Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

Với nhà vệ sinh cũ, cô rất sợ sau này khi bụng đã lớn thì có thể sẽ bị té, bây giờ thì ổn rồi, sàn nhà rất chắc chắn nên không sợ nữa.

Lúc trước khi đi tắm cũng phải tắm thật nhanh, đề phòng xung quanh vì sợ có người nhìn thấy cảnh không nên nhìn, bây giờ bốn phía đều kín mít, chỉ có khe hở nhỏ cách mặt đất hai mét rưỡi nên không phải lo.

Trần Kiến Cường và Trần Hướng Quyên có quần áo mới với hình củ cà rốt ở đằng trước, hai đứa bé đã học tập rất chăm chỉ, khi học kỳ kết thúc, chúng cầm phiếu điểm về nhà với niềm tự hào và vui vẻ trên khuôn mặt.

Trần Kiến Quân dùng cuộn vải dệt mà anh đã chuẩn bị từ trước làm cho mỗi đứa một bộ quần áo, nếu tiết kiệm thì phần dư lại có thể làm nửa bộ khác, nhưng vì cả hai đều đang ở trong giai đoạn phát triển, mà Lưu Điền Phương và Hứa Hiểu cũng cố ý làm số đo lớn hơn, nên phần dư lại chỉ đủ làm áo cho trẻ em, vì thế nên được giữ lại để sau này may cho con của Hứa Hiểu.

Trần Kiến Cường và Trần Hướng Quyên lấy quần áo mới ra mặc vào ngay lập tức, sau khi xoay một vòng trước mặt người nhà thì cẩn thận cởi ra xếp lại rồi cất vào tủ.

“Chúng con để dành quần áo để mặc tết.” Bây giờ không phải đi học, mặc đẹp cũng để làm gì đâu, nếu không cẩn thận làm hỏng thì đau lòng chết mất.

Bây giờ đã sắp đến tết, cả đoàn xe bận rộn ngày đêm không nghỉ, chỉ cần vừa hoàn thành xong một nhiệm vụ, hít nhẹ một cái đã phải chạy tới địa điểm tiếp theo. Mãi tới ngày hai mươi sáu mới xong nhiệm vụ rồi được nghỉ, lần này được nghỉ mười ngày, như vậy là quá đủ cho một năm trọn vẹn.

Đội trưởng Lưu nói năm nay may mắn, năm ngoái đã phải bận tới đêm ba mươi.

Làm công nhân viên chức ở đơn vị, ai cũng được thưởng Tết, đơn vị phát cho mỗi người một thùng trái cây, hai cân thịt, hai hộp trái cây ngâm, nửa cân dầu ăn, hai cân rưỡi bột mì, hai thước vải bông. Thưởng tết nhiều như vậy làm những người ở đơn vị khác lườm nguýt, nhưng ai bảo tài xế hiếm như vậy? Phúc lợi của đội lái xe lúc nào cũng đứng đầu.



Trong thùng trái cây có ba loại, một là táo ở miền Bắc, ít nhất, chỉ có bốn quả, nhưng trái nào cũng đỏ tươi, nhìn rất vui mắt, còn lại là chuối và quýt.

Ngoài ba cân rưỡi thịt heo, một cặp giò heo, còn có hai con cá trắm mà anh đã nuôi hai ba tháng rưỡi trong trang trại của mình, có cả hai con gà mai nuôi mãi mới lớn, rồi một đống đồ tết thượng vàng hạ cám, rủng rỉnh mang về nhà.

Vì đồ quá nhiều nên Trần Kiến Quân đã thông minh trở về nhà khi trời đã tối, tránh bị người ta vây xung quanh.

Tết năm nay là tết đầy đủ nhất trong những năm gần đây. Khi Lưu Điền Phương nhận lấy thịt, bà cắt ra một ít, thêm một ít trái cây để sáng mai anh đến biếu gia đình bác cả bác hai, và gia đình anh họ chú họ nữa.

Trước khi anh kết hôn thì không cần đi biếu, chỉ cần đi theo Trần Lão Tam là được, đã kết hôn thì đã là người lớn nên phải tự đi.

Nếu có điều kiện thì biếu thịt và bánh trái, không có thì tự trồng hoặc lên núi hái, dù thế nào thì cũng phải biếu, nếu không sẽ bị người ta nói ra nói vào.

Trước Tết có rất nhiều chuyện phải làm, tổng vệ sinh là việc căn bản nhất, còn phải rang đậu phộng, hạt bí. Nếu dư dả một chút thì mua một ít kẹo ngọt rẻ tiền, không phải để cho bọn trẻ con hay để tiếp khách, mà là để đi biếu họ hàng thân thích, người nhận được cũng không mở ra ăn, mà lại biếu cho người khác, một túi bánh kẹo mà bạn mua từ lúc đầu để tặng cho người khác, cuối cùng vẫn về lại tay bạn, không biết đã qua tay bao nhiêu người rồi nữa. Chuyện thế này nghe thì thật buồn cười, nhưng đó là sự thật.

Trần Kiến Quân nhìn căn nhà tuy vẫn còn cũ nát, nhưng nếu chăm chút, thu dọn kỹ càng, thì cuộc sống sẽ ngày càng tốt hơn.

Bây giờ bụng Hứa Hiểu đã lớn hơn, Lưu Điền Phương không sai cô làm những việc cần khom lưng cúi người nữa, có rảnh thì hái một ít hoa dại về làm hoa khô để trong nhà, Lưu Điền Phương và Trần Hướng Quyên đều rất thích, nhưng không có nghĩa là cô rất rảnh rỗi, người ta vẫn nói cuối năm là một cửa ải mà, trước tết thì ai cũng bận cả.

Lưu Điền Phương bắt cả nhà đều phải làm việc. Không thể không có đậu hủ trong ngày tết được, tưởng chỉ cần đập cây đậu là có thể làm đậu hủ rồi sao? Đừng có nghĩ vậy, phải xay từng chút một trên cối xay đá đấy, mà cả thôn Trần gia chỉ có ba cái cối xay đá, Trần Kiến Dân đợi cả một ngày trời mới đến lượt, sau đó Trần Lão Tam và anh ta thay phiên nhau đi xay đậu, sau đó nấu sữa đậu nành, lọc, châm thêm nước muối, ép hết nước đọng… Quy trình rất phức tạp, làm cả nửa ngày còn chưa xong.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện