Edit: yin
Đừng quá nhạy cảm, Lý Quỳ Nhất tự nhủ.
Nhiều lúc cô không muốn quá nhạy cảm, vì trong môi trường cô lớn lên, nếu quá nhạy cảm sẽ rất đau khổ. Thế cô cố gắng tự hòa giải với bản thân. Cách hòa giải là tìm ra logic đằng sau sự việc: Tại sao bà nội không thích mình? Ồ, vì bà trọng nam khinh nữ… Tốt thôi, chuyện không liên quan đến mình, đó là lỗi của bà.
Tại sao mọi người gọi cô giáo Lâm là “anh Lâm”? Có lẽ vì đây là một thói quen ngôn ngữ ước định mà thành.
Lý Quỳ Nhất tự thuyết phục bản thân chấp nhận logic này và không nghĩ ngợi thêm.
Đến tháng Tư, gần đến kỳ thi Đại học. Để có thể tiến hành vòng ôn tập một thuận lợi trong kỳ nghỉ Hè, các thầy cô giáo của lớp thực nghiệm khối 11 đã tăng tốc độ dạy, bài giảng trên lớp diễn ra rất nhanh. Đối với học sinh, có rất nhiều thứ phức tạp đủ loại cần phải chú ý trong việc học tập, như thời tiết ngày càng nóng bức khiến người ta khó chịu. Chưa kể, giáo viên chủ nhiệm còn mang đến một tin cực kỳ quan trọng… Thầy chính thức thông báo, từ năm 2016, tỉnh sẽ sử dụng đề thi Đại học quốc gia, nghĩa là kỳ thi đại học năm nay sẽ là lần cuối cùng tỉnh tự ra đề.
Mọi người đồng loạt “hả” một tiếng, rồi bàn tán xôn xao.
Có người kêu khóc om sòm: “Tại sao lại dùng đề thi quốc gia? Tự ra đề mới phù hợp với tình hình giáo dục của tỉnh mình chứ?”
Có người đếm ngón tay dự đoán: “Lần cuối tự ra đề, chắc các thầy cô muốn để lại ấn tượng tốt nên đề năm nay chắc chắn dễ lắm.”
Có người còn nói xa hơn: “Nghe nói sau này không phân khối nữa, muốn chọn môn gì thì chọn. Ôi, tiếc là chúng ta không kịp rồi, đúng là sinh không đúng thời.”
Tưởng Kiến Tân dùng gáy sách gõ lên bàn, ra hiệu yên lặng, thầy “chậc” một tiếng rồi bắt đầu tuôn ra một loạt lý lẽ: “Thầy thấy những bạn sợ hãi đều là những bạn bình thường không học hành chăm chỉ. Chỉ là đổi đề thi thôi, có gì mà lo? Chỉ cần nắm vững kiến thức, hiểu hết mọi thứ thì dù đề có là lão Thiên Vương1 ra cũng sẽ không làm khó được các em…”
Các học sinh chán nghe mấy lời này, im lặng, cúi đầu làm bài tập của mình.
Tiết tự học buổi tối đầu tiên là môn Lịch sử, nhưng giáo viên Lịch sử có buổi họp chuyên môn nên không thể dạy được. Cô đến lớp, đưa cho cán bộ môn Lịch sử một chiếc USB, bảo rằng trong đó có tải phim tài liệu “Sự trỗi dậy của các cường quốc”, có thể chiếu cho cả lớp xem. Dặn dò xong, cô giáo Lịch sử đắc ý khoe với học sinh: “Vẫn là cô tốt với các em đúng không? Biết các em gần đây học hành bận rộn, cố ý cho các em thư giãn chút đấy.”
Các học sinh đúng là rất vui mừng, làm ra vẻ cảm động cảm động đến phát khóc: “Cô ơi, cô tốt quá, đúng là cô giáo yêu quý chúng em…” Nhưng cũng có học sinh giống như bị căng thẳng, lớn tiếng hỏi lớn: “Cô ơi, xem xong có phải viết cảm nhận không ạ?”
Cô giáo Lịch sử giả vờ nghiêm mặt: “Người khác thì không, còn em thì phải viết.”
Cả lớp cười ầm lên.
Sau khi cô giáo Lịch sử rời đi, cả lớp tắt đèn, kéo rèm, không khí xem phim lập tức hiện lên. Bình thường ít ai đi tìm phim tài liệu lịch sử để xem, nhưng cả lớp cùng tụ tập xem thì lại thấy rất thú vị.
Tập đầu của “Sự trỗi dậy của các cường quốc” kéo dài 45 phút, khi chuông hết tiết vang lên, bộ phim tài liệu cũng kết thúc. Nhưng mọi người không muốn tắt máy tính trong lớp, xúi cán bộ môn Lịch sử phát vài bài hát nghe chơi, dù sao cũng là giờ nghỉ, bị giáo viên chủ nhiệm bắt gặp cũng không sao.
Cán bộ môn lịch sử là Hà Tinh, là nữ sinh lần trước phát kẹo mừng cho cả lớp. Cô bạn rất nhẹ dạ, dưới sự khích lệ của các bạn, Hà Tinh thật sự mở ứng dụng nghe nhạc duy nhất trên máy tính, sau đó di chuyển chuột tìm kiếm trong bảng xếp hạng các bài hát.
Nghe bài gì đây? Mỗi người một ý, rất khó thống nhất.
Hà Tinh quyết định chọn một trong số những bài hát thiếu nhi được nhiều người biết đến, cuối cùng chọn “Cô Bé Vui Vẻ” – bài hát chủ đề của phim hoạt hình “Công chúa Ori”. Sau đó, cô bạn cười ngượng ngùng, chạy xuống khỏi bục giảng.
Các nữ sinh trong lớp cười ầm lên, khi nhạc dạo vang lên, họ như trở về thời thơ ấu.
Bài hát có giai điệu và ca từ nhẹ nhàng, vui tươi, ban đầu mọi người còn ngại ngùng, sau đó không kìm được mà cùng hát theo, khiến học sinh lớp bên cạnh cũng chạy qua xem. Trong đó đa số là học sinh lớp A1, vừa xem vừa than phiền với bạn: “Cùng là lớp thực nghiệm, cậu xem cuộc sống của người ta vui chưa kìa.”
Bài hát chưa hết, các nam sinh đã không hài lòng, Mạnh Nhiên hét lên: “Có thể bật bài nào mà mấy ông đây nghe được không?”
Câu nói này mang ý vui đùa, cả lớp cười vang lần nữa, bao gồm cả nam sinh, nữ sinh.
Lý Quỳ Nhất cũng đang cười, nghe thấy câu này, nụ cười của cô bỗng dưng tắt, cây bút đang xoay trong tay cũng dừng lại.
Cảm giác đã bị cô bỏ qua từ lâu lại một lần nữa ùa về.
“Có thể bật bài nào mà mấy ông đây nghe được không?” Đây chỉ là một câu nói đùa thôi sao? Tại sao cô lại cảm thấy chút kiêu ngạo trong đó nhỉ? Sự “kiêu ngạo” này không hiếm gặp, từ nhỏ đến lớn, dường như các nam sinh luôn coi thường những thứ mà các nữ sinh thích, ví dụ như: xem phim Hàn Quốc là vô bổ, thần tượng cũng là vô bổ.
Dĩ nhiên, Lý Quỳ Nhất tin rằng Mạnh Nhiên nói câu này không có ác ý, cậu ta chỉ muốn gây cười thôi. Nhưng, hành động “ngự trị” vô thức này không phải là vấn đề lớn hơn sao?
Hơn nữa, Lý Quỳ Nhất để ý một điều, khi Mạnh Nhiên đề cập giới tính của mình, cậu ta dùng từ “mấy ông đây”. Nếu mở rộng ra, các nam sinh trong cuộc sống hàng ngày thực sự quen với cách diễn đạt này… Tôi là anh lớn/ông đây/ông…
Nhưng nữ sinh thì không. Hầu như không có nữ sinh nào nói, tôi là chị đại/bà đây/bà… Thường thấy hơn là: cô bé/bé học sinh…
Tại sao vậy?
Phương diện ngôn ngữ biểu đạt của nữ giới và nam giới lại có sự khác biệt lớn như vậy sao.
Bài hát kết thúc, Triệu Thạch Lỗi bước lên bục giảng bật một bài khác, đó là “Kỳ Tích Tái Hiện”, trên màn hình bắt đầu chiếu hình ảnh Ultraman Tiga.
Có nữ sinh la hét: “Aaa Tiga đẹp trai quá! Daigo cũng đẹp trai!”
“Các cậu thật nông cạn.” Triệu Thạch Lỗi vừa cười vừa bước xuống bục giảng: “Chỉ biết nhìn mặt thôi à?”
Thấy không, thói quen hạ thấp người khác, Lý Quỳ Nhất thầm nghĩ.
Có nữ sinh cũng không chịu yếu thế: “Nếu không phải đám con trai xung quanh đều xấu không ngắm được, thì mình cần phải mê mẩn Ultraman à?”
Triệu Thạch Lỗi có vẻ không vui, cậu ta “Hừ” một tiếng, rồi quay về chỗ ngồi ở phía sau.
“Nhưng Hạ Du Nguyên vẫn là dễ nhìn.” Nữ sinh quay ra sau, cười gian xảo: “Thậm chí có thể nói là cảnh đẹp ý vui.”
Nghe thấy họ nhắc đến Hạ Du Nguyên, Lý Quỳ Nhất rời tầm mắt, cúi đầu. Cô đột nhiên lo lắng, Hạ Du Nguyên cũng là con trai, liệu cậu có nói những lời này không? Dù trong quá trình tiếp xúc với cậu, cô chưa từng nhận thấy điều gì bất thường, nhưng nếu một ngày nào đó cậu bất ngờ nói ra những lời tương tự, thì sao?
Lúc này, Lý Quỳ Nhất mới nhận ra, cô thực sự là người có tâm lý sạch sẽ rất nghiêm trọng, cô không thể chấp nhận người mình thích nói những lời như vậy. Nói cách khác, cô không thể chấp nhận người mình thích không đặt cô ở vị trí bình đẳng.
Cô quay đầu nhìn, Hạ Du Nguyên đã đến phòng vẽ nên không có ở đây, chỗ của cậu trống không.
Lý Quỳ Nhất âm thầm cắn môi.
Thôi, nếu Hạ Du Nguyên cũng nói những lời này, cô sẽ không tiếp tục mối quan hệ với cậu nữa, giống như công viên nhỏ của cậu, nếu cô thấy có những vết bẩn khó chấp nhận, cảm thấy ghê tởm, thì không cần thiết phải tiếp tục tham quan.
Sau giờ tự học buổi tối, Hạ Du Nguyên từ phòng vẽ đến lớp để học thêm như thường lệ. Lý Quỳ Nhất rất muốn trò chuyện vài điều với cậu, nhưng lại không biết mở miệng thế nào, hỏi thẳng cậu nghĩ gì về vấn đề giới tính sao? Hình như quá đột ngột, hơn nữa, chính cô cũng không hiểu rõ.
Cô không nói gì, cậu lại lười biếng đứng trước mặt cô, hỏi trước: “Cuối tuần này cậu có muốn đi bày quán với mình không?”
“Bày quán?” Lý Quỳ Nhất ngẩn ra: “Bày quán gì?”
Cậu nhướng mày: “Vẽ tranh chứ sao, để cậu thấy được phạm vi nghề nghiệp của học sinh mỹ thuật chúng mình rộng đến mức nào.”
Lý Quỳ Nhất vẫn không dám tin. Không phải cô thấy việc bán hàng này quá kỳ lạ, chỉ là… “Trình độ vẽ của cậu đã đạt đến mức có thể bán được rồi sao?”
“Ai nói mình muốn bán tranh?” Hạ Du Nguyên cười nhìn cô: “Chúng ta đến cổng sở thú vẽ trang trí mặt cho trẻ con, cậu nghĩ sao? Có buôn bán được không?”
Ý tưởng này cũng không tệ.
Chắc là có buôn bán được nhỉ? Lý Quỳ Nhất tưởng tượng, nếu cô đi chơi sở thú mà gặp quầy vẽ nhỏ này thì cô cũng muốn thử một lần.
Nhưng… Tại sao lại là sở thú? Không phải cậu cố tình chứ?
Lý Quỳ Nhất ngước mắt nhìn Hạ Du Nguyên, phát hiện cậu đang nhìn cô đầy ẩn ý, khóe miệng nhếch lên, như đang giấu ý xấu.
Con người này thật nhỏ nhen.
Sở thú thì sở thú, nếu cô không muốn đi sở thú thì cậu lại cho rằng trong lòng cô có điều mờ ám đấy.
10 giờ sáng Chủ Nhật, Lý Quỳ Nhất đến cổng sở thú như đã hẹn. Hạ Du Nguyên đã dựng xong quầy, trên bàn xếp hộp màu và chậu cọ, xô rửa cọ để dưới chân, bên cạnh còn dựng một bảng hiệu nhỏ, trên đó viết chữ hoạt hình:
Vẽ mặt động vật
10 tệ/người
Màu không độc hại, rửa bằng nước sẽ trôi.
Nhìn cũng ra dáng lắm chứ
Đã có khách hàng thử rồi. Hạ Du Nguyên đang vẽ một con khủng long lên mặt một cậu bé, mẹ cậu bé đứng bên cạnh chụp ảnh, cười rất tươi.
Lý Quỳ Nhất cho rằng vẽ một hình thú trên mặt sẽ mất nhiều thời gian, nhưng Hạ Du Nguyên vẽ rất nhanh và chuẩn. Chẳng mấy chốc, một con khủng long xanh đã hiện lên trên khuôn mặt cậu bé, cực kỳ đáng yêu.
Mẹ cậu bé trả tiền xong thì dắt tay con trai hớn hở đi vào sở thú. Hạ Du Nguyên kẹp tờ tiền mười tệ giữa ngón tay, búng nhẹ rồi ngẩng cằm lên khoe: “Thấy mình giỏi không?”
Ánh nắng tháng Tư không quá nóng cũng không quá lạnh, trong trẻo mà dịu dàng làm tôn lên làn da trắng của cậu, trông hệt như phát sáng.
“Ừm” Lý Quỳ Nhất gật đầu, khen ngắn gọn, sau đó cô ngồi xuống chiếc ghế xếp bên cạnh: “Mình có thể giúp gì không?”
Hạ Du Nguyên nhét tờ tiền mười tệ vào túi cô: “Giúp mình đếm tiền nhé.”
Câu nói này nghe có vẻ “giàu có” … Dù chỉ kiếm được mười tệ, nhưng lại bị cậu nói cứ như là kiếm được mười nghìn. Mặc dù nghe có vẻ không đáng tin lắm, song Lý Quỳ Nhất vẫn đồng ý: “Được.”
“Vừa hay giờ không có ai, để mình vẽ cho cậu một cái nhé.”
“Vẽ gì cơ?”
“Cậu muốn vẽ gì?”
Lý Quỳ Nhất nghĩ một lúc rồi nói: “Con hổ đi.”
Hạ Du Nguyên dùng cọ chấm vài màu sắc, sau đó trộn lẫn trên bảng màu để tạo ra màu cần thiết. Lý Quỳ Nhất nhìn mà thấy kỳ diệu, cậu giỏi thật đấy, tại sao có thể biết ngay được cần dùng màu nào để tạo ra màu lông hổ chứ? Mà lượng màu lấy cũng rất chính xác.
Đúng là chuyên nghiệp có khác.
Khi đang suy nghĩ thì Hà Du Nguyên đã đưa tay ra nâng cằm cô lên
Lý Quỳ Nhất: “…”
“Đừng động đậy.” Cậu nhẹ nhàng nói.
Lý Quỳ Nhất bèn nhắm mắt lại, không nhìn cậu nữa. Cô chỉ cảm nhận được cọ vẽ nhẹ nhàng lướt trên mặt. Cảm giác ấy như có lụa quét qua, rất dễ chịu, lại hơi ngứa ngáy. Bàn tay ấm áp của cậu áp sát vào da cô, lực tay khi nhẹ khi mạnh, đôi lúc còn nâng mặt cô lên, nhẹ nhàng xoay.
Cô nhắm mắt, còn cậu thì lại đang nhìn cô.
Không hiểu sao Lý Quỳ Nhất lại cảm thấy căng thẳng, rồi bất giác nắm chặt tay buông thõng bên hông. Dưới làn ra mắt mỏng, con ngươi cô khẽ động, lông mi hơi run rẩy.
Khi đang vẽ, Hạ Du Nguyên bỗng dừng cọ lại.
Cô không hiểu tại sao, thử nín thở nhưng vẫn không thấy cậu ấy động đậy.
Lý Quỳ Nhất không chịu nổi cảm giác mờ mịt và bối rối trong bóng tối, định hỏi cậu sao vậy, nhưng chưa kịp mở mắt thì đã nghe thấy giọng nói khàn khàn của cậu vang lên.
“Cậu đỏ mặt rồi.”
******
Chú thích:
Đừng quá nhạy cảm, Lý Quỳ Nhất tự nhủ.
Nhiều lúc cô không muốn quá nhạy cảm, vì trong môi trường cô lớn lên, nếu quá nhạy cảm sẽ rất đau khổ. Thế cô cố gắng tự hòa giải với bản thân. Cách hòa giải là tìm ra logic đằng sau sự việc: Tại sao bà nội không thích mình? Ồ, vì bà trọng nam khinh nữ… Tốt thôi, chuyện không liên quan đến mình, đó là lỗi của bà.
Tại sao mọi người gọi cô giáo Lâm là “anh Lâm”? Có lẽ vì đây là một thói quen ngôn ngữ ước định mà thành.
Lý Quỳ Nhất tự thuyết phục bản thân chấp nhận logic này và không nghĩ ngợi thêm.
Đến tháng Tư, gần đến kỳ thi Đại học. Để có thể tiến hành vòng ôn tập một thuận lợi trong kỳ nghỉ Hè, các thầy cô giáo của lớp thực nghiệm khối 11 đã tăng tốc độ dạy, bài giảng trên lớp diễn ra rất nhanh. Đối với học sinh, có rất nhiều thứ phức tạp đủ loại cần phải chú ý trong việc học tập, như thời tiết ngày càng nóng bức khiến người ta khó chịu. Chưa kể, giáo viên chủ nhiệm còn mang đến một tin cực kỳ quan trọng… Thầy chính thức thông báo, từ năm 2016, tỉnh sẽ sử dụng đề thi Đại học quốc gia, nghĩa là kỳ thi đại học năm nay sẽ là lần cuối cùng tỉnh tự ra đề.
Mọi người đồng loạt “hả” một tiếng, rồi bàn tán xôn xao.
Có người kêu khóc om sòm: “Tại sao lại dùng đề thi quốc gia? Tự ra đề mới phù hợp với tình hình giáo dục của tỉnh mình chứ?”
Có người đếm ngón tay dự đoán: “Lần cuối tự ra đề, chắc các thầy cô muốn để lại ấn tượng tốt nên đề năm nay chắc chắn dễ lắm.”
Có người còn nói xa hơn: “Nghe nói sau này không phân khối nữa, muốn chọn môn gì thì chọn. Ôi, tiếc là chúng ta không kịp rồi, đúng là sinh không đúng thời.”
Tưởng Kiến Tân dùng gáy sách gõ lên bàn, ra hiệu yên lặng, thầy “chậc” một tiếng rồi bắt đầu tuôn ra một loạt lý lẽ: “Thầy thấy những bạn sợ hãi đều là những bạn bình thường không học hành chăm chỉ. Chỉ là đổi đề thi thôi, có gì mà lo? Chỉ cần nắm vững kiến thức, hiểu hết mọi thứ thì dù đề có là lão Thiên Vương1 ra cũng sẽ không làm khó được các em…”
Các học sinh chán nghe mấy lời này, im lặng, cúi đầu làm bài tập của mình.
Tiết tự học buổi tối đầu tiên là môn Lịch sử, nhưng giáo viên Lịch sử có buổi họp chuyên môn nên không thể dạy được. Cô đến lớp, đưa cho cán bộ môn Lịch sử một chiếc USB, bảo rằng trong đó có tải phim tài liệu “Sự trỗi dậy của các cường quốc”, có thể chiếu cho cả lớp xem. Dặn dò xong, cô giáo Lịch sử đắc ý khoe với học sinh: “Vẫn là cô tốt với các em đúng không? Biết các em gần đây học hành bận rộn, cố ý cho các em thư giãn chút đấy.”
Các học sinh đúng là rất vui mừng, làm ra vẻ cảm động cảm động đến phát khóc: “Cô ơi, cô tốt quá, đúng là cô giáo yêu quý chúng em…” Nhưng cũng có học sinh giống như bị căng thẳng, lớn tiếng hỏi lớn: “Cô ơi, xem xong có phải viết cảm nhận không ạ?”
Cô giáo Lịch sử giả vờ nghiêm mặt: “Người khác thì không, còn em thì phải viết.”
Cả lớp cười ầm lên.
Sau khi cô giáo Lịch sử rời đi, cả lớp tắt đèn, kéo rèm, không khí xem phim lập tức hiện lên. Bình thường ít ai đi tìm phim tài liệu lịch sử để xem, nhưng cả lớp cùng tụ tập xem thì lại thấy rất thú vị.
Tập đầu của “Sự trỗi dậy của các cường quốc” kéo dài 45 phút, khi chuông hết tiết vang lên, bộ phim tài liệu cũng kết thúc. Nhưng mọi người không muốn tắt máy tính trong lớp, xúi cán bộ môn Lịch sử phát vài bài hát nghe chơi, dù sao cũng là giờ nghỉ, bị giáo viên chủ nhiệm bắt gặp cũng không sao.
Cán bộ môn lịch sử là Hà Tinh, là nữ sinh lần trước phát kẹo mừng cho cả lớp. Cô bạn rất nhẹ dạ, dưới sự khích lệ của các bạn, Hà Tinh thật sự mở ứng dụng nghe nhạc duy nhất trên máy tính, sau đó di chuyển chuột tìm kiếm trong bảng xếp hạng các bài hát.
Nghe bài gì đây? Mỗi người một ý, rất khó thống nhất.
Hà Tinh quyết định chọn một trong số những bài hát thiếu nhi được nhiều người biết đến, cuối cùng chọn “Cô Bé Vui Vẻ” – bài hát chủ đề của phim hoạt hình “Công chúa Ori”. Sau đó, cô bạn cười ngượng ngùng, chạy xuống khỏi bục giảng.
Các nữ sinh trong lớp cười ầm lên, khi nhạc dạo vang lên, họ như trở về thời thơ ấu.
Bài hát có giai điệu và ca từ nhẹ nhàng, vui tươi, ban đầu mọi người còn ngại ngùng, sau đó không kìm được mà cùng hát theo, khiến học sinh lớp bên cạnh cũng chạy qua xem. Trong đó đa số là học sinh lớp A1, vừa xem vừa than phiền với bạn: “Cùng là lớp thực nghiệm, cậu xem cuộc sống của người ta vui chưa kìa.”
Bài hát chưa hết, các nam sinh đã không hài lòng, Mạnh Nhiên hét lên: “Có thể bật bài nào mà mấy ông đây nghe được không?”
Câu nói này mang ý vui đùa, cả lớp cười vang lần nữa, bao gồm cả nam sinh, nữ sinh.
Lý Quỳ Nhất cũng đang cười, nghe thấy câu này, nụ cười của cô bỗng dưng tắt, cây bút đang xoay trong tay cũng dừng lại.
Cảm giác đã bị cô bỏ qua từ lâu lại một lần nữa ùa về.
“Có thể bật bài nào mà mấy ông đây nghe được không?” Đây chỉ là một câu nói đùa thôi sao? Tại sao cô lại cảm thấy chút kiêu ngạo trong đó nhỉ? Sự “kiêu ngạo” này không hiếm gặp, từ nhỏ đến lớn, dường như các nam sinh luôn coi thường những thứ mà các nữ sinh thích, ví dụ như: xem phim Hàn Quốc là vô bổ, thần tượng cũng là vô bổ.
Dĩ nhiên, Lý Quỳ Nhất tin rằng Mạnh Nhiên nói câu này không có ác ý, cậu ta chỉ muốn gây cười thôi. Nhưng, hành động “ngự trị” vô thức này không phải là vấn đề lớn hơn sao?
Hơn nữa, Lý Quỳ Nhất để ý một điều, khi Mạnh Nhiên đề cập giới tính của mình, cậu ta dùng từ “mấy ông đây”. Nếu mở rộng ra, các nam sinh trong cuộc sống hàng ngày thực sự quen với cách diễn đạt này… Tôi là anh lớn/ông đây/ông…
Nhưng nữ sinh thì không. Hầu như không có nữ sinh nào nói, tôi là chị đại/bà đây/bà… Thường thấy hơn là: cô bé/bé học sinh…
Tại sao vậy?
Phương diện ngôn ngữ biểu đạt của nữ giới và nam giới lại có sự khác biệt lớn như vậy sao.
Bài hát kết thúc, Triệu Thạch Lỗi bước lên bục giảng bật một bài khác, đó là “Kỳ Tích Tái Hiện”, trên màn hình bắt đầu chiếu hình ảnh Ultraman Tiga.
Có nữ sinh la hét: “Aaa Tiga đẹp trai quá! Daigo cũng đẹp trai!”
“Các cậu thật nông cạn.” Triệu Thạch Lỗi vừa cười vừa bước xuống bục giảng: “Chỉ biết nhìn mặt thôi à?”
Thấy không, thói quen hạ thấp người khác, Lý Quỳ Nhất thầm nghĩ.
Có nữ sinh cũng không chịu yếu thế: “Nếu không phải đám con trai xung quanh đều xấu không ngắm được, thì mình cần phải mê mẩn Ultraman à?”
Triệu Thạch Lỗi có vẻ không vui, cậu ta “Hừ” một tiếng, rồi quay về chỗ ngồi ở phía sau.
“Nhưng Hạ Du Nguyên vẫn là dễ nhìn.” Nữ sinh quay ra sau, cười gian xảo: “Thậm chí có thể nói là cảnh đẹp ý vui.”
Nghe thấy họ nhắc đến Hạ Du Nguyên, Lý Quỳ Nhất rời tầm mắt, cúi đầu. Cô đột nhiên lo lắng, Hạ Du Nguyên cũng là con trai, liệu cậu có nói những lời này không? Dù trong quá trình tiếp xúc với cậu, cô chưa từng nhận thấy điều gì bất thường, nhưng nếu một ngày nào đó cậu bất ngờ nói ra những lời tương tự, thì sao?
Lúc này, Lý Quỳ Nhất mới nhận ra, cô thực sự là người có tâm lý sạch sẽ rất nghiêm trọng, cô không thể chấp nhận người mình thích nói những lời như vậy. Nói cách khác, cô không thể chấp nhận người mình thích không đặt cô ở vị trí bình đẳng.
Cô quay đầu nhìn, Hạ Du Nguyên đã đến phòng vẽ nên không có ở đây, chỗ của cậu trống không.
Lý Quỳ Nhất âm thầm cắn môi.
Thôi, nếu Hạ Du Nguyên cũng nói những lời này, cô sẽ không tiếp tục mối quan hệ với cậu nữa, giống như công viên nhỏ của cậu, nếu cô thấy có những vết bẩn khó chấp nhận, cảm thấy ghê tởm, thì không cần thiết phải tiếp tục tham quan.
Sau giờ tự học buổi tối, Hạ Du Nguyên từ phòng vẽ đến lớp để học thêm như thường lệ. Lý Quỳ Nhất rất muốn trò chuyện vài điều với cậu, nhưng lại không biết mở miệng thế nào, hỏi thẳng cậu nghĩ gì về vấn đề giới tính sao? Hình như quá đột ngột, hơn nữa, chính cô cũng không hiểu rõ.
Cô không nói gì, cậu lại lười biếng đứng trước mặt cô, hỏi trước: “Cuối tuần này cậu có muốn đi bày quán với mình không?”
“Bày quán?” Lý Quỳ Nhất ngẩn ra: “Bày quán gì?”
Cậu nhướng mày: “Vẽ tranh chứ sao, để cậu thấy được phạm vi nghề nghiệp của học sinh mỹ thuật chúng mình rộng đến mức nào.”
Lý Quỳ Nhất vẫn không dám tin. Không phải cô thấy việc bán hàng này quá kỳ lạ, chỉ là… “Trình độ vẽ của cậu đã đạt đến mức có thể bán được rồi sao?”
“Ai nói mình muốn bán tranh?” Hạ Du Nguyên cười nhìn cô: “Chúng ta đến cổng sở thú vẽ trang trí mặt cho trẻ con, cậu nghĩ sao? Có buôn bán được không?”
Ý tưởng này cũng không tệ.
Chắc là có buôn bán được nhỉ? Lý Quỳ Nhất tưởng tượng, nếu cô đi chơi sở thú mà gặp quầy vẽ nhỏ này thì cô cũng muốn thử một lần.
Nhưng… Tại sao lại là sở thú? Không phải cậu cố tình chứ?
Lý Quỳ Nhất ngước mắt nhìn Hạ Du Nguyên, phát hiện cậu đang nhìn cô đầy ẩn ý, khóe miệng nhếch lên, như đang giấu ý xấu.
Con người này thật nhỏ nhen.
Sở thú thì sở thú, nếu cô không muốn đi sở thú thì cậu lại cho rằng trong lòng cô có điều mờ ám đấy.
10 giờ sáng Chủ Nhật, Lý Quỳ Nhất đến cổng sở thú như đã hẹn. Hạ Du Nguyên đã dựng xong quầy, trên bàn xếp hộp màu và chậu cọ, xô rửa cọ để dưới chân, bên cạnh còn dựng một bảng hiệu nhỏ, trên đó viết chữ hoạt hình:
Vẽ mặt động vật
10 tệ/người
Màu không độc hại, rửa bằng nước sẽ trôi.
Nhìn cũng ra dáng lắm chứ
Đã có khách hàng thử rồi. Hạ Du Nguyên đang vẽ một con khủng long lên mặt một cậu bé, mẹ cậu bé đứng bên cạnh chụp ảnh, cười rất tươi.
Lý Quỳ Nhất cho rằng vẽ một hình thú trên mặt sẽ mất nhiều thời gian, nhưng Hạ Du Nguyên vẽ rất nhanh và chuẩn. Chẳng mấy chốc, một con khủng long xanh đã hiện lên trên khuôn mặt cậu bé, cực kỳ đáng yêu.
Mẹ cậu bé trả tiền xong thì dắt tay con trai hớn hở đi vào sở thú. Hạ Du Nguyên kẹp tờ tiền mười tệ giữa ngón tay, búng nhẹ rồi ngẩng cằm lên khoe: “Thấy mình giỏi không?”
Ánh nắng tháng Tư không quá nóng cũng không quá lạnh, trong trẻo mà dịu dàng làm tôn lên làn da trắng của cậu, trông hệt như phát sáng.
“Ừm” Lý Quỳ Nhất gật đầu, khen ngắn gọn, sau đó cô ngồi xuống chiếc ghế xếp bên cạnh: “Mình có thể giúp gì không?”
Hạ Du Nguyên nhét tờ tiền mười tệ vào túi cô: “Giúp mình đếm tiền nhé.”
Câu nói này nghe có vẻ “giàu có” … Dù chỉ kiếm được mười tệ, nhưng lại bị cậu nói cứ như là kiếm được mười nghìn. Mặc dù nghe có vẻ không đáng tin lắm, song Lý Quỳ Nhất vẫn đồng ý: “Được.”
“Vừa hay giờ không có ai, để mình vẽ cho cậu một cái nhé.”
“Vẽ gì cơ?”
“Cậu muốn vẽ gì?”
Lý Quỳ Nhất nghĩ một lúc rồi nói: “Con hổ đi.”
Hạ Du Nguyên dùng cọ chấm vài màu sắc, sau đó trộn lẫn trên bảng màu để tạo ra màu cần thiết. Lý Quỳ Nhất nhìn mà thấy kỳ diệu, cậu giỏi thật đấy, tại sao có thể biết ngay được cần dùng màu nào để tạo ra màu lông hổ chứ? Mà lượng màu lấy cũng rất chính xác.
Đúng là chuyên nghiệp có khác.
Khi đang suy nghĩ thì Hà Du Nguyên đã đưa tay ra nâng cằm cô lên
Lý Quỳ Nhất: “…”
“Đừng động đậy.” Cậu nhẹ nhàng nói.
Lý Quỳ Nhất bèn nhắm mắt lại, không nhìn cậu nữa. Cô chỉ cảm nhận được cọ vẽ nhẹ nhàng lướt trên mặt. Cảm giác ấy như có lụa quét qua, rất dễ chịu, lại hơi ngứa ngáy. Bàn tay ấm áp của cậu áp sát vào da cô, lực tay khi nhẹ khi mạnh, đôi lúc còn nâng mặt cô lên, nhẹ nhàng xoay.
Cô nhắm mắt, còn cậu thì lại đang nhìn cô.
Không hiểu sao Lý Quỳ Nhất lại cảm thấy căng thẳng, rồi bất giác nắm chặt tay buông thõng bên hông. Dưới làn ra mắt mỏng, con ngươi cô khẽ động, lông mi hơi run rẩy.
Khi đang vẽ, Hạ Du Nguyên bỗng dừng cọ lại.
Cô không hiểu tại sao, thử nín thở nhưng vẫn không thấy cậu ấy động đậy.
Lý Quỳ Nhất không chịu nổi cảm giác mờ mịt và bối rối trong bóng tối, định hỏi cậu sao vậy, nhưng chưa kịp mở mắt thì đã nghe thấy giọng nói khàn khàn của cậu vang lên.
“Cậu đỏ mặt rồi.”
******
Chú thích:
- 天王老子: Ẩn dụ cho những người có thẩm quyền, cao quý
Danh sách chương