Chánh Tổng Hoán, ngay khi còn tại chức đã có tiếng là người khắc nghiệt, cái khắc nghiệt đến độ độc ác của ông thể hiện qua những hành vi diễn ra từng ngày, nhưng ông ko thấy đó là một khuyết điểm mà trái lại ông luôn tự hào cho rằng mình oai nghiêm và có uy quyền.
Với dân chúng, với kẻ ăn người ở trong nhà ông nhẫn tâm đã đành mà ngay cả với vợ con, ông cũng cứng rắn như gỗ đá, lạnh lùng như người dưng nước lã, ko để lộ chút tình cảm riêng tư nào.
Dường như ông có cái thú được người ta sợ mình vì ông coi đó là một cái uy của một người vừa có chức, vừa có tiền, tha hồ tác yêu tác quái ở vùng nông thôn giữa hàng ngàn người dân thấp cổ bé miệng.
Tuổi chưa đến 50, nhưng ông khệnh khạng đóng vai già trước tuổi, và cả Tổng bất cứ ai chẳng may gặp ông, đều phải đoán ý ông mà chắp tay vái chào từ đằng xa cho phải phép:
- Con xin phép lạy cụ Chánh ạ.........ạ........
Lời chào ấy ông nghe quen tai lắm, cho nên vô phúc cho ai tình cờ gặp ông ngoài đường mà lại tỏ ra thân mật, quên ko gọi ông bằng cụ: cụ Chánh hoặc cụ Tổng. Chẳng hạn anh Hào con ông thợ nung gạch trong làng, một hôm vác cuốc ngoài đồng trở về, gặp ông Chánh giữa đường, anh bỏ nón, hạ cuốc cuối đầu chào lớn:
- Ông Chánh đi dạo mát ạ, ông Chánh xơi cơm chưa ạ? Ông Chánh coi đó là một lời bất kính, cho nên lập tức ông trừng mắt, vẫy anh Hào lại gần, rồi bất chợt tát cho một cái nảy đom đóm mắt và mắng:
- Bố mày cũng ko được gọi tao bằng ông, huống chi là mày. Quân láo lếu, ko biết trên, biết dưới gì cả. Lần sau còn thế tao bỏ tù nghe chửa?
Anh Hào ríu rít vâng dạ hai ba lần rồi xin lỗi bước đi, mặc dầu anh chưa biết mình có lỗi gì.
Kể ra người ta sợ ông Chánh cũng phải. Dạo còn tại chức, có lần ông lên hầu Quan Huyện để nộp tiền cho Quan ăn tết. Lúc trở về, trời cuối năm rét căm căm, lại gặp cơn mưa phùn lê thê. Ông Chánh ngồi chểm chệ trên xe, anh phu xe gò người kéo đi ngược chiều gió khiến sức nặng phốp pháp của ông càng nặng thêm gấp bội. Bất chợt anh phu xe vấp chân vào cục đá trên đoạn đường trơn làm anh ngã chúi xuống. Hai càng xe chống mạnh xuống đất, ông Chánh cũng suýt lộn cổ té theo anh. Anh luống cuống đứng dậy nâng hai càng xe lên đồng thời van lạy xin lỗi ông Chánh, nhưng cơn thịnh nộ đã nổi lên theo thói quen. Ông Chánh cầm ba toong quật lia lịa xuống đầu anh. Cái ba toong biểu lộ sự uy quyền của ông bằng gỗ mun, nặng và cứng như thép, lại bọc sắt ở đầu, nên vô phúc cho ai bị ông xuống tay.
Đánh người như thế là chuyện bình thường, ông chỉ định ra oai thôi chứ ko có chủ ý giết người, nhưng ko ngờ anh phu xe ngã vật xuống, giẫy giụa mấy cái, máu chảy chan hoà lẫn với nước mưa, chết luôn trên vũng bùn. Án mạng nặng như thế mà ko sao cả, ông Chánh chỉ tốn mất tiền lớn cho Quan Huyện để Quan ra bản án gán cho anh phu xe là người của hội kín, chống nhà nước bảo hộ, âm mưu ám sát ông Chánh Tổng, thế là xong.
Thời ấy biết bao nhiêu người đi tù oan hoặc biệt xứ vì cái tội " giả tưởng " là nấu rượu lậu hoặc tệ hơn là làm loạn chống Pháp. Uy quyền ông Chánh càng lớn hơn sau khi giết anh phu xe mà ko bị giam ngày nào, cũng ko mất chức Chánh Tổng. Tiếng đồn về thân thế của ông càng lan rộng hơn khiến người ta càng sợ. Và ai bất hạnh lắm mới phải khúm núm đến gõ cửa nhà ông nhờ vả chuyện giấy tờ hoặc kiện cáo.
Ông Chánh cứ sống ung dung, nhà cao cửa rộng, kẻ hầu người hạ mà hưởng lộc của thiên hạ giữa bao nhiêu dân làng cùng khổ xung quanh.
Với dân chúng, với kẻ ăn người ở trong nhà ông nhẫn tâm đã đành mà ngay cả với vợ con, ông cũng cứng rắn như gỗ đá, lạnh lùng như người dưng nước lã, ko để lộ chút tình cảm riêng tư nào.
Dường như ông có cái thú được người ta sợ mình vì ông coi đó là một cái uy của một người vừa có chức, vừa có tiền, tha hồ tác yêu tác quái ở vùng nông thôn giữa hàng ngàn người dân thấp cổ bé miệng.
Tuổi chưa đến 50, nhưng ông khệnh khạng đóng vai già trước tuổi, và cả Tổng bất cứ ai chẳng may gặp ông, đều phải đoán ý ông mà chắp tay vái chào từ đằng xa cho phải phép:
- Con xin phép lạy cụ Chánh ạ.........ạ........
Lời chào ấy ông nghe quen tai lắm, cho nên vô phúc cho ai tình cờ gặp ông ngoài đường mà lại tỏ ra thân mật, quên ko gọi ông bằng cụ: cụ Chánh hoặc cụ Tổng. Chẳng hạn anh Hào con ông thợ nung gạch trong làng, một hôm vác cuốc ngoài đồng trở về, gặp ông Chánh giữa đường, anh bỏ nón, hạ cuốc cuối đầu chào lớn:
- Ông Chánh đi dạo mát ạ, ông Chánh xơi cơm chưa ạ? Ông Chánh coi đó là một lời bất kính, cho nên lập tức ông trừng mắt, vẫy anh Hào lại gần, rồi bất chợt tát cho một cái nảy đom đóm mắt và mắng:
- Bố mày cũng ko được gọi tao bằng ông, huống chi là mày. Quân láo lếu, ko biết trên, biết dưới gì cả. Lần sau còn thế tao bỏ tù nghe chửa?
Anh Hào ríu rít vâng dạ hai ba lần rồi xin lỗi bước đi, mặc dầu anh chưa biết mình có lỗi gì.
Kể ra người ta sợ ông Chánh cũng phải. Dạo còn tại chức, có lần ông lên hầu Quan Huyện để nộp tiền cho Quan ăn tết. Lúc trở về, trời cuối năm rét căm căm, lại gặp cơn mưa phùn lê thê. Ông Chánh ngồi chểm chệ trên xe, anh phu xe gò người kéo đi ngược chiều gió khiến sức nặng phốp pháp của ông càng nặng thêm gấp bội. Bất chợt anh phu xe vấp chân vào cục đá trên đoạn đường trơn làm anh ngã chúi xuống. Hai càng xe chống mạnh xuống đất, ông Chánh cũng suýt lộn cổ té theo anh. Anh luống cuống đứng dậy nâng hai càng xe lên đồng thời van lạy xin lỗi ông Chánh, nhưng cơn thịnh nộ đã nổi lên theo thói quen. Ông Chánh cầm ba toong quật lia lịa xuống đầu anh. Cái ba toong biểu lộ sự uy quyền của ông bằng gỗ mun, nặng và cứng như thép, lại bọc sắt ở đầu, nên vô phúc cho ai bị ông xuống tay.
Đánh người như thế là chuyện bình thường, ông chỉ định ra oai thôi chứ ko có chủ ý giết người, nhưng ko ngờ anh phu xe ngã vật xuống, giẫy giụa mấy cái, máu chảy chan hoà lẫn với nước mưa, chết luôn trên vũng bùn. Án mạng nặng như thế mà ko sao cả, ông Chánh chỉ tốn mất tiền lớn cho Quan Huyện để Quan ra bản án gán cho anh phu xe là người của hội kín, chống nhà nước bảo hộ, âm mưu ám sát ông Chánh Tổng, thế là xong.
Thời ấy biết bao nhiêu người đi tù oan hoặc biệt xứ vì cái tội " giả tưởng " là nấu rượu lậu hoặc tệ hơn là làm loạn chống Pháp. Uy quyền ông Chánh càng lớn hơn sau khi giết anh phu xe mà ko bị giam ngày nào, cũng ko mất chức Chánh Tổng. Tiếng đồn về thân thế của ông càng lan rộng hơn khiến người ta càng sợ. Và ai bất hạnh lắm mới phải khúm núm đến gõ cửa nhà ông nhờ vả chuyện giấy tờ hoặc kiện cáo.
Ông Chánh cứ sống ung dung, nhà cao cửa rộng, kẻ hầu người hạ mà hưởng lộc của thiên hạ giữa bao nhiêu dân làng cùng khổ xung quanh.
Danh sách chương