Tổ tiên của Đậu Chiêu là người bán hàng
rong, cơ duyên xảo hợp nên kết duyên với một nha hoàn của một nhà buôn
bán trấn trên. Ông dùng của hồi môn của thê tử là mười lạng bạc mua một
mẫu ruộng ở thôn Bắc Lâu của huyện Thực Định, từ đó về sau an cư lạc
nghiệp ở đó, cuộc sống phát đạt hơn.
Đây là nguồn gốc của họ Đậu tiếng tăm lừng lẫy Bắc Lâu.
Thái tổ phụ (tổ tiên) của Đậu Chiêu khi mới mười tuổi đã làm học đồ trong cửa hàng tơ lụa Lão Đông Gia, mười bốn tuổi học xong, hai mươi tuổi đã thành nhị chưởng quầy của cửa hàng lụa. Ông chủ định gả nha hoàn bên người của con gái mình cho ông nhưng ông không muốn đời sau của mình cũng phải làm nha hoàn cho người nên lấy con gái của một Tú Tài ở trấn Tây là Hách thị làm vợ.
Lúc 21 tuổi, ông lấy tiền tiết kiệm của mình, gom được tám lạng bạc làm sính lễ hỏi cưới Hách thị, cũng mất luôn chức nhị chưởng quầy.
Ông dẫn Hách thị trở về thôn Bắc Lâu, tiếp nhận gánh hàng rong của phụ thân và cả 30 mẫu ruộng do phụ thân cực nhọc cả đời dành dụm được. Ngày mùa làm nông, ngày nông nhàn thì đi bán hàng rong khắp nơi.
Mùa hè năm sau, Hách thị sinh cho ông một cậu nhóc béo mập.
Ông gặp một người bán dạo bông vải.
Là loại bông của phủ Thực Định.
Người đó muốn tìm một nhà nông bản địa thu mua bông giúp mình.
Ông tự tiến cử, dựa vào bản lĩnh khi còn ở cửa hàng bán vải, chỉ cần thoáng nhìn là biết đó là hàng thật hay hàng giả, vừa chạm vào cũng biết được có cân thiếu hay không, còn có thể tính toán rất nhanh.
Mùa hè trôi qua, ngoài thù lao đã thỏa thuận, thương nhân kia còn thưởng thêm cho cụ cố của Đậu Chiêu mười lạng bạc, hơn nữa còn hẹn sang năm sẽ lại cùng hợp tác.
Đến mùa đông, Thái tổ phụ của Đậu Chiêu đi khắp huyện Thực Định. Đợi đến mùa hè năm sau, nhà ai có bao nhiêu bông, bông tốt hay xấu, tính tình trung thực hay không đều rõ ràng: thu bông, cân, tính toán sổ sách, nhập kho đều làm không sai chút nào. Thương nhân kia chỉ cần ngồi uống trà, quạt mát là được.
- Xem ra có ta hay không cũng đều vậy cả, ta ở đây còn tốn tiền trọ, tiền cơm.
Thương gia kia cười, bàn bạc với Thái tổ phụ của Đậu Chiêu:
- Ta có một ý này, ta sẽ ứng tiền trước cho ngươi, tự ngươi thu bông rồi đưa đến chỗ ta, chúng ta cùng kết toán, ngươi cảm thấy thế nào? Nhà họ Đậu chính là dựa vào việc thu mua bông mà phất.
Đợi đến đời cao tổ phụ (ông sơ) của Đậu Chiêu, nhà họ Đậu đã chở bông đến Giang Nam đổi lấy tơ lụa Giang Nam, đem lụa Giang Nam đến Tứ Xuyên bán đổi lấy dược liệu rồi lại đem dược liệu đó lên kinh thành đổi trang sức, đem về bán cho quan lại, nhà giàu ở phủ Thực Định.
Cao tổ phụ của Đậu Chiêu chỉ cần chuyên chú đọc sách, thi đậu công danh là được. Chỉ là ông dù có buộc tóc lên xà nhà hay dùng dùi tự đâm* thì cũng chỉ thi đậu tú tài.
( Đây là hai điển tích khi nhắc đến những người hiếu học, vượt khó để học hành:
Tô Tần (苏秦) thời Chiến quốc dốc chí đọc sách, thường đọc đến đêm khuya. Mỗi khi buồn ngủ, dùng chuỳ đâm vào bắp vế mình để tỉnh ngủ, học tập rất kiên trì, cuối cùng có được tri thức uyên bác.
Tôn Kính (孙敬) thời Hán, thường đọc sách đến nửa đêm. Để tránh buồn ngủ, ông buộc lên xà nhà một sợi dây, rồi buộc tóc mình vào đó. Chỉ cần gục đầu lập tức dây kéo ngược tóc lên, lại tiếp tục đọc.)
Nhưng điều này cũng không gây trở ngại đến việc ông lấy con gái của cử nhân họ Triệu ở thôn An Hương huyện bên làm vợ.
Triệu gia lại khác với Đậu gia!
Người ta có gia phả hẳn hoi.
Trong nhà tuy chỉ có 120 mẫu ruộng nhưng tổ tiên nhà người ta có thể kể ngược về đến thời Chu Mục vương. Hơn nữa họ Triệu là họ của triều đại trước, sau khi triều đại thay đổi, tổ tiên Triệu gia chuyển từ cố đô Biện Kinh về đây.
Triệu thị ở An Hương cũng chính là quê ngoại của Đậu Chiêu.
Sau khi cao tổ phụ của Đậu Chiêu và Triệu thị thành thân, sinh được hai con trai. Con trưởng là Đậu Hoán Thành, con thứ là Đậu Diệu Thành.
Hai huynh đệ từ nhỏ đã có trí tuệ hơn người, học theo ông ngoại là cử nhân họ Triệu, lớn lên được đến Quốc tử giám ở kinh thành để học hành.
Năm Chí Đức 13, hai anh em cùng đề tên trong bảng vàng.
Anh cả đứng thứ ba trong hàng Nhị giáp, em đứng thứ 37 trong hàng Nhị giáp.
Lúc này, dòng họ Đậu thực sự mới là phú quý.
Sau này anh cả thi đỗ chức quan, ở lại viện Hàn lâm, em trai thì làm huyện lệnh huyện Tiến Hiền phủ Nam Xương.
Cuối cùng cao tổ phụ của Đậu Chiêu bạc mệnh, vinh quang chưa được mấy năm thì đã cưỡi hạc bay đi.
Lúc chết hai con không có ở bên.
Hai huynh đệ về quê chịu tang, sau khi mãn tang về kinh nhận điều động.
Anh cả là thứ cát sĩ, từng làm ở Hành Nhân ti, rất nhanh đã kiếm được chức Ngự sử ở Đô Sát viện. Em thì mất hơn nửa năm mới được anh giúp đỡ nhậm chức ở Án Sát ti ở Vân Nam.
Trong ấn tượng của người em, Vân Nam là vùng khỉ ho cò gáy, chướng khí mù mịt, có người trên đường đi nhậm chức bị bạo bệnh qua đời, căn bản đó không phải là chỗ cho người ở.
Nếu tiếp tục ở lại kinh thành chờ, thứ nhất hai huynh đệ vừa mới bước vào con đường công danh, chưa chắc chuyện tốt gì cũng có thể tới tay, thứ hai, quan lại ba năm thăng cấp một lần, chờ ông kiếm được chức quan tốt thì chỉ sợ ca ca đã làm quan đến lục phẩm.
Càng nghĩ càng cảm thấy vô nghĩa nên đơn giản là từ quan, về huyện Thực Định.
Triệu thị sống vừa vẻ vang vừa thoải mái, nếu nói có gì thiếu sót thì chính là hai đứa con đều làm quan ở ngoài, bà sợ khi mình qua đời cũng giống chồng, không được gặp mặt con trước lúc lâm chung.
Đậu Diệu Thành về quê, đương nhiên bà rất tán thành.
Dù sao con cả làm quan thuận lợi, con thứ trở về báo hiếu bà, còn có thể giúp bà cai quản gia đình.
Đậu Diệu Thành thi đỗ tiến sĩ so với tổ tiên Đậu gia xuất phát từ buôn bán đương nhiên là có sự khác biệt.
Bạc kiếm được ở kinh thành không hề mua bán gì mà đem cho vay, hoặc để xã giao cầu quan cầu chức, hoặc là tặng quà cho các quan lại khác. Sau này rút khỏi quan trường, Đậu gia bắt đầu nhúng tay vào việc dẫn muối Nam Giang, chuyển lương thảo cho biên giới hay vật liệu xây dựng đê, đập…
Bạc như nước chảy vào, khiến Triệu thị và Đậu Hoán Thành hoa cả mắt, lòng run sợ.
Đậu Hoán Thành làm đến Hữu thiêm sự của Đô sát viện nhiều lần nói với em trai: ”Trăng tròn thì mệt, nước đầy thì tràn, đệ nên cẩn thận một chút”.
Đậu Diệu Thành lơ đễnh: ”To gan thì giàu, nhát gan thì đói. Đệ cũng chỉ là cáo mượn oai hùm thôi. Huynh là trí sĩ, chuyện mua bán gì đó đệ sẽ không làm”.
Đậu Hoán Thành lại cảm thấy tiền kiếm được không sạch sẽ: “Buôn bán như trước tốt xấu gì cũng là tiền vất vả kiếm được. Đệ như vậy là cấu kết với nghiệp quan! Là vấn nạn của đất nước!”
Đậu Diêu Thành cười lạnh: “Giờ đại ca chê tiền bẩn? Lúc đại ca mua đồ đắt tiền thì sao không chê bẩn? Lúc muốn giúp đỡ con cái của đồng liêu khi người ta qua đời thì sao không chê tiền bẩn?…”
“Đệ!” Đậu Hoán Thành giận đến môi run run.
Hai huynh đệ bực bội mà về.
Triệu thị nhìn cũng rất buồn, khuyên Đậu Diệu Thành: “Con nghe ca ca đi! Nó làm việc ở Đô Sát viện, thấy được nhiều chuyện, sẽ không hại con đâu”.
Đậu Diệu Thành không muốn mẫu thân lo lắng nhưng cũng không muốn cúi đầu với đại ca nên thuận miệng nói: “Mẫu thân xem, chức tước như vậy ai mà chẳng tranh nhau nịnh bợ? Không cần mở miệng cũng có người mang bạc đến cho mà sống, còn sợ nhiều cơ. Con đâu giống đại ca, ngày nào không kiếm được bạc thì ngày đó ăn gì mà sống.”
Triệu thị nghe thấy có lý, cười nói: “Con cho là mẫu thân hồ đồ”. Trong lòng nghĩ, bổng lộc của con cả không cao, mỗi lần về hiếu kính bà toàn nhân sâm, tổ yến, châu báu, ngọc thạch, vợ con nó xiêm áo bốn mùa là lượt, có thể thấy là sống rất tốt. Con lớn nói có đạo lý nhưng con thứ làm ăn cũng không dễ dàng gì. Lần trước đến phủ Tùng Giang, vì để xã giao với đám quan lại, ngửi mùi rượu thôi người đã không thoải mái rồi. Cho dù là thế nhưng con thứ cũng chưa bao giờ tích bạc làm của riêng, tất cả đều giao ra, chia lời cho cả con cả.
Nghĩ như vậy lại thương con thứ.
Có chức tước hay không có chức tước rất khác biệt.
Nếu không vì sao con người vỡ đầu mẻ trán cũng phải cầu chức vị?
Bà dần dần chỉ thương cho đứa con út ngày ngày hỏi han ân cần, hiếu thảo với mình.
Bản thân Đậu Diệu Thành từ quan về buôn bán, lại có được người có năng lực giúp đỡ, càng làm càng lớn, tâm tư dần đặt vào sự hưởng thụ.
Ban đầu chỉ là kéo bè kết bạn, nâng cốc vui vẻ, sau này bắt đầu xem hát vườn lê, cưỡi ngựa vườn liễu.
Triệu thị biết được thì lại khuyên con: “Con là người có thân phận, sao có thể cùng đám nữ nhân buôn bán nhỏ uống rượu cùng bàn? Không bằng mua vài tiểu nha đầu lanh lợi về, mời người đến dạy, tự mình nuôi lấy một gánh hát, vừa có thể diện vừa có thể giải sầu, lễ tết còn có thể vui vẻ hơn”.
Được lời này của mẫu thân thì Đậu Diệu Thành còn phải nể nang gì ai?
Ông càng chơi bời càng hoang đường.
Mâu thuẫn giữa hai huynh đệ càng lúc càng sâu.
Triệu thị không muốn vậy, xin ý kiến ca ca của mình.
Triệu cữu cữu (cữu cữu: anh, em vợ) nghĩ nghĩ rồi nói:
- Thân huynh đệ, tính toán sổ sách minh bạch. Không bằng nhân lúc muội còn quản gia, để bọn chúng chia nhau mà sống, ai lo phần người đấy, chẳng dây dưa gì nữa.
Triệu thị suy nghĩ hồi lâu rồi hạ quyết tâm:
- So với việc sau khi muội qua đời bọn chúng tranh nhau gia sản thì tốt hơn nhiều. Cái tiếng ở riêng muội sẽ chịu. Dù sao muội cũng gần đất xa trời rồi.
Sau đó gọi con cả về:
- … Đừng vì chút việc nhỏ mà khắc khẩu nhau mãi.
- Mẫu thân, đây không phải là việc nhỏ.
Đậu Hoán Thành không đồng ý ở riêng, muốn thuyết phục mẫu thân:
- Con đường làm quan vinh quang, sáng rỡ tốt hơn nhiều. Gia tộc vốn không hoàn toàn chỉ vì nghề nghiệp, mưu sinh, nề nếp gia đình mới là thứ không thể thiếu. Có nghề nghiệp tiền tài nhưng không có nề nếp thì sao giữ được bản thân không bị choáng ngợp trong tiền tài. Nếu không giữ được, qua được mấy ngày thì cũng sẽ sụp đổ, thậm chí còn thê thảm hơn những nhà bình thường. Có nề nếp gia đình nhưng không có tiền tài, cứ đường đường chính chính làm việc rồi sẽ có phúc có duyên trời ban.
- Mẫu thân biết, mẫu thân biết.
Triệu thị nói cho có lệ:
- Là mẫu thân muốn ở riêng, mẫu thân không muốn nhìn hai con cãi vã nhau mãi như vậy, nhất là đệ đệ con. Mười năm học hành gian khổ nhưng lại gặp kết cục như thế. Các con dù gì cũng là anh em, con không lo cho nó thì ai lo? Nhưng anh em cũng như vợ chồng, ngày qua ngày, mỗi năm một sóng gió, cho dù tình cảm tốt đến mấy cũng khó mà bền vững. Coi như con hiếu thuận với mẫu thân, chia nhà đi.
Đậu Hoán Thành thề trước mặt mẫu thân:
- Con nhất định sẽ chiếu cố đệ đệ, không cần ở riêng.
Triệu thị lắc đầu:
- Con hãy nghe mẫu thân nói. Tuy phụ thân con để lại gia tài bạc triệu nhưng cũng chẳng bằng một phần ba tiền tài của Đậu gia bây giờ. Mẫu thân định chia tài sản trong nhà làm ba, mẫu thân một phần, con một phần, đệ đệ con một phần. Mẫu thân sống với đệ đệ con, chờ mẫu thân qua đời rồi thì phần của mẫu thân sẽ để lại cho nó…
Đây là muốn ở riêng hay chia tài sản?
Đây là ý của mẫu thân hay là ý của đệ đệ?
Đậu Hoán Thành không dám nghĩ nhiều, ông gật đầu.
Triệu thị mời Triệu cữu cữu, lúc ấy là Huyện lệnh huyện Thực Định, người nhà mẹ đẻ của hai cô con dâu làm người phân xử để chia nhà.
Nếu mẫu thân đi theo đệ đệ thì Đậu Hoán Thành nhường nhà lớn ở huyện Thực Định cho đệ đệ, mình xây một căn nhà năm gian ngói xanh ở phía đông.
Từ nay về sau, nhà họ Đậu chia thành hai.
Chi Đậu Hoán Thành ở phía đông thành nên người ta gọi là “Đông Đậu”, Đậu Diệu Thành ở phía tây nên người ta gọi là “Tây Đậu”.
Đậu Diệu Thành chính là tằng tổ phụ của Đậu Chiêu.
Quả đúng như Đậu Hoán Thành lo lắng, chưa được vài năm, thê thiếp của Đậu Diệu Thành tranh giành tình cảm gây ra án mạng, lại liên quan đến nhiều chuyện bẩn thỉu khác. Dù đã cố đè xuống nhưng chi Tây Đậu bị ảnh hưởng rất nhiều. Đậu Diêu Thành chưa đến 40 đã qua đời, con trai lần lượt cũng mất, chỉ còn lại ông nội Đậu Chiêu là Đậu Đạc.
Đông Đậu lại càng lúc càng thịnh vượng.
Đậu Hoán Thành có hai trai ba gái, chín cháu trai, ba cháu gái, hai mươi cháu ngoại trong đó có 11 trai, 9 gái. Hai con trai và một con rể đều lần lượt đỗ tiến sĩ.
Ông không quên lời hứa với mẫu thân, sau khi Đậu Diệu Thành qua đời, Đậu Hoán Thành đưa Đậu Đạc còn nhỏ tuổi về bên cạnh, giúp Đậu Đạc quản lý gia sản, tự mình dạy Đậu Đạc học, sau khi Đậu Đạc thành gia lập nghiệp lại trao trả tài sản về tay Đậu Đạc. Sau khi mất còn để lại di chúc: “Hai họ Đậu là người một nhà, ở riêng cũng không được phân chia nguồn gốc”.
Ấn tượng của Đậu Đạc về bá phụ còn sâu nặng hơn phụ thân. Ông coi Đậu Hoán Thành như cha mình, thân thiết với các anh họ như huynh đệ. Sau khi sinh Đậu Thế Anh, cùng sắp xếp thứ tự anh em theo hàng “Thế” với Đậu gia Đông phủ, hai nhà tuy hai mà một.
Cho nên phụ thân Đậu Chiêu tuy là độc đinh nhưng được gọi là thất gia.
Mà tam gia chính là con trai trưởng của Nhị bá tổ* của Đậu Chiêu – Đậu Thế Bàng.
(Phát điên vì mấy cái danh xưng Hán việt này mất. Mọi người hiểu thế này nhé, Nhị bá tổ là con thứ hai của Đậu Hoán Thành, ngang hàng với Đậu Đạc, Đậu Chiêu phải gọi bằng ông ý ^^. Mình bình thường chỉ gọi là ông thôi chứ có phân biệt ông hai ông ba gì đâu ^^. Mấy cái thái tổ phụ, cố tổ phụ, tằng tổ phụ mọi người cứ hiểu các đời ông cố từ lớn đến bé hộ nhé. Mình sắp điên vì cái này rồi :((((
Đây là nguồn gốc của họ Đậu tiếng tăm lừng lẫy Bắc Lâu.
Thái tổ phụ (tổ tiên) của Đậu Chiêu khi mới mười tuổi đã làm học đồ trong cửa hàng tơ lụa Lão Đông Gia, mười bốn tuổi học xong, hai mươi tuổi đã thành nhị chưởng quầy của cửa hàng lụa. Ông chủ định gả nha hoàn bên người của con gái mình cho ông nhưng ông không muốn đời sau của mình cũng phải làm nha hoàn cho người nên lấy con gái của một Tú Tài ở trấn Tây là Hách thị làm vợ.
Lúc 21 tuổi, ông lấy tiền tiết kiệm của mình, gom được tám lạng bạc làm sính lễ hỏi cưới Hách thị, cũng mất luôn chức nhị chưởng quầy.
Ông dẫn Hách thị trở về thôn Bắc Lâu, tiếp nhận gánh hàng rong của phụ thân và cả 30 mẫu ruộng do phụ thân cực nhọc cả đời dành dụm được. Ngày mùa làm nông, ngày nông nhàn thì đi bán hàng rong khắp nơi.
Mùa hè năm sau, Hách thị sinh cho ông một cậu nhóc béo mập.
Ông gặp một người bán dạo bông vải.
Là loại bông của phủ Thực Định.
Người đó muốn tìm một nhà nông bản địa thu mua bông giúp mình.
Ông tự tiến cử, dựa vào bản lĩnh khi còn ở cửa hàng bán vải, chỉ cần thoáng nhìn là biết đó là hàng thật hay hàng giả, vừa chạm vào cũng biết được có cân thiếu hay không, còn có thể tính toán rất nhanh.
Mùa hè trôi qua, ngoài thù lao đã thỏa thuận, thương nhân kia còn thưởng thêm cho cụ cố của Đậu Chiêu mười lạng bạc, hơn nữa còn hẹn sang năm sẽ lại cùng hợp tác.
Đến mùa đông, Thái tổ phụ của Đậu Chiêu đi khắp huyện Thực Định. Đợi đến mùa hè năm sau, nhà ai có bao nhiêu bông, bông tốt hay xấu, tính tình trung thực hay không đều rõ ràng: thu bông, cân, tính toán sổ sách, nhập kho đều làm không sai chút nào. Thương nhân kia chỉ cần ngồi uống trà, quạt mát là được.
- Xem ra có ta hay không cũng đều vậy cả, ta ở đây còn tốn tiền trọ, tiền cơm.
Thương gia kia cười, bàn bạc với Thái tổ phụ của Đậu Chiêu:
- Ta có một ý này, ta sẽ ứng tiền trước cho ngươi, tự ngươi thu bông rồi đưa đến chỗ ta, chúng ta cùng kết toán, ngươi cảm thấy thế nào? Nhà họ Đậu chính là dựa vào việc thu mua bông mà phất.
Đợi đến đời cao tổ phụ (ông sơ) của Đậu Chiêu, nhà họ Đậu đã chở bông đến Giang Nam đổi lấy tơ lụa Giang Nam, đem lụa Giang Nam đến Tứ Xuyên bán đổi lấy dược liệu rồi lại đem dược liệu đó lên kinh thành đổi trang sức, đem về bán cho quan lại, nhà giàu ở phủ Thực Định.
Cao tổ phụ của Đậu Chiêu chỉ cần chuyên chú đọc sách, thi đậu công danh là được. Chỉ là ông dù có buộc tóc lên xà nhà hay dùng dùi tự đâm* thì cũng chỉ thi đậu tú tài.
( Đây là hai điển tích khi nhắc đến những người hiếu học, vượt khó để học hành:
Tô Tần (苏秦) thời Chiến quốc dốc chí đọc sách, thường đọc đến đêm khuya. Mỗi khi buồn ngủ, dùng chuỳ đâm vào bắp vế mình để tỉnh ngủ, học tập rất kiên trì, cuối cùng có được tri thức uyên bác.
Tôn Kính (孙敬) thời Hán, thường đọc sách đến nửa đêm. Để tránh buồn ngủ, ông buộc lên xà nhà một sợi dây, rồi buộc tóc mình vào đó. Chỉ cần gục đầu lập tức dây kéo ngược tóc lên, lại tiếp tục đọc.)
Nhưng điều này cũng không gây trở ngại đến việc ông lấy con gái của cử nhân họ Triệu ở thôn An Hương huyện bên làm vợ.
Triệu gia lại khác với Đậu gia!
Người ta có gia phả hẳn hoi.
Trong nhà tuy chỉ có 120 mẫu ruộng nhưng tổ tiên nhà người ta có thể kể ngược về đến thời Chu Mục vương. Hơn nữa họ Triệu là họ của triều đại trước, sau khi triều đại thay đổi, tổ tiên Triệu gia chuyển từ cố đô Biện Kinh về đây.
Triệu thị ở An Hương cũng chính là quê ngoại của Đậu Chiêu.
Sau khi cao tổ phụ của Đậu Chiêu và Triệu thị thành thân, sinh được hai con trai. Con trưởng là Đậu Hoán Thành, con thứ là Đậu Diệu Thành.
Hai huynh đệ từ nhỏ đã có trí tuệ hơn người, học theo ông ngoại là cử nhân họ Triệu, lớn lên được đến Quốc tử giám ở kinh thành để học hành.
Năm Chí Đức 13, hai anh em cùng đề tên trong bảng vàng.
Anh cả đứng thứ ba trong hàng Nhị giáp, em đứng thứ 37 trong hàng Nhị giáp.
Lúc này, dòng họ Đậu thực sự mới là phú quý.
Sau này anh cả thi đỗ chức quan, ở lại viện Hàn lâm, em trai thì làm huyện lệnh huyện Tiến Hiền phủ Nam Xương.
Cuối cùng cao tổ phụ của Đậu Chiêu bạc mệnh, vinh quang chưa được mấy năm thì đã cưỡi hạc bay đi.
Lúc chết hai con không có ở bên.
Hai huynh đệ về quê chịu tang, sau khi mãn tang về kinh nhận điều động.
Anh cả là thứ cát sĩ, từng làm ở Hành Nhân ti, rất nhanh đã kiếm được chức Ngự sử ở Đô Sát viện. Em thì mất hơn nửa năm mới được anh giúp đỡ nhậm chức ở Án Sát ti ở Vân Nam.
Trong ấn tượng của người em, Vân Nam là vùng khỉ ho cò gáy, chướng khí mù mịt, có người trên đường đi nhậm chức bị bạo bệnh qua đời, căn bản đó không phải là chỗ cho người ở.
Nếu tiếp tục ở lại kinh thành chờ, thứ nhất hai huynh đệ vừa mới bước vào con đường công danh, chưa chắc chuyện tốt gì cũng có thể tới tay, thứ hai, quan lại ba năm thăng cấp một lần, chờ ông kiếm được chức quan tốt thì chỉ sợ ca ca đã làm quan đến lục phẩm.
Càng nghĩ càng cảm thấy vô nghĩa nên đơn giản là từ quan, về huyện Thực Định.
Triệu thị sống vừa vẻ vang vừa thoải mái, nếu nói có gì thiếu sót thì chính là hai đứa con đều làm quan ở ngoài, bà sợ khi mình qua đời cũng giống chồng, không được gặp mặt con trước lúc lâm chung.
Đậu Diệu Thành về quê, đương nhiên bà rất tán thành.
Dù sao con cả làm quan thuận lợi, con thứ trở về báo hiếu bà, còn có thể giúp bà cai quản gia đình.
Đậu Diệu Thành thi đỗ tiến sĩ so với tổ tiên Đậu gia xuất phát từ buôn bán đương nhiên là có sự khác biệt.
Bạc kiếm được ở kinh thành không hề mua bán gì mà đem cho vay, hoặc để xã giao cầu quan cầu chức, hoặc là tặng quà cho các quan lại khác. Sau này rút khỏi quan trường, Đậu gia bắt đầu nhúng tay vào việc dẫn muối Nam Giang, chuyển lương thảo cho biên giới hay vật liệu xây dựng đê, đập…
Bạc như nước chảy vào, khiến Triệu thị và Đậu Hoán Thành hoa cả mắt, lòng run sợ.
Đậu Hoán Thành làm đến Hữu thiêm sự của Đô sát viện nhiều lần nói với em trai: ”Trăng tròn thì mệt, nước đầy thì tràn, đệ nên cẩn thận một chút”.
Đậu Diệu Thành lơ đễnh: ”To gan thì giàu, nhát gan thì đói. Đệ cũng chỉ là cáo mượn oai hùm thôi. Huynh là trí sĩ, chuyện mua bán gì đó đệ sẽ không làm”.
Đậu Hoán Thành lại cảm thấy tiền kiếm được không sạch sẽ: “Buôn bán như trước tốt xấu gì cũng là tiền vất vả kiếm được. Đệ như vậy là cấu kết với nghiệp quan! Là vấn nạn của đất nước!”
Đậu Diêu Thành cười lạnh: “Giờ đại ca chê tiền bẩn? Lúc đại ca mua đồ đắt tiền thì sao không chê bẩn? Lúc muốn giúp đỡ con cái của đồng liêu khi người ta qua đời thì sao không chê tiền bẩn?…”
“Đệ!” Đậu Hoán Thành giận đến môi run run.
Hai huynh đệ bực bội mà về.
Triệu thị nhìn cũng rất buồn, khuyên Đậu Diệu Thành: “Con nghe ca ca đi! Nó làm việc ở Đô Sát viện, thấy được nhiều chuyện, sẽ không hại con đâu”.
Đậu Diệu Thành không muốn mẫu thân lo lắng nhưng cũng không muốn cúi đầu với đại ca nên thuận miệng nói: “Mẫu thân xem, chức tước như vậy ai mà chẳng tranh nhau nịnh bợ? Không cần mở miệng cũng có người mang bạc đến cho mà sống, còn sợ nhiều cơ. Con đâu giống đại ca, ngày nào không kiếm được bạc thì ngày đó ăn gì mà sống.”
Triệu thị nghe thấy có lý, cười nói: “Con cho là mẫu thân hồ đồ”. Trong lòng nghĩ, bổng lộc của con cả không cao, mỗi lần về hiếu kính bà toàn nhân sâm, tổ yến, châu báu, ngọc thạch, vợ con nó xiêm áo bốn mùa là lượt, có thể thấy là sống rất tốt. Con lớn nói có đạo lý nhưng con thứ làm ăn cũng không dễ dàng gì. Lần trước đến phủ Tùng Giang, vì để xã giao với đám quan lại, ngửi mùi rượu thôi người đã không thoải mái rồi. Cho dù là thế nhưng con thứ cũng chưa bao giờ tích bạc làm của riêng, tất cả đều giao ra, chia lời cho cả con cả.
Nghĩ như vậy lại thương con thứ.
Có chức tước hay không có chức tước rất khác biệt.
Nếu không vì sao con người vỡ đầu mẻ trán cũng phải cầu chức vị?
Bà dần dần chỉ thương cho đứa con út ngày ngày hỏi han ân cần, hiếu thảo với mình.
Bản thân Đậu Diệu Thành từ quan về buôn bán, lại có được người có năng lực giúp đỡ, càng làm càng lớn, tâm tư dần đặt vào sự hưởng thụ.
Ban đầu chỉ là kéo bè kết bạn, nâng cốc vui vẻ, sau này bắt đầu xem hát vườn lê, cưỡi ngựa vườn liễu.
Triệu thị biết được thì lại khuyên con: “Con là người có thân phận, sao có thể cùng đám nữ nhân buôn bán nhỏ uống rượu cùng bàn? Không bằng mua vài tiểu nha đầu lanh lợi về, mời người đến dạy, tự mình nuôi lấy một gánh hát, vừa có thể diện vừa có thể giải sầu, lễ tết còn có thể vui vẻ hơn”.
Được lời này của mẫu thân thì Đậu Diệu Thành còn phải nể nang gì ai?
Ông càng chơi bời càng hoang đường.
Mâu thuẫn giữa hai huynh đệ càng lúc càng sâu.
Triệu thị không muốn vậy, xin ý kiến ca ca của mình.
Triệu cữu cữu (cữu cữu: anh, em vợ) nghĩ nghĩ rồi nói:
- Thân huynh đệ, tính toán sổ sách minh bạch. Không bằng nhân lúc muội còn quản gia, để bọn chúng chia nhau mà sống, ai lo phần người đấy, chẳng dây dưa gì nữa.
Triệu thị suy nghĩ hồi lâu rồi hạ quyết tâm:
- So với việc sau khi muội qua đời bọn chúng tranh nhau gia sản thì tốt hơn nhiều. Cái tiếng ở riêng muội sẽ chịu. Dù sao muội cũng gần đất xa trời rồi.
Sau đó gọi con cả về:
- … Đừng vì chút việc nhỏ mà khắc khẩu nhau mãi.
- Mẫu thân, đây không phải là việc nhỏ.
Đậu Hoán Thành không đồng ý ở riêng, muốn thuyết phục mẫu thân:
- Con đường làm quan vinh quang, sáng rỡ tốt hơn nhiều. Gia tộc vốn không hoàn toàn chỉ vì nghề nghiệp, mưu sinh, nề nếp gia đình mới là thứ không thể thiếu. Có nghề nghiệp tiền tài nhưng không có nề nếp thì sao giữ được bản thân không bị choáng ngợp trong tiền tài. Nếu không giữ được, qua được mấy ngày thì cũng sẽ sụp đổ, thậm chí còn thê thảm hơn những nhà bình thường. Có nề nếp gia đình nhưng không có tiền tài, cứ đường đường chính chính làm việc rồi sẽ có phúc có duyên trời ban.
- Mẫu thân biết, mẫu thân biết.
Triệu thị nói cho có lệ:
- Là mẫu thân muốn ở riêng, mẫu thân không muốn nhìn hai con cãi vã nhau mãi như vậy, nhất là đệ đệ con. Mười năm học hành gian khổ nhưng lại gặp kết cục như thế. Các con dù gì cũng là anh em, con không lo cho nó thì ai lo? Nhưng anh em cũng như vợ chồng, ngày qua ngày, mỗi năm một sóng gió, cho dù tình cảm tốt đến mấy cũng khó mà bền vững. Coi như con hiếu thuận với mẫu thân, chia nhà đi.
Đậu Hoán Thành thề trước mặt mẫu thân:
- Con nhất định sẽ chiếu cố đệ đệ, không cần ở riêng.
Triệu thị lắc đầu:
- Con hãy nghe mẫu thân nói. Tuy phụ thân con để lại gia tài bạc triệu nhưng cũng chẳng bằng một phần ba tiền tài của Đậu gia bây giờ. Mẫu thân định chia tài sản trong nhà làm ba, mẫu thân một phần, con một phần, đệ đệ con một phần. Mẫu thân sống với đệ đệ con, chờ mẫu thân qua đời rồi thì phần của mẫu thân sẽ để lại cho nó…
Đây là muốn ở riêng hay chia tài sản?
Đây là ý của mẫu thân hay là ý của đệ đệ?
Đậu Hoán Thành không dám nghĩ nhiều, ông gật đầu.
Triệu thị mời Triệu cữu cữu, lúc ấy là Huyện lệnh huyện Thực Định, người nhà mẹ đẻ của hai cô con dâu làm người phân xử để chia nhà.
Nếu mẫu thân đi theo đệ đệ thì Đậu Hoán Thành nhường nhà lớn ở huyện Thực Định cho đệ đệ, mình xây một căn nhà năm gian ngói xanh ở phía đông.
Từ nay về sau, nhà họ Đậu chia thành hai.
Chi Đậu Hoán Thành ở phía đông thành nên người ta gọi là “Đông Đậu”, Đậu Diệu Thành ở phía tây nên người ta gọi là “Tây Đậu”.
Đậu Diệu Thành chính là tằng tổ phụ của Đậu Chiêu.
Quả đúng như Đậu Hoán Thành lo lắng, chưa được vài năm, thê thiếp của Đậu Diệu Thành tranh giành tình cảm gây ra án mạng, lại liên quan đến nhiều chuyện bẩn thỉu khác. Dù đã cố đè xuống nhưng chi Tây Đậu bị ảnh hưởng rất nhiều. Đậu Diêu Thành chưa đến 40 đã qua đời, con trai lần lượt cũng mất, chỉ còn lại ông nội Đậu Chiêu là Đậu Đạc.
Đông Đậu lại càng lúc càng thịnh vượng.
Đậu Hoán Thành có hai trai ba gái, chín cháu trai, ba cháu gái, hai mươi cháu ngoại trong đó có 11 trai, 9 gái. Hai con trai và một con rể đều lần lượt đỗ tiến sĩ.
Ông không quên lời hứa với mẫu thân, sau khi Đậu Diệu Thành qua đời, Đậu Hoán Thành đưa Đậu Đạc còn nhỏ tuổi về bên cạnh, giúp Đậu Đạc quản lý gia sản, tự mình dạy Đậu Đạc học, sau khi Đậu Đạc thành gia lập nghiệp lại trao trả tài sản về tay Đậu Đạc. Sau khi mất còn để lại di chúc: “Hai họ Đậu là người một nhà, ở riêng cũng không được phân chia nguồn gốc”.
Ấn tượng của Đậu Đạc về bá phụ còn sâu nặng hơn phụ thân. Ông coi Đậu Hoán Thành như cha mình, thân thiết với các anh họ như huynh đệ. Sau khi sinh Đậu Thế Anh, cùng sắp xếp thứ tự anh em theo hàng “Thế” với Đậu gia Đông phủ, hai nhà tuy hai mà một.
Cho nên phụ thân Đậu Chiêu tuy là độc đinh nhưng được gọi là thất gia.
Mà tam gia chính là con trai trưởng của Nhị bá tổ* của Đậu Chiêu – Đậu Thế Bàng.
(Phát điên vì mấy cái danh xưng Hán việt này mất. Mọi người hiểu thế này nhé, Nhị bá tổ là con thứ hai của Đậu Hoán Thành, ngang hàng với Đậu Đạc, Đậu Chiêu phải gọi bằng ông ý ^^. Mình bình thường chỉ gọi là ông thôi chứ có phân biệt ông hai ông ba gì đâu ^^. Mấy cái thái tổ phụ, cố tổ phụ, tằng tổ phụ mọi người cứ hiểu các đời ông cố từ lớn đến bé hộ nhé. Mình sắp điên vì cái này rồi :((((
Danh sách chương