Thợ gõ: Dờ
Biên Thành đỗ xe ở vị trí giống như hôm qua, cho nên khi nhìn thấy một đứa trẻ u ám đứng ở chỗ cũ thì hai người không bất ngờ chút nào.
Không biết có phải thằng nhóc đang đứng đợi Giang Vũ không, vừa nghe thấy tiếng chân, mắt nó lập tức nhìn quét sang bên cạnh. Nhìn thấy hai người đi tới, nó lại cúi đầu xuống.
"Em đứng đợi ở chỗ này suốt đó giờ hả?" Văn Địch hỏi.
Dường như nam sinh cảm thấy câu hỏi này rất ngu ngốc: "Em thấy Dương Thiên Hoa cầm ảnh chụp chạy đi, đoán hai người nói chuyện gần xong rồi nên mới ra đây."
"Em đã để những tấm ảnh ấy vào trong lớp học sao?" Văn Địch hỏi. Cậu và Biên Thành vừa đến trường học là vào phòng hội đồng ngay, cơ bản là không có thời gian đi thả ảnh. Với lại nếu như mới sáng sớm mà có hai người lớn lạ mặt quanh quẩn trong khu cấp hai thì rất nổi bật. Cậu đã đoán đại khái được là ai làm, nhưng xuất phát từ mong muốn bảo vệ người làm chứng nên đã không nói ra.
Nhìn cái tốc độ lan truyền này, có lẽ nam sinh không chỉ thả ảnh vào một lớp học.
Đối với sự ngờ vực của Văn Địch, nam sinh chỉ nhún vai.
"Em mới chỉ mười mấy tuổi, sao mà có những tấm ảnh ấy được?" Văn Địch lại hỏi.
Nam sinh im lặng rất lâu, đột nhiên nở một nụ cười - là một nụ cười rất đẹp, nhưng không biết vì sao mà lại làm người ta sởn da gà, "Chỉ cần kiên nhẫn là được." Thằng nhóc nói.
Hiển nhiên những tấm ảnh này không phải là được thu thập trong một ngày. Trước khi lễ hội văn hóa diễn ra, thậm chí là trước khi bước vào học kỳ trước, công tác điều tra đã bắt đầu rồi.
Những tấm ảnh ấy được thu thập xong từ lúc nào? Không phải là hôm qua đấy chứ.
Văn Địch khoanh tay lại, làm tư thế đề phòng: "Sao bây giờ em mới tung những tấm ảnh ấy ra?"
"Em đợi hai người." Nam sinh nói.
Văn Địch hiểu ý nó rồi. Thằng nhóc này không muốn người ta biết là do nó tung ra, nó muốn tìm vài người lớn đến để làm kẻ chịu tội thay, phủi sạch trách nhiệm về vụ việc này.
"Em lan truyền bê bối về gia đình bọn họ, lại còn đổ lên đầu tụi anh hả." Văn Địch hơi bực.
"Em thấy bố của Dương Thiên Hoa đã đến," Nam sinh nói: "Nếu có thể làm cho ông ta đích thân tới đây, chứng tỏ hai người đã nắm thóp, hoặc là có bối cảnh gia đình. Dù sao thì cũng được việc hơn một đứa trẻ con như em phải không."
"Em là trẻ con thật à?" Văn Địch hỏi một cách chân thành.
Dường như nam sinh cảm thấy việc trả lời câu hỏi này thật là vô nghĩa: "Chuyển lời cho Giang Vũ giúp em, em phải đi rồi."
"Đi đâu?"
Nam sinh giải thích đơn giản: "Trong nhà xảy ra chuyện, phải đến một nơi rất xa."
Thông thường thì lời nói đầy khó hiểu ấy sẽ ẩn chứa một vài bí mật, Văn Địch không hỏi thêm nữa. Nhìn vào kết quả, nam sinh ấy rời khỏi nơi đầy những kẻ quyền thế tự tung tự tác này cũng là một chuyện tốt.
Nam sinh đợi bên cạnh xe cứ như chỉ để nói câu này. Nói xong, cậu ta lại quay người bỏ đi một cách dứt khoát giống y như lần trước.
Văn Địch nhìn bóng lưng thằng nhóc, nói với Biên Thành: "Em trai nhà anh đúng là lo bò trắng răng, còn lo lắng thằng nhóc này bị bắt nạt, nó không bắt nạt người khác là tốt lắm rồi."
Biên Thành dùng sự im lặng để thể hiện thái độ đồng tình.
Lái xe ra cổng trường, dòng xe trên Vành Đai 4 Bắc Kinh chầm chậm dịch chuyển. Hai người về đến Hà Thanh Uyển, đi lên hành lang tầng ba. Khi cắm chìa khóa vào ổ rồi, Biên Thành đột nhiên quay lại hỏi: "Giúp tôi một việc được không?"
Văn Địch cảm thấy dạo này Biên Thành trưởng thành hơn nhiều, trước đây toàn là cậu chủ động gặp mặt, bây giờ anh đã biết dùng các kiểu lấy cớ để giữ chân cậu, mặc dù cậu nghi ngờ anh đang lấy thiếu niên nhi đồng ra để làm lá chắn: "Có chuyện gì?"
"Tôi phải nói cho thằng bé biết chuyện nam sinh kia chuyển trường," Biên Thành nói: "Tuy rằng sau khi biết việc này, chắc hẳn Giang Vũ sẽ không phản đối việc thôi học nữa, nhưng mà sau này có lẽ hai đứa sẽ không gặp lại nhau, tôi không chắc thằng bé sẽ phản ứng như thế nào."
"Em giúp gì được chứ?"
"Tôi cảm thấy em rất biết cách an ủi người khác, ít nhất là giỏi hơn tôi," Biên Thành nói: "Lúc trước đã nói là mời em ăn cơm mà? Tranh thủ cơ hội này ăn chung đi."
Văn Địch lưỡng lự một lát, cuối cùng vẫn quay người lại, vừa lẩm bẩm vừa theo anh vào nhà.
Hai người lớn dẫn Giang Vũ đến một nhà hàng Teppanyaki mới mở trên Ngũ Đạo Khẩu. Nổi lửa lên, thịt kêu xèo xèo, Biên Thành ra hiệu cho Văn Địch bắt đầu cuộc trò chuyện. Với kinh nghiệm giao tiếp xã hội bao nhiêu năm, Văn Địch đã nghĩ ra một cách hay để giữ cho bầu không khí hài hòa - Trước khi tung tin xấu thì phải lót đường bằng một tin tốt. Thế là cậu lấy tờ séc của nhà họ Dương ra, đặt xuống trước mặt Giang Vũ.
"Cái này là bạn học họ Dương ở lớp bồi thường cho em," Văn Địch búng vào mép tờ séc, nó phát âm thanh sột soạt, "500.000!"
Nếu lúc cậu học cấp hai, có người cho cậu số tiền khổng lồ 500.000 tệ để tiêu, cậu sẽ vui vẻ nhảy cẫng từ thôn Đông đến thôn Tây. Nhưng Giang Vũ chỉ thẫn thờ nhìn tờ séc mà không có phản ứng gì.
Văn Địch nghĩ, có lẽ cậu bé không có khái niệm về 500.000 tệ.
"Có số tiền này, em muốn mua gì cũng có thể mua được." Văn Địch nói: "Đồ chơi, máy chơi game, các loại đồ ăn vặt..."
Cuối cùng Giang Vũ cũng sực tỉnh, mắt lấy lại tiêu cự, có lẽ là nó hiểu rồi. Nó gật đầu rồi cầm tờ séc lên, nở một nụ cười ngốc nghếch như thường lệ.
Thoạt nhìn thằng bé rất vui vẻ, nhưng Văn Địch cảm thấy trong lòng nó không hề kích động. Đại khái vì bình thường thằng bé không hay chơi đồ chơi hay là game.
"Đợi em lớn lên rồi sẽ biết tiền quan trọng như thế nào," Văn Địch thở dài. "Tiền thuê nhà, tiền đi lại, tiền đồ dùng hàng ngày, có rất nhiều việc cần đến tiền. Trả hết tiền thuê nhà xong, chẳng còn đồng nào mua quần áo."
Giang Vũ nghiêng đầu ngẫm nghĩ, trả tờ séc lại cho Văn Địch: "Cho anh này."
Văn Địch đã trải qua vô số điều bất ngờ lớn nhỏ, nhưng không một lần nào kinh ngạc như bây giờ. Thế mà lại có người bất thình lình, không chớp mắt, nhẹ nhàng như không - tặng cho cậu tiền lương của tám năm đi làm: "Em làm gì vậy?"
"Em không biết tiêu tiền." Giang Vũ nói: "Anh cần tiền, vậy thì tặng cho anh."
Văn Địch nhìn Biên Thành với vẻ mặt như vừa bị sét đánh: "Em trai anh định tặng em 500.000 kìa, anh không quản lý à?"
Biên Thành lật xem thực đơn như một người đứng ngoài cuộc: "Cho thằng bé rồi thì là tiền của nó, thằng bé muốn cho ai thì cho."
Văn Địch chưa bao giờ gặp kèo thơm từ trên trời rơi xuống như thế này, trong thoáng chốc không biết phải phản ứng ra sao. Lúc bình tĩnh lại, cậu cảm thấy mình vẫn chưa truyền đạt được ý nghĩa to lớn của 500.000 đến Giang Vũ.
"Em thích ăn gì?" Cậu hỏi Giang Vũ.
Giang Vũ trả lời rất vui vẻ: "Bánh kếp cuộn xúc xích."
Văn Địch giơ tờ séc lên: "Số tiền này có thể mua 100.000 cái bánh kếp, 100.000! Nếu xếp chồng lên nhau..." Cậu nhìn ra ngoài cửa, chỉ vào một tòa nhà chọc trời: "Cao bằng cái nhà kia!"
Giang Vũ nhìn tòa nhà rồi nhìn tờ séc, "Ồ."
Văn Địch rất mừng rỡ, xem ra cậu rất có tiềm năng làm giáo dục.
Sau đó Giang Vũ nói: "Nhưng mà, dù có mua được cả tòa nhà bánh kếp thì mỗi bữa em chỉ ăn được hai cái thôi."
Văn Địch trầm tư rất lâu, nói với Biên Thành: "Em cảm thấy mình giác ngộ rồi."
Biên Thành ngẩng đầu lên khỏi thực đơn: "Giác ngộ gì?"
"Thì là giác ngộ rồi."
Văn Địch nhớ ra, mẹ cậu từng nói: Người thỏa mãn nhất là người hạnh phúc nhất, người hạnh phúc nhất là người vĩ đại nhất. Nhìn từ góc độ ấy thì Giang Vũ không cần được cứu vớt nữa.
Cuối cùng cậu vẫn không thể nhận tờ séc, 500.000 tệ quá đáng sợ.
"Em nhờ anh trai giữ hộ, để dành sau này dùng đi," Văn Địch than thở: "Trời ơi, may mà là anh đấy, nếu là người khác thì phải làm sao? Sau này ra đường em đừng có tùy tiện tặng tiền cho người khác đấy nhé."
"Em không tùy tiện cho người khác tiền," Giang Vũ nói: "Bởi vì đó là anh nên em mới tặng."
Vì câu nói này mà Văn Địch nở một nụ cười ngốc nghếch y chang Giang Vũ. Trở thành một sự tồn tại đặc biệt với ai đó, dù là lúc nào thì cũng rất hạnh phúc. "Nếu muốn cảm ơn anh," Văn Địch nói: "Thì mua một cái tai nghe chống tiếng ồn tặng anh đi, bồi thường cho việc anh trai em hành hạ anh suốt nửa năm trời."
Giang Vũ lắc đầu, vẫn giơ tờ séc ra. Văn Địch nhìn Biên Thành, anh nhận lấy, coi như đồng ý thay em trai.
Tin tốt còn chưa phát huy được tác dụng, Văn Địch chỉ có thể tiếp tục thông báo tin xấu. Điều ngoài dự đoán chính là, sau một khoảnh khắc hụt hẫng, Giang Vũ gật đầu rồi ăn hai miếng thịt, lại vui vẻ phấn chấn như thường ngày.
Văn Địch và Biên Thành nhìn nhau đầy khó hiểu. Chỉ thế thôi? Tuy Giang Vũ có năng lực tự chữa lành tinh thần rất mạnh, nhưng thằng bé đã từ chối chuyển trường hai lần vì nam sinh ấy, theo lý mà nói thì tình cảm phải rất là thân thiết chứ.
"Nếu em buồn thì cứ nói với anh." Văn Địch sợ Giang Vũ lại giấu bí mật.
"Cũng tốt mà," Giang Vũ nói: "Tới trường khác có lẽ bạn ấy sẽ vui vẻ hơn, bạn ấy ở lại đây không vui chút nào."
"Anh còn tưởng em muốn ở cùng bạn ấy." Văn Địch nói.
"Đúng thế," Giang Vũ nói, ngẫm nghĩ rồi tiếp tục: "Nhưng mà cuối cùng vẫn phải xa nhau thôi."
"Vì sao?"
Giang Vũ nói với giọng điệu rất thoải mái: "Em sẽ mãi mãi không biết viết tên của bạn ấy."
Văn Địch lại cảm thấy như giác ngộ điều gì đó rồi.
Đồ ăn còn thừa khá nhiều, Văn Địch hỏi nhân viên có hộp không để đóng gói mang về nhà. Biên Thành ăn chậm hơn cậu một chút, Văn Địch đặt hộp sang một bên rồi cầm điện thoại trả lời tin nhắn.
Tin đầu tiên là của lão Lưu, hỏi cậu chuẩn bị báo cáo hội nghị đến đâu rồi. Văn Địch vừa lau mồ hôi vừa trả lời đang viết rồi ạ. Dù sắp lên tiến sĩ năm thứ năm và đã trải qua nhiều sóng gió nhưng lời triệu tập từ giáo viên hướng dẫn vẫn khiến cậu sợ hãi.
Tin nhắn này đã đánh tan tâm trạng tốt của ngày hôm nay. Văn Địch cứ tưởng đây đã là đáy vực rồi, sau đó lướt xuống, lập tức ngã từ đáy vực xuống lõi trái đất.
Đàn anh mà cậu đã lâu không liên lạc - Văn Địch thuê nhà của anh ta - gửi tin nhắn chào hỏi, nói rằng mẹ anh ta gần đây được chẩn đoán là mắc bệnh gì đó, phải lên Bắc Kinh điều trị, cho nên anh ta phải về nước trước thời hạn để chăm sóc.
Giá thuê phòng ở Bắc Kinh đắt đỏ như vậy, chẳng lẽ anh ta lại bỏ căn hộ chung cư giảng viên này để ra ngoài thuê phòng giá cao ư.
Đương nhiên là không, cho nên anh ta xin lỗi Văn Địch, nói rằng có lẽ phải thu hồi phòng trước thời hạn.
Lúc trước thuê nhà đã hứa hẹn sẽ thuê đến khi anh ta về nước, Văn Địch cũng trả lời "ok", bây giờ thấy nhức nhức cái đầu.
Nhà giá rẻ không còn nữa rồi, cậu nhận ra mình có hai lựa chọn: Một là tiếp tục quay về ở với tên bạn cùng phòng ghét đồng tính trong ký túc xá, hưởng thụ ánh nhìn chán ghét và cảnh giác của cậu ta; hai là làm giống như những đồng nghiệp không xu dính túi khác, đi thuê nhà ở Thông Châu hay thậm chí là xa hơn.
Thông Châu, đi về bằng tàu điện ngầm cũng phải ba tiếng.
Đầu tiên, cậu thông báo tin buồn cho Vu Tĩnh Di, bạn cùng nhà rất bình tĩnh, ít nhất là bình tĩnh qua màn hình điện thoại.
Văn Địch ngẫm nghĩ, cũng phải, không cần phải sốt sắng: [Mày vào bộ Ngoại giao thì chắc là có ký túc xá nhỉ? Chỉ cần lo lắng xem trước khi trúng tuyển thì ở chỗ nào.]
Bên kia hiển nhiên là rất sợ hãi hành vi chưa thắng đã ăn mừng này: [Kết quả phỏng vấn còn chưa có, ai biết là vào được hay không.]
Văn Địch lại căng thẳng: [Thể hiện không tốt à?]
Bên kia đáp: [Cũng không tệ.]
Văn Địch thở phào một hơi, lắc đầu cười khổ. Cậu rất hiểu Vu Tĩnh Di, cô nàng thuộc kiểu người luôn miệng "không thi tốt, không thi tốt", cuối cùng đứng hạng nhất bỏ xa những người còn lại. Không phải là cô nàng cố ý muốn làm người khác hiểu lầm, chỉ là đó là kiểu người có thói quen kéo thấp sự kỳ vọng của bản thân và của mọi người xuống. Lúc tổ chức diễn thuyết, hỏi Vu Tĩnh Di phát huy thế nào, cô cũng nói một câu "tàm tạm", sau đó thì đạt quán quân.
Lời đánh giá nói ra từ miệng cô nàng sẽ thấp hơn hai bậc so với thực tế, lần này trả lời "cũng không tệ" có nghĩa là tương đối tốt.
Văn Địch thấy vững lòng hơn, không nói chuyện bộ Ngoại giao nữa, chỉ hỏi: [Vậy sau này mày ở chỗ nào?]
Một lát sau, bên kia trả lời: [Ở ké chỗ Vưu Quân mấy ngày vậy.]
Văn Địch suýt nữa thì quên, bọn họ có một người bạn học rất xuất sắc ở Bắc Kinh. Sau buổi tụ tập ở nhà hàng Nhật hôm trước, Vưu Quân gần như bận tối tăm mặt mũi, chưa tụ tập thêm lần nào. Nhắc đến bạn học cũ, Văn Địch tiện thể hỏi thăm một câu: [Dạo này cô ấy thế nào rồi?]
[Bận lắm, mỗi ngày chỉ có lúc nhắm mắt ngủ mới được ở nhà.]
Văn Địch thật sự cảm thấy lo lắng cho nữ hoàng cuồng công việc thời hiện đại: [Sao lại liều mạng thế?]
Vu Tĩnh Di đáp: [Nó bảo trước năm 40 tuổi phải điên cuồng kiếm tiền, tự do tài chính. Như vậy đợi sau khi 40 tuổi, nó vừa có thể làm nhà đầu tư, vừa làm đạo diễn, ngày nào cũng chỉ quay những bộ phim mà nó muốn quay.]
Văn Địch cười, xem ra cô bạn học cũ này đang cố gắng chiến thắng số phận, sửa chữa lại kịch bản mà mình đã cầm nhầm.
Vu Tĩnh Di hỏi: [Vậy sau này mày tính sao?]
Sau khi Văn Địch phân tích lợi và hại của từng lựa chọn, bên kia chỉ gửi lại sáu dấu chấm.
Văn Địch: [?]
Vu Tĩnh Di: [Mày sang ở chung với chồng là xong chuyện mà? Ở ngay nhà đối diện, hành lý cũng chẳng cần chuyển.]
Văn Địch nhìn màn hình, không thể tin được. Cậu làm hàng xóm với Biên Thành thôi mà cũng cãi nhau long trời lở đất, lại còn sống chung? Chỉ mấy ngày thôi là có án mạng đấy!
Cậu nhìn Biên Thành rồi lại nhìn điện thoại, lắc đầu thật mạnh.
"Sao vậy?" Biên Thành hỏi.
"Không có gì," Văn Địch hỏi Giang Vũ: "Ăn xong chưa?"
Biên Thành bỏ từng hộp đồ ăn vào trong túi nhựa, cùng quay về Hà Thanh Uyển với em trai, một số tiền lớn và người bạn đời đang sống ly thân. Văn Địch đứng trước cửa 302, thở dài than ngắn với câu đối xuân của năm trước. Căn nhà vừa đẹp vừa rẻ, ở chưa đến một năm mà cậu đã sinh ra tình cảm thắm thiết rồi.
Cậu cứ đứng mãi ở cửa, sau đó phát hiện ra Biên Thành cũng đang nhìn mình rất lâu.
"Sao vậy?" Văn Địch buồn rầu hỏi.
"Không có gì," Biên Thành nói: "Chỉ là cảm thấy cuối cùng mọi việc cũng kết thúc rồi."
"Đó là chuyện tốt mà?"
"Tốt thật," Biên Thành nói: "Nhưng mà sau này không còn cái cớ nào để được giữ em ở lại mỗi ngày nữa."
Văn Địch nhìn anh, trên mặt là một biểu cảm rất khó định nghĩa. Cái tên trước mặt cậu thật là khó đoán, bạn sẽ không biết được anh ta sẽ nói cái gì vào thời điểm nào, làm bạn mừng rỡ sung sướng hay khiến bạn nổi cơn tam bành.
"Em thấy hơi lạ lẫm rồi đấy," Văn Địch nói: "Sao lại tự dưng muốn gặp em?"
"Dạo này tôi luôn rất nhớ em," Biên Thành nói: "Lúc em về nhà, lúc em đưa sủi cảo xong thì sập cửa lại, lúc em không còn cãi cọ với tôi trên Wechat nữa."
Văn Địch cảm thấy thế giới này sắp diệt vong rồi.
"Hóa ra thích một người lại phức tạp đến vậy, lúc không gặp nhau thì muốn tìm cớ để hẹn em, sau khi gặp rồi lại lo lắng em ghi thù chuyện cãi cọ," Biên Thành nói với giọng điệu nghiền ngẫm: "Làm em bớt giận còn khó hơn cả giải quyết câu hỏi về Thuyết nghìn năm."
Văn Địch nhìn ánh mắt anh, đúng là còn nan giải hơn cả Thuyết nghìn năm.
"Em hết giận rồi." Văn Địch nói.
Biên Thành nhìn cậu đầy kinh ngạc: "Từ lúc nào?"
"Vừa xong."
Từ lúc hai người cãi nhau, Biên Thành đã đưa 700 đô la, điện thoại, đã nói 10.000 câu xin lỗi, rất tiếc và cảm ơn.
Nhưng lại chưa từng nói ra đáp án chính xác.
"Anh thích em," Văn Địch nói: "Em chỉ muốn nghe anh nói ra câu này mà thôi."
Biên Thành đỗ xe ở vị trí giống như hôm qua, cho nên khi nhìn thấy một đứa trẻ u ám đứng ở chỗ cũ thì hai người không bất ngờ chút nào.
Không biết có phải thằng nhóc đang đứng đợi Giang Vũ không, vừa nghe thấy tiếng chân, mắt nó lập tức nhìn quét sang bên cạnh. Nhìn thấy hai người đi tới, nó lại cúi đầu xuống.
"Em đứng đợi ở chỗ này suốt đó giờ hả?" Văn Địch hỏi.
Dường như nam sinh cảm thấy câu hỏi này rất ngu ngốc: "Em thấy Dương Thiên Hoa cầm ảnh chụp chạy đi, đoán hai người nói chuyện gần xong rồi nên mới ra đây."
"Em đã để những tấm ảnh ấy vào trong lớp học sao?" Văn Địch hỏi. Cậu và Biên Thành vừa đến trường học là vào phòng hội đồng ngay, cơ bản là không có thời gian đi thả ảnh. Với lại nếu như mới sáng sớm mà có hai người lớn lạ mặt quanh quẩn trong khu cấp hai thì rất nổi bật. Cậu đã đoán đại khái được là ai làm, nhưng xuất phát từ mong muốn bảo vệ người làm chứng nên đã không nói ra.
Nhìn cái tốc độ lan truyền này, có lẽ nam sinh không chỉ thả ảnh vào một lớp học.
Đối với sự ngờ vực của Văn Địch, nam sinh chỉ nhún vai.
"Em mới chỉ mười mấy tuổi, sao mà có những tấm ảnh ấy được?" Văn Địch lại hỏi.
Nam sinh im lặng rất lâu, đột nhiên nở một nụ cười - là một nụ cười rất đẹp, nhưng không biết vì sao mà lại làm người ta sởn da gà, "Chỉ cần kiên nhẫn là được." Thằng nhóc nói.
Hiển nhiên những tấm ảnh này không phải là được thu thập trong một ngày. Trước khi lễ hội văn hóa diễn ra, thậm chí là trước khi bước vào học kỳ trước, công tác điều tra đã bắt đầu rồi.
Những tấm ảnh ấy được thu thập xong từ lúc nào? Không phải là hôm qua đấy chứ.
Văn Địch khoanh tay lại, làm tư thế đề phòng: "Sao bây giờ em mới tung những tấm ảnh ấy ra?"
"Em đợi hai người." Nam sinh nói.
Văn Địch hiểu ý nó rồi. Thằng nhóc này không muốn người ta biết là do nó tung ra, nó muốn tìm vài người lớn đến để làm kẻ chịu tội thay, phủi sạch trách nhiệm về vụ việc này.
"Em lan truyền bê bối về gia đình bọn họ, lại còn đổ lên đầu tụi anh hả." Văn Địch hơi bực.
"Em thấy bố của Dương Thiên Hoa đã đến," Nam sinh nói: "Nếu có thể làm cho ông ta đích thân tới đây, chứng tỏ hai người đã nắm thóp, hoặc là có bối cảnh gia đình. Dù sao thì cũng được việc hơn một đứa trẻ con như em phải không."
"Em là trẻ con thật à?" Văn Địch hỏi một cách chân thành.
Dường như nam sinh cảm thấy việc trả lời câu hỏi này thật là vô nghĩa: "Chuyển lời cho Giang Vũ giúp em, em phải đi rồi."
"Đi đâu?"
Nam sinh giải thích đơn giản: "Trong nhà xảy ra chuyện, phải đến một nơi rất xa."
Thông thường thì lời nói đầy khó hiểu ấy sẽ ẩn chứa một vài bí mật, Văn Địch không hỏi thêm nữa. Nhìn vào kết quả, nam sinh ấy rời khỏi nơi đầy những kẻ quyền thế tự tung tự tác này cũng là một chuyện tốt.
Nam sinh đợi bên cạnh xe cứ như chỉ để nói câu này. Nói xong, cậu ta lại quay người bỏ đi một cách dứt khoát giống y như lần trước.
Văn Địch nhìn bóng lưng thằng nhóc, nói với Biên Thành: "Em trai nhà anh đúng là lo bò trắng răng, còn lo lắng thằng nhóc này bị bắt nạt, nó không bắt nạt người khác là tốt lắm rồi."
Biên Thành dùng sự im lặng để thể hiện thái độ đồng tình.
Lái xe ra cổng trường, dòng xe trên Vành Đai 4 Bắc Kinh chầm chậm dịch chuyển. Hai người về đến Hà Thanh Uyển, đi lên hành lang tầng ba. Khi cắm chìa khóa vào ổ rồi, Biên Thành đột nhiên quay lại hỏi: "Giúp tôi một việc được không?"
Văn Địch cảm thấy dạo này Biên Thành trưởng thành hơn nhiều, trước đây toàn là cậu chủ động gặp mặt, bây giờ anh đã biết dùng các kiểu lấy cớ để giữ chân cậu, mặc dù cậu nghi ngờ anh đang lấy thiếu niên nhi đồng ra để làm lá chắn: "Có chuyện gì?"
"Tôi phải nói cho thằng bé biết chuyện nam sinh kia chuyển trường," Biên Thành nói: "Tuy rằng sau khi biết việc này, chắc hẳn Giang Vũ sẽ không phản đối việc thôi học nữa, nhưng mà sau này có lẽ hai đứa sẽ không gặp lại nhau, tôi không chắc thằng bé sẽ phản ứng như thế nào."
"Em giúp gì được chứ?"
"Tôi cảm thấy em rất biết cách an ủi người khác, ít nhất là giỏi hơn tôi," Biên Thành nói: "Lúc trước đã nói là mời em ăn cơm mà? Tranh thủ cơ hội này ăn chung đi."
Văn Địch lưỡng lự một lát, cuối cùng vẫn quay người lại, vừa lẩm bẩm vừa theo anh vào nhà.
Hai người lớn dẫn Giang Vũ đến một nhà hàng Teppanyaki mới mở trên Ngũ Đạo Khẩu. Nổi lửa lên, thịt kêu xèo xèo, Biên Thành ra hiệu cho Văn Địch bắt đầu cuộc trò chuyện. Với kinh nghiệm giao tiếp xã hội bao nhiêu năm, Văn Địch đã nghĩ ra một cách hay để giữ cho bầu không khí hài hòa - Trước khi tung tin xấu thì phải lót đường bằng một tin tốt. Thế là cậu lấy tờ séc của nhà họ Dương ra, đặt xuống trước mặt Giang Vũ.
"Cái này là bạn học họ Dương ở lớp bồi thường cho em," Văn Địch búng vào mép tờ séc, nó phát âm thanh sột soạt, "500.000!"
Nếu lúc cậu học cấp hai, có người cho cậu số tiền khổng lồ 500.000 tệ để tiêu, cậu sẽ vui vẻ nhảy cẫng từ thôn Đông đến thôn Tây. Nhưng Giang Vũ chỉ thẫn thờ nhìn tờ séc mà không có phản ứng gì.
Văn Địch nghĩ, có lẽ cậu bé không có khái niệm về 500.000 tệ.
"Có số tiền này, em muốn mua gì cũng có thể mua được." Văn Địch nói: "Đồ chơi, máy chơi game, các loại đồ ăn vặt..."
Cuối cùng Giang Vũ cũng sực tỉnh, mắt lấy lại tiêu cự, có lẽ là nó hiểu rồi. Nó gật đầu rồi cầm tờ séc lên, nở một nụ cười ngốc nghếch như thường lệ.
Thoạt nhìn thằng bé rất vui vẻ, nhưng Văn Địch cảm thấy trong lòng nó không hề kích động. Đại khái vì bình thường thằng bé không hay chơi đồ chơi hay là game.
"Đợi em lớn lên rồi sẽ biết tiền quan trọng như thế nào," Văn Địch thở dài. "Tiền thuê nhà, tiền đi lại, tiền đồ dùng hàng ngày, có rất nhiều việc cần đến tiền. Trả hết tiền thuê nhà xong, chẳng còn đồng nào mua quần áo."
Giang Vũ nghiêng đầu ngẫm nghĩ, trả tờ séc lại cho Văn Địch: "Cho anh này."
Văn Địch đã trải qua vô số điều bất ngờ lớn nhỏ, nhưng không một lần nào kinh ngạc như bây giờ. Thế mà lại có người bất thình lình, không chớp mắt, nhẹ nhàng như không - tặng cho cậu tiền lương của tám năm đi làm: "Em làm gì vậy?"
"Em không biết tiêu tiền." Giang Vũ nói: "Anh cần tiền, vậy thì tặng cho anh."
Văn Địch nhìn Biên Thành với vẻ mặt như vừa bị sét đánh: "Em trai anh định tặng em 500.000 kìa, anh không quản lý à?"
Biên Thành lật xem thực đơn như một người đứng ngoài cuộc: "Cho thằng bé rồi thì là tiền của nó, thằng bé muốn cho ai thì cho."
Văn Địch chưa bao giờ gặp kèo thơm từ trên trời rơi xuống như thế này, trong thoáng chốc không biết phải phản ứng ra sao. Lúc bình tĩnh lại, cậu cảm thấy mình vẫn chưa truyền đạt được ý nghĩa to lớn của 500.000 đến Giang Vũ.
"Em thích ăn gì?" Cậu hỏi Giang Vũ.
Giang Vũ trả lời rất vui vẻ: "Bánh kếp cuộn xúc xích."
Văn Địch giơ tờ séc lên: "Số tiền này có thể mua 100.000 cái bánh kếp, 100.000! Nếu xếp chồng lên nhau..." Cậu nhìn ra ngoài cửa, chỉ vào một tòa nhà chọc trời: "Cao bằng cái nhà kia!"
Giang Vũ nhìn tòa nhà rồi nhìn tờ séc, "Ồ."
Văn Địch rất mừng rỡ, xem ra cậu rất có tiềm năng làm giáo dục.
Sau đó Giang Vũ nói: "Nhưng mà, dù có mua được cả tòa nhà bánh kếp thì mỗi bữa em chỉ ăn được hai cái thôi."
Văn Địch trầm tư rất lâu, nói với Biên Thành: "Em cảm thấy mình giác ngộ rồi."
Biên Thành ngẩng đầu lên khỏi thực đơn: "Giác ngộ gì?"
"Thì là giác ngộ rồi."
Văn Địch nhớ ra, mẹ cậu từng nói: Người thỏa mãn nhất là người hạnh phúc nhất, người hạnh phúc nhất là người vĩ đại nhất. Nhìn từ góc độ ấy thì Giang Vũ không cần được cứu vớt nữa.
Cuối cùng cậu vẫn không thể nhận tờ séc, 500.000 tệ quá đáng sợ.
"Em nhờ anh trai giữ hộ, để dành sau này dùng đi," Văn Địch than thở: "Trời ơi, may mà là anh đấy, nếu là người khác thì phải làm sao? Sau này ra đường em đừng có tùy tiện tặng tiền cho người khác đấy nhé."
"Em không tùy tiện cho người khác tiền," Giang Vũ nói: "Bởi vì đó là anh nên em mới tặng."
Vì câu nói này mà Văn Địch nở một nụ cười ngốc nghếch y chang Giang Vũ. Trở thành một sự tồn tại đặc biệt với ai đó, dù là lúc nào thì cũng rất hạnh phúc. "Nếu muốn cảm ơn anh," Văn Địch nói: "Thì mua một cái tai nghe chống tiếng ồn tặng anh đi, bồi thường cho việc anh trai em hành hạ anh suốt nửa năm trời."
Giang Vũ lắc đầu, vẫn giơ tờ séc ra. Văn Địch nhìn Biên Thành, anh nhận lấy, coi như đồng ý thay em trai.
Tin tốt còn chưa phát huy được tác dụng, Văn Địch chỉ có thể tiếp tục thông báo tin xấu. Điều ngoài dự đoán chính là, sau một khoảnh khắc hụt hẫng, Giang Vũ gật đầu rồi ăn hai miếng thịt, lại vui vẻ phấn chấn như thường ngày.
Văn Địch và Biên Thành nhìn nhau đầy khó hiểu. Chỉ thế thôi? Tuy Giang Vũ có năng lực tự chữa lành tinh thần rất mạnh, nhưng thằng bé đã từ chối chuyển trường hai lần vì nam sinh ấy, theo lý mà nói thì tình cảm phải rất là thân thiết chứ.
"Nếu em buồn thì cứ nói với anh." Văn Địch sợ Giang Vũ lại giấu bí mật.
"Cũng tốt mà," Giang Vũ nói: "Tới trường khác có lẽ bạn ấy sẽ vui vẻ hơn, bạn ấy ở lại đây không vui chút nào."
"Anh còn tưởng em muốn ở cùng bạn ấy." Văn Địch nói.
"Đúng thế," Giang Vũ nói, ngẫm nghĩ rồi tiếp tục: "Nhưng mà cuối cùng vẫn phải xa nhau thôi."
"Vì sao?"
Giang Vũ nói với giọng điệu rất thoải mái: "Em sẽ mãi mãi không biết viết tên của bạn ấy."
Văn Địch lại cảm thấy như giác ngộ điều gì đó rồi.
Đồ ăn còn thừa khá nhiều, Văn Địch hỏi nhân viên có hộp không để đóng gói mang về nhà. Biên Thành ăn chậm hơn cậu một chút, Văn Địch đặt hộp sang một bên rồi cầm điện thoại trả lời tin nhắn.
Tin đầu tiên là của lão Lưu, hỏi cậu chuẩn bị báo cáo hội nghị đến đâu rồi. Văn Địch vừa lau mồ hôi vừa trả lời đang viết rồi ạ. Dù sắp lên tiến sĩ năm thứ năm và đã trải qua nhiều sóng gió nhưng lời triệu tập từ giáo viên hướng dẫn vẫn khiến cậu sợ hãi.
Tin nhắn này đã đánh tan tâm trạng tốt của ngày hôm nay. Văn Địch cứ tưởng đây đã là đáy vực rồi, sau đó lướt xuống, lập tức ngã từ đáy vực xuống lõi trái đất.
Đàn anh mà cậu đã lâu không liên lạc - Văn Địch thuê nhà của anh ta - gửi tin nhắn chào hỏi, nói rằng mẹ anh ta gần đây được chẩn đoán là mắc bệnh gì đó, phải lên Bắc Kinh điều trị, cho nên anh ta phải về nước trước thời hạn để chăm sóc.
Giá thuê phòng ở Bắc Kinh đắt đỏ như vậy, chẳng lẽ anh ta lại bỏ căn hộ chung cư giảng viên này để ra ngoài thuê phòng giá cao ư.
Đương nhiên là không, cho nên anh ta xin lỗi Văn Địch, nói rằng có lẽ phải thu hồi phòng trước thời hạn.
Lúc trước thuê nhà đã hứa hẹn sẽ thuê đến khi anh ta về nước, Văn Địch cũng trả lời "ok", bây giờ thấy nhức nhức cái đầu.
Nhà giá rẻ không còn nữa rồi, cậu nhận ra mình có hai lựa chọn: Một là tiếp tục quay về ở với tên bạn cùng phòng ghét đồng tính trong ký túc xá, hưởng thụ ánh nhìn chán ghét và cảnh giác của cậu ta; hai là làm giống như những đồng nghiệp không xu dính túi khác, đi thuê nhà ở Thông Châu hay thậm chí là xa hơn.
Thông Châu, đi về bằng tàu điện ngầm cũng phải ba tiếng.
Đầu tiên, cậu thông báo tin buồn cho Vu Tĩnh Di, bạn cùng nhà rất bình tĩnh, ít nhất là bình tĩnh qua màn hình điện thoại.
Văn Địch ngẫm nghĩ, cũng phải, không cần phải sốt sắng: [Mày vào bộ Ngoại giao thì chắc là có ký túc xá nhỉ? Chỉ cần lo lắng xem trước khi trúng tuyển thì ở chỗ nào.]
Bên kia hiển nhiên là rất sợ hãi hành vi chưa thắng đã ăn mừng này: [Kết quả phỏng vấn còn chưa có, ai biết là vào được hay không.]
Văn Địch lại căng thẳng: [Thể hiện không tốt à?]
Bên kia đáp: [Cũng không tệ.]
Văn Địch thở phào một hơi, lắc đầu cười khổ. Cậu rất hiểu Vu Tĩnh Di, cô nàng thuộc kiểu người luôn miệng "không thi tốt, không thi tốt", cuối cùng đứng hạng nhất bỏ xa những người còn lại. Không phải là cô nàng cố ý muốn làm người khác hiểu lầm, chỉ là đó là kiểu người có thói quen kéo thấp sự kỳ vọng của bản thân và của mọi người xuống. Lúc tổ chức diễn thuyết, hỏi Vu Tĩnh Di phát huy thế nào, cô cũng nói một câu "tàm tạm", sau đó thì đạt quán quân.
Lời đánh giá nói ra từ miệng cô nàng sẽ thấp hơn hai bậc so với thực tế, lần này trả lời "cũng không tệ" có nghĩa là tương đối tốt.
Văn Địch thấy vững lòng hơn, không nói chuyện bộ Ngoại giao nữa, chỉ hỏi: [Vậy sau này mày ở chỗ nào?]
Một lát sau, bên kia trả lời: [Ở ké chỗ Vưu Quân mấy ngày vậy.]
Văn Địch suýt nữa thì quên, bọn họ có một người bạn học rất xuất sắc ở Bắc Kinh. Sau buổi tụ tập ở nhà hàng Nhật hôm trước, Vưu Quân gần như bận tối tăm mặt mũi, chưa tụ tập thêm lần nào. Nhắc đến bạn học cũ, Văn Địch tiện thể hỏi thăm một câu: [Dạo này cô ấy thế nào rồi?]
[Bận lắm, mỗi ngày chỉ có lúc nhắm mắt ngủ mới được ở nhà.]
Văn Địch thật sự cảm thấy lo lắng cho nữ hoàng cuồng công việc thời hiện đại: [Sao lại liều mạng thế?]
Vu Tĩnh Di đáp: [Nó bảo trước năm 40 tuổi phải điên cuồng kiếm tiền, tự do tài chính. Như vậy đợi sau khi 40 tuổi, nó vừa có thể làm nhà đầu tư, vừa làm đạo diễn, ngày nào cũng chỉ quay những bộ phim mà nó muốn quay.]
Văn Địch cười, xem ra cô bạn học cũ này đang cố gắng chiến thắng số phận, sửa chữa lại kịch bản mà mình đã cầm nhầm.
Vu Tĩnh Di hỏi: [Vậy sau này mày tính sao?]
Sau khi Văn Địch phân tích lợi và hại của từng lựa chọn, bên kia chỉ gửi lại sáu dấu chấm.
Văn Địch: [?]
Vu Tĩnh Di: [Mày sang ở chung với chồng là xong chuyện mà? Ở ngay nhà đối diện, hành lý cũng chẳng cần chuyển.]
Văn Địch nhìn màn hình, không thể tin được. Cậu làm hàng xóm với Biên Thành thôi mà cũng cãi nhau long trời lở đất, lại còn sống chung? Chỉ mấy ngày thôi là có án mạng đấy!
Cậu nhìn Biên Thành rồi lại nhìn điện thoại, lắc đầu thật mạnh.
"Sao vậy?" Biên Thành hỏi.
"Không có gì," Văn Địch hỏi Giang Vũ: "Ăn xong chưa?"
Biên Thành bỏ từng hộp đồ ăn vào trong túi nhựa, cùng quay về Hà Thanh Uyển với em trai, một số tiền lớn và người bạn đời đang sống ly thân. Văn Địch đứng trước cửa 302, thở dài than ngắn với câu đối xuân của năm trước. Căn nhà vừa đẹp vừa rẻ, ở chưa đến một năm mà cậu đã sinh ra tình cảm thắm thiết rồi.
Cậu cứ đứng mãi ở cửa, sau đó phát hiện ra Biên Thành cũng đang nhìn mình rất lâu.
"Sao vậy?" Văn Địch buồn rầu hỏi.
"Không có gì," Biên Thành nói: "Chỉ là cảm thấy cuối cùng mọi việc cũng kết thúc rồi."
"Đó là chuyện tốt mà?"
"Tốt thật," Biên Thành nói: "Nhưng mà sau này không còn cái cớ nào để được giữ em ở lại mỗi ngày nữa."
Văn Địch nhìn anh, trên mặt là một biểu cảm rất khó định nghĩa. Cái tên trước mặt cậu thật là khó đoán, bạn sẽ không biết được anh ta sẽ nói cái gì vào thời điểm nào, làm bạn mừng rỡ sung sướng hay khiến bạn nổi cơn tam bành.
"Em thấy hơi lạ lẫm rồi đấy," Văn Địch nói: "Sao lại tự dưng muốn gặp em?"
"Dạo này tôi luôn rất nhớ em," Biên Thành nói: "Lúc em về nhà, lúc em đưa sủi cảo xong thì sập cửa lại, lúc em không còn cãi cọ với tôi trên Wechat nữa."
Văn Địch cảm thấy thế giới này sắp diệt vong rồi.
"Hóa ra thích một người lại phức tạp đến vậy, lúc không gặp nhau thì muốn tìm cớ để hẹn em, sau khi gặp rồi lại lo lắng em ghi thù chuyện cãi cọ," Biên Thành nói với giọng điệu nghiền ngẫm: "Làm em bớt giận còn khó hơn cả giải quyết câu hỏi về Thuyết nghìn năm."
Văn Địch nhìn ánh mắt anh, đúng là còn nan giải hơn cả Thuyết nghìn năm.
"Em hết giận rồi." Văn Địch nói.
Biên Thành nhìn cậu đầy kinh ngạc: "Từ lúc nào?"
"Vừa xong."
Từ lúc hai người cãi nhau, Biên Thành đã đưa 700 đô la, điện thoại, đã nói 10.000 câu xin lỗi, rất tiếc và cảm ơn.
Nhưng lại chưa từng nói ra đáp án chính xác.
"Anh thích em," Văn Địch nói: "Em chỉ muốn nghe anh nói ra câu này mà thôi."
Danh sách chương