Giống Rồng
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ hai mươi mốt
Họ Phạm xuôi dòng Đáy giết tham quan
Tồn Thành bỏ Ái về Hoan dựng trại
Chương 21.3 Nước khuấy đục cá béo, đốn tre tre nằm thẳng
Trung Trực hỏi người bác đáng kính của mình tại sao mà khóc, lão vội lau dòng nước mắt của một lão ông đã ở gần cái tuổi “cổ lai hy”. Lão nhìn từ cổng chùa xuôi nam là đất đồng bằng bao la rộng mở, thấy cây lá tốt tươi mà mặt rạng rỡ trở lại mà nói với Trung Trực:
- Cháu ta chưa hiểu hết câu chuyện ngày hôm nay đâu. Rồi sẽ có ngày cháu sẽ được biết, việc trước mặt bây giờ là chúng ta phải đi nhậm chức quan, giúp đỡ dân chúng huyện Vũ Bình ấy ổn định mới mong thế cục thay đổi được.
Trung Trực nhăn nhó, cổ nghển lên nhìn như chiếc đầu rùa thò ra khỏi chiếc mai thô ráp. Anh chàng tay đảo chiếc gậy đặt cạnh cửa chùa như dụng cụ quen thuộc của người làm bếp rồi cùng nhìn theo người bác gật gù:
- Phải đó bác. Mà hai mảnh vải này xử lý thế nào? - Đốt đi!
Trung Trực nghe lời bác đốt đi thì trời đổ cơn mưa rào bất chợt giữa tiết trời mới sang xuân. Còn một góc mảnh vải chưa cháy hết hiện lên chữ “Dương”, Trung Trực lấy làm lạ hỏi:
- Bác ơi. Có chữ này ạ. Chẳng phải là khi nãy bác cháu ta không có nhìn thấy chữ này.
Một góc mảnh vải khác lại hiện lên hai chữ “hưng bá”. Trung Trực vội lấy lại hai mảnh ghép vào nhau mà đọc to rõ ràng “Dương hưng bá”.
“Vậy là chẳng phải có ý họ Dương này sẽ kiến quốc lập nghiệp lớn ở cái đất An Nam này sao? Đó không lẽ là lý do mà bác lại khóc?” – Trung Trực tự hỏi rồi gạt phăng cái suy nghĩ đó đi gọi người bác.
- Đi thôi bác. Chỉ là cơn mưa trái mùa thoảng qua, không khiến đường đi ướt nhão đâu bác. Về thôi kẻo chẳng kịp nhậm chức quan, lại còn bị trách phạt nữa.
“Chỉ là cơn mưa trái mùa thoảng qua…” – Lão Trực Hiến nghĩ rồi nói lại với người cháu:
- Đi thôi. Đường trơn đường nhão là do mưa xuân dầm dề thấm đất, chứ trận mưa này đáng gì để làm ướt nhão đường đi. Cháu nói phải, về Tống Bình thôi!
Hai người suốt dọc đường đi nghe tiếng dân ca từ cánh đồng cất lên mà trong lòng hứng khởi:
“Bụng no hãy nhớ khi nghèo
Giàu sang chớ lãng đói meo bần hàn
Hoa khoe sắc thắm rồi tàn
Giáo gươm sắc nhọn xếp hàng bỏ không
Lúa xanh mơn mởn ngoài đồng
Cò bay phấp phới mênh mông đất trời
Thanh bình khắp chốn muôn nơi
Mong xuân xuân mãi cho đời tốt tươi”
Rỏng tai nghe lão cười mà ngâm thêm khúc tâm tình:
“Lá đa lướt khẽ buông lời
‘Búp măng mọc thẳng sống đời thẳng ngay
Gió mưa đã bấy tháng ngày
Tre cao trăm đốt lưng này cong cong.
Nước nào là nước chẳng trong
Trong không có cá đành lòng tát đi
Vừa xong bão tố khổ bi
Sông màu đỏ rực cá thì đầy khoang’
Tre ngà nghiêng ngả nói vang
‘Thân trên mặt đất hiên ngang thẳng mình’.”
Chúng dân nhìn nghe thấy khúc ngâm của lão Trực Hiến mà ngừng tay cấy tay cầy trông lên bờ ruộng có một ông lão tóc trắng hoa râm, mặt mày rạng rỡ, thẳng lưng dẫu có cưỡi chú ngựa thấp bé nhưng vẫn toát lên khí phách của bậc phụ mẫu. Lão xuống ngựa thong thả chào từng từng người dân.
Từ bãi có triền đê sông Thiên Đức, có một cậu nhóc thổi sao trên lưng trâu tụt xuống mặt đất mà gọi lão:
- Thưa thầy! Con là cậu nhóc vừa thổi sáo ngâm thơ cho thầy.
Lão kéo cậu bé vào lòng rồi nói giọng ân cần:
- Giỏi lắm cháu bé! Cháu là con cái nhà ai? Ông chưa từng gặp cháu cớ sao lại gọi ta là thầy? Mà ta cũng chưa từng dậy học.
Đứa bé mắt liếc nhìn mọi người, ánh mắt liêng láo rồi thì thào với ông lão:
- Ông ơi. Ông cho cháu theo ông với.
Trung Trực vỗ mông cậu bé rồi quay ra nói oang oang trước toàn thể dân làng:
- Này nhóc. Con cái nhà ai đây? Nó đòi đi cùng chúng tôi này.
Mọi người không ai dám quay ra nhận cậu bé. Trung Trực quay ra hỏi mọi người một lần nữa mọi người vẫn lặng im lúc anh chàng hỏi câu đầu tiên. Cậu bé quay ra nói với chàng:
- Chú cổ rùa ơi. Người chú lùn mà cổ chú dài thế mà lại nói to nữa. Chú không sợ lão địa chủ bắt phạt ạ.
Trung Trực vênh mặt lên:
- Lão địa chủ nào? Ở đây toàn là…
- Lão địa chủ này là ta đây. – Giọng một người đi từ phía bên kia triền đê nói vọng sang.
Dần hiện lên một tên ria mép xoăn cuộn tít vào nhau như con sâu róm trên miệng. Hắn cười nhe hàm răng cái trắng cái đen của hắn nghễnh ngãng chống chiếc gậy ba toong chạm trổ hình chó sói không ra chó sói, cáo không ra cáo, hổ không ra hổ. Đi cùng là hai tên chắc là nô gia nhà hắn, thằng cầm gậy, thằng cầm dao lăm lăm nhìn về phía đứa trẻ.
Gã địa chủ lườm nguýt mọi người đang làm dưới đồng, chẳng một người nào dám ngước lên. Gã chỉ thẳng tay vào cậu bé:
- Thằng nhãi ranh! Tao bảo mày thả trâu phía bên kia triền đê, mày không thấy mọi người đang gặt lúa hay sao? Cả lũ bọn bay nữa, thóc thiếu cân nào đừng có trách tao là ác.
Lão Trực Hiến chăm chú nhìn theo, Trung Trực có vẻ e dè tên địa chủ cùng hai tên lâu la của hắn cũng không dám ho he nói một lời. Tên địa chủ vểnh râu quay sang hỏi hai bác cháu:
- Cũng có ngựa cưỡi cơ à? Nhìn ra thì chắc không phải người huyện này, có việc gì mà làm nhốn nháo bọn chúng nó?
Lão Trực Hiến cúi chào tên địa chủ tôn trọng hắn, Trung Trực cũng chắp tay theo lễ ấy chào hỏi hắn. Lão nói:
- Chào quan gia. Chúng ta chỉ là cưỡi ngựa đi qua đây, thấy chúng dân hồ hởi hát ca mà dừng chân nghe. Không biết đây là ruộng đất của quan gia, có gì mạo phạm xin quan gia thứ cho.
Hai tên lâu la trừng mắt lăm le chiếc dao, cây gậy, phì nước bọt xuống dưới đất. Tên cầm dao quát tháo:
- Đây là đất của lão gia, đứa nào dám cưỡi ngựa qua, rầy xéo mùa màng của nhà quan sẽ bị xử tội, cho dù đó là kẻ nào.
Tên địa chủ lấy cây gậy ba toong đập vào đầu thằng dốt nát ấy vênh mặt lên nói:
- Thằng ngu! Chó cắn nể mặt chủ.
Hắn đổi giọng:
- Nghe cách nói chuyện của hai vị, chắc hẳn không phải là dân mọi rợ, áo quần chỉnh tề thế kia càng không phải bọn đầu đường xó chợ lang thang nay đây mai đó. Mời hai vị ghé thăm nhà coi như là Quảng tôi hiếu khách.
Trung Trực nói:
- Chúng tôi chỉ có việc đi qua, không dám phiền đến lão gia. Có gì cần dạy bảo xin các ngài cứ nói. Hai bác cháu chúng tôi không có làm gì sai cả, mọi người ở đây đều trông thấy.
Cậu bé láu lỉnh ngước mắt lên nhìn tên địa chủ phân nài:
- Ông ơi. Hai người đó là người tốt, từ triền đê cháu nhìn thấy họ xuống ngựa dắt qua bờ ruộng phía nam, không có dẫm lên lúa của ông đâu.
Thằng lâu la cầm gậy giương gậy lên chỉ trỏ, cái ba toong lại hất tung cái gậy lên, lão địa chủ cười khì khì:
- Ta tin lời cháu, cháu hãy dắt con trâu này sang triền đê bên kia. Cháu thấy họ là người tử tế phải không nào?
Trung Trực cau mày nói nhỏ vào tai người bác:
- Bọn chúng đang diễn kịch phải không bác?
Lão lắc đầu, không nói gì chỉ chăm chú nhìn theo cử chỉ và ánh mắt của cậu bé. Dường như có thứ gì đó không hay ho cho lắm từ trong sâu thẳm ánh mắt của cậu bé đó. Lão nhíu mày rồi thưa với tên địa chủ:
- Chẳng giấu gì quan gia. Thực sự chúng tôi đang có việc gấp ở Tống Bình. Nếu đã có duyên gặp gỡ, hai bác cháu ta sẽ ghé qua chỗ của quan gia.
Nói rồi gã địa chủ tên Quảng cười hề hề:
- Đã vậy xin tiễn hai bác cháu một đoạn.
Hai bác cháu cáo biệt gã địa chủ và những người dân dưới đồng. Không ai dám quay mặt ra mà chỉ dám chào hai người bằng cái liếc nhìn.
Gió thổi rì rào, lão Trực Hiến lên lưng ngựa đi được năm bước về hướng tây thì nghe tiếng lanh lảnh từ phía trên đê nói vọng xuống:
- Thầy ơi! Đừng đi về phía ấy!
Chưa dứt lời cậu bé bị một tên gầy nhom, mặt đen nhẽm bịt lấy miệng kéo đi. Hai tên lâu la của gã địa chủ lao tới cầm lấy cương ngựa mà giật, lão Trực Hiến ngã một cái điếng người xuống dưới đất. Trung Trực chẳng có chút võ vẽ nào đành bất lực chịu trói khi có hai tên nữa từ phía trên đê lao tới.
Trung Trực gào thét, cái cổ nghển ra khỏi sợi thừng nói:
- Mẹ cha cái lũ cường hào. Nhìn mặt đường hoàng tử tế mà có khác gì bọn chó cắn áo rách ngoài đường!
Lão Trực Hiến ôm lấy ngực, chạm vào từng thớ thịt đều đau nhức hết cả. Có vẻ cú ngã khiến lão thất thập đã mất đi đến năm phần sức lực còn lại của lão. Người dân phía dưới không nói năng gì, lại tiếp tục gặt lúa kéo chẳng kịp thời hạn cho lão địa chủ ấy.
Hai ngày đầu tiên, bọn chúng nhốt hai bác cháu ở phía sau gian chuồng lợn, mùi hôi thối, ruồi bọ không sao mà thở nổi. Lão Trực Hiến trở lên hom hem, nước da xạm đi, toàn thân nhức mỏi không tài nào gượng dậy nổi. Trung Trực trai tráng thanh niên cố gượng sức mà chăm người bác sau mỗi trận đòn roi.
Ở giữa chốn đồng quê bát ngát, ruộng lúa bao la ấy có một khu đất vườn rộng dễ đến cả chục mẫu. Hai bác cháu ở chuồng lợn phía đông, cạnh đó là chuồng bò cũng có vài người ăn mặc rách rưới, đầu tóc rũ rượi nằm mê mệt dưới đất, chốc chốc lại có con ve bò đậu lên mặt cũng mặc kệ cho nó châm nó hút. Trung Trực thấy thế cũng mon men lại hỏi mấy người đó.
Ây dà, thì ra mấy kẻ đó có đứa thì là người từ chỗ khác đến đi qua đây không có tiền nộp “lộ phí” khi đi qua đất của bọn chúng thì đều bị như vậy cả. Có mấy mụ đàn bà rảnh mông hay lê la trên đồng ruộng cũng bị lão địa chủ ấy bắt nhốt ở chuồng vịt cho tha hồ mà “kể lể” với đám hai chân ấy. Cũng có kẻ ở trong hương vay tiền lão không trả nổi tiền lãi mà lão tính bằng ngày, bằng canh giờ mà phải quần quật suốt cả mấy năm trời ở ruộng lúa của hắn.
Trung Trực tò mò hỏi một tên có vẻ như là gã này am tường nhất ở đây về chuyện sao suốt mấy trận chiến mà gia thế nhà hắn không có bị ảnh hưởng. Tên này ngậm lá trúc nói với Trung Trực:
- Ôi giồi! Quân lính chém giết thì cứ chém giết. Các quan trên cứ thay đổi liên tùng tục, nhưng cái phận dân nghèo ở dưới nào có đổi thay gì cơ chứ. Bọn này chúng nó có đất đai, của cải, theo hay không theo ai thì bọn nó lựa thế lựa thời, thiếu gì của nả đâu mà lo mấy cái việc ở tận đẩu tận đâu ấy. Bên nào đòi thuế, đòi sưu thì nó nộp, bên nào thiếu gạo đòi lúa thì chúng nó dâng. Mà miễn sưu, miễn thuế thì chúng nó hưởng. Dân ngu cù đèn như bọn tôi cứ quanh quẩn cái xó này thôi. Trâu ốm lăn ra chết nó bảo do không biết nuôi, bắt vạ hết mọi người. Bão lớn gió to thì nó vấy cho là bọn ngu dốt không biết dự liệu thời tiết. Thóc thì bọn địa chủ ấy thu của chúng tôi nào có thiếu một lạng, miễn giảm thế nào, chinh chiến ra sao nào có khác gì.
Trung Trực hiểu ra chuyện nói bàn với bác để lại một con ngựa coi như làm tin. Về tới Tống Bình, nói với Trương Tính xử tội bọn này. Trước tiên phải thoát ra được cái “ải ngục” này cái đã!
Định bụng vậy, hai bác cháu lúc chuẩn bị nhận đòn roi trận nữa mới thì thầm to nhỏ với thằng lâu la trong nhà. Trung Trực nói ngược xuôi phải trái với tên ấy, khi đầu tên ấy không nhận lời nhưng Trung Trực xuống nước nói hắn bán được một con ngựa đi sẽ chia phần cho hắn, còn lại một con ngựa để lại coi như làm tin.
Ngày sau tên ấy dắt ngựa của hai bác cháu đem đi bán. Lúc trở về tên ấy tráo trở nói rằng ngựa này chỉ đáng giá năm lạng bạc trong khi ấy ngoài chợ Tống Bình họ bán được giá đến cả lượng vàng. Hắn còn viện lý do rằng hắn phải đi mái tới thành Long Biên mới bán được mà ngựa lùn xấu cả buổi mới bán được. Được cái là hắn cũng tử tế mua thuốc sắc cho lão Trực Hiến uống cho chóng khỏi bệnh.
Trung Trực trong lòng tức giận lắm nhưng thôi dẫu sao cũng thoát được ra ngoài còn hơn. Tên này chối nhận bạc của lão Trực Hiến chắc hắn kiếm được một món kha khá rồi nên đẫy bụng ngại ngùng. Hắn bẩm chuyện lên lão địa chủ Quảng, Quảng đồng ý ngay lại còn cho người dặn dò viết lên mảnh vải rồi bắt hai người điểm chỉ:
“Hai bác cháu nhà Tô đi qua đất của Quảng, nợ phí hai lượng. Để ngựa ăn lúa phạt bốn lượng, chống đối người thi hành án phạt tội này ba lượng bạc. Tổng là chín lượng bạc. Tiền ăn nghỉ tại trang ba ngày cả thảy là một lượng bạc. Tính tròn nợ mười lượng bạc. Hai bác cháu đã nhận tội trước Quảng cùng bọn gia nhân. Ngày hăm sáu tháng ba sẽ trả lại số bạc, sau ngày ấy không trả thì ngựa để lại làm tin sẽ là ngựa của Quảng…”
Bóng tối bao trùm miền quê tưởng như hết đỗi thanh bình ấy nhưng ẩn sâu trong lớp ngoài bình lặng kia là phía bên trong là dữ dội những uất ức, hờn khổ. Hai bác cháu lọm khọm men theo lối bờ ruộng tới được bến đò sông Cái, bên kia là triền đê hữu ngạn có rặng tre ngà đong đưa kẽo kẹt.
Có quan binh! Hai bác cháu ẩn nấp vào một bụi hoa râm bụt nhìn ra bãi sông nghe ngóng tình hình rồi mới quay ra. Hai tên lái đò đáp lời khi nghe bọn lính hỏi tìm hai người một ông lão, một người thanh niên cổ dài, thân ngắn:
- Suốt mấy ngày nay, dân tình có qua lại con nước khá nhiều mà người già cũng nhiều, người trẻ thấp lùn cũng chẳng ít. Dân ta quanh năm suốt tháng kéo cày, gặt lúa quần quật, có ai mà không lùn, không cổ dài đâu. Các vị hỏi khó cho bọn tôi quá.
Một tên lính xuống ngựa hỏi:
- Là hai người như trong bức tranh này. Các ngươi thử nhớ lại xem.
Tên lái đò còn lại nhìn chăm chú, mắt lúc nào cũng xếch ngược lên chăm chú quan sát hai bức tranh.
“À,…” hắn nhớ ra điều gì đó nhưng không chắc chắn cho lắm. Hắn tiếp tục nhìn thêm lúc nữa mới lại nói:
- Có nhớ. Tôi có nhớ ra rồi. Có hai người đi một ngựa lùn, một ngựa cao. Mấy hôm trước đi từ hữu ngạn qua đây. Mà các vị hỏi là ngày hôm nay hay hôm nào?
- Tất nhiên là hôm nay rồi, có thấy hai người đó quay trở lại đây không?
Hai người lái đò lắc đầu, mặt đầy sự ưu lo xem đám quan binh có tra xét gì thêm nữa không? Đám quan binh chỉ dừng lại dặn dò nếu có gặp hai người đó thì lập tức báo tin cho hương trưởng gần nhất để được nhận thưởng.
Hai bác cháu có dự cảm chẳng lành bàn với nhau rằng, có lẽ tên địa chủ kia vốn là hương trưởng ở hương này, vừa mới bước chân đi, hắn lại nghĩ ra trò gì nữa để ép buộc hai người. Hay lão Trực Hiến nói ở Tống Bình làm lộ ra điều gì đó khiến hắn sợ hãi muốn trừ khử hai bác cháu? Cũng có nhiều khả năng ấy, hoặc cũng có thể hắn đang muốn dò hỏi xem hai người có thực sự về Tống Bình hay không để còn lo liệu “xử lý” hai bác cháu. Lòng người khó đoán, hai bác cháu nhất trí đi về phía nam để tìm bến đò gần Dạ Trạch rồi vòng qua đất Long Đầm để trở về Tống Bình tránh khỏi tai mắt thị phi.
Mà đường ấy đi qua thành Long Biên, chẳng hay gặp người tốt kẻ xấu rèm pha cũng không xong? Lão Trực Hiến người nhức mỏi đi phải có người kè kè ở bên, không thể để Trung Trực một mình vào thành Long Biên tìm người quen trú nhờ được. Lão cũng nghĩ ra chỉ còn được có vậy nên hai bác cháu dong bộ suốt hai chục dặm đường tới bãi đất kỳ lạ ở phía nam thành Long Biên. Ở đây đất có màu trắng sét, keo kết suốt hơn mấy dặm bờ sông Cái. Thấy làm lạ hai bác cháu dừng lại vừa là để dò xét thứ đất kỳ lạ ấy, vừa là để nghe ngóng tình hình cũng như nghỉ ngơi sau chặng đường dài.
Từ đằng xa phía đông bắc bãi đất trắng, có tiếng láu nháu của đám binh lính và một đứa trẻ vọng lại.
- Này cậu nhóc, nói cho ta biết, hai người đó đã đi đến đâu rồi? Nói thì ta tha tội, không nói ta sẽ trách phạt.
- Hai người đó thực sự cháu không biết họ đã đi về phía nào. Có gì mong các ông tha cho. Cháu không muốn quay lại trang của lão Quảng ấy đâu. Cháu xin các ông tha cho!...
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ hai mươi mốt
Họ Phạm xuôi dòng Đáy giết tham quan
Tồn Thành bỏ Ái về Hoan dựng trại
Chương 21.3 Nước khuấy đục cá béo, đốn tre tre nằm thẳng
Trung Trực hỏi người bác đáng kính của mình tại sao mà khóc, lão vội lau dòng nước mắt của một lão ông đã ở gần cái tuổi “cổ lai hy”. Lão nhìn từ cổng chùa xuôi nam là đất đồng bằng bao la rộng mở, thấy cây lá tốt tươi mà mặt rạng rỡ trở lại mà nói với Trung Trực:
- Cháu ta chưa hiểu hết câu chuyện ngày hôm nay đâu. Rồi sẽ có ngày cháu sẽ được biết, việc trước mặt bây giờ là chúng ta phải đi nhậm chức quan, giúp đỡ dân chúng huyện Vũ Bình ấy ổn định mới mong thế cục thay đổi được.
Trung Trực nhăn nhó, cổ nghển lên nhìn như chiếc đầu rùa thò ra khỏi chiếc mai thô ráp. Anh chàng tay đảo chiếc gậy đặt cạnh cửa chùa như dụng cụ quen thuộc của người làm bếp rồi cùng nhìn theo người bác gật gù:
- Phải đó bác. Mà hai mảnh vải này xử lý thế nào? - Đốt đi!
Trung Trực nghe lời bác đốt đi thì trời đổ cơn mưa rào bất chợt giữa tiết trời mới sang xuân. Còn một góc mảnh vải chưa cháy hết hiện lên chữ “Dương”, Trung Trực lấy làm lạ hỏi:
- Bác ơi. Có chữ này ạ. Chẳng phải là khi nãy bác cháu ta không có nhìn thấy chữ này.
Một góc mảnh vải khác lại hiện lên hai chữ “hưng bá”. Trung Trực vội lấy lại hai mảnh ghép vào nhau mà đọc to rõ ràng “Dương hưng bá”.
“Vậy là chẳng phải có ý họ Dương này sẽ kiến quốc lập nghiệp lớn ở cái đất An Nam này sao? Đó không lẽ là lý do mà bác lại khóc?” – Trung Trực tự hỏi rồi gạt phăng cái suy nghĩ đó đi gọi người bác.
- Đi thôi bác. Chỉ là cơn mưa trái mùa thoảng qua, không khiến đường đi ướt nhão đâu bác. Về thôi kẻo chẳng kịp nhậm chức quan, lại còn bị trách phạt nữa.
“Chỉ là cơn mưa trái mùa thoảng qua…” – Lão Trực Hiến nghĩ rồi nói lại với người cháu:
- Đi thôi. Đường trơn đường nhão là do mưa xuân dầm dề thấm đất, chứ trận mưa này đáng gì để làm ướt nhão đường đi. Cháu nói phải, về Tống Bình thôi!
Hai người suốt dọc đường đi nghe tiếng dân ca từ cánh đồng cất lên mà trong lòng hứng khởi:
“Bụng no hãy nhớ khi nghèo
Giàu sang chớ lãng đói meo bần hàn
Hoa khoe sắc thắm rồi tàn
Giáo gươm sắc nhọn xếp hàng bỏ không
Lúa xanh mơn mởn ngoài đồng
Cò bay phấp phới mênh mông đất trời
Thanh bình khắp chốn muôn nơi
Mong xuân xuân mãi cho đời tốt tươi”
Rỏng tai nghe lão cười mà ngâm thêm khúc tâm tình:
“Lá đa lướt khẽ buông lời
‘Búp măng mọc thẳng sống đời thẳng ngay
Gió mưa đã bấy tháng ngày
Tre cao trăm đốt lưng này cong cong.
Nước nào là nước chẳng trong
Trong không có cá đành lòng tát đi
Vừa xong bão tố khổ bi
Sông màu đỏ rực cá thì đầy khoang’
Tre ngà nghiêng ngả nói vang
‘Thân trên mặt đất hiên ngang thẳng mình’.”
Chúng dân nhìn nghe thấy khúc ngâm của lão Trực Hiến mà ngừng tay cấy tay cầy trông lên bờ ruộng có một ông lão tóc trắng hoa râm, mặt mày rạng rỡ, thẳng lưng dẫu có cưỡi chú ngựa thấp bé nhưng vẫn toát lên khí phách của bậc phụ mẫu. Lão xuống ngựa thong thả chào từng từng người dân.
Từ bãi có triền đê sông Thiên Đức, có một cậu nhóc thổi sao trên lưng trâu tụt xuống mặt đất mà gọi lão:
- Thưa thầy! Con là cậu nhóc vừa thổi sáo ngâm thơ cho thầy.
Lão kéo cậu bé vào lòng rồi nói giọng ân cần:
- Giỏi lắm cháu bé! Cháu là con cái nhà ai? Ông chưa từng gặp cháu cớ sao lại gọi ta là thầy? Mà ta cũng chưa từng dậy học.
Đứa bé mắt liếc nhìn mọi người, ánh mắt liêng láo rồi thì thào với ông lão:
- Ông ơi. Ông cho cháu theo ông với.
Trung Trực vỗ mông cậu bé rồi quay ra nói oang oang trước toàn thể dân làng:
- Này nhóc. Con cái nhà ai đây? Nó đòi đi cùng chúng tôi này.
Mọi người không ai dám quay ra nhận cậu bé. Trung Trực quay ra hỏi mọi người một lần nữa mọi người vẫn lặng im lúc anh chàng hỏi câu đầu tiên. Cậu bé quay ra nói với chàng:
- Chú cổ rùa ơi. Người chú lùn mà cổ chú dài thế mà lại nói to nữa. Chú không sợ lão địa chủ bắt phạt ạ.
Trung Trực vênh mặt lên:
- Lão địa chủ nào? Ở đây toàn là…
- Lão địa chủ này là ta đây. – Giọng một người đi từ phía bên kia triền đê nói vọng sang.
Dần hiện lên một tên ria mép xoăn cuộn tít vào nhau như con sâu róm trên miệng. Hắn cười nhe hàm răng cái trắng cái đen của hắn nghễnh ngãng chống chiếc gậy ba toong chạm trổ hình chó sói không ra chó sói, cáo không ra cáo, hổ không ra hổ. Đi cùng là hai tên chắc là nô gia nhà hắn, thằng cầm gậy, thằng cầm dao lăm lăm nhìn về phía đứa trẻ.
Gã địa chủ lườm nguýt mọi người đang làm dưới đồng, chẳng một người nào dám ngước lên. Gã chỉ thẳng tay vào cậu bé:
- Thằng nhãi ranh! Tao bảo mày thả trâu phía bên kia triền đê, mày không thấy mọi người đang gặt lúa hay sao? Cả lũ bọn bay nữa, thóc thiếu cân nào đừng có trách tao là ác.
Lão Trực Hiến chăm chú nhìn theo, Trung Trực có vẻ e dè tên địa chủ cùng hai tên lâu la của hắn cũng không dám ho he nói một lời. Tên địa chủ vểnh râu quay sang hỏi hai bác cháu:
- Cũng có ngựa cưỡi cơ à? Nhìn ra thì chắc không phải người huyện này, có việc gì mà làm nhốn nháo bọn chúng nó?
Lão Trực Hiến cúi chào tên địa chủ tôn trọng hắn, Trung Trực cũng chắp tay theo lễ ấy chào hỏi hắn. Lão nói:
- Chào quan gia. Chúng ta chỉ là cưỡi ngựa đi qua đây, thấy chúng dân hồ hởi hát ca mà dừng chân nghe. Không biết đây là ruộng đất của quan gia, có gì mạo phạm xin quan gia thứ cho.
Hai tên lâu la trừng mắt lăm le chiếc dao, cây gậy, phì nước bọt xuống dưới đất. Tên cầm dao quát tháo:
- Đây là đất của lão gia, đứa nào dám cưỡi ngựa qua, rầy xéo mùa màng của nhà quan sẽ bị xử tội, cho dù đó là kẻ nào.
Tên địa chủ lấy cây gậy ba toong đập vào đầu thằng dốt nát ấy vênh mặt lên nói:
- Thằng ngu! Chó cắn nể mặt chủ.
Hắn đổi giọng:
- Nghe cách nói chuyện của hai vị, chắc hẳn không phải là dân mọi rợ, áo quần chỉnh tề thế kia càng không phải bọn đầu đường xó chợ lang thang nay đây mai đó. Mời hai vị ghé thăm nhà coi như là Quảng tôi hiếu khách.
Trung Trực nói:
- Chúng tôi chỉ có việc đi qua, không dám phiền đến lão gia. Có gì cần dạy bảo xin các ngài cứ nói. Hai bác cháu chúng tôi không có làm gì sai cả, mọi người ở đây đều trông thấy.
Cậu bé láu lỉnh ngước mắt lên nhìn tên địa chủ phân nài:
- Ông ơi. Hai người đó là người tốt, từ triền đê cháu nhìn thấy họ xuống ngựa dắt qua bờ ruộng phía nam, không có dẫm lên lúa của ông đâu.
Thằng lâu la cầm gậy giương gậy lên chỉ trỏ, cái ba toong lại hất tung cái gậy lên, lão địa chủ cười khì khì:
- Ta tin lời cháu, cháu hãy dắt con trâu này sang triền đê bên kia. Cháu thấy họ là người tử tế phải không nào?
Trung Trực cau mày nói nhỏ vào tai người bác:
- Bọn chúng đang diễn kịch phải không bác?
Lão lắc đầu, không nói gì chỉ chăm chú nhìn theo cử chỉ và ánh mắt của cậu bé. Dường như có thứ gì đó không hay ho cho lắm từ trong sâu thẳm ánh mắt của cậu bé đó. Lão nhíu mày rồi thưa với tên địa chủ:
- Chẳng giấu gì quan gia. Thực sự chúng tôi đang có việc gấp ở Tống Bình. Nếu đã có duyên gặp gỡ, hai bác cháu ta sẽ ghé qua chỗ của quan gia.
Nói rồi gã địa chủ tên Quảng cười hề hề:
- Đã vậy xin tiễn hai bác cháu một đoạn.
Hai bác cháu cáo biệt gã địa chủ và những người dân dưới đồng. Không ai dám quay mặt ra mà chỉ dám chào hai người bằng cái liếc nhìn.
Gió thổi rì rào, lão Trực Hiến lên lưng ngựa đi được năm bước về hướng tây thì nghe tiếng lanh lảnh từ phía trên đê nói vọng xuống:
- Thầy ơi! Đừng đi về phía ấy!
Chưa dứt lời cậu bé bị một tên gầy nhom, mặt đen nhẽm bịt lấy miệng kéo đi. Hai tên lâu la của gã địa chủ lao tới cầm lấy cương ngựa mà giật, lão Trực Hiến ngã một cái điếng người xuống dưới đất. Trung Trực chẳng có chút võ vẽ nào đành bất lực chịu trói khi có hai tên nữa từ phía trên đê lao tới.
Trung Trực gào thét, cái cổ nghển ra khỏi sợi thừng nói:
- Mẹ cha cái lũ cường hào. Nhìn mặt đường hoàng tử tế mà có khác gì bọn chó cắn áo rách ngoài đường!
Lão Trực Hiến ôm lấy ngực, chạm vào từng thớ thịt đều đau nhức hết cả. Có vẻ cú ngã khiến lão thất thập đã mất đi đến năm phần sức lực còn lại của lão. Người dân phía dưới không nói năng gì, lại tiếp tục gặt lúa kéo chẳng kịp thời hạn cho lão địa chủ ấy.
Hai ngày đầu tiên, bọn chúng nhốt hai bác cháu ở phía sau gian chuồng lợn, mùi hôi thối, ruồi bọ không sao mà thở nổi. Lão Trực Hiến trở lên hom hem, nước da xạm đi, toàn thân nhức mỏi không tài nào gượng dậy nổi. Trung Trực trai tráng thanh niên cố gượng sức mà chăm người bác sau mỗi trận đòn roi.
Ở giữa chốn đồng quê bát ngát, ruộng lúa bao la ấy có một khu đất vườn rộng dễ đến cả chục mẫu. Hai bác cháu ở chuồng lợn phía đông, cạnh đó là chuồng bò cũng có vài người ăn mặc rách rưới, đầu tóc rũ rượi nằm mê mệt dưới đất, chốc chốc lại có con ve bò đậu lên mặt cũng mặc kệ cho nó châm nó hút. Trung Trực thấy thế cũng mon men lại hỏi mấy người đó.
Ây dà, thì ra mấy kẻ đó có đứa thì là người từ chỗ khác đến đi qua đây không có tiền nộp “lộ phí” khi đi qua đất của bọn chúng thì đều bị như vậy cả. Có mấy mụ đàn bà rảnh mông hay lê la trên đồng ruộng cũng bị lão địa chủ ấy bắt nhốt ở chuồng vịt cho tha hồ mà “kể lể” với đám hai chân ấy. Cũng có kẻ ở trong hương vay tiền lão không trả nổi tiền lãi mà lão tính bằng ngày, bằng canh giờ mà phải quần quật suốt cả mấy năm trời ở ruộng lúa của hắn.
Trung Trực tò mò hỏi một tên có vẻ như là gã này am tường nhất ở đây về chuyện sao suốt mấy trận chiến mà gia thế nhà hắn không có bị ảnh hưởng. Tên này ngậm lá trúc nói với Trung Trực:
- Ôi giồi! Quân lính chém giết thì cứ chém giết. Các quan trên cứ thay đổi liên tùng tục, nhưng cái phận dân nghèo ở dưới nào có đổi thay gì cơ chứ. Bọn này chúng nó có đất đai, của cải, theo hay không theo ai thì bọn nó lựa thế lựa thời, thiếu gì của nả đâu mà lo mấy cái việc ở tận đẩu tận đâu ấy. Bên nào đòi thuế, đòi sưu thì nó nộp, bên nào thiếu gạo đòi lúa thì chúng nó dâng. Mà miễn sưu, miễn thuế thì chúng nó hưởng. Dân ngu cù đèn như bọn tôi cứ quanh quẩn cái xó này thôi. Trâu ốm lăn ra chết nó bảo do không biết nuôi, bắt vạ hết mọi người. Bão lớn gió to thì nó vấy cho là bọn ngu dốt không biết dự liệu thời tiết. Thóc thì bọn địa chủ ấy thu của chúng tôi nào có thiếu một lạng, miễn giảm thế nào, chinh chiến ra sao nào có khác gì.
Trung Trực hiểu ra chuyện nói bàn với bác để lại một con ngựa coi như làm tin. Về tới Tống Bình, nói với Trương Tính xử tội bọn này. Trước tiên phải thoát ra được cái “ải ngục” này cái đã!
Định bụng vậy, hai bác cháu lúc chuẩn bị nhận đòn roi trận nữa mới thì thầm to nhỏ với thằng lâu la trong nhà. Trung Trực nói ngược xuôi phải trái với tên ấy, khi đầu tên ấy không nhận lời nhưng Trung Trực xuống nước nói hắn bán được một con ngựa đi sẽ chia phần cho hắn, còn lại một con ngựa để lại coi như làm tin.
Ngày sau tên ấy dắt ngựa của hai bác cháu đem đi bán. Lúc trở về tên ấy tráo trở nói rằng ngựa này chỉ đáng giá năm lạng bạc trong khi ấy ngoài chợ Tống Bình họ bán được giá đến cả lượng vàng. Hắn còn viện lý do rằng hắn phải đi mái tới thành Long Biên mới bán được mà ngựa lùn xấu cả buổi mới bán được. Được cái là hắn cũng tử tế mua thuốc sắc cho lão Trực Hiến uống cho chóng khỏi bệnh.
Trung Trực trong lòng tức giận lắm nhưng thôi dẫu sao cũng thoát được ra ngoài còn hơn. Tên này chối nhận bạc của lão Trực Hiến chắc hắn kiếm được một món kha khá rồi nên đẫy bụng ngại ngùng. Hắn bẩm chuyện lên lão địa chủ Quảng, Quảng đồng ý ngay lại còn cho người dặn dò viết lên mảnh vải rồi bắt hai người điểm chỉ:
“Hai bác cháu nhà Tô đi qua đất của Quảng, nợ phí hai lượng. Để ngựa ăn lúa phạt bốn lượng, chống đối người thi hành án phạt tội này ba lượng bạc. Tổng là chín lượng bạc. Tiền ăn nghỉ tại trang ba ngày cả thảy là một lượng bạc. Tính tròn nợ mười lượng bạc. Hai bác cháu đã nhận tội trước Quảng cùng bọn gia nhân. Ngày hăm sáu tháng ba sẽ trả lại số bạc, sau ngày ấy không trả thì ngựa để lại làm tin sẽ là ngựa của Quảng…”
Bóng tối bao trùm miền quê tưởng như hết đỗi thanh bình ấy nhưng ẩn sâu trong lớp ngoài bình lặng kia là phía bên trong là dữ dội những uất ức, hờn khổ. Hai bác cháu lọm khọm men theo lối bờ ruộng tới được bến đò sông Cái, bên kia là triền đê hữu ngạn có rặng tre ngà đong đưa kẽo kẹt.
Có quan binh! Hai bác cháu ẩn nấp vào một bụi hoa râm bụt nhìn ra bãi sông nghe ngóng tình hình rồi mới quay ra. Hai tên lái đò đáp lời khi nghe bọn lính hỏi tìm hai người một ông lão, một người thanh niên cổ dài, thân ngắn:
- Suốt mấy ngày nay, dân tình có qua lại con nước khá nhiều mà người già cũng nhiều, người trẻ thấp lùn cũng chẳng ít. Dân ta quanh năm suốt tháng kéo cày, gặt lúa quần quật, có ai mà không lùn, không cổ dài đâu. Các vị hỏi khó cho bọn tôi quá.
Một tên lính xuống ngựa hỏi:
- Là hai người như trong bức tranh này. Các ngươi thử nhớ lại xem.
Tên lái đò còn lại nhìn chăm chú, mắt lúc nào cũng xếch ngược lên chăm chú quan sát hai bức tranh.
“À,…” hắn nhớ ra điều gì đó nhưng không chắc chắn cho lắm. Hắn tiếp tục nhìn thêm lúc nữa mới lại nói:
- Có nhớ. Tôi có nhớ ra rồi. Có hai người đi một ngựa lùn, một ngựa cao. Mấy hôm trước đi từ hữu ngạn qua đây. Mà các vị hỏi là ngày hôm nay hay hôm nào?
- Tất nhiên là hôm nay rồi, có thấy hai người đó quay trở lại đây không?
Hai người lái đò lắc đầu, mặt đầy sự ưu lo xem đám quan binh có tra xét gì thêm nữa không? Đám quan binh chỉ dừng lại dặn dò nếu có gặp hai người đó thì lập tức báo tin cho hương trưởng gần nhất để được nhận thưởng.
Hai bác cháu có dự cảm chẳng lành bàn với nhau rằng, có lẽ tên địa chủ kia vốn là hương trưởng ở hương này, vừa mới bước chân đi, hắn lại nghĩ ra trò gì nữa để ép buộc hai người. Hay lão Trực Hiến nói ở Tống Bình làm lộ ra điều gì đó khiến hắn sợ hãi muốn trừ khử hai bác cháu? Cũng có nhiều khả năng ấy, hoặc cũng có thể hắn đang muốn dò hỏi xem hai người có thực sự về Tống Bình hay không để còn lo liệu “xử lý” hai bác cháu. Lòng người khó đoán, hai bác cháu nhất trí đi về phía nam để tìm bến đò gần Dạ Trạch rồi vòng qua đất Long Đầm để trở về Tống Bình tránh khỏi tai mắt thị phi.
Mà đường ấy đi qua thành Long Biên, chẳng hay gặp người tốt kẻ xấu rèm pha cũng không xong? Lão Trực Hiến người nhức mỏi đi phải có người kè kè ở bên, không thể để Trung Trực một mình vào thành Long Biên tìm người quen trú nhờ được. Lão cũng nghĩ ra chỉ còn được có vậy nên hai bác cháu dong bộ suốt hai chục dặm đường tới bãi đất kỳ lạ ở phía nam thành Long Biên. Ở đây đất có màu trắng sét, keo kết suốt hơn mấy dặm bờ sông Cái. Thấy làm lạ hai bác cháu dừng lại vừa là để dò xét thứ đất kỳ lạ ấy, vừa là để nghe ngóng tình hình cũng như nghỉ ngơi sau chặng đường dài.
Từ đằng xa phía đông bắc bãi đất trắng, có tiếng láu nháu của đám binh lính và một đứa trẻ vọng lại.
- Này cậu nhóc, nói cho ta biết, hai người đó đã đi đến đâu rồi? Nói thì ta tha tội, không nói ta sẽ trách phạt.
- Hai người đó thực sự cháu không biết họ đã đi về phía nào. Có gì mong các ông tha cho. Cháu không muốn quay lại trang của lão Quảng ấy đâu. Cháu xin các ông tha cho!...
Danh sách chương