ mạng. Ngựa rống chạy mất. Thành đành nén đau tập tễnh đi về phía nam gặp được đoàn lái buôn ghé nhờ được đến Cửu Chân. Cảm tạ đám dân buôn, Thành mời dân ấy ở lại huyện thành nhưng bọn ấy hẹn khi khác. Cuối cùng Thành cũng về đến phủ. Thương con trai, chàng vội vàng ôm thằng bé nhợt nhạt nằm trên giường. Nước mắt ứa ra, chàng nói khẽ vào tai Trừng:
- Cha đã về với con đây. Thủ Trừng bé nhỏ của cha.
Đám gia nô tất tả, nước ấm bưng lên, cháo thịt hầm kỹ, áo quần tinh tươm sạch sẽ. Nén hương trầm thoang thoảng, hai cha con nằm cạnh nhau ngủ thiếp đi bình yên mặc cho ngoài kia nhốn nháo, tấp nập kẻ vào người ra.
Bấy giờ phía bờ tây Xích Đằng, nghe tin Thành đã về tới Ái Châu, đám quân sĩ Ái Châu nghe vậy mà bỏ về phía nam theo họ Đỗ. Chí Liệt lo lắng gọi Sĩ Giao đến bàn. Sĩ Giao bàn:
- Trong số vạn rưỡi quân châu Ái phân nửa là người xứ ấy. Trước bọn đó theo Tồn Thành mà giúp ta. Nay Thành về châu Ái ta chẳng thể giữ được chúng. Mấy thuộc hạ của Thành từ lâu cũng đã nhiều lần muốn tách khỏi chúng ta. Ta cũng không nên giữ lại tránh đất xéo thành bùn lại chẳng thể rút chân ra được. Có Thành ở Ái Châu được lợi nhiều hơn là hại. Sự có mặt của Tồn Thành ở Ái Châu, ta sẽ yên tâm về Uyển, Uyển sẽ không dám nghe lệnh họ Lý mà mang đánh quân ta là điều lợi thứ nhất. Trường Châu, Võ An cũng vì thế đề phòng châu Ái mà không dám động binh đánh phía sau chúng ta là điều lợi thứ hai. Bọn Man Hoàng, Ai Lao có lính Ái Châu đồn trú vì thế chúng sẽ bị phân tâm, khi đó ta đưa quân về phía tây chúng ta sẽ thêm phần chắc thắng. Tồn Thành trước giờ không ưa bọn người Tống Bình, nay Thành không có mặt, anh có thể dùng chúng để giải quyết những vấn đề trước mắt về địa thế Giao Châu.
- Ý Bá Nam là những tên cướp mà Phạm Đan bắt giữ ở Đằng Châu đó sao.
- Bẩm anh. Ngày qua, ta cũng đã ghé vào nhà lao để dò xét đám cướp ở Xích Đằng. Bọn chúng khai ra là người huyện Tống Bình, Vũ Bình, quen thuộc địa hình, khí hậu đất đó. Tên cầm đầu Lưu Trình cũng là một kẻ không phải dạng tầm thường cũng có thể dùng được. Ngày qua, hắn đánh tên cai tù nghẹn cổ tím tái mặt mày chỉ bằng cây gậy đầu rắn nhỏ bằng ngón tay cái. Đám lâu la nói chuyện với nhau, hắn được học võ sư họ Liêu đất Đỗ Động.
Hai người đang bàn quân tình, phía ngoài trại có tiếng ồn ào. Có tên lính vào báo tên cầm đầu lũ cướp tự xưng họ Liêu, tên Đức Thinh là người Đỗ Động có việc gấp cần nói với vai vị tướng quân họ Dương, họ Đỗ. Chí Liệt nhìn Sĩ Giao, ánh mắt như đã hiểu, quân sư lệnh cho giải tên đó lên.
Mặt mày sẹo lớn nham nhở, tay bị trói phía sau nhất quyết không chịu quỳ gối. Một tên lính đạp vào chân hắn, cổ chân tên đó lập tức bị gẫy rời, bàn chân thẳng tuột. Bọn lính phải kéo ra ngoài. Sĩ Giao đi một vòng quanh nhìn phía dưới gót chân hắn có một khúc xương nhô thừa ra như chân gà. Gã nhìn theo Sĩ Giao, đột ngột Sĩ Giao dùng cành tre nhỏ quấn chặt lấy hông hắn. Chí Liệt dùng gươm kè cổ hắn. Sĩ Giao rút từ hông sau hắn một chiếc gậy gỗ rỗng ruột, phía trong luồn sắt cứng, phía cuối gậy có những khấc cùng sợi sắt nhỏ thò ra phía ngoài. Chí Liệt dọa hắn:
- Cái thứ võ bịp người đó nhà ngươi học từ đâu mà có. Muốn gặp người họ Đỗ, họ Dương có việc gì.
Mặt hắn vênh váo, chỉ nhếch mép cười. Thiện tướng dùng đầu kiếm vẽ lên khuôn mặt hắn chữ "Tử ", máu dầm dề chảy xuống ria mép lún phún vài chiếc mọc lởm xởm quanh miệng. Hắn gồng mình, mắt nhìn theo kiếm, miệng lắp bắp:
- Tiểu nhân xin hỏi hai vị. Ai là Dương Chí Liệt tướng quân, ai là Đỗ Sĩ Giao tướng quân.
- Gặp hai người đó có việc gì. Nếu không gặp được thì sao.
Hắn vẫn nghênh ngang, phỉ nước miếng vào đầu kiếm. Mặt quay đi không tiếp chuyện. Chí Liệt liền dùng doi mây vút thẳng xuống bàn. Miếng thịt dê nát nhừ thành năm miếng. Gã sợ sệt nhìn hai người, thấy lệnh bài chữ Dương trên hông người cao lớn, mặt mày nghiêm nghị. Hắn mới hỏi:
- Trong quân, người làm tướng thường uy nghiêm, chính trực. Mặt mày khôi ngô lại toát lên vẻ đẹp của thần tướng. Lệnh bài chữ Dương giắt hông, ắt là Chí Liệt Bình Nam thiện tướng đả tứ hổ núi Tiên Du. Anh này nho nhã, dáng người thanh tao, nét mặt thanh tú, mũi thẳng dừa xứ Phù Nam, giọng nói ôn tồn, lệnh bài chỉ ghi hai chữ Nam sư, hẳn là Bá Nam quân sư lừng lẫy chiến công giết Tượng Cổ, đốt cháy động hổ, lột mặt kẻ gian Triệu Hoằng, Triệu Túc.
Sĩ Giao nghe mà sựng người, quạt mo lá có ném xuống. Tay chỉ vào Chí Liệt, mặt hướng về tên gã mặt sẹo. Giọng nói nạt nộ, Sĩ Giao quát hắn:
- Danh xưng của tướng quân không phải để nhà ngươi thích mang ra nói lúc nào cũng được. Nhà ngươi là…
- Tiểu nhân tự là Đức Thinh, họ Liêu người Đỗ Động. Ngày trước vì gia thù mà đến Tống Bình mưu sát hại họ Quế mà sức hèn không thể giết hắn. Được lão Tô Hiền trong thành cứu giúp chạy về đất Long Biên. Sau bị quan quân lùng sục riết quá, đành phải về đất huyện cũ Cao Lăng làm cướp.
- Kẻ làm cướp là tội với muôn dân. Nhà ngươi chẳng hay muốn tìm hai chúng ta có việc gì. Phải chăng muốn ta tha cho. Chớ có viển vông.
- Nghe danh hai vị đã lâu. Nay được hạnh ngộ quả là phúc lớn. Tiểu nhân làm cướp cũng có điều có lỗi với đám dân nhưng đâu có muốn vậy. Khi trước cũng làm ngư chài mà bọn quan huyện Chu Diên quấy nhách, lại thêm đám dân làng thấy ta dị dạng xấu xí mà xua đuổi tiểu nhân. Bấy giờ tiểu nhân hận đám huyện quan kia mà cướp phá phủ lỵ hắn hòng dạy cho hắn bài học. Ai ngờ đâu…
- Nhà ngươi chớ có dài dòng nữa. Một ngày làm cướp thì cả đời là cướp. Nói mau! Nhà ngươi tìm gặp hai bọn ta có việc gì.
- Lũ quan lại Tống Bình, thử hỏi hai vị chẳng phải là cướp hay sao. Tôi đây chỉ là đường cùng. Bọn dân kia khinh ghét nên mới ra như vậy.
Chí Liệt bực tức, giọng quát tháo chói tai:
- Dài dòng. Ngươi còn không trả lời ta, ta chém bay đầu nhà ngươi bây giờ.
Thinh lấy tay áo lau đi mồ hôi cùng máu đọng trên mặt. Hắn nhìn Chí Liệt rồi rụt rè chắp tay mà bẩm:
- Đúng là cọp dữ sinh hổ oai. Tính ngài nóng giận không khác chi cha ngài.
Chí Liệt trợn mắt, kiếm giương ngang mặt:
- Lại còn già mồm hả.
Thinh rụi mắt, cổ kè lưỡi gươm. Ria mép chạm phải, đứt lìa ngay. Thinh cất giọng thách thức Chí Liệt:
- Đúng là kiếm tốt. Tiếc là vào tay ngài chỉ để giết gà, giết vịt như tiểu nhân thì quá uổng phí. Giá như kiếm này trong tay kẻ dũng mãnh như Dương Diện hộ sư quân tướng thì hắn đâu phải chịu nhục nương nhờ kẻ khác.
- Nhà ngươi vừa nói ai. – Sĩ Giao quay lại hỏi hắn.
- À. Dương Diện tướng quân là người dũng mãnh nhất mà tôi đã từng gặp. Chỉ tiếc là hắn chẳng có lấy một thanh kiếm đủ tốt để hắn giương oai, phải đi cúi nhờ kẻ khác. Nghe hắn là em của cái tên Tồn Thành gì đó. Mấy hôm trước đánh nhau với gã, chẳng phải là tên tiểu tử Phạm Đan giúp gã thì đâu có thể bắt được tôi. Uy dũng kém xa em hắn.
- Nhà ngươi gặp Gã Quỷ khi nào, ở đâu? - Cũng đã chừng hơn một, à không, phải gần hai năm rồi. Khi đó, Quế Trọng Vũ chưa về đến La Thành, mà đám người Tống Bình làm phản đánh đuổi Thiên thanh Dương tướng. Gã Quỷ đó theo họ Dương chạy đến Bạch Hạc. Sau đó thì tôi cũng không được biết. Nay lại được gặp thiếu chủ Dương Chí Liệt ở nơi bãi sông này.
Chí Liệt buông kiếm, ánh mắt sắc lẹm trùng xuống. Đức Thinh luyến thoắng kể lại từng câu chuyện từ khi anh vẫn còn sống bình yên ở thành Đỗ Động đến khi anh chàng trốn chạy ở Tống Bình, làm cướp bên bến sông Xích Đằng. Sĩ Giao quanh đi qua đi lại nhiều vòng quanh trại. Chí Liệt nghe xong câu chuyện hỏi Thinh:
- Ta vẫn chưa hiểu Thi Nguyên hắn theo học ông nội anh, là đệ tử mà ông nội anh hết sức yêu mến. Chỉ vì có bát canh hắt đi mà hắn trở mặt với họ Liêu. Phải chăng có điều chi khiến hắn hận thù đến vậy.
- Liêu gia nổi tiếng đất Vũ Bình, môn sinh theo ông tôi đến cả trăm người khắp đất Giao Châu. Kẻ yêu võ nghệ ông hướng dẫn luyện công. Người ham kinh sử, ông giảng bàn ngũ kinh tứ thư. Lại cùng luận bàn kinh bang tế thế cùng những bậc hiền tài như Phùng An thiếu chủ, Anh Hàn quân sư, Anh Sách phó kinh lược sứ. Tiếng tăm bay lan tỏa khắp An Nam. Cách đây mười năm trước, chú Hữu Phương cùng với Thi Nguyên thi tú tài Giao Châu. Năm đó chỉ có một người đạt, chú tôi Hữu Phương đậu tú tài. Thi Nguyên không giỏi thi văn nên bị trượt. Ông tôi yêu mến hắn ta mà lấy làm tiếc cho hắn, liền nhờ Nha môn tướng Vũ Bình là Bồ Cảnh Thực cho hắn xung quân làm phó tướng cho Thực. Chẳng hay hắn không thích làm tôi mọn lại nghe bọn tiểu nhân đàm tiếu rằng ông tôi nhờ quen biết với đám quan lại Tống Bình chỉ giúp người trong nhà, còn đám người ngoài thì cho về nơi đá sỏi rắn câng. Đêm đến cho người vào phủ cướp ấn của Bồ tướng quân bị Bồ tướng quân bắt được. Phần nể mặt ông tôi nên Bồ tướng quân trả hắn về cho ông. Ông tôi bấy giờ không nhận mặt hắn. Đuổi hắn ra khỏi thành Đỗ Động. Hắn lèo nhèo xin ông tôi tha tội. Nghĩ thương hắn là kẻ học trò ham hiểu biết lại không có thân thích, ông dùng gia pháp đánh hắn hai mươi roi, viết trạng bêu hắn trước toàn thể mọi người, phạt hắn chín chín tám mốt ngày không được phép vào thành, ngày ngày trồng rau, hái quả, chăn thả lợn gà ở trang. Chú tôi cùng ông đi Tống Bình nhận thư báo danh đến Trường An thi Tiến sĩ. Ông tôi già yếu ở lại An Nam. Những ngày ông ở Tống Bình, Nguyên giao kết với đám thanh niên quanh Liêu gia trang đi bắt con gái ở trong thành. Quan huyện bắt đám thanh niên, Nguyên trốn chạy được đến tây Tống Bình, cạnh sông Đáy gặp một người thợ đá bị nước cuốn trôi. Hắn lấy sào tre mà kéo người thợ đá vào. Người này quen huyện lệnh Tống Bình, nhờ ơn cứu mạng mà tiến cử hắn làm bổ đầu huyện đó. Sau này Dương tướng quân chiếm trị sở, hắn dâng tiền đút lót cho Triệu Hoằng, Hoằng dâng sớ chép công hắn, xung hắn làm Vũ Bình bổ đầu. Bấy giờ ở Vũ Bình, kẻ nói theo, người không phục Thiên Thanh tướng quân. Hắn vờ lệnh của Dương tướng quân đêm đến giết hết kẻ có ý không theo. Ngày sau hắn lên huyện thành Vũ Bình ép huyện lịnh phong hắn làm soái huyện Vũ Bình, tự mang bảy nghìn quân Đỗ Động đánh đuổi trại quân người Hoa Hạ châu Nam Tà, Vũ Định. Dương tướng quân ở trị sở nghe huyện lịnh Vũ Bình khi đó là Trương Lục dâng tấu kể tội hắn tự ý mang quân đánh trại binh người Hoa Hạ, lại cho người quấy phá đám quân của Bùi Hành Lập đang ở Man Hoàng. Dương tướng quân cho là hắn có ý giúp nên cho đuổi Lục đi. Hắn càng thêm kiêu ngạo, mang rượu thịt đến bày ở Liêu gia trang. Hắn cho gọi đám thanh niên khi trước, đám người ngày trước cùng hắn lẻn vào nhà của Bồ tướng quân cướp ấn đến trang. Ông tôi biết hắn có ý khoe mẽ, lời nói ngông cuồng, ý xỉa xói họ Liêu cậy thế quen biết, có kẻ học trò giỏi giang nay càng thêm rạng rỡ. Ông vốn không ưa những kẻ hênh hoang lại không ưa đám người nhộm nhoạm hắn mời đến nên trong tiệc khi hắn nhận làm đệ tử giỏi nhất của ông, ông đã hất thẳng mặt hắn bát nước xáo măng, mắng hắn là "Chó cùng dứt dậu. Ăn cây táo rào cây sung, Ngắm bông hoa cúc ở cùng hoa mai. Nịnh hót đám người Ăn biếu ngồi chiếu hoa mà nên công danh. Kẻ như ngươi không đáng mặt làm đệ tử của ta". Hắn tức tối mà mang hận trong lòng. Khi Trọng Vũ đem của cải, danh phận để làm mồi nhử, hắn bắt đầu thay lòng đổi dạ, bị mờ mắt bởi danh vọng kim tiền. Nghe lời xúi giục của đám người thiển cận dưới trướng hắn điều đình với Quế Trọng Vũ, cho gọi lại những quân lính người Hoa Hạ, mật báo cho đám quân Đường để rộng cửa đón chúng vào La Thành. Sau này, hắn được phong làm đô úy nắm binh mã của hai huyện Tống Bình, Vũ Bình. Hắn cho nhổ bỏ cái gai trong mắt hắn từ bấy lâu nay là thành Đỗ Động, Liễu Gia trang. Ông nội tôi cùng người Liêu Gia bị bắt bớ, hắn còn bí mật sai người dựng chuyện mà đem giết bỏ hết người trong trang. Oán hận lắm thay.
- Liêu Thái Công danh tiếng một thời. Nay Hữu Nguyên vạn dặm xa xôi. Ta nghe nói chú anh cùng với Lý Phùng Cát hai người đó gắn bó. Nay Nguyên Gia là thân hữu của Phùng Cát, chẳng nhẽ không cậy đó mà trừ khử hắn báo thù cho Liêu gia.
- Than ôi. Họ Lý kia cũng vì vàng bạc, công danh. Chứ màng chi chuyện của đám người không là ruột rà, người trên chẳng phải. Hắn về làm An Nam đô hộ chẳng phải là do đám người của tể tướng Đường triều rèm pha hay sao. Cũng nhờ hắn là họ hàng của Phùng Cát nên mới mới cho đến đây nhậm chức, đó chính là may mắn cho hắn rồi. Hắn chỉ lo cho chiếc ghế của hắn còn chưa xong, huống chi đến lo chuyện của kẻ chẳng liên can đến mình. Thi Nguyên đe nạt đám người dưới là vậy nhưng với kẻ trên hắn tỏ ra e sợ, nịnh hót đến mủi lòng nên được lòng đám họ Lý đó. Nay nghe tin Dương Thanh lập đất ở Man Hoàng, thiếu chủ cùng Đỗ quân sư mưu đoạt Vũ Bình, Đường Lâm. Tại hạ lại nhớ Phong Châu thứ sử Thăng Triều có gửi bức thư nhận lời cứu giúp Dương tướng quân khi trước. Tiểu nhân định bụng đất Man Hoàng dưới quyền chỉ huy của Lý Do Độc người dưới trướng của Dương tướng quân từ khi cướp trị sở nên Thăng Triều có ý che giấu đám người Giao Châu về sự có mặt của Dương tướng quân cùng bộ hạ ở đất phía sau Phong Châu.
Sĩ Giao như chợt bừng tỉnh, chàng lấy roi tre, dải tấm áo ra mà chỉ về những nốt thành trì điểm chấm trên đó. Chàng bàn với Bình Nam thiện tướng:
- Lời Đức Thinh rất có thể là đúng. Ta nghe nói khi trước Thăng Triều mang quân đóng trước thành Bạch Hạc như để phòng thủ quân triều đình lấn tới. Nhưng sau này khi có người từ Tống Bình tới mách kế trị Phong Châu, liền cho Do Độc về đất Lâm Tây trấn giữ Man Hoàng, lại cho người dâng cống thường xuyên nên đám quan lại Tống Bình lấy làm lơ là đất đó. Quả nhiên nếu tướng chủ thoát khỏi nạn phản quân Tống Bình thì Thăng Triều làm động thái đó chắc chắn là có ý nuôi giấu quân binh của Thiên thanh tướng chủ. Mặt khác, Thăng Triều trước mặt phó thứ sử Phong Châu Kiều Chung Đạt, bổ đầu Toán Hoa Tài đuổi Lý Do Độc về Lâm Tây chỉ là che mắt đám ấy, ngầm cho Do Độc về đất Lâm Tây che chở Dương tướng chủ. Dạo gần đây lại có đám người từ Man Hoàng dẫn đầu là một người mang mặt da bò liên tục quấy phá đất phía tây Vũ Bình, Nam Tà Châu. Phải chăng đó là Gã Quỷ. Nghe rằng dân Man Hoàng xưa tết thường không dâng tặng gì vì không phải tục tết của đám man, vậy mà hai dịp tết gần đây, đám tộc trưởng xứ ấy lại dâng bánh chưng, bánh dày, trầu cau, gạo nếp, thịt gà nhiều vô kể cho quan quân Tống Bình. Phải chăng điều mà anh và ta bấy lâu vẫn bàn với nhau đó là sự thật.
Chí Liệt mặt giãn những nếp trăn trở, miệng cười tay mở. Chàng ôm lấy Sĩ Giao mừng rỡ, vội cởi bỏ những xích xiềng trên người Đức Thinh. Chàng phong cho Thinh hiệu Đầu Xà Bổng tướng, tả tướng chinh tây. Ba người đêm đó cùng mưu kế rời binh từ Xích Đằng tây tiến đóng trại dọc bờ sông Đáy đến núi Hương Sơn có suối Yến thì giấu quân lương ở chỗ đó. Cử Đức Thinh cùng anh em đi về đất phía tây huyện Vũ Bình kết nối với đám người Man Hoàng mang quân đánh phá Đỗ Động, chiếm làm căn cứ mưu đánh Tống Bình báo thù Giao Châu.
Tiếng cười nói vang vang từ phía căn lều nhỏ giữa đất trời im ắng của đất châu thổ rộng lớn. Mùi hương rượu nồng hòa quyện với đồng nội mùi đêm, ba người đó kéo cùng chiếc chăn mỏng mà mướt mát mồ hôi trong tiết trời se se. Đợt gió bấc heo may đầu tiên đóng lại những oi ả nắng cháy, khép lại những ngày mưa dầm dề mùa nước dâng cao, để thay vào những ngày tháng trái kết ngọt mọng.
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ sáu:
Thành Đại La, Lý Nguyên Gia lo ốm.
Đất Đằng Châu, Tồn Thành đấu anh tài.
Chương 6.5 Kẻ là cướp mà không phải là cướp, chỉ là kẻ khác cướp mà thành
Canh năm mờ sáng, Thành bái lạy từ biệt đám lính, một mình trở về với con trai. Qua đất Trường Châu, quan giữ thành Hoa Lư là Đào Quân tặng Thành một chiếc xe ngựa. Đường đi gập ghềnh, xe ngựa vỡ tan, Thành suýt nữa bỏ mạng. Ngựa rống chạy mất. Thành đành nén đau tập tễnh đi về phía nam gặp được đoàn lái buôn ghé nhờ được đến Cửu Chân. Cảm tạ đám dân buôn, Thành mời dân ấy ở lại huyện thành nhưng bọn ấy hẹn khi khác. Cuối cùng Thành cũng về đến phủ. Thương con trai, chàng vội vàng ôm thằng bé nhợt nhạt nằm trên giường. Nước mắt ứa ra, chàng nói khẽ vào tai Trừng:
- Cha đã về với con đây. Thủ Trừng bé nhỏ của cha.
Đám gia nô tất tả, nước ấm bưng lên, cháo thịt hầm kỹ, áo quần tinh tươm sạch sẽ. Nén hương trầm thoang thoảng, hai cha con nằm cạnh nhau ngủ thiếp đi bình yên mặc cho ngoài kia nhốn nháo, tấp nập kẻ vào người ra.
Bấy giờ phía bờ tây Xích Đằng, nghe tin Thành đã về tới Ái Châu, đám quân sĩ Ái Châu nghe vậy mà bỏ về phía nam theo họ Đỗ. Chí Liệt lo lắng gọi Sĩ Giao đến bàn. Sĩ Giao bàn:
- Trong số vạn rưỡi quân châu Ái phân nửa là người xứ ấy. Trước bọn đó theo Tồn Thành mà giúp ta. Nay Thành về châu Ái ta chẳng thể giữ được chúng. Mấy thuộc hạ của Thành từ lâu cũng đã nhiều lần muốn tách khỏi chúng ta. Ta cũng không nên giữ lại tránh đất xéo thành bùn lại chẳng thể rút chân ra được. Có Thành ở Ái Châu được lợi nhiều hơn là hại. Sự có mặt của Tồn Thành ở Ái Châu, ta sẽ yên tâm về Uyển, Uyển sẽ không dám nghe lệnh họ Lý mà mang đánh quân ta là điều lợi thứ nhất. Trường Châu, Võ An cũng vì thế đề phòng châu Ái mà không dám động binh đánh phía sau chúng ta là điều lợi thứ hai. Bọn Man Hoàng, Ai Lao có lính Ái Châu đồn trú vì thế chúng sẽ bị phân tâm, khi đó ta đưa quân về phía tây chúng ta sẽ thêm phần chắc thắng. Tồn Thành trước giờ không ưa bọn người Tống Bình, nay Thành không có mặt, anh có thể dùng chúng để giải quyết những vấn đề trước mắt về địa thế Giao Châu.
- Ý Bá Nam là những tên cướp mà Phạm Đan bắt giữ ở Đằng Châu đó sao.
- Bẩm anh. Ngày qua, ta cũng đã ghé vào nhà lao để dò xét đám cướp ở Xích Đằng. Bọn chúng khai ra là người huyện Tống Bình, Vũ Bình, quen thuộc địa hình, khí hậu đất đó. Tên cầm đầu Lưu Trình cũng là một kẻ không phải dạng tầm thường cũng có thể dùng được. Ngày qua, hắn đánh tên cai tù nghẹn cổ tím tái mặt mày chỉ bằng cây gậy đầu rắn nhỏ bằng ngón tay cái. Đám lâu la nói chuyện với nhau, hắn được học võ sư họ Liêu đất Đỗ Động.
Hai người đang bàn quân tình, phía ngoài trại có tiếng ồn ào. Có tên lính vào báo tên cầm đầu lũ cướp tự xưng họ Liêu, tên Đức Thinh là người Đỗ Động có việc gấp cần nói với vai vị tướng quân họ Dương, họ Đỗ. Chí Liệt nhìn Sĩ Giao, ánh mắt như đã hiểu, quân sư lệnh cho giải tên đó lên.
Mặt mày sẹo lớn nham nhở, tay bị trói phía sau nhất quyết không chịu quỳ gối. Một tên lính đạp vào chân hắn, cổ chân tên đó lập tức bị gẫy rời, bàn chân thẳng tuột. Bọn lính phải kéo ra ngoài. Sĩ Giao đi một vòng quanh nhìn phía dưới gót chân hắn có một khúc xương nhô thừa ra như chân gà. Gã nhìn theo Sĩ Giao, đột ngột Sĩ Giao dùng cành tre nhỏ quấn chặt lấy hông hắn. Chí Liệt dùng gươm kè cổ hắn. Sĩ Giao rút từ hông sau hắn một chiếc gậy gỗ rỗng ruột, phía trong luồn sắt cứng, phía cuối gậy có những khấc cùng sợi sắt nhỏ thò ra phía ngoài. Chí Liệt dọa hắn:
- Cái thứ võ bịp người đó nhà ngươi học từ đâu mà có. Muốn gặp người họ Đỗ, họ Dương có việc gì.
Mặt hắn vênh váo, chỉ nhếch mép cười. Thiện tướng dùng đầu kiếm vẽ lên khuôn mặt hắn chữ "Tử ", máu dầm dề chảy xuống ria mép lún phún vài chiếc mọc lởm xởm quanh miệng. Hắn gồng mình, mắt nhìn theo kiếm, miệng lắp bắp:
- Tiểu nhân xin hỏi hai vị. Ai là Dương Chí Liệt tướng quân, ai là Đỗ Sĩ Giao tướng quân.
- Gặp hai người đó có việc gì. Nếu không gặp được thì sao.
Hắn vẫn nghênh ngang, phỉ nước miếng vào đầu kiếm. Mặt quay đi không tiếp chuyện. Chí Liệt liền dùng doi mây vút thẳng xuống bàn. Miếng thịt dê nát nhừ thành năm miếng. Gã sợ sệt nhìn hai người, thấy lệnh bài chữ Dương trên hông người cao lớn, mặt mày nghiêm nghị. Hắn mới hỏi:
- Trong quân, người làm tướng thường uy nghiêm, chính trực. Mặt mày khôi ngô lại toát lên vẻ đẹp của thần tướng. Lệnh bài chữ Dương giắt hông, ắt là Chí Liệt Bình Nam thiện tướng đả tứ hổ núi Tiên Du. Anh này nho nhã, dáng người thanh tao, nét mặt thanh tú, mũi thẳng dừa xứ Phù Nam, giọng nói ôn tồn, lệnh bài chỉ ghi hai chữ Nam sư, hẳn là Bá Nam quân sư lừng lẫy chiến công giết Tượng Cổ, đốt cháy động hổ, lột mặt kẻ gian Triệu Hoằng, Triệu Túc.
Sĩ Giao nghe mà sựng người, quạt mo lá có ném xuống. Tay chỉ vào Chí Liệt, mặt hướng về tên gã mặt sẹo. Giọng nói nạt nộ, Sĩ Giao quát hắn:
- Danh xưng của tướng quân không phải để nhà ngươi thích mang ra nói lúc nào cũng được. Nhà ngươi là…
- Tiểu nhân tự là Đức Thinh, họ Liêu người Đỗ Động. Ngày trước vì gia thù mà đến Tống Bình mưu sát hại họ Quế mà sức hèn không thể giết hắn. Được lão Tô Hiền trong thành cứu giúp chạy về đất Long Biên. Sau bị quan quân lùng sục riết quá, đành phải về đất huyện cũ Cao Lăng làm cướp.
- Kẻ làm cướp là tội với muôn dân. Nhà ngươi chẳng hay muốn tìm hai chúng ta có việc gì. Phải chăng muốn ta tha cho. Chớ có viển vông.
- Nghe danh hai vị đã lâu. Nay được hạnh ngộ quả là phúc lớn. Tiểu nhân làm cướp cũng có điều có lỗi với đám dân nhưng đâu có muốn vậy. Khi trước cũng làm ngư chài mà bọn quan huyện Chu Diên quấy nhách, lại thêm đám dân làng thấy ta dị dạng xấu xí mà xua đuổi tiểu nhân. Bấy giờ tiểu nhân hận đám huyện quan kia mà cướp phá phủ lỵ hắn hòng dạy cho hắn bài học. Ai ngờ đâu…
- Nhà ngươi chớ có dài dòng nữa. Một ngày làm cướp thì cả đời là cướp. Nói mau! Nhà ngươi tìm gặp hai bọn ta có việc gì.
- Lũ quan lại Tống Bình, thử hỏi hai vị chẳng phải là cướp hay sao. Tôi đây chỉ là đường cùng. Bọn dân kia khinh ghét nên mới ra như vậy.
Chí Liệt bực tức, giọng quát tháo chói tai:
- Dài dòng. Ngươi còn không trả lời ta, ta chém bay đầu nhà ngươi bây giờ.
Thinh lấy tay áo lau đi mồ hôi cùng máu đọng trên mặt. Hắn nhìn Chí Liệt rồi rụt rè chắp tay mà bẩm:
- Đúng là cọp dữ sinh hổ oai. Tính ngài nóng giận không khác chi cha ngài.
Chí Liệt trợn mắt, kiếm giương ngang mặt:
- Lại còn già mồm hả.
Thinh rụi mắt, cổ kè lưỡi gươm. Ria mép chạm phải, đứt lìa ngay. Thinh cất giọng thách thức Chí Liệt:
- Đúng là kiếm tốt. Tiếc là vào tay ngài chỉ để giết gà, giết vịt như tiểu nhân thì quá uổng phí. Giá như kiếm này trong tay kẻ dũng mãnh như Dương Diện hộ sư quân tướng thì hắn đâu phải chịu nhục nương nhờ kẻ khác.
- Nhà ngươi vừa nói ai. – Sĩ Giao quay lại hỏi hắn.
- À. Dương Diện tướng quân là người dũng mãnh nhất mà tôi đã từng gặp. Chỉ tiếc là hắn chẳng có lấy một thanh kiếm đủ tốt để hắn giương oai, phải đi cúi nhờ kẻ khác. Nghe hắn là em của cái tên Tồn Thành gì đó. Mấy hôm trước đánh nhau với gã, chẳng phải là tên tiểu tử Phạm Đan giúp gã thì đâu có thể bắt được tôi. Uy dũng kém xa em hắn.
- Nhà ngươi gặp Gã Quỷ khi nào, ở đâu? - Cũng đã chừng hơn một, à không, phải gần hai năm rồi. Khi đó, Quế Trọng Vũ chưa về đến La Thành, mà đám người Tống Bình làm phản đánh đuổi Thiên thanh Dương tướng. Gã Quỷ đó theo họ Dương chạy đến Bạch Hạc. Sau đó thì tôi cũng không được biết. Nay lại được gặp thiếu chủ Dương Chí Liệt ở nơi bãi sông này.
Chí Liệt buông kiếm, ánh mắt sắc lẹm trùng xuống. Đức Thinh luyến thoắng kể lại từng câu chuyện từ khi anh vẫn còn sống bình yên ở thành Đỗ Động đến khi anh chàng trốn chạy ở Tống Bình, làm cướp bên bến sông Xích Đằng. Sĩ Giao quanh đi qua đi lại nhiều vòng quanh trại. Chí Liệt nghe xong câu chuyện hỏi Thinh:
- Ta vẫn chưa hiểu Thi Nguyên hắn theo học ông nội anh, là đệ tử mà ông nội anh hết sức yêu mến. Chỉ vì có bát canh hắt đi mà hắn trở mặt với họ Liêu. Phải chăng có điều chi khiến hắn hận thù đến vậy.
- Liêu gia nổi tiếng đất Vũ Bình, môn sinh theo ông tôi đến cả trăm người khắp đất Giao Châu. Kẻ yêu võ nghệ ông hướng dẫn luyện công. Người ham kinh sử, ông giảng bàn ngũ kinh tứ thư. Lại cùng luận bàn kinh bang tế thế cùng những bậc hiền tài như Phùng An thiếu chủ, Anh Hàn quân sư, Anh Sách phó kinh lược sứ. Tiếng tăm bay lan tỏa khắp An Nam. Cách đây mười năm trước, chú Hữu Phương cùng với Thi Nguyên thi tú tài Giao Châu. Năm đó chỉ có một người đạt, chú tôi Hữu Phương đậu tú tài. Thi Nguyên không giỏi thi văn nên bị trượt. Ông tôi yêu mến hắn ta mà lấy làm tiếc cho hắn, liền nhờ Nha môn tướng Vũ Bình là Bồ Cảnh Thực cho hắn xung quân làm phó tướng cho Thực. Chẳng hay hắn không thích làm tôi mọn lại nghe bọn tiểu nhân đàm tiếu rằng ông tôi nhờ quen biết với đám quan lại Tống Bình chỉ giúp người trong nhà, còn đám người ngoài thì cho về nơi đá sỏi rắn câng. Đêm đến cho người vào phủ cướp ấn của Bồ tướng quân bị Bồ tướng quân bắt được. Phần nể mặt ông tôi nên Bồ tướng quân trả hắn về cho ông. Ông tôi bấy giờ không nhận mặt hắn. Đuổi hắn ra khỏi thành Đỗ Động. Hắn lèo nhèo xin ông tôi tha tội. Nghĩ thương hắn là kẻ học trò ham hiểu biết lại không có thân thích, ông dùng gia pháp đánh hắn hai mươi roi, viết trạng bêu hắn trước toàn thể mọi người, phạt hắn chín chín tám mốt ngày không được phép vào thành, ngày ngày trồng rau, hái quả, chăn thả lợn gà ở trang. Chú tôi cùng ông đi Tống Bình nhận thư báo danh đến Trường An thi Tiến sĩ. Ông tôi già yếu ở lại An Nam. Những ngày ông ở Tống Bình, Nguyên giao kết với đám thanh niên quanh Liêu gia trang đi bắt con gái ở trong thành. Quan huyện bắt đám thanh niên, Nguyên trốn chạy được đến tây Tống Bình, cạnh sông Đáy gặp một người thợ đá bị nước cuốn trôi. Hắn lấy sào tre mà kéo người thợ đá vào. Người này quen huyện lệnh Tống Bình, nhờ ơn cứu mạng mà tiến cử hắn làm bổ đầu huyện đó. Sau này Dương tướng quân chiếm trị sở, hắn dâng tiền đút lót cho Triệu Hoằng, Hoằng dâng sớ chép công hắn, xung hắn làm Vũ Bình bổ đầu. Bấy giờ ở Vũ Bình, kẻ nói theo, người không phục Thiên Thanh tướng quân. Hắn vờ lệnh của Dương tướng quân đêm đến giết hết kẻ có ý không theo. Ngày sau hắn lên huyện thành Vũ Bình ép huyện lịnh phong hắn làm soái huyện Vũ Bình, tự mang bảy nghìn quân Đỗ Động đánh đuổi trại quân người Hoa Hạ châu Nam Tà, Vũ Định. Dương tướng quân ở trị sở nghe huyện lịnh Vũ Bình khi đó là Trương Lục dâng tấu kể tội hắn tự ý mang quân đánh trại binh người Hoa Hạ, lại cho người quấy phá đám quân của Bùi Hành Lập đang ở Man Hoàng. Dương tướng quân cho là hắn có ý giúp nên cho đuổi Lục đi. Hắn càng thêm kiêu ngạo, mang rượu thịt đến bày ở Liêu gia trang. Hắn cho gọi đám thanh niên khi trước, đám người ngày trước cùng hắn lẻn vào nhà của Bồ tướng quân cướp ấn đến trang. Ông tôi biết hắn có ý khoe mẽ, lời nói ngông cuồng, ý xỉa xói họ Liêu cậy thế quen biết, có kẻ học trò giỏi giang nay càng thêm rạng rỡ. Ông vốn không ưa những kẻ hênh hoang lại không ưa đám người nhộm nhoạm hắn mời đến nên trong tiệc khi hắn nhận làm đệ tử giỏi nhất của ông, ông đã hất thẳng mặt hắn bát nước xáo măng, mắng hắn là "Chó cùng dứt dậu. Ăn cây táo rào cây sung, Ngắm bông hoa cúc ở cùng hoa mai. Nịnh hót đám người Ăn biếu ngồi chiếu hoa mà nên công danh. Kẻ như ngươi không đáng mặt làm đệ tử của ta". Hắn tức tối mà mang hận trong lòng. Khi Trọng Vũ đem của cải, danh phận để làm mồi nhử, hắn bắt đầu thay lòng đổi dạ, bị mờ mắt bởi danh vọng kim tiền. Nghe lời xúi giục của đám người thiển cận dưới trướng hắn điều đình với Quế Trọng Vũ, cho gọi lại những quân lính người Hoa Hạ, mật báo cho đám quân Đường để rộng cửa đón chúng vào La Thành. Sau này, hắn được phong làm đô úy nắm binh mã của hai huyện Tống Bình, Vũ Bình. Hắn cho nhổ bỏ cái gai trong mắt hắn từ bấy lâu nay là thành Đỗ Động, Liễu Gia trang. Ông nội tôi cùng người Liêu Gia bị bắt bớ, hắn còn bí mật sai người dựng chuyện mà đem giết bỏ hết người trong trang. Oán hận lắm thay.
- Liêu Thái Công danh tiếng một thời. Nay Hữu Nguyên vạn dặm xa xôi. Ta nghe nói chú anh cùng với Lý Phùng Cát hai người đó gắn bó. Nay Nguyên Gia là thân hữu của Phùng Cát, chẳng nhẽ không cậy đó mà trừ khử hắn báo thù cho Liêu gia.
- Than ôi. Họ Lý kia cũng vì vàng bạc, công danh. Chứ màng chi chuyện của đám người không là ruột rà, người trên chẳng phải. Hắn về làm An Nam đô hộ chẳng phải là do đám người của tể tướng Đường triều rèm pha hay sao. Cũng nhờ hắn là họ hàng của Phùng Cát nên mới mới cho đến đây nhậm chức, đó chính là may mắn cho hắn rồi. Hắn chỉ lo cho chiếc ghế của hắn còn chưa xong, huống chi đến lo chuyện của kẻ chẳng liên can đến mình. Thi Nguyên đe nạt đám người dưới là vậy nhưng với kẻ trên hắn tỏ ra e sợ, nịnh hót đến mủi lòng nên được lòng đám họ Lý đó. Nay nghe tin Dương Thanh lập đất ở Man Hoàng, thiếu chủ cùng Đỗ quân sư mưu đoạt Vũ Bình, Đường Lâm. Tại hạ lại nhớ Phong Châu thứ sử Thăng Triều có gửi bức thư nhận lời cứu giúp Dương tướng quân khi trước. Tiểu nhân định bụng đất Man Hoàng dưới quyền chỉ huy của Lý Do Độc người dưới trướng của Dương tướng quân từ khi cướp trị sở nên Thăng Triều có ý che giấu đám người Giao Châu về sự có mặt của Dương tướng quân cùng bộ hạ ở đất phía sau Phong Châu.
Sĩ Giao như chợt bừng tỉnh, chàng lấy roi tre, dải tấm áo ra mà chỉ về những nốt thành trì điểm chấm trên đó. Chàng bàn với Bình Nam thiện tướng:
- Lời Đức Thinh rất có thể là đúng. Ta nghe nói khi trước Thăng Triều mang quân đóng trước thành Bạch Hạc như để phòng thủ quân triều đình lấn tới. Nhưng sau này khi có người từ Tống Bình tới mách kế trị Phong Châu, liền cho Do Độc về đất Lâm Tây trấn giữ Man Hoàng, lại cho người dâng cống thường xuyên nên đám quan lại Tống Bình lấy làm lơ là đất đó. Quả nhiên nếu tướng chủ thoát khỏi nạn phản quân Tống Bình thì Thăng Triều làm động thái đó chắc chắn là có ý nuôi giấu quân binh của Thiên thanh tướng chủ. Mặt khác, Thăng Triều trước mặt phó thứ sử Phong Châu Kiều Chung Đạt, bổ đầu Toán Hoa Tài đuổi Lý Do Độc về Lâm Tây chỉ là che mắt đám ấy, ngầm cho Do Độc về đất Lâm Tây che chở Dương tướng chủ. Dạo gần đây lại có đám người từ Man Hoàng dẫn đầu là một người mang mặt da bò liên tục quấy phá đất phía tây Vũ Bình, Nam Tà Châu. Phải chăng đó là Gã Quỷ. Nghe rằng dân Man Hoàng xưa tết thường không dâng tặng gì vì không phải tục tết của đám man, vậy mà hai dịp tết gần đây, đám tộc trưởng xứ ấy lại dâng bánh chưng, bánh dày, trầu cau, gạo nếp, thịt gà nhiều vô kể cho quan quân Tống Bình. Phải chăng điều mà anh và ta bấy lâu vẫn bàn với nhau đó là sự thật.
Chí Liệt mặt giãn những nếp trăn trở, miệng cười tay mở. Chàng ôm lấy Sĩ Giao mừng rỡ, vội cởi bỏ những xích xiềng trên người Đức Thinh. Chàng phong cho Thinh hiệu Đầu Xà Bổng tướng, tả tướng chinh tây. Ba người đêm đó cùng mưu kế rời binh từ Xích Đằng tây tiến đóng trại dọc bờ sông Đáy đến núi Hương Sơn có suối Yến thì giấu quân lương ở chỗ đó. Cử Đức Thinh cùng anh em đi về đất phía tây huyện Vũ Bình kết nối với đám người Man Hoàng mang quân đánh phá Đỗ Động, chiếm làm căn cứ mưu đánh Tống Bình báo thù Giao Châu.
Tiếng cười nói vang vang từ phía căn lều nhỏ giữa đất trời im ắng của đất châu thổ rộng lớn. Mùi hương rượu nồng hòa quyện với đồng nội mùi đêm, ba người đó kéo cùng chiếc chăn mỏng mà mướt mát mồ hôi trong tiết trời se se. Đợt gió bấc heo may đầu tiên đóng lại những oi ả nắng cháy, khép lại những ngày mưa dầm dề mùa nước dâng cao, để thay vào những ngày tháng trái kết ngọt mọng.
Danh sách chương