Dựng xe đạp vào nhà, rửa ráy qua loa, bà Thường vội vã đi lên phòng làm việc của ông Kim. Sau những ngày lăn lộn với bà con nông dân ở Hồng Vân, người bà gầy rộc.
Ông Kim đang ngồi làm việc với ông Côn lấy làm ngạc nhiên khi thấy bà Thường xuất hiện đột ngột.
- Chị ở Hồng Vân về từ khi nào thế? - Về gần nửa tiếng nay rồi. Hai chú đang bàn chuyện gì đấy?
Ông Kim đáp:
- Làm việc xong, ngồi nói chuyện tào lao với nhau cho vui chứ có bàn gì đâu.
- Chú Côn xuống chỉ đạo ở Đạo Thắng kết quả thế nào rồi?
- Còn lung bung lắm, chưa đâu đến đâu cả – Ông Côn đáp.
- Nghĩa là thế nào?
- Định làm thử một vài cách khoán trong vụ gặt này nhưng vẫn chưa làm được. Ban quản trị Hợp tác đưa ra trăm ngàn lí do để từ chối.
- Từ chối hay chống đối?
- Không nói thẳng ra là chống nhưng cũng coi như chống.
Bà Thường hỏi:
- Chú nói thế là nghĩa làm sao?
- Xã viên đề nghị khoán ngay trong vụ gặt mùa thì Ban quản trị bảo không kịp, sợ làm rối công việc lên, không hoàn thành việc thu hoạch lúa. Còn xen canh thì bảo sẽ cày đất chia cho xã viên làm theo chỉ thị của bí thư tỉnh ủy. Ai muốn đăng ký nhận bao nhiêu cũng được nhưng tự lo lấy giống má và nước. Nếu cấp trên phê bình chia đất cho nông dân làm ăn riêng lẻ, Ban quản trị không chịu trách nhiệm.
- Cũng là một cách chống đối – Bà Thường nói.
- Thay hết. Thay hết. Những thằng như vậy không nên để trong Đảng và cho nắm quyền điều hành, lãnh đạo Hợp tác xã.
Nói xong ông Kim cho thuốc vào nõ điếu định hút. Bà Thường giằng cái điếu trong tay ông Kim:
- Lại nổi máu Trương Phi lên rồi. Chú lấy lí do gì để khai trừ họ ra khỏi Đảng nào? Xét về lí, những người đó đang đứng ra bảo vệ đường lối chủ trương của Đảng về xây dựng chế độ làm ăn tập thể. Người bị phê bình khiển trách là chú chứ không phải họ.
- Chúng nó là một lũ phá hoại chứ bảo vệ cái gì. Được rồi. Để xem mấy cái thằng ở Gia Đạo chống lại chủ trương của tỉnh ủy được bao lâu.
Bà Thường cười:
- Giận gì mà đến nỗi quẫn trí lên như vậy. Tỉnh ủy làm gì có chủ trương mà bảo người ta chống đối.
Ông Côn rót chén nước đưa cho ông Kim:
- Một số cán bộ lãnh đạo ở huyện, ở xã và Hợp tác xã không đồng tình với việc đổi mới cách làm ăn phần lớn là sợ trách nhiệm. Xét về mặt nào đó thì họ đúng, bởi vì đã là cán bộ, đảng viên thì phải triệt để chấp hành đường lối do Đảng đề ra. Sự dũng cảm và đồng thuận từ huyện đến xã như ở Vĩnh Hòa là hiếm. Có thể nói là rất hiếm. Theo tôi, ta không nên sốt ruột và nóng vội. Phải dựa vào các đảng viên và quần chúng tốt ở các Hợp tác xã để làm một cuộc vận động tư tưởng rộng lớn trong bà con xã viên. Lực lượng đảng viên và quần chúng tốt ở các Hợp tác xã không phải là ít. Tôi lấy ví dụ ở Gia Đạo chẳng hạn. Tôi và cô Chi đã tâm sự với nhiều đảng viên và quần chúng ở đó. Họ rất muốn thay đổi lối làm ăn cứng nhắc như hiện nay. Song song với công tác tư tưởng là phải mạnh dạn thay đổi các cán bộ lãnh đạo bảo thủ và trì trệ. Công tác tổ chức và tư tưởng tốt, tôi nghĩ chúng ta sẽ thành công.
- Chú nói có lí đấy – Bà Thường nói chậm rãi – Không thể dùng biện pháp hành chính trong việc thay đổi lề lối sản xuất của các Hợp tác xã mà phải vận động, thuyết phục. Nói phải củ cải cũng nghe. Họp thường vụ có chuyện gì mà cho gọi tôi về gấp thế?
- Nhắn chị về để tối nay họp chứ có bảo chị về gấp đâu. Tranh thủ họp vào buổi tối để thời gian ban ngày còn làm việc khác. Nội dung họp cũng chỉ xoay quanh việc tổng hợp một số tình hình và bàn phương hướng lãnh đạo sắp tới. Ngoài ra còn giải quyết dứt điểm chuyện tay Đình cứ một mực cho rằng tôi đang hành động đi ngược lại với đường lối chính sách của Đảng.
- Có nên đưa việc này ra để đôi co không? – Bà Thường thận trọng hỏi.
- Chị nghĩ tôi đôi co để giành phần thắng cho cá nhân mình à?
- Không phải thế. Nhưng chỉ có một mình chú Đình nghĩ chú đang đi ngược lại đường lối chứ có ai nữa đâu mà đưa ra cuộc họp.
- Chị không nhớ tay Đình đã mấy lần đề nghị với chị và ông Quốc cho họp thường vụ để xem xét việc làm của tôi hay sao. Mình làm đường đường chính chính, nếu không họp theo đề nghị của hắn thế nào hắn cũng nghĩ mình làm sai nên sợ không dám họp.
Ông Côn tham gia:
- Anh Kim nói phải đấy chị ạ. Cũng nên đưa vấn đề này ra cuộc họp thường vụ tối nay để cho trắng ra trắng, đen ra đen.
- Tôi dặn chú trước, có việc gì cũng nên từ tốn, bình tĩnh chứ đừng có nổi nóng lên là hỏng việc đấy.
Ông Côn cười bảo:
- Chị phải ngồi thật sát anh Kim. Hễ thấy anh Kim chuẩn bị nổi nóng là chị véo cho anh ấy một cái thật đau để nhắc nhở.
- Sốt ruột nói lằng nhằng cho vui thôi.
- Anh mà biết nói lằng nhằng thì chó mặc váy lĩnh.
- Ngày xưa bà cụ nhà tớ cũng hay nói cái câu ông vừa nói đấy. Thấy mấy anh em tớ làm một việc gì đó ngứa mắt là mắng luôn, chó mà cũng đòi mặc váy lĩnh.
Bà Thường góp chuyện:
- Các cụ ta xưa nay ở nông thôn chả có chữ nghĩa là bao mà nói những câu hay đáo để. Ngày trước mẹ tôi thường mắng tôi cái đồ chưa nóng nước đã đỏ gọng. Nghe mắng mà chẳng hiểu gì. Khi lớn lên đi tham gia công tác cách mạng, một lần tôi đưa câu ấy ra hỏi anh Quốc Việt. Anh ấy giải thích. Chưa nóng nước đã đỏ gọng dùng để chỉ những người hay nản chí, đầu hàng, giống như con cua biển khi cho vào nước để luộc, nước chưa nóng đã đỏ rực lên rồi. Chê bai mà văn vẻ sâu xa như thế thì chỉ có các cụ nhà ta thôi.
Ông Kim hỏi:
- Tình hình Hồng Vân thế nào chị?
- Tôi đang lo nếu lãnh đạo không tốt sẽ có chiều hướng quá tả. Một bộ phận xã viên đề nghị Hợp tác xã không nên quản lí sức kéo và các nông cụ khác mà hóa giá bán cho xã viên. Một số khác lại đề nghị hai vụ chính cũng nên giao ruộng cho dân làm giống như vụ xen canh. Tay Hoàng phó ban tuyên huấn xem ra lại tâm đắc với đề nghị này mới chết chứ.
Ông Kim chộp ngay câu nói của bà Thường:
- Có đúng thế không chị? Mấy tay lãnh đạo huyện có ý kiến gì về chuyện này không?
- Nói chung là tỏ ra lo sợ dân bung ra làm ăn lung tung thì nguy. Tay Bằng bí thư huyện ủy thì thực sự hoang mang.
- Ông Côn thấy thế nào với đề nghị của bà con Hồng Vân?
- Theo tôi ta nên thận trọng xem xét. Chưa nên phản đối vội, lại càng chưa nên tán thành ngay. Đây là vấn đề lớn. Liên quan đến đường lối nên càng phải thận trọng.
- Thú thực trong đầu tôi vương vấn với việc này từ lâu. Làm cách mạng không nên mạo hiểm nhưng cũng không nên chần chừ khi có thời cơ. Nắm bắt đúng thời cơ là coi như thắng lợi đến chín mươi phần trăm. Nguyện vọng đại bộ phận nông dân ở Hồng Vân cũng là thời cơ. Theo chị và ông Côn có nên bỏ qua không?
- Chưa nóng nước đã đỏ gọng. Phải xem cho kỹ nước ở Hồng Vân đã nóng chưa đã rồi hành động. Nếu vội vã có khi hỏng cả việc lớn.
Nghe câu nói của bà Thường, mặt ông Kim xịu xuống.
Ông Kim đang ngồi làm việc với ông Côn lấy làm ngạc nhiên khi thấy bà Thường xuất hiện đột ngột.
- Chị ở Hồng Vân về từ khi nào thế? - Về gần nửa tiếng nay rồi. Hai chú đang bàn chuyện gì đấy?
Ông Kim đáp:
- Làm việc xong, ngồi nói chuyện tào lao với nhau cho vui chứ có bàn gì đâu.
- Chú Côn xuống chỉ đạo ở Đạo Thắng kết quả thế nào rồi?
- Còn lung bung lắm, chưa đâu đến đâu cả – Ông Côn đáp.
- Nghĩa là thế nào?
- Định làm thử một vài cách khoán trong vụ gặt này nhưng vẫn chưa làm được. Ban quản trị Hợp tác đưa ra trăm ngàn lí do để từ chối.
- Từ chối hay chống đối?
- Không nói thẳng ra là chống nhưng cũng coi như chống.
Bà Thường hỏi:
- Chú nói thế là nghĩa làm sao?
- Xã viên đề nghị khoán ngay trong vụ gặt mùa thì Ban quản trị bảo không kịp, sợ làm rối công việc lên, không hoàn thành việc thu hoạch lúa. Còn xen canh thì bảo sẽ cày đất chia cho xã viên làm theo chỉ thị của bí thư tỉnh ủy. Ai muốn đăng ký nhận bao nhiêu cũng được nhưng tự lo lấy giống má và nước. Nếu cấp trên phê bình chia đất cho nông dân làm ăn riêng lẻ, Ban quản trị không chịu trách nhiệm.
- Cũng là một cách chống đối – Bà Thường nói.
- Thay hết. Thay hết. Những thằng như vậy không nên để trong Đảng và cho nắm quyền điều hành, lãnh đạo Hợp tác xã.
Nói xong ông Kim cho thuốc vào nõ điếu định hút. Bà Thường giằng cái điếu trong tay ông Kim:
- Lại nổi máu Trương Phi lên rồi. Chú lấy lí do gì để khai trừ họ ra khỏi Đảng nào? Xét về lí, những người đó đang đứng ra bảo vệ đường lối chủ trương của Đảng về xây dựng chế độ làm ăn tập thể. Người bị phê bình khiển trách là chú chứ không phải họ.
- Chúng nó là một lũ phá hoại chứ bảo vệ cái gì. Được rồi. Để xem mấy cái thằng ở Gia Đạo chống lại chủ trương của tỉnh ủy được bao lâu.
Bà Thường cười:
- Giận gì mà đến nỗi quẫn trí lên như vậy. Tỉnh ủy làm gì có chủ trương mà bảo người ta chống đối.
Ông Côn rót chén nước đưa cho ông Kim:
- Một số cán bộ lãnh đạo ở huyện, ở xã và Hợp tác xã không đồng tình với việc đổi mới cách làm ăn phần lớn là sợ trách nhiệm. Xét về mặt nào đó thì họ đúng, bởi vì đã là cán bộ, đảng viên thì phải triệt để chấp hành đường lối do Đảng đề ra. Sự dũng cảm và đồng thuận từ huyện đến xã như ở Vĩnh Hòa là hiếm. Có thể nói là rất hiếm. Theo tôi, ta không nên sốt ruột và nóng vội. Phải dựa vào các đảng viên và quần chúng tốt ở các Hợp tác xã để làm một cuộc vận động tư tưởng rộng lớn trong bà con xã viên. Lực lượng đảng viên và quần chúng tốt ở các Hợp tác xã không phải là ít. Tôi lấy ví dụ ở Gia Đạo chẳng hạn. Tôi và cô Chi đã tâm sự với nhiều đảng viên và quần chúng ở đó. Họ rất muốn thay đổi lối làm ăn cứng nhắc như hiện nay. Song song với công tác tư tưởng là phải mạnh dạn thay đổi các cán bộ lãnh đạo bảo thủ và trì trệ. Công tác tổ chức và tư tưởng tốt, tôi nghĩ chúng ta sẽ thành công.
- Chú nói có lí đấy – Bà Thường nói chậm rãi – Không thể dùng biện pháp hành chính trong việc thay đổi lề lối sản xuất của các Hợp tác xã mà phải vận động, thuyết phục. Nói phải củ cải cũng nghe. Họp thường vụ có chuyện gì mà cho gọi tôi về gấp thế?
- Nhắn chị về để tối nay họp chứ có bảo chị về gấp đâu. Tranh thủ họp vào buổi tối để thời gian ban ngày còn làm việc khác. Nội dung họp cũng chỉ xoay quanh việc tổng hợp một số tình hình và bàn phương hướng lãnh đạo sắp tới. Ngoài ra còn giải quyết dứt điểm chuyện tay Đình cứ một mực cho rằng tôi đang hành động đi ngược lại với đường lối chính sách của Đảng.
- Có nên đưa việc này ra để đôi co không? – Bà Thường thận trọng hỏi.
- Chị nghĩ tôi đôi co để giành phần thắng cho cá nhân mình à?
- Không phải thế. Nhưng chỉ có một mình chú Đình nghĩ chú đang đi ngược lại đường lối chứ có ai nữa đâu mà đưa ra cuộc họp.
- Chị không nhớ tay Đình đã mấy lần đề nghị với chị và ông Quốc cho họp thường vụ để xem xét việc làm của tôi hay sao. Mình làm đường đường chính chính, nếu không họp theo đề nghị của hắn thế nào hắn cũng nghĩ mình làm sai nên sợ không dám họp.
Ông Côn tham gia:
- Anh Kim nói phải đấy chị ạ. Cũng nên đưa vấn đề này ra cuộc họp thường vụ tối nay để cho trắng ra trắng, đen ra đen.
- Tôi dặn chú trước, có việc gì cũng nên từ tốn, bình tĩnh chứ đừng có nổi nóng lên là hỏng việc đấy.
Ông Côn cười bảo:
- Chị phải ngồi thật sát anh Kim. Hễ thấy anh Kim chuẩn bị nổi nóng là chị véo cho anh ấy một cái thật đau để nhắc nhở.
- Sốt ruột nói lằng nhằng cho vui thôi.
- Anh mà biết nói lằng nhằng thì chó mặc váy lĩnh.
- Ngày xưa bà cụ nhà tớ cũng hay nói cái câu ông vừa nói đấy. Thấy mấy anh em tớ làm một việc gì đó ngứa mắt là mắng luôn, chó mà cũng đòi mặc váy lĩnh.
Bà Thường góp chuyện:
- Các cụ ta xưa nay ở nông thôn chả có chữ nghĩa là bao mà nói những câu hay đáo để. Ngày trước mẹ tôi thường mắng tôi cái đồ chưa nóng nước đã đỏ gọng. Nghe mắng mà chẳng hiểu gì. Khi lớn lên đi tham gia công tác cách mạng, một lần tôi đưa câu ấy ra hỏi anh Quốc Việt. Anh ấy giải thích. Chưa nóng nước đã đỏ gọng dùng để chỉ những người hay nản chí, đầu hàng, giống như con cua biển khi cho vào nước để luộc, nước chưa nóng đã đỏ rực lên rồi. Chê bai mà văn vẻ sâu xa như thế thì chỉ có các cụ nhà ta thôi.
Ông Kim hỏi:
- Tình hình Hồng Vân thế nào chị?
- Tôi đang lo nếu lãnh đạo không tốt sẽ có chiều hướng quá tả. Một bộ phận xã viên đề nghị Hợp tác xã không nên quản lí sức kéo và các nông cụ khác mà hóa giá bán cho xã viên. Một số khác lại đề nghị hai vụ chính cũng nên giao ruộng cho dân làm giống như vụ xen canh. Tay Hoàng phó ban tuyên huấn xem ra lại tâm đắc với đề nghị này mới chết chứ.
Ông Kim chộp ngay câu nói của bà Thường:
- Có đúng thế không chị? Mấy tay lãnh đạo huyện có ý kiến gì về chuyện này không?
- Nói chung là tỏ ra lo sợ dân bung ra làm ăn lung tung thì nguy. Tay Bằng bí thư huyện ủy thì thực sự hoang mang.
- Ông Côn thấy thế nào với đề nghị của bà con Hồng Vân?
- Theo tôi ta nên thận trọng xem xét. Chưa nên phản đối vội, lại càng chưa nên tán thành ngay. Đây là vấn đề lớn. Liên quan đến đường lối nên càng phải thận trọng.
- Thú thực trong đầu tôi vương vấn với việc này từ lâu. Làm cách mạng không nên mạo hiểm nhưng cũng không nên chần chừ khi có thời cơ. Nắm bắt đúng thời cơ là coi như thắng lợi đến chín mươi phần trăm. Nguyện vọng đại bộ phận nông dân ở Hồng Vân cũng là thời cơ. Theo chị và ông Côn có nên bỏ qua không?
- Chưa nóng nước đã đỏ gọng. Phải xem cho kỹ nước ở Hồng Vân đã nóng chưa đã rồi hành động. Nếu vội vã có khi hỏng cả việc lớn.
Nghe câu nói của bà Thường, mặt ông Kim xịu xuống.
Danh sách chương