"A pox o' your throat...!" - The Tempest (Act 1, Scene 1)
- --------
Thợ gõ: Dờ
Hiếm khi có một ngày cuối tuần rảnh rỗi, Văn Địch lại bị đánh thức bởi tiếng cưa điện.
Tiếng ù ù như ma quỷ xông thẳng vào xương tủy. Cậu kêu lên đầy khổ sở, vừa bịt tai vừa xoa bụng, lăn xuống khỏi giường. Có lẽ là lâu rồi không ăn đồ sống, bụng cậu cứ như nổi bão sau bữa đồ Nhật ngày hôm qua, chỉ cần trở mình hay giơ tay lên thôi cũng cảm thấy khó chịu buồn nôn.
Mà cái tiếng cưa điện đột ngột kia thì giống như một cơn bão cuốn theo toàn là dao lam rồi cứa đi cứa lại trên dây thần kinh suy nhược của cậu.
Văn Địch nổi cơn tam bành, đi ra ban công muốn tìm nguồn cơn của âm thanh ấy... Quả nhiên, tên đáng ghét quấy nhiễu người dân vào cuối tuần còn có thể là ai? Cậu đóng cửa lại rồi móc điện thoại ra, bấm vào acc clone bắt đầu chất vấn trong cơn thịnh nộ: "Cuối tuần còn thi công cái gì đấy?!"
Mấy phút sau, bên kia trả lời: [Lắp kính ban công.]
Răng hàm của Văn Địch kêu kèn kẹt: [Thứ Hai rồi lắp không được à?]
Hàng xóm đáp: [Mấy hôm nay gió lớn, quần áo lại bị thổi sang bên nhà cậu thì phải làm sao?]
Giống như để nhấn mạnh tầm quan trọng của câu nói này, tiếng cưa điện lại rồ lên.
Văn Địch túm lấy cái gối rồi ôm vào trong ngực, nhưng bông thì chỉ có tác dụng bịt tai trộm chuông.
Màn hình điện thoại sáng lên, một tin nhắn mới nhảy ra: [Lúc cậu vắt áo sơ mi thì nhớ đến tôi phải không?]
Văn Địch chấm hỏi đầy mặt.
Hàng xóm: [Bây giờ ống tay trái của cái áo đó dài hơn tay phải 2mm, cơ bản là không thể mặc được nữa.]
Con ngươi của Văn Địch nở to ra. 2...cái...gì...cơ?!
Lúc vắt cái áo ấy, có lẽ, đại khái là đã cậu trộn thêm một chút cảm xúc tiêu cực thật, thế nhưng 2mm thì khác biệt ở chỗ đếch nào!
Văn Địch: [Chứ không phải là do tay trái và tay phải của anh không bằng nhau?]
Hàng xóm: [Cậu nói chuyện logic một chút được không, lẽ nào tôi đo bằng cánh tay?]
Văn Địch: [Cóc ghẻ, bọ cánh cứng, dơi.]
Hàng xóm: [Lãng phí cuộc đời bằng việc đọc thứ tác phẩm hạng xoàng ấy, đời cậu không còn gì ý nghĩa hơn sao?]
Lửa giận của Văn Địch vọt thẳng lên não cùng cảm giác trướng bụng, khiến cho não cậu nổi lên một cơn lốc xoáy. Cậu gõ màn hình điện thoại với khí thế như đang gõ bàn phím cơ: [Tôn trọng người bề trên một chút. Vật chất trong tự nhiên là vĩnh hằng bất biến, nói không chừng những nguyên tử cấu tạo nên Shakespeare đang ở trong cơ thể của anh đấy.]
Hàng xóm: [Theo logic ấy thì có lẽ trong người cậu cũng có nguyên tử của trùng đế giày.]
Văn Địch chửi "đm", quẳng điện thoại lên giường. Cùng lúc ấy, tiếng búa đập rầm rầm vang lên cách một cái ban công.
Cậu nhìn chằm chằm bức tường, ngọn lửa phẫn nộ bùng lên trong đôi mắt hạnh nhân, giống như muốn đốt xuyên qua tường rồi chọc cho người bên kia thành cái sàng.
Chúc cho cổ họng anh mọc đậu mùa, cái tên chết tiệt ồn ào độc miệng, không có lương tâm!
Lời rủa xả ngoài miệng không hề có tác dụng. Tiếng va chạm của khung cửa kính ở bên kia cứ như tiếng trống khải hoàn.
Văn Địch bổ nhào lên giường, lấy chăn che lên đầu, lăn hai vòng rồi dừng lại khi đụng vào tường. Không thể tin được, cậu đã đấu với hàng xóm bốn lần, võ mồm hơn một trăm tin nhắn, vậy mà chưa thắng lần nào!
Đúng là nỗi nhục trong sự nghiệp chửi bới của cậu!
Cậu cào tóc trong bực dọc, một lần nữa cảm thấy bất lực với sự thay đổi đột ngột của cuộc đời. Hôm qua vừa gặp được chút chuyện vui thì hôm nay lại đụng phải tên xúi quẩy này.
Nhớ lại tối hôm qua, Văn Địch bỗng nhiên ngừng thở, cầm điện thoại lên rồi xem tin nhắn. Thoát ra, bấm vào, làm mới, thoát ra, bấm vào, làm mới.
Không có lời mời kết bạn, không có tin nhắn chưa đọc hoặc cuộc gọi nhỡ. Xem ra giáo sư chưa định liên lạc với cậu.
Cậu an ủi bản thân, bây giờ mới là tám giờ sáng, có lẽ giáo sư còn chưa dậy.
Cậu thầm cầu mong cuộc sống này có định luật bảo toàn nào đó, ví dụ như chịu đựng tiếng ồn vào cuối tuần sẽ đổi lại được một chút may mắn trong chuyện tình cảm.
Tiếc thay, cậu ăn cơm rửa bát xong, sửa luận văn cả buổi sáng mà điện thoại vẫn không có động tĩnh gì.
Cậu an ủi bản thân, giáo sư là một người thích thể thao, có lẽ là ra ngoài đi leo núi rồi. Người treo ở giữa không trung, làm sao mà phân tâm xem điện thoại được.
Buổi chiều, cậu vừa xem tài liệu vừa làm PPT cho cuộc họp nhóm. Sự thấp thỏm ngày càng cào xé dữ dội, cậu phải lẳng điện thoại vào trong ngăn kéo và khóa chặt mới có thể ngừng cái hành vi cách hai phút lại làm mới tin nhắn một lần.
Tiếng cưa điện và búa trên ban công đã kết thúc rồi. Mặt trời ngả về Tây, ánh đèn đường bật sáng, vẫn không có tin nhắn nào cả.
Cậu an ủi bản thân, các giáo sư đều rất bận bịu, ai biết được anh ấy đang vướng bận đề bài nào chứ.
Đến khi màn đêm dần buông ngoài cửa sổ, vài đám mây vây quanh ánh trăng treo giữa trời, cuối cùng Văn Địch cũng chấp nhận hiện thực: Hôm nay sẽ không có tiến triển nào cả.
Cậu buộc tay trái của mình phải buông điện thoại xuống, nằm ườn ra ra giường rồi cố gắng chìm vào giấc ngủ.
Có lẽ ngày mai, ngày kia...
Tiếng chuông điện thoại chợt vang lên.
Văn Địch ngồi phắt dậy, cầm điện thoại lên xem rất kỹ càng, là một số lạ chưa được lưu.
Không phải tin nhắn, không phải lời mời kết bạn mà là liên lạc trực tiếp? Giáo sư là người có tính cách như vậy sao?
Tuy còn hơi lấn cấn nhưng thà tin còn tốt hơn. Văn Địch nhấn nút nghe máy.
Bên kia im lặng một lát, giống như là không ngờ cậu lại nghe máy. Sau đó, một giọng nói quen thuộc vang lên: "Sam, lâu rồi không gặp."
Văn Địch buông điện thoại xuống, tắt cuộc gọi, cho vào danh sách đen. Sau đó cậu tự ôm lấy người mình, ra sức xoa nắn để loại bỏ cảm giác nổi da gà vừa rồi.
Cậu muốn vận đào hoa chứ không phải cái lá khô thối rữa chôn xuống đất từ năm năm trước!
Định luật bảo toàn cái gì chứ, toàn là nhảm nhí! Cuộc sống là những niềm bất hạnh nối đuôi nhau, thượng đế máu lạnh tuyệt tình, hoàn toàn không hề thương xót một tên xui xẻo như cậu.
Cậu nhìn ánh trăng lưỡi liềm u ám ngoài cửa sổ. Điện thoại ngắt rồi nhưng dư âm vẫn còn quanh quẩn. Giọng nói ấy khơi dậy ký ức của mùa hè tháng Tám, giống như một xoáy nước lôi người ta vào thời không trong quá khứ, bên trong nơi ấy toàn là những mảnh vụn ký ức vừa bén nhọn vừa chói lóa.
Đã mười năm trôi qua rồi.
Tháng Tám giữa hè, cậu ngồi xe bus hơn một tiếng đồng hồ, tiếp tục ngồi tàu điện ngầm đến trường học trọng điểm có tiếng tăm lẫy lừng của tỉnh. Ánh nắng chói chang treo trên đỉnh đầu, đến cả ve sầu cũng bị nắng thiêu đến mức bực mình, tiếng kêu cứ như tiếng đốt pháo.
Cậu lau mồ hôi, cất túi hành lý lên cái giường ván gỗ. Vải ni lông của cái túi chật ních đến mức phồng lên, bên ngoài quấn vài vòng dây thừng để ngăn không cho khóa kéo bị bung ra. Cậu còn chưa gỡ xong thì một bóng người cao lớn đi ngang qua ngoài cửa sổ.
Văn Địch ngẩng đầu lên, nhìn thấy Hà Văn Hiên của năm 16 tuổi.
Khoảnh khắc này khiến cho tim cậu khẽ rung động.
Dáng người cao lớn với đôi vai rộng, mái tóc ngắn nhẹ nhàng, sống lưng thẳng tắp. Cùng là bộ đồng phục rộng thùng thình có hoạ tiết ca rô và quần ống suông màu đen, người khác mặc lên thì trông luộm thuộm nhếch nhác, còn người này mặc thì chỉ thấy phong cách và thời thượng.
Văn Địch cúi đầu nhìn mình, ống quần bụi bặm, áo đồng phục cũng bị quá cỡ - mẹ bảo cậu sẽ còn cao thêm nên mua luôn cỡ lớn. Vốn dĩ đồng phục đã rộng sẵn rồi, cậu lại rất gầy gò, mặc lên vừa rộng vừa trống trải.
Học sinh giỏi của tỉnh quả nhiên là rất khác.
Mấy ngày tập quân sự, cái nắng gay gắt như thiêu cháy cả không khí. Cậu vừa tới đây nên không quen khí hậu, trở thành người đầu tiên trong lớp bị cảm nắng một cách vô cùng mất mặt.
Cậu chỉ nhớ mình đứng tư thế nghiêm của quân đội, mặt bê tông bỗng chao nghiêng rồi lập tức tiến tới gần mặt cậu. Cho đến khi mở mắt ra một lần nữa thì đã là cái rèm trắng tinh của phòng y tế.
Điều hòa rất mát mẻ, khăn trải giường sạch sẽ, bên cạnh chính là nam sinh cậu gặp vào ngày đầu nhập học.
"Cậu..." Một niềm mong chờ nho nhỏ trào lên trong lòng Văn Địch, "Cậu cũng bị say nắng à?"
Nam sinh đó bật cười: "Tôi cõng cậu tới đây, cậu quên rồi sao?"
Văn Địch cảm thấy rất ngượng ngùng vì câu nói không đầu không đuôi đó, cũng vì lý do khác nữa.
Nam sinh cầm hai chai nước trong tay, thấy mồ hôi trán của Văn Địch lăn xuống tận cằm rồi lọt vào trong cổ áo, thế là đưa một chai nước cho cậu: "Tôi là Hà Văn Hiên."
Văn Địch cầm lấy trong mơ màng, cảm thấy đầu óc cứ bí bách như có thứ gì bị chặn lại.
Lúc ấy cậu vẫn còn chưa biết rằng trên thế giới này có một thứ gọi là đồng tính luyến ái, nhưng tình yêu là bản năng của con người.
Cậu ôm vở bài tập đi hỏi bài người ta, ra sân tập để xem người ta thi đấu. Một tháng sau khi Hà Văn Hiên bị thương ở chân, cậu chạy khắp nơi để mua nước, đưa cơm, mua bánh trái, thậm chí còn giặt cả quần áo giúp người ta. Vào một buổi chiều muộn mùa thu, Hà Văn Hiên lê cái chân sắp khỏi cùng đi dạo trong trường với Văn Địch.
Hoàng hôn rực rỡ và mờ ảo khiến lòng người bâng khuâng. Đi tới dưới tán cây dã hương, Văn Địch bỗng nhiên dừng bước, lấy hết dũng khí nói tớ thích cậu, chúng mình yêu nhau đi.
Hà Văn Hiên ngẩn người một lát rồi cười nói, cậu không biết tớ đợi bao lâu rồi đâu, tớ còn tưởng cậu mãi mãi không định nói ra.
Văn Địch đờ đẫn, đầu óc đặc quánh lại như một nồi cháo. Cậu cẩn thận hỏi: Đó là đồng ý rồi phải không?
Nam sinh xoa đầu cậu nói: Đương nhiên rồi.
Bố của Hà Văn Hiên là một doanh nhân, chủ tịch của Boxin Photoelectric. Từ nhỏ cậu ta đã đi du học trao đổi nên khẩu âm nói chuyện hơi nhiễm tiếng nước ngoài, mở miệng ra là tin tức thời sự, người nổi tiếng trong nước và nước ngoài. Xung quanh cậu ta cũng toàn là con cháu của thẩm phán, nhà nghiên cứu, kỹ sư... Văn Địch chơi cùng bạn bè của cậu ta, luôn cảm thấy mình như một củ khoai sọ dính đầy đất trên sạp bán hoa quả.
Cậu thích Hà Văn Hiên đến nỗi gần như tôn sùng. Cậu cảm thấy, con cưng của trời sinh ra trong một gia đình giàu có và trí thức như vậy chắc chắn sẽ có dự định và kế hoạch cho bản thân, mỗi lần đưa ra lựa chọn đều ẩn chứa những suy tính mà Văn Địch không nhìn thấy được.
Sau khi Văn Địch dần trưởng thành, nhìn thấy khoảng trời rộng lớn hơn, những người hoàn hảo hơn, lúc bấy giờ cậu mới tỉnh ngộ.
Suy tính gì chứ, mẹ kiếp ích kỷ thì có.
Chia tay năm năm rồi mà còn điềm nhiên gọi điện thoại hỏi thăm, có thể thấy được người này chẳng thay đổi gì cả.
Tự dưng đụng phải tàn dư chết tiệt của quá khứ, đúng là xui xẻo. Văn Địch nằm xuống nhắm mắt lại, thầm cầu nguyện đêm nay hắn đừng xuất hiện trong giấc mơ của cậu.
Còn chưa yên tĩnh được năm phút, điện thoại lại vang lên. Một số điện thoại khác.
Văn Địch hít vào một hơi, chắc là thang may mắn tích lũy đủ rồi chứ nhỉ, nếu lần này còn không phải là chính chủ thì...
Cậu bấm nghe điện thoại, giọng nói quen thuộc lại vang lên, "Không muốn nói câu gì với anh sao?" Bên kia thở dài, "Hơi tổn thương đấy."
Văn Địch trợn trắng mắt, rốt cuộc tên này có bao nhiêu số điện thoại?
Có lẽ là cảm nhận được cậu sắp dập máy, bên kia bổ sung một câu: "Ở Mỹ không hạn chế mua sim di động."
Mấy tên con nhà giàu này đều đốt tiền như rác. Văn Địch nghiến răng: "Muốn nói gì thì nói nhanh, tôi sắp ngủ rồi."
Bên kia im lặng một lúc, khoảng lặng này khiến lửa giận của Văn Địch lại bốc cháy phừng phừng.
"Anh rất nhớ em." Cuối cùng bên kia cũng lên tiếng.
"Đừng có làm tôi buồn nôn." Văn Địch cảnh cáo.
"Thật đấy," Bên kia nói: "Có em ở bên là lúc anh hạnh phúc và vui vẻ nhất. Lần nào đi ngang qua phố người Hoa, nhìn thấy hơi nước bốc lên từ lồng hấp bánh là anh lại nhớ đến em. Còn nhớ lúc anh bị thương chân không? Em mua bữa sáng cho anh, nụ cười của em lúc mở túi bánh ra ấy, cả đời anh cũng không quên được..."
"Tôi bảo này," Văn Địch túm cái gối một cách mất kiên nhẫn: "Anh không phải thích tôi, mà là anh cần bảo mẫu. Anh giàu như thế, cầm một hai trăm nghìn tệ đi mà thuê, bảo đảm phục vụ anh đến tận răng luôn, tìm tôi làm gì?"
Bên kia tỏ ra ngạc nhiên: "Sao em lại nghĩ như vậy? Chúng ta là tình đầu của nhau mà."
Được lắm, hồi trẻ người non dạ bị vấp phải một khúc củi, khúc củi ấy còn tưởng rằng bản thân là ánh trăng sáng. Đúng là biết cách tự dát vàng lên mặt.
Văn Địch co đầu gối lên, chống khuỷu tay lên đùi để tìm tư thế thoải mái hơn, giảm bớt ngọn lửa phẫn nộ đang thiêu đốt trong lòng, "Tình đầu là đóa sen thiêng trên đỉnh núi tuyết à? Hay là tượng Phật trong điện thờ?" Văn Địch nói: "Nó là cuốn Tuyển Tập Bài Làm Sai, anh lượn lờ trước mặt tôi chính là đang từng giây từng phút nhắc nhở tôi về sai lầm năm ấy. Đúng là phiền phức."
Bên kia im lặng rất lâu rồi nói: "Đó là quãng thời gian đẹp nhất trong đời anh, rất tiếc nếu em không nghĩ như vậy. Em hãy tin anh, anh sẽ bù đắp cho em, anh sẽ thay đổi nó thành dáng vẻ tươi đẹp như ban đầu."
Mấy năm không gặp, tên này vẫn giỏi mồm mép y như xưa. Còn nói cái gì mà "bù đắp", rõ ràng là do hắn ta hủy hoại.
"Không cần, cảm ơn." Văn Địch nói: "Đừng gọi nữa, anh không biết tôi đã giấu đi bao nhiêu phần của khả năng chửi bới lúc còn ở bên anh đâu. Tôi khuyên anh đừng nên chuốc khổ."
Cậu cứ tưởng nói tới nước này thì tên con cưng của trời kia sẽ nổi giận xuống sân khấu, ai ngờ lại không hề nghe thấy tiếng dập máy.
Không tắt thì thôi, cậu tắt. Cậu bỏ điện thoại xuống khỏi tai, vừa định ấn nút màu đỏ thì bên kia lại lên tiếng.
"Năm ấy anh đã lừa dối em," Bên kia nói: "Nhưng chẳng lẽ em không lừa dối anh sao?"
Giây tiếp theo, Văn Địch ấn nút tắt máy, tức đến nỗi suýt thì nhảy dựng lên ở trên giường.
Tên này vô liêm sỉ đến mức xát muối vết thương của cậu!
Thằng chó chết tiệt! Tên ác ôn bỉ ổi, ngang ngược, to mồm! Mong sao bệnh sài sốt chó sẽ giết chết anh ta, chính anh ta đã làm cậu phải thốt lên những lời này!
Văn Địch ôm cơn tức trong lòng mà không thể giải tỏa, cậu nhìn chằm chằm màn hình rồi đột nhiên cảm thấy hờn dỗi cái người bặt vô âm tín kia.
Nếu không đợi điện thoại của anh thì cậu đâu gặp tai họa như thế này.
Hai ngày nay tên khốn nạn thông minh đẹp trai ấy đang làm gì vậy!
- ------
Tác giả có lời muốn nói:
Đang bịt ban công (không phải).
Mấy câu chửi vẫn trích từ The Tempest.
- --------
Thợ gõ: Dờ
Hiếm khi có một ngày cuối tuần rảnh rỗi, Văn Địch lại bị đánh thức bởi tiếng cưa điện.
Tiếng ù ù như ma quỷ xông thẳng vào xương tủy. Cậu kêu lên đầy khổ sở, vừa bịt tai vừa xoa bụng, lăn xuống khỏi giường. Có lẽ là lâu rồi không ăn đồ sống, bụng cậu cứ như nổi bão sau bữa đồ Nhật ngày hôm qua, chỉ cần trở mình hay giơ tay lên thôi cũng cảm thấy khó chịu buồn nôn.
Mà cái tiếng cưa điện đột ngột kia thì giống như một cơn bão cuốn theo toàn là dao lam rồi cứa đi cứa lại trên dây thần kinh suy nhược của cậu.
Văn Địch nổi cơn tam bành, đi ra ban công muốn tìm nguồn cơn của âm thanh ấy... Quả nhiên, tên đáng ghét quấy nhiễu người dân vào cuối tuần còn có thể là ai? Cậu đóng cửa lại rồi móc điện thoại ra, bấm vào acc clone bắt đầu chất vấn trong cơn thịnh nộ: "Cuối tuần còn thi công cái gì đấy?!"
Mấy phút sau, bên kia trả lời: [Lắp kính ban công.]
Răng hàm của Văn Địch kêu kèn kẹt: [Thứ Hai rồi lắp không được à?]
Hàng xóm đáp: [Mấy hôm nay gió lớn, quần áo lại bị thổi sang bên nhà cậu thì phải làm sao?]
Giống như để nhấn mạnh tầm quan trọng của câu nói này, tiếng cưa điện lại rồ lên.
Văn Địch túm lấy cái gối rồi ôm vào trong ngực, nhưng bông thì chỉ có tác dụng bịt tai trộm chuông.
Màn hình điện thoại sáng lên, một tin nhắn mới nhảy ra: [Lúc cậu vắt áo sơ mi thì nhớ đến tôi phải không?]
Văn Địch chấm hỏi đầy mặt.
Hàng xóm: [Bây giờ ống tay trái của cái áo đó dài hơn tay phải 2mm, cơ bản là không thể mặc được nữa.]
Con ngươi của Văn Địch nở to ra. 2...cái...gì...cơ?!
Lúc vắt cái áo ấy, có lẽ, đại khái là đã cậu trộn thêm một chút cảm xúc tiêu cực thật, thế nhưng 2mm thì khác biệt ở chỗ đếch nào!
Văn Địch: [Chứ không phải là do tay trái và tay phải của anh không bằng nhau?]
Hàng xóm: [Cậu nói chuyện logic một chút được không, lẽ nào tôi đo bằng cánh tay?]
Văn Địch: [Cóc ghẻ, bọ cánh cứng, dơi.]
Hàng xóm: [Lãng phí cuộc đời bằng việc đọc thứ tác phẩm hạng xoàng ấy, đời cậu không còn gì ý nghĩa hơn sao?]
Lửa giận của Văn Địch vọt thẳng lên não cùng cảm giác trướng bụng, khiến cho não cậu nổi lên một cơn lốc xoáy. Cậu gõ màn hình điện thoại với khí thế như đang gõ bàn phím cơ: [Tôn trọng người bề trên một chút. Vật chất trong tự nhiên là vĩnh hằng bất biến, nói không chừng những nguyên tử cấu tạo nên Shakespeare đang ở trong cơ thể của anh đấy.]
Hàng xóm: [Theo logic ấy thì có lẽ trong người cậu cũng có nguyên tử của trùng đế giày.]
Văn Địch chửi "đm", quẳng điện thoại lên giường. Cùng lúc ấy, tiếng búa đập rầm rầm vang lên cách một cái ban công.
Cậu nhìn chằm chằm bức tường, ngọn lửa phẫn nộ bùng lên trong đôi mắt hạnh nhân, giống như muốn đốt xuyên qua tường rồi chọc cho người bên kia thành cái sàng.
Chúc cho cổ họng anh mọc đậu mùa, cái tên chết tiệt ồn ào độc miệng, không có lương tâm!
Lời rủa xả ngoài miệng không hề có tác dụng. Tiếng va chạm của khung cửa kính ở bên kia cứ như tiếng trống khải hoàn.
Văn Địch bổ nhào lên giường, lấy chăn che lên đầu, lăn hai vòng rồi dừng lại khi đụng vào tường. Không thể tin được, cậu đã đấu với hàng xóm bốn lần, võ mồm hơn một trăm tin nhắn, vậy mà chưa thắng lần nào!
Đúng là nỗi nhục trong sự nghiệp chửi bới của cậu!
Cậu cào tóc trong bực dọc, một lần nữa cảm thấy bất lực với sự thay đổi đột ngột của cuộc đời. Hôm qua vừa gặp được chút chuyện vui thì hôm nay lại đụng phải tên xúi quẩy này.
Nhớ lại tối hôm qua, Văn Địch bỗng nhiên ngừng thở, cầm điện thoại lên rồi xem tin nhắn. Thoát ra, bấm vào, làm mới, thoát ra, bấm vào, làm mới.
Không có lời mời kết bạn, không có tin nhắn chưa đọc hoặc cuộc gọi nhỡ. Xem ra giáo sư chưa định liên lạc với cậu.
Cậu an ủi bản thân, bây giờ mới là tám giờ sáng, có lẽ giáo sư còn chưa dậy.
Cậu thầm cầu mong cuộc sống này có định luật bảo toàn nào đó, ví dụ như chịu đựng tiếng ồn vào cuối tuần sẽ đổi lại được một chút may mắn trong chuyện tình cảm.
Tiếc thay, cậu ăn cơm rửa bát xong, sửa luận văn cả buổi sáng mà điện thoại vẫn không có động tĩnh gì.
Cậu an ủi bản thân, giáo sư là một người thích thể thao, có lẽ là ra ngoài đi leo núi rồi. Người treo ở giữa không trung, làm sao mà phân tâm xem điện thoại được.
Buổi chiều, cậu vừa xem tài liệu vừa làm PPT cho cuộc họp nhóm. Sự thấp thỏm ngày càng cào xé dữ dội, cậu phải lẳng điện thoại vào trong ngăn kéo và khóa chặt mới có thể ngừng cái hành vi cách hai phút lại làm mới tin nhắn một lần.
Tiếng cưa điện và búa trên ban công đã kết thúc rồi. Mặt trời ngả về Tây, ánh đèn đường bật sáng, vẫn không có tin nhắn nào cả.
Cậu an ủi bản thân, các giáo sư đều rất bận bịu, ai biết được anh ấy đang vướng bận đề bài nào chứ.
Đến khi màn đêm dần buông ngoài cửa sổ, vài đám mây vây quanh ánh trăng treo giữa trời, cuối cùng Văn Địch cũng chấp nhận hiện thực: Hôm nay sẽ không có tiến triển nào cả.
Cậu buộc tay trái của mình phải buông điện thoại xuống, nằm ườn ra ra giường rồi cố gắng chìm vào giấc ngủ.
Có lẽ ngày mai, ngày kia...
Tiếng chuông điện thoại chợt vang lên.
Văn Địch ngồi phắt dậy, cầm điện thoại lên xem rất kỹ càng, là một số lạ chưa được lưu.
Không phải tin nhắn, không phải lời mời kết bạn mà là liên lạc trực tiếp? Giáo sư là người có tính cách như vậy sao?
Tuy còn hơi lấn cấn nhưng thà tin còn tốt hơn. Văn Địch nhấn nút nghe máy.
Bên kia im lặng một lát, giống như là không ngờ cậu lại nghe máy. Sau đó, một giọng nói quen thuộc vang lên: "Sam, lâu rồi không gặp."
Văn Địch buông điện thoại xuống, tắt cuộc gọi, cho vào danh sách đen. Sau đó cậu tự ôm lấy người mình, ra sức xoa nắn để loại bỏ cảm giác nổi da gà vừa rồi.
Cậu muốn vận đào hoa chứ không phải cái lá khô thối rữa chôn xuống đất từ năm năm trước!
Định luật bảo toàn cái gì chứ, toàn là nhảm nhí! Cuộc sống là những niềm bất hạnh nối đuôi nhau, thượng đế máu lạnh tuyệt tình, hoàn toàn không hề thương xót một tên xui xẻo như cậu.
Cậu nhìn ánh trăng lưỡi liềm u ám ngoài cửa sổ. Điện thoại ngắt rồi nhưng dư âm vẫn còn quanh quẩn. Giọng nói ấy khơi dậy ký ức của mùa hè tháng Tám, giống như một xoáy nước lôi người ta vào thời không trong quá khứ, bên trong nơi ấy toàn là những mảnh vụn ký ức vừa bén nhọn vừa chói lóa.
Đã mười năm trôi qua rồi.
Tháng Tám giữa hè, cậu ngồi xe bus hơn một tiếng đồng hồ, tiếp tục ngồi tàu điện ngầm đến trường học trọng điểm có tiếng tăm lẫy lừng của tỉnh. Ánh nắng chói chang treo trên đỉnh đầu, đến cả ve sầu cũng bị nắng thiêu đến mức bực mình, tiếng kêu cứ như tiếng đốt pháo.
Cậu lau mồ hôi, cất túi hành lý lên cái giường ván gỗ. Vải ni lông của cái túi chật ních đến mức phồng lên, bên ngoài quấn vài vòng dây thừng để ngăn không cho khóa kéo bị bung ra. Cậu còn chưa gỡ xong thì một bóng người cao lớn đi ngang qua ngoài cửa sổ.
Văn Địch ngẩng đầu lên, nhìn thấy Hà Văn Hiên của năm 16 tuổi.
Khoảnh khắc này khiến cho tim cậu khẽ rung động.
Dáng người cao lớn với đôi vai rộng, mái tóc ngắn nhẹ nhàng, sống lưng thẳng tắp. Cùng là bộ đồng phục rộng thùng thình có hoạ tiết ca rô và quần ống suông màu đen, người khác mặc lên thì trông luộm thuộm nhếch nhác, còn người này mặc thì chỉ thấy phong cách và thời thượng.
Văn Địch cúi đầu nhìn mình, ống quần bụi bặm, áo đồng phục cũng bị quá cỡ - mẹ bảo cậu sẽ còn cao thêm nên mua luôn cỡ lớn. Vốn dĩ đồng phục đã rộng sẵn rồi, cậu lại rất gầy gò, mặc lên vừa rộng vừa trống trải.
Học sinh giỏi của tỉnh quả nhiên là rất khác.
Mấy ngày tập quân sự, cái nắng gay gắt như thiêu cháy cả không khí. Cậu vừa tới đây nên không quen khí hậu, trở thành người đầu tiên trong lớp bị cảm nắng một cách vô cùng mất mặt.
Cậu chỉ nhớ mình đứng tư thế nghiêm của quân đội, mặt bê tông bỗng chao nghiêng rồi lập tức tiến tới gần mặt cậu. Cho đến khi mở mắt ra một lần nữa thì đã là cái rèm trắng tinh của phòng y tế.
Điều hòa rất mát mẻ, khăn trải giường sạch sẽ, bên cạnh chính là nam sinh cậu gặp vào ngày đầu nhập học.
"Cậu..." Một niềm mong chờ nho nhỏ trào lên trong lòng Văn Địch, "Cậu cũng bị say nắng à?"
Nam sinh đó bật cười: "Tôi cõng cậu tới đây, cậu quên rồi sao?"
Văn Địch cảm thấy rất ngượng ngùng vì câu nói không đầu không đuôi đó, cũng vì lý do khác nữa.
Nam sinh cầm hai chai nước trong tay, thấy mồ hôi trán của Văn Địch lăn xuống tận cằm rồi lọt vào trong cổ áo, thế là đưa một chai nước cho cậu: "Tôi là Hà Văn Hiên."
Văn Địch cầm lấy trong mơ màng, cảm thấy đầu óc cứ bí bách như có thứ gì bị chặn lại.
Lúc ấy cậu vẫn còn chưa biết rằng trên thế giới này có một thứ gọi là đồng tính luyến ái, nhưng tình yêu là bản năng của con người.
Cậu ôm vở bài tập đi hỏi bài người ta, ra sân tập để xem người ta thi đấu. Một tháng sau khi Hà Văn Hiên bị thương ở chân, cậu chạy khắp nơi để mua nước, đưa cơm, mua bánh trái, thậm chí còn giặt cả quần áo giúp người ta. Vào một buổi chiều muộn mùa thu, Hà Văn Hiên lê cái chân sắp khỏi cùng đi dạo trong trường với Văn Địch.
Hoàng hôn rực rỡ và mờ ảo khiến lòng người bâng khuâng. Đi tới dưới tán cây dã hương, Văn Địch bỗng nhiên dừng bước, lấy hết dũng khí nói tớ thích cậu, chúng mình yêu nhau đi.
Hà Văn Hiên ngẩn người một lát rồi cười nói, cậu không biết tớ đợi bao lâu rồi đâu, tớ còn tưởng cậu mãi mãi không định nói ra.
Văn Địch đờ đẫn, đầu óc đặc quánh lại như một nồi cháo. Cậu cẩn thận hỏi: Đó là đồng ý rồi phải không?
Nam sinh xoa đầu cậu nói: Đương nhiên rồi.
Bố của Hà Văn Hiên là một doanh nhân, chủ tịch của Boxin Photoelectric. Từ nhỏ cậu ta đã đi du học trao đổi nên khẩu âm nói chuyện hơi nhiễm tiếng nước ngoài, mở miệng ra là tin tức thời sự, người nổi tiếng trong nước và nước ngoài. Xung quanh cậu ta cũng toàn là con cháu của thẩm phán, nhà nghiên cứu, kỹ sư... Văn Địch chơi cùng bạn bè của cậu ta, luôn cảm thấy mình như một củ khoai sọ dính đầy đất trên sạp bán hoa quả.
Cậu thích Hà Văn Hiên đến nỗi gần như tôn sùng. Cậu cảm thấy, con cưng của trời sinh ra trong một gia đình giàu có và trí thức như vậy chắc chắn sẽ có dự định và kế hoạch cho bản thân, mỗi lần đưa ra lựa chọn đều ẩn chứa những suy tính mà Văn Địch không nhìn thấy được.
Sau khi Văn Địch dần trưởng thành, nhìn thấy khoảng trời rộng lớn hơn, những người hoàn hảo hơn, lúc bấy giờ cậu mới tỉnh ngộ.
Suy tính gì chứ, mẹ kiếp ích kỷ thì có.
Chia tay năm năm rồi mà còn điềm nhiên gọi điện thoại hỏi thăm, có thể thấy được người này chẳng thay đổi gì cả.
Tự dưng đụng phải tàn dư chết tiệt của quá khứ, đúng là xui xẻo. Văn Địch nằm xuống nhắm mắt lại, thầm cầu nguyện đêm nay hắn đừng xuất hiện trong giấc mơ của cậu.
Còn chưa yên tĩnh được năm phút, điện thoại lại vang lên. Một số điện thoại khác.
Văn Địch hít vào một hơi, chắc là thang may mắn tích lũy đủ rồi chứ nhỉ, nếu lần này còn không phải là chính chủ thì...
Cậu bấm nghe điện thoại, giọng nói quen thuộc lại vang lên, "Không muốn nói câu gì với anh sao?" Bên kia thở dài, "Hơi tổn thương đấy."
Văn Địch trợn trắng mắt, rốt cuộc tên này có bao nhiêu số điện thoại?
Có lẽ là cảm nhận được cậu sắp dập máy, bên kia bổ sung một câu: "Ở Mỹ không hạn chế mua sim di động."
Mấy tên con nhà giàu này đều đốt tiền như rác. Văn Địch nghiến răng: "Muốn nói gì thì nói nhanh, tôi sắp ngủ rồi."
Bên kia im lặng một lúc, khoảng lặng này khiến lửa giận của Văn Địch lại bốc cháy phừng phừng.
"Anh rất nhớ em." Cuối cùng bên kia cũng lên tiếng.
"Đừng có làm tôi buồn nôn." Văn Địch cảnh cáo.
"Thật đấy," Bên kia nói: "Có em ở bên là lúc anh hạnh phúc và vui vẻ nhất. Lần nào đi ngang qua phố người Hoa, nhìn thấy hơi nước bốc lên từ lồng hấp bánh là anh lại nhớ đến em. Còn nhớ lúc anh bị thương chân không? Em mua bữa sáng cho anh, nụ cười của em lúc mở túi bánh ra ấy, cả đời anh cũng không quên được..."
"Tôi bảo này," Văn Địch túm cái gối một cách mất kiên nhẫn: "Anh không phải thích tôi, mà là anh cần bảo mẫu. Anh giàu như thế, cầm một hai trăm nghìn tệ đi mà thuê, bảo đảm phục vụ anh đến tận răng luôn, tìm tôi làm gì?"
Bên kia tỏ ra ngạc nhiên: "Sao em lại nghĩ như vậy? Chúng ta là tình đầu của nhau mà."
Được lắm, hồi trẻ người non dạ bị vấp phải một khúc củi, khúc củi ấy còn tưởng rằng bản thân là ánh trăng sáng. Đúng là biết cách tự dát vàng lên mặt.
Văn Địch co đầu gối lên, chống khuỷu tay lên đùi để tìm tư thế thoải mái hơn, giảm bớt ngọn lửa phẫn nộ đang thiêu đốt trong lòng, "Tình đầu là đóa sen thiêng trên đỉnh núi tuyết à? Hay là tượng Phật trong điện thờ?" Văn Địch nói: "Nó là cuốn Tuyển Tập Bài Làm Sai, anh lượn lờ trước mặt tôi chính là đang từng giây từng phút nhắc nhở tôi về sai lầm năm ấy. Đúng là phiền phức."
Bên kia im lặng rất lâu rồi nói: "Đó là quãng thời gian đẹp nhất trong đời anh, rất tiếc nếu em không nghĩ như vậy. Em hãy tin anh, anh sẽ bù đắp cho em, anh sẽ thay đổi nó thành dáng vẻ tươi đẹp như ban đầu."
Mấy năm không gặp, tên này vẫn giỏi mồm mép y như xưa. Còn nói cái gì mà "bù đắp", rõ ràng là do hắn ta hủy hoại.
"Không cần, cảm ơn." Văn Địch nói: "Đừng gọi nữa, anh không biết tôi đã giấu đi bao nhiêu phần của khả năng chửi bới lúc còn ở bên anh đâu. Tôi khuyên anh đừng nên chuốc khổ."
Cậu cứ tưởng nói tới nước này thì tên con cưng của trời kia sẽ nổi giận xuống sân khấu, ai ngờ lại không hề nghe thấy tiếng dập máy.
Không tắt thì thôi, cậu tắt. Cậu bỏ điện thoại xuống khỏi tai, vừa định ấn nút màu đỏ thì bên kia lại lên tiếng.
"Năm ấy anh đã lừa dối em," Bên kia nói: "Nhưng chẳng lẽ em không lừa dối anh sao?"
Giây tiếp theo, Văn Địch ấn nút tắt máy, tức đến nỗi suýt thì nhảy dựng lên ở trên giường.
Tên này vô liêm sỉ đến mức xát muối vết thương của cậu!
Thằng chó chết tiệt! Tên ác ôn bỉ ổi, ngang ngược, to mồm! Mong sao bệnh sài sốt chó sẽ giết chết anh ta, chính anh ta đã làm cậu phải thốt lên những lời này!
Văn Địch ôm cơn tức trong lòng mà không thể giải tỏa, cậu nhìn chằm chằm màn hình rồi đột nhiên cảm thấy hờn dỗi cái người bặt vô âm tín kia.
Nếu không đợi điện thoại của anh thì cậu đâu gặp tai họa như thế này.
Hai ngày nay tên khốn nạn thông minh đẹp trai ấy đang làm gì vậy!
- ------
Tác giả có lời muốn nói:
Đang bịt ban công (không phải).
Mấy câu chửi vẫn trích từ The Tempest.
Danh sách chương