Sau buổi học hôm đó, tôi trông thấy một cậu trai trẻ nhuộm tóc đi xuống phố, bộ ván trượt khoác sau lưng. Tôi phân vân không biết có quen cậu ta không, thế là tôi đi chậm lại, khi tôi quay sang nhìn thì cậu ta cũng nhìn thẳng vào tôi. Đó là một cậu Nhật Bản, nước da trắng với những vệt sẫm quanh mắt. Bỗng chốc, tôi thấy muốn nói hay làm một điều gì đó, dù không biết là gì, thế là tôi phóng đi.
Pha lê, tay trống của chúng tôi, đã bỏ đi. Biến mất, tan biến vào một chốn xa xôi. Giữa hiện thực và lý tưởng, anh đã chọn hiện thực. Đó là tính cách anh, và có lẽ anh đúng, nhưng đó không phải là lựa chọn của một con người mơ mộng. Chuyện đó chẳng có gì sai, chỉ là anh không giống chúng tôi.
Những ngày đầu tiên trở lại trường chậm chạp trôi qua. Các thầy cô của tôi thì phiền phức, ngột ngạt và mô phạm, chẳng ai trong số họ gây cho tôi chút hứng thú. Miêu Thanh dạy ngữ văn – đúng hơn là cô giết ngữ văn. Trong tất cả các tiết văn mà tôi đã học, từ khi còn là một đứa trẻ và có hàng ngàn tiết như thế, tôi chưa bao giờ phải học thứ gì buồn chán hơn! Mỗi tiết bắt đầu bằng việc đọc từ mới, sách giở ra trước mặt theo yêu cầu. Trong quá khứ, các giáo viên văn thường để tôi làm những việc khác trong giờ của họ, như đọc truyện, viết báo, cùng những thứ tương tự, khi họ thấy tôi biết hết bài giảng và thường đứng đầu trong thi cử. Tôi đã nghĩ cô Miêu Thanh cũng thấy tôi có khả năng trong môn văn mà chừa tôi ra. Nhưng tôi ngạc nhiên quá khi lần đầu lôi ra một quyển tạp chí trong lớp, để dưới gầm bàn và bắt đầu đọc thì cô liền nhìn tôi không dứt và bảo rằng chúng ta phải cùng làm những gì cả lớp đang làm và không được vi phạm nội quy…, điều làm tôi phát tởm. Từ giây phút đó, tôi chả còn hy vọng gì về cô.
Tôi đã không đến trường nhiều ngày khi nhận ra có chuyện gì đó buồn cười giữa Miêu Thanh và lớp trưởng Hà Vũ. Không phải việc cậu này là cánh tay phải hay trái của cô, nhưng họ như có quan hệ riêng tư. Bên cạnh đó, “tập thể ưu tú” này còn có những phép tắc, lề luật khiến đầu bạn muốn vỡ tung: Lớp mười một số 7 không bao giờ mất điểm hàng tuần về nền nếp, lúc nào cũng đứng thứ nhất, là niềm cảm hứng cho tất cả. Học sinh của lớp thà ngồi bàn học cả ngày còn hơn mất đi một điểm. Hà Vũ là kẻ được ngợi khen nhất vì thái độ mẫu mực này. Cậu ta và Miêu Thanh là hai người duy nhất có quyền lãnh đạo và phát ngôn cho lớp. Bảo rằng một ngày ở lớp này dài bằng một năm e rằng nói quá, nhưng nói một tháng bằng một năm thì chẳng quá tí nào. Tôi bắt đầu nhớ năm học đầu tiên của tôi ở trường trung học; nếu được trở lại thì tôi sẽ kiên nhẫn hơn… nhưng không. Thế thì đã không phải là tôi nữa.
***
Trở lại trường, tôi lại phải lần nữa trải qua khóa học quân sự dài cả tháng, cứ mỗi học kỳ một lần của Trung học Tây X.
“Kể từ hôm nay, phải đến trường lúc 7 giờ 30, ai trực nhật thì trước 7 giờ mười. Chúng ta tập trung dưới nhà.”
Tôi thấy xây xẩm cả người.
Nhưng tôi vẫn tuân thủ, sáng dậy đúng 7 giờ 15, rồi đi xuống tầng cùng với lớp để tập đội ngũ. Tôi không bỏ buổi nào, đây là khóa quân sự đầu tiên của tôi. Chủ nhiệm Lý ắt phải hài lòng khi thấy tôi với quyển sách mở ra mỗi lần đi kiểm tra bài mỗi sáng. Khối mười một do cô quản học kỳ này, và có lẽ tôi là vấn đề lớn nhất của cô trong số tất cả học sinh, dù tôi rất cố không gây phiền cho cô.
Nhưng tôi ngạc nhiên thấy Miêu Thanh chẳng hề hài lòng. Cô có lẽ không biết tới những rắc rối trước đây của tôi. Có thể hoặc bởi cô cứng nhắc không thể tưởng được. Cô không thích rằng tôi cứ phút cuối cùng mới đến trường, dù thế chẳng có gì sai, và lớp số 7 cũng chẳng vì thế mà mất điểm. Cô có thói quen – nói chuyện này nhưng lại cay cú chuyện khác. Tất cả mọi người trong lớp hiểu tôi là mục tiêu, nhưng cô chẳng báo giờ gọi đích danh cái con bé hư hỏng ấy, học sinh mới của lớp.
Chúng tôi không được phép mang ở bên ngoài vào trong lớp. Và chúng tôi không được gục đầu lên bàn trong giờ tự học. Không được viết thư. Không đọc tạp chí. Hà Vũ đảo mắt khắp lớp hết lượt này rồi đến lượt khác. Nhục nhã quá chừng. Mấy hôm sau, Miêu Thanh gọi tôi ra, bảo không nên đi giày vải màu đỏ, hồng hay vàng, và rằng nhà trường quy định chỉ đi giày đen, trắng, xanh cùng các màu giản dị khác. Trước đây không ai nói gì về giày vải của tôi, và tôi chợt nhớ tới hình ảnh đám học sinh trong đôi giày Triều Tiên đỏ thật nổi mà họ vẫn đi hàng ngày. Nhưng đã rơi vào một cái trường như thế, tôi còn có gì để nói?
***
Một hôm Vương Tuệ viết cho tôi:
Chúng mình nói chuyện tí đi.
Cậu kể rằng cậu đã phỏng vấn vài người đua xe, điều đó khiến mình nhớ tới một người bạn cùng lớp học trung học, một người ghiền xe đạp đến mê mẩn. Cậu bảo họ chẳng đẹp trai, nhưng mình nghĩ bạn mình trông không tồi. Cậu ấy bảo mọi người tập xe bằng những chiếc xe tốt, nhưng cậu ấy thì cưỡi một cái vừa cũ vừa xộc xệch đến long cả xương ra. Điều đó chẳng dễ tự dàng gì. Trong một buổi hội lớp, cậu ấy đã biểu diễn kỹ năng cho chúng mình xem. Cậu thì đã được xem nhiều tay đua nhào lộn. Mình cuộc là trông họ rất ngoạn mục.
Mình còn nghĩ cậu được sống một cuộc sống phong phú hơn mình. Cậu có ban nhạc riêng… Nhưng cậu lúc nào cũng kêu chán, và rằng sống trong thế giới này buồn chán kinh khủng. Đó là một cách nhìn đời ảm đạm. Về cái trường này thì mình biết… cậu có quan điểm riêng, và mình cũng khá đồng tình. Nhưng ngoài kia còn có bao điều vui và thú vị, cậu có thấy không? Như ban nhạc của cậu ấy. Rời trường, cậu lại là người tự do. Đồng ý rằng đây là một nơi vô vị, nhưng ai có thể làm gì được?
Tôi viết lại cho cô, và chúng tôi bắt đầu trao đổi thư từ gần như hàng ngày. Một hôm, Vương Tuệ giơ ra một quyển sổ mới tinh và đề nghị tôi viết vào đó. Chúng tôi bắt đầu ăn trưa cùng nhau, và cô không còn lẻ loi nữa.
Mình thấy rằng ai cũng có vấn đề. Mình cố học vì mình muốn thi đại học. Trong cái xã hội này, không có bằng cấp thì chẳng đâu người ta nhận. Thật ra mẹ mình không muốn mình đi thi. Cha mẹ mình ly dị nhau cho nên lương mẹ phải nuôi cả hai, còn học phí thì cao quá. Nhưng rồi mẹ cũng bảo cứ đi thi thử. Mẹ là người tốt, mình thì thấy có lỗi bởi tất cả gánh nặng của mình đổ lên vai mẹ.
Vương Tuệ bảo rằng cô và mẹ sống được, vui vẻ hơn trước đây, dù giờ đây cô béo lên và không gầy đi được. Cô nói cô là một cô gái nhạy cảm, việc gì cũng để trong lòng. Cô không phải là người thích im lặng suốt, nhưng bởi vì xã hội cứ lợi dụng những người không nói cái điều mà họ cần nói.
Nói chuyện với Vương Tuệ (chúng tôi chỉ trao đổi vài câu mỗi ngày, nhưng thường xuyên viết trên giấy cho nhau), tôi biết được rằng chúng tôi cùng tuổi, và hồi còn nhỏ cô đã nghỉ học vì bệnh nặng, rằng cô thích thư pháp, và là người hướng nội. Tôi hỏi cô nghĩ gì về lớp ta và nhà trường nói chung.
Mình từng cố thi vào trường trung học thường, nhưng không đỗ, thế là phải vào đây. Mình đã muốn bỏ, nhưng nhà mình đã mất quá nhiều tiền cho mình ở đây. Mình ghét cái trường này. Và mình không nghĩ đám bạn lớp này tử tế bằng các bạn thời cấp hai của mình. Một vài còn ích kỷ. Có vài người tốt, nhưng chẳng nhiều.
Năm ngoái cô Miêu Thanh và Hà Vũ mới làm cùng nhau (khi cậu ta là học sinh năm thứ hai), mình nghĩ họ còn hơn là bạn bè. Đó là những gì mình nghĩ về cái lớp này, nhưng làm gì được?
Tôi mơ tôi giết Từ Quyên, ngay trong phòng học, có người nhìn thấy. G cũng ở đó. Tôi ghét bà ta, và chửi rủa trong khi thọc dao vào cổ bà ta. Cái đầu bà ta gục xuống sàn. Tôi rất khích động. Tôi chạy tới chỗ G và bảo, “Cuối cùng tôi đã giết bà ta, bởi ghét bà ta quá, tôi sẵn sàng hy sinh đời mình để kết liễu đời bà ta!” G hoan hô tôi. Cả lớp cũng làm theo cậu. Tôi cười sung sướng.
Tôi gọi cho G và kể cho cậu nghe về giấc mơ, không sót điều gì. Thoạt đầu cậu chẳng nói gì, cuối cùng thầm thì, “Chúng mình sẽ mãi mãi bên nhau.” Đó là điều cậu muốn, nhưng chỉ nói thế thì chẳng làm tôi thanh thản.
Đó là điều tôi ghét ở cậu, cái thái độ thụ động ấy. “Một ngày nào đó cậu sẽ hiểu những gì mình phải chịu đựng vì chúng ta,” cậu nói. “Có những thứ thay đổi, nhưng con người thì vẫn vậy.”Cậu đã phải trải qua điều gì vậy? Cậu ấy? Có phải là sự nhẫn nhục và lặng im không cần thiết.
Cơn mưa thu đầu tiên đã rơi.
Trong cơn mưa đầu đó, tôi nhớ tới ánh nắng vàng ở quê tôi, phản chiếu trên những hạt lúa vàng, những cánh đồng vàng và đám hoa cải vàng. Trong ký ức của tôi, quê luôn có màu vàng, chan hòa ánh nắng và là nơi chốn hạnh phúc. Từ tuổi ấu thơ, tôi đã mơ tới màu vàng đó, mong được nó sưởi ấm cơ thể…
Tôi không biết làm thế nào tìm lại những đam mê đã mất, bởi những giấc mơ của tôi chưa thành hiện thực, nên tôi vẫn còn là một kẻ non dại.
Pha lê, tay trống của chúng tôi, đã bỏ đi. Biến mất, tan biến vào một chốn xa xôi. Giữa hiện thực và lý tưởng, anh đã chọn hiện thực. Đó là tính cách anh, và có lẽ anh đúng, nhưng đó không phải là lựa chọn của một con người mơ mộng. Chuyện đó chẳng có gì sai, chỉ là anh không giống chúng tôi.
Những ngày đầu tiên trở lại trường chậm chạp trôi qua. Các thầy cô của tôi thì phiền phức, ngột ngạt và mô phạm, chẳng ai trong số họ gây cho tôi chút hứng thú. Miêu Thanh dạy ngữ văn – đúng hơn là cô giết ngữ văn. Trong tất cả các tiết văn mà tôi đã học, từ khi còn là một đứa trẻ và có hàng ngàn tiết như thế, tôi chưa bao giờ phải học thứ gì buồn chán hơn! Mỗi tiết bắt đầu bằng việc đọc từ mới, sách giở ra trước mặt theo yêu cầu. Trong quá khứ, các giáo viên văn thường để tôi làm những việc khác trong giờ của họ, như đọc truyện, viết báo, cùng những thứ tương tự, khi họ thấy tôi biết hết bài giảng và thường đứng đầu trong thi cử. Tôi đã nghĩ cô Miêu Thanh cũng thấy tôi có khả năng trong môn văn mà chừa tôi ra. Nhưng tôi ngạc nhiên quá khi lần đầu lôi ra một quyển tạp chí trong lớp, để dưới gầm bàn và bắt đầu đọc thì cô liền nhìn tôi không dứt và bảo rằng chúng ta phải cùng làm những gì cả lớp đang làm và không được vi phạm nội quy…, điều làm tôi phát tởm. Từ giây phút đó, tôi chả còn hy vọng gì về cô.
Tôi đã không đến trường nhiều ngày khi nhận ra có chuyện gì đó buồn cười giữa Miêu Thanh và lớp trưởng Hà Vũ. Không phải việc cậu này là cánh tay phải hay trái của cô, nhưng họ như có quan hệ riêng tư. Bên cạnh đó, “tập thể ưu tú” này còn có những phép tắc, lề luật khiến đầu bạn muốn vỡ tung: Lớp mười một số 7 không bao giờ mất điểm hàng tuần về nền nếp, lúc nào cũng đứng thứ nhất, là niềm cảm hứng cho tất cả. Học sinh của lớp thà ngồi bàn học cả ngày còn hơn mất đi một điểm. Hà Vũ là kẻ được ngợi khen nhất vì thái độ mẫu mực này. Cậu ta và Miêu Thanh là hai người duy nhất có quyền lãnh đạo và phát ngôn cho lớp. Bảo rằng một ngày ở lớp này dài bằng một năm e rằng nói quá, nhưng nói một tháng bằng một năm thì chẳng quá tí nào. Tôi bắt đầu nhớ năm học đầu tiên của tôi ở trường trung học; nếu được trở lại thì tôi sẽ kiên nhẫn hơn… nhưng không. Thế thì đã không phải là tôi nữa.
***
Trở lại trường, tôi lại phải lần nữa trải qua khóa học quân sự dài cả tháng, cứ mỗi học kỳ một lần của Trung học Tây X.
“Kể từ hôm nay, phải đến trường lúc 7 giờ 30, ai trực nhật thì trước 7 giờ mười. Chúng ta tập trung dưới nhà.”
Tôi thấy xây xẩm cả người.
Nhưng tôi vẫn tuân thủ, sáng dậy đúng 7 giờ 15, rồi đi xuống tầng cùng với lớp để tập đội ngũ. Tôi không bỏ buổi nào, đây là khóa quân sự đầu tiên của tôi. Chủ nhiệm Lý ắt phải hài lòng khi thấy tôi với quyển sách mở ra mỗi lần đi kiểm tra bài mỗi sáng. Khối mười một do cô quản học kỳ này, và có lẽ tôi là vấn đề lớn nhất của cô trong số tất cả học sinh, dù tôi rất cố không gây phiền cho cô.
Nhưng tôi ngạc nhiên thấy Miêu Thanh chẳng hề hài lòng. Cô có lẽ không biết tới những rắc rối trước đây của tôi. Có thể hoặc bởi cô cứng nhắc không thể tưởng được. Cô không thích rằng tôi cứ phút cuối cùng mới đến trường, dù thế chẳng có gì sai, và lớp số 7 cũng chẳng vì thế mà mất điểm. Cô có thói quen – nói chuyện này nhưng lại cay cú chuyện khác. Tất cả mọi người trong lớp hiểu tôi là mục tiêu, nhưng cô chẳng báo giờ gọi đích danh cái con bé hư hỏng ấy, học sinh mới của lớp.
Chúng tôi không được phép mang ở bên ngoài vào trong lớp. Và chúng tôi không được gục đầu lên bàn trong giờ tự học. Không được viết thư. Không đọc tạp chí. Hà Vũ đảo mắt khắp lớp hết lượt này rồi đến lượt khác. Nhục nhã quá chừng. Mấy hôm sau, Miêu Thanh gọi tôi ra, bảo không nên đi giày vải màu đỏ, hồng hay vàng, và rằng nhà trường quy định chỉ đi giày đen, trắng, xanh cùng các màu giản dị khác. Trước đây không ai nói gì về giày vải của tôi, và tôi chợt nhớ tới hình ảnh đám học sinh trong đôi giày Triều Tiên đỏ thật nổi mà họ vẫn đi hàng ngày. Nhưng đã rơi vào một cái trường như thế, tôi còn có gì để nói?
***
Một hôm Vương Tuệ viết cho tôi:
Chúng mình nói chuyện tí đi.
Cậu kể rằng cậu đã phỏng vấn vài người đua xe, điều đó khiến mình nhớ tới một người bạn cùng lớp học trung học, một người ghiền xe đạp đến mê mẩn. Cậu bảo họ chẳng đẹp trai, nhưng mình nghĩ bạn mình trông không tồi. Cậu ấy bảo mọi người tập xe bằng những chiếc xe tốt, nhưng cậu ấy thì cưỡi một cái vừa cũ vừa xộc xệch đến long cả xương ra. Điều đó chẳng dễ tự dàng gì. Trong một buổi hội lớp, cậu ấy đã biểu diễn kỹ năng cho chúng mình xem. Cậu thì đã được xem nhiều tay đua nhào lộn. Mình cuộc là trông họ rất ngoạn mục.
Mình còn nghĩ cậu được sống một cuộc sống phong phú hơn mình. Cậu có ban nhạc riêng… Nhưng cậu lúc nào cũng kêu chán, và rằng sống trong thế giới này buồn chán kinh khủng. Đó là một cách nhìn đời ảm đạm. Về cái trường này thì mình biết… cậu có quan điểm riêng, và mình cũng khá đồng tình. Nhưng ngoài kia còn có bao điều vui và thú vị, cậu có thấy không? Như ban nhạc của cậu ấy. Rời trường, cậu lại là người tự do. Đồng ý rằng đây là một nơi vô vị, nhưng ai có thể làm gì được?
Tôi viết lại cho cô, và chúng tôi bắt đầu trao đổi thư từ gần như hàng ngày. Một hôm, Vương Tuệ giơ ra một quyển sổ mới tinh và đề nghị tôi viết vào đó. Chúng tôi bắt đầu ăn trưa cùng nhau, và cô không còn lẻ loi nữa.
Mình thấy rằng ai cũng có vấn đề. Mình cố học vì mình muốn thi đại học. Trong cái xã hội này, không có bằng cấp thì chẳng đâu người ta nhận. Thật ra mẹ mình không muốn mình đi thi. Cha mẹ mình ly dị nhau cho nên lương mẹ phải nuôi cả hai, còn học phí thì cao quá. Nhưng rồi mẹ cũng bảo cứ đi thi thử. Mẹ là người tốt, mình thì thấy có lỗi bởi tất cả gánh nặng của mình đổ lên vai mẹ.
Vương Tuệ bảo rằng cô và mẹ sống được, vui vẻ hơn trước đây, dù giờ đây cô béo lên và không gầy đi được. Cô nói cô là một cô gái nhạy cảm, việc gì cũng để trong lòng. Cô không phải là người thích im lặng suốt, nhưng bởi vì xã hội cứ lợi dụng những người không nói cái điều mà họ cần nói.
Nói chuyện với Vương Tuệ (chúng tôi chỉ trao đổi vài câu mỗi ngày, nhưng thường xuyên viết trên giấy cho nhau), tôi biết được rằng chúng tôi cùng tuổi, và hồi còn nhỏ cô đã nghỉ học vì bệnh nặng, rằng cô thích thư pháp, và là người hướng nội. Tôi hỏi cô nghĩ gì về lớp ta và nhà trường nói chung.
Mình từng cố thi vào trường trung học thường, nhưng không đỗ, thế là phải vào đây. Mình đã muốn bỏ, nhưng nhà mình đã mất quá nhiều tiền cho mình ở đây. Mình ghét cái trường này. Và mình không nghĩ đám bạn lớp này tử tế bằng các bạn thời cấp hai của mình. Một vài còn ích kỷ. Có vài người tốt, nhưng chẳng nhiều.
Năm ngoái cô Miêu Thanh và Hà Vũ mới làm cùng nhau (khi cậu ta là học sinh năm thứ hai), mình nghĩ họ còn hơn là bạn bè. Đó là những gì mình nghĩ về cái lớp này, nhưng làm gì được?
Tôi mơ tôi giết Từ Quyên, ngay trong phòng học, có người nhìn thấy. G cũng ở đó. Tôi ghét bà ta, và chửi rủa trong khi thọc dao vào cổ bà ta. Cái đầu bà ta gục xuống sàn. Tôi rất khích động. Tôi chạy tới chỗ G và bảo, “Cuối cùng tôi đã giết bà ta, bởi ghét bà ta quá, tôi sẵn sàng hy sinh đời mình để kết liễu đời bà ta!” G hoan hô tôi. Cả lớp cũng làm theo cậu. Tôi cười sung sướng.
Tôi gọi cho G và kể cho cậu nghe về giấc mơ, không sót điều gì. Thoạt đầu cậu chẳng nói gì, cuối cùng thầm thì, “Chúng mình sẽ mãi mãi bên nhau.” Đó là điều cậu muốn, nhưng chỉ nói thế thì chẳng làm tôi thanh thản.
Đó là điều tôi ghét ở cậu, cái thái độ thụ động ấy. “Một ngày nào đó cậu sẽ hiểu những gì mình phải chịu đựng vì chúng ta,” cậu nói. “Có những thứ thay đổi, nhưng con người thì vẫn vậy.”Cậu đã phải trải qua điều gì vậy? Cậu ấy? Có phải là sự nhẫn nhục và lặng im không cần thiết.
Cơn mưa thu đầu tiên đã rơi.
Trong cơn mưa đầu đó, tôi nhớ tới ánh nắng vàng ở quê tôi, phản chiếu trên những hạt lúa vàng, những cánh đồng vàng và đám hoa cải vàng. Trong ký ức của tôi, quê luôn có màu vàng, chan hòa ánh nắng và là nơi chốn hạnh phúc. Từ tuổi ấu thơ, tôi đã mơ tới màu vàng đó, mong được nó sưởi ấm cơ thể…
Tôi không biết làm thế nào tìm lại những đam mê đã mất, bởi những giấc mơ của tôi chưa thành hiện thực, nên tôi vẫn còn là một kẻ non dại.
Danh sách chương