Đến mùa đông thì tôi lại muốn bỏ học. Tôi gọi cho Tiểu Thẩm, và anh ta rất phản đối, không cần biết gì hết. Nhưng tôi thật sự muốn nghe ý kiến thẳng thắn của anh. G bảo tôi nên bỏ, vì có thế nào tôi cũng chẳng học được gì ở đó.
Đó là một quyết định thực sự khó khăn, và người Trung Quốc hay tránh phải quyết định, ngay cả khi cuộc đời họ phụ thuộc vào đó, vì làm một quyết định thay đổi số phận mình thì mệt hơn là nhắm mắt và chờ cái chết tới mang đi.
Tôi nghĩ mình có quyền chọn một trong hai thứ: Sống tự do hay Chết.
Điều đáng ngạc nhiên là cậu bạn Nhật của tôi, người có cái tên Trung Quốc là Thôi Thần Thủy, gọi điện báo rằng tôi có thể ở chỗ cậu ấy. Điều đó thổi bùng lên chút hy vọng còn lại trong tôi. Tim tôi xốn xang, một phần bởi cái dự định tuyệt vời không thực tế, một phần bởi lòng tốt và sự quan tâm của cậu. Tôi bảo Vương Tuệ có thể tôi sẽ thôi học và chuyển tới ở với một người bạn, rằng nếu hôm sau không thấy tôi đến lớp thì đó là kế hoạch của tôi đã thành hiện thực. G có vẻ không thích thấy tôi ở xa đến thế, nhưng tôi còn chọn lựa nào? Cậu không thể giữ được.
Tinh mơ ngày thứ Hai, tôi lăn ra khỏi giường, nhặt vài thứ quần áo, đôi giày vải xanh mới, và bước ra, mặc đồng phục nhà trường, vai khoác ba lô, trong đó thậm chí vẫn còn sách vở của ngày hôm đó. Tôi thay quần áo trong toilet của cửa hàng McDonald và xịt tí nước hoa, nhưng trống ngực vẫn đập liên hồi. Tôi nhìn xuống đống quần áo vô dụng trong tay và tự hỏi không biết có nên đưa ai đó giữ hay chỉ đơn giản ném chúng vào thùng rác.
Tôi thấy mình không thể nào suy nghĩ cho sáng suốt, đó là điều làm tôi chán nản.
***
Thôi Thần Thủy đứng bên trái tôi, nghiêng người theo chuyển động của xe buýt, G đứng bên phải, tay ôm ngang hông tôi. Đèn bên trong đã tắt, và ánh đèn ngoài phố cùng những biển hiệu neon chiếu sáng khuôn mặt của tất cả hành khách. Những đường nét trên mặt Thôi Thần Thủy mờ mờ. Cậu ta đang nói về một người bạn chung, kể cho chúng tôi anh ta mới tuyệt làm sao, anh ta yêu bạn gái mình biết bao, rằng khi đi đây đi đó anh ta đã viết vào nhật ký rằng, “Em, ngôi sao sáng nhất trong các vì sao trên trời…” Thôi Thần Thủy diễn tả lại sự lãng mạn vô vọng của anh kia khiến tôi bật cười.
“Còn cậu là cái thứ rác rưởi gì?” Tôi mắng cậu ta.
“Cách đây không lâu, tớ có cô bạn đến ở chung. Trời ơi, thật là kỳ dị,” cậu ta nói bằng âm điệu Nhật. “Cô ta uống thuốc như điên, và lúc nào không có bạn trai thì cô ta có liền gã khác… bạn trai cô yêu cô đến quẫn trí, và nếu biết cô đang làm gì, anh ta sẽ phát điên.”
Thôi dẫn chúng tôi đến khu nhà cậu ta, và nơi ở của cậu một trăm lần tốt hơn là tôi tưởng. Nó đầy đủ mọi thứ, mọi tiện nghi của một ngôi nhà.
Buổi sáng hôm sau, Thôi và G rời nhà lúc 6 giờ, trước khi đi, cậu bảo tôi có thức ăn trong tủ lạnh. Tôi ngủ tới 8 giờ và không ngủ tiếp được nữa, dù vẫn nằm trên giường, cảm thấy chán. Cuối cùng khi dậy, tôi không quên gấp chăn và vuốt phẳng ga trải giường. Những người Nhật vốn ngăn nắp khủng khiếp trong hầu hết mọi thứ. Đêm trước, sau khi tôi và G tắm xong, Thôi liền vào cọ rửa nhà tắm một hồi lâu. Tôi rút kinh nghiệm. Tôi định sẽ giữ cho chỗ của cậu ta sạch sẽ gọn gàng trong thời gian ở đó.
Tôi xem trong bếp – chỉ có mì ăn liền và một ít mứt hoa quả. Tôi nhúng một gói mì Ông Khang vào tô nước và làm một tách cà phê. Ăn xong bữa sáng nhanh, tôi chẳng nhớ nổi phải làm gì tiếp.
Tôi bật ti vi lên, lướt qua các kênh mà chẳng thấy cái gì đáng xem. Chán. Tôi nhìn qua cửa sổ xuống mặt đất, và tất cả màu trắng đó khiến tôi nhẹ đầu. Tôi nghĩ tới chuyện xuống tầng và đi dạo, nhưng rồi thấy chẳng hấp dẫn, thế là tôi nghĩ tới việc gọi Thôi nhưng lại không biết nói gì với cậu ta.
Căn hộ lạnh lẽo, vì lò sưởi chưa được bật lên. Tôi không chịu được lạnh, cái thứ lạnh cứ lặn vào dưới da từng tí một. Nó làm tôi kinh hãi, khiến tôi co rúm lại. Tôi muốn nghe một chút nhạc, nhưng lại không biết bật radio, đầu video hay dàn điện tử của Thôi. Tôi cảm thấy như người bị đi đày, ngập tràn trong cảm giác vô vọng bất hạnh, hay cái gì đó không diễn tả nổi thành lời. Tôi bắt đầu khóc cay đắng.
Tôi muốn về nhà.
G trở về khoảng 7 giờ tối hôm đó. Cậu bắt đầu cằn nhằn từ khi bước vào cửa. Xe buýt quá đông, đi mất hai giờ, và cậu thấy kiệt sức. Nếu không phải vì tôi thì đã không mệt thế này…
Tôi bảo G tôi muốn về nhà. “Đã nghĩ kỹ chưa?” cậu hỏi.
“Rồi, tôi không thể ở trong căn phòng này lâu hơn nữa. Tôi sẽ phát điên. Chẳng có ai để nói, chẳng có gì để nghe.”
“Với bố mẹ cậu thì sao?”
“Tôi không biết. Về đến nhà hẵng hay,” tôi đáp.
Tôi để lại trên bàn ăn cái giấy cảm ơn Thôi Thần Thủy, cầm ba lô lên và bước ra.
Đó là một quyết định thực sự khó khăn, và người Trung Quốc hay tránh phải quyết định, ngay cả khi cuộc đời họ phụ thuộc vào đó, vì làm một quyết định thay đổi số phận mình thì mệt hơn là nhắm mắt và chờ cái chết tới mang đi.
Tôi nghĩ mình có quyền chọn một trong hai thứ: Sống tự do hay Chết.
Điều đáng ngạc nhiên là cậu bạn Nhật của tôi, người có cái tên Trung Quốc là Thôi Thần Thủy, gọi điện báo rằng tôi có thể ở chỗ cậu ấy. Điều đó thổi bùng lên chút hy vọng còn lại trong tôi. Tim tôi xốn xang, một phần bởi cái dự định tuyệt vời không thực tế, một phần bởi lòng tốt và sự quan tâm của cậu. Tôi bảo Vương Tuệ có thể tôi sẽ thôi học và chuyển tới ở với một người bạn, rằng nếu hôm sau không thấy tôi đến lớp thì đó là kế hoạch của tôi đã thành hiện thực. G có vẻ không thích thấy tôi ở xa đến thế, nhưng tôi còn chọn lựa nào? Cậu không thể giữ được.
Tinh mơ ngày thứ Hai, tôi lăn ra khỏi giường, nhặt vài thứ quần áo, đôi giày vải xanh mới, và bước ra, mặc đồng phục nhà trường, vai khoác ba lô, trong đó thậm chí vẫn còn sách vở của ngày hôm đó. Tôi thay quần áo trong toilet của cửa hàng McDonald và xịt tí nước hoa, nhưng trống ngực vẫn đập liên hồi. Tôi nhìn xuống đống quần áo vô dụng trong tay và tự hỏi không biết có nên đưa ai đó giữ hay chỉ đơn giản ném chúng vào thùng rác.
Tôi thấy mình không thể nào suy nghĩ cho sáng suốt, đó là điều làm tôi chán nản.
***
Thôi Thần Thủy đứng bên trái tôi, nghiêng người theo chuyển động của xe buýt, G đứng bên phải, tay ôm ngang hông tôi. Đèn bên trong đã tắt, và ánh đèn ngoài phố cùng những biển hiệu neon chiếu sáng khuôn mặt của tất cả hành khách. Những đường nét trên mặt Thôi Thần Thủy mờ mờ. Cậu ta đang nói về một người bạn chung, kể cho chúng tôi anh ta mới tuyệt làm sao, anh ta yêu bạn gái mình biết bao, rằng khi đi đây đi đó anh ta đã viết vào nhật ký rằng, “Em, ngôi sao sáng nhất trong các vì sao trên trời…” Thôi Thần Thủy diễn tả lại sự lãng mạn vô vọng của anh kia khiến tôi bật cười.
“Còn cậu là cái thứ rác rưởi gì?” Tôi mắng cậu ta.
“Cách đây không lâu, tớ có cô bạn đến ở chung. Trời ơi, thật là kỳ dị,” cậu ta nói bằng âm điệu Nhật. “Cô ta uống thuốc như điên, và lúc nào không có bạn trai thì cô ta có liền gã khác… bạn trai cô yêu cô đến quẫn trí, và nếu biết cô đang làm gì, anh ta sẽ phát điên.”
Thôi dẫn chúng tôi đến khu nhà cậu ta, và nơi ở của cậu một trăm lần tốt hơn là tôi tưởng. Nó đầy đủ mọi thứ, mọi tiện nghi của một ngôi nhà.
Buổi sáng hôm sau, Thôi và G rời nhà lúc 6 giờ, trước khi đi, cậu bảo tôi có thức ăn trong tủ lạnh. Tôi ngủ tới 8 giờ và không ngủ tiếp được nữa, dù vẫn nằm trên giường, cảm thấy chán. Cuối cùng khi dậy, tôi không quên gấp chăn và vuốt phẳng ga trải giường. Những người Nhật vốn ngăn nắp khủng khiếp trong hầu hết mọi thứ. Đêm trước, sau khi tôi và G tắm xong, Thôi liền vào cọ rửa nhà tắm một hồi lâu. Tôi rút kinh nghiệm. Tôi định sẽ giữ cho chỗ của cậu ta sạch sẽ gọn gàng trong thời gian ở đó.
Tôi xem trong bếp – chỉ có mì ăn liền và một ít mứt hoa quả. Tôi nhúng một gói mì Ông Khang vào tô nước và làm một tách cà phê. Ăn xong bữa sáng nhanh, tôi chẳng nhớ nổi phải làm gì tiếp.
Tôi bật ti vi lên, lướt qua các kênh mà chẳng thấy cái gì đáng xem. Chán. Tôi nhìn qua cửa sổ xuống mặt đất, và tất cả màu trắng đó khiến tôi nhẹ đầu. Tôi nghĩ tới chuyện xuống tầng và đi dạo, nhưng rồi thấy chẳng hấp dẫn, thế là tôi nghĩ tới việc gọi Thôi nhưng lại không biết nói gì với cậu ta.
Căn hộ lạnh lẽo, vì lò sưởi chưa được bật lên. Tôi không chịu được lạnh, cái thứ lạnh cứ lặn vào dưới da từng tí một. Nó làm tôi kinh hãi, khiến tôi co rúm lại. Tôi muốn nghe một chút nhạc, nhưng lại không biết bật radio, đầu video hay dàn điện tử của Thôi. Tôi cảm thấy như người bị đi đày, ngập tràn trong cảm giác vô vọng bất hạnh, hay cái gì đó không diễn tả nổi thành lời. Tôi bắt đầu khóc cay đắng.
Tôi muốn về nhà.
G trở về khoảng 7 giờ tối hôm đó. Cậu bắt đầu cằn nhằn từ khi bước vào cửa. Xe buýt quá đông, đi mất hai giờ, và cậu thấy kiệt sức. Nếu không phải vì tôi thì đã không mệt thế này…
Tôi bảo G tôi muốn về nhà. “Đã nghĩ kỹ chưa?” cậu hỏi.
“Rồi, tôi không thể ở trong căn phòng này lâu hơn nữa. Tôi sẽ phát điên. Chẳng có ai để nói, chẳng có gì để nghe.”
“Với bố mẹ cậu thì sao?”
“Tôi không biết. Về đến nhà hẵng hay,” tôi đáp.
Tôi để lại trên bàn ăn cái giấy cảm ơn Thôi Thần Thủy, cầm ba lô lên và bước ra.
Danh sách chương