Ngược gió. Ông Kim và bà Lê gò lưng đạp xe trên con đường đất gồ ghề. Buổi sáng sớm trời còn mát mẻ mà mồ hôi vẫn thấm qua áo ướt sũng. Sau xe đạp bà Lê đèo lỉnh kỉnh đủ thứ túi vải nào gạo, nào mì sợi và các gói quà tích cóp hàng ngày dồn lại dành đem cho con mỗi lần xuống chỗ sơ tán. Đang vào vụ gặt mùa, hai bên đường lúa chín vàng ruộm trải dài mênh mông. Nhìn thấy cảnh gặt hái tấp nập không giống với những nơi khác, ông Kim dừng xe lại. Bà Lê đi sau suýt nữa húc vào xe ông.
- Sao dừng lại. Xe hỏng à? - Không hiểu Hợp tác xã nào mà nhìn lúa má thích mắt quá bà ạ. Chắc tay Chủ nhiệm nào biết cách làm ăn đây.
Bà Lê bực mình:
- Tốt xấu gì mặc người ta. Được một ngày nghỉ đi thăm con đi nhanh lên. Lúc về anh muốn ở lại đấy để tìm hiểu, em để cho anh ở lại suốt đêm.
Ông Kim cười khì khì:
- Đi ngay đây. Đi ngay đây. Ghê quá đi mất, cứ như bà La Sát không bằng.
- Không La Sát không được với anh. Dạ dày sắp bục đến nơi, người như cái xác mắm mà chả biết giữ gìn là gì. Lúc nào cũng Hợp tác với lúa má.
Ông Kim nhảy lên xe:
- Ăn hạt gạo của nông dân mà không nghĩ đến nông dân thì còn nghĩ đến ai?
- Anh tưởng một mình anh nghĩ mà xoay chuyển được tình thế hay sao?
Đi được một đoạn gặp hai cái xe cải tiến chở lúa đi ngược lại. Điều khiển xe phần lớn là các cô gái. Nhìn thấy những bông lúa vàng ươm chất đầy trên xe, mắt ông Kim sáng lên, dừng xe lại.
- Không đi còn dừng lại làm gì?
- Em đi trước đi. Anh hỏi mấy câu rồi đuổi kịp ngay thôi mà.
Bà Lê không nói gì, giận dỗi đạp xe đi. Ông Kim nhìn theo cười rồi hỏi mấy cô gái:
- Các cháu ở Hợp tác xã nào?
Các cô gái dừng xe líu ríu trả lời:
- Hợp tác xã An Lưu bác ạ.
Ông Kim rút ra mấy bông lúa đưa lên xem rồi hỏi tiếp:
- Các thửa ruộng của Hợp tác đều như thế này cả, hay đây là thửa tốt nhất?
- Hơn kém nhau không đáng kể bác ạ – Một cô trả lời – Mà sao bác quan tâm đến lúa của Hợp tác xã của chúng cháu nhiều thế?
- Hợp tác xã của bác năng suất lúa kém lắm nên thấy lúa của các cháu tốt bác muốn hỏi để học tập thôi.
- Vụ này thiếu phân đạm để bón thúc nên lúa của chúng cháu bông mới ngắn như thế này chứ mấy vụ trước đủ phân, lúa của chúng cháu còn dài bông hơn thế này nhiều.
- Hợp tác của các cháu ai làm chủ nhiệm?
- Bác Khương làm chủ nhiệm bác ạ.
- Ông Khương già rồi hay sao mà các cháu gọi bằng bác?
- Bác ấy mới hơn năm mươi tuổi thôi.
- Cám ơn các cháu. Bác làm các cháu mất bao nhiêu thì giờ rồi. Bác đi đây.
Ông Kim gò lưng đạp xe đuổi theo bà Lê. Đuổi gần đến nơi, ông Kim gọi:
- Này, đạp gì mà cứ như ma đuổi thế. Từ từ chờ tớ với.
Bà Lê không đáp, cứ cặm cụi đạp.
- Đằng ấy định bỏ rơi tớ đấy à? – Ông Kim vừa gọi vừa cố đạp rướn lên. Khi xe vượt lên trước xe bà Lê, ông ngoái cổ lại cười:
- Định đua xe đạp chắc.
Bà Lê vẫn làm thinh không đáp cố đạp xe rướn lên vượt qua xe ông Kim. Ông Kim lại gồng người vượt lên trước.
- Sao thế. Đằng ấy giận tớ đấy à?
Bà Lê vẫn im lặng. Thế này thì phải dùng chiến thuật giả vờ thôi. Nghĩ thế ông Kim đạp xe chậm lại rồi dừng hẳn và quẳng chiếc xe đạp đổ kềnh xuống đất, vờ lồm cồm như mình bị ngã đang cố đứng dậy. Nghe tiếng xe đạp đổ, bà Lê dừng lại nhìn. Bà hốt hoảng khi thấy ông Kim đang cố gắng đứng lên liền vứt xe của mình chạy trở lại đỡ ông Kim dậy. Ông Kim làm bộ đau đớn, lê chân cố đứng lên. Bà Lê ngồi xuống sờ nắn chân ông Kim:
- Anh thấy đau chỗ nào?
Ông Kim vờ xuýt xoa:
- Chân anh đau lắm. Không khéo gãy xương rồi.
- Khổ. Đường gồ ghề như thế này mà cắm đầu cắm cổ đạp, làm gì mà không ngã.
Ông Kim nhăn nhó:
- Mấy lần anh bảo đạp từ từ chờ anh mà em có nghe đâu. Bây giờ biết tính sao đây. Hay em cứ đến thăm con, anh ngồi đây chờ có ai đi qua nhờ người ta cõng đến bệnh viện xem chân cẳng gãy như thế nào.
- Em làm sao mà bỏ anh ngồi lại một mình ở đây được.
- Anh ngã như thế này, em có thương anh không?
- Hỏi vớ vẩn. Không thương anh thì thương ai.
Ông Kim vỗ tay cười:
- Bị ăn một quả lừa rồi nhé.
Bà Lê vừa bực vừa buồn cười. Bà đưa hai tay đấm thùm thụp vào lưng ông Kim:
- Đồ khỉ gió. Làm người ta hết cả hồn.
- Ai bảo người ta gọi hết cả hơi mà không thèm dừng lại để chờ.
- Sao không đứng hỏi chuyện các cô gái đến trưa mà còn đuổi theo làm gì?
Ông Kim vỡ ra:
- À ra thế. Cũng ghê gớm đấy nhỉ.
- Sao dừng lại. Xe hỏng à? - Không hiểu Hợp tác xã nào mà nhìn lúa má thích mắt quá bà ạ. Chắc tay Chủ nhiệm nào biết cách làm ăn đây.
Bà Lê bực mình:
- Tốt xấu gì mặc người ta. Được một ngày nghỉ đi thăm con đi nhanh lên. Lúc về anh muốn ở lại đấy để tìm hiểu, em để cho anh ở lại suốt đêm.
Ông Kim cười khì khì:
- Đi ngay đây. Đi ngay đây. Ghê quá đi mất, cứ như bà La Sát không bằng.
- Không La Sát không được với anh. Dạ dày sắp bục đến nơi, người như cái xác mắm mà chả biết giữ gìn là gì. Lúc nào cũng Hợp tác với lúa má.
Ông Kim nhảy lên xe:
- Ăn hạt gạo của nông dân mà không nghĩ đến nông dân thì còn nghĩ đến ai?
- Anh tưởng một mình anh nghĩ mà xoay chuyển được tình thế hay sao?
Đi được một đoạn gặp hai cái xe cải tiến chở lúa đi ngược lại. Điều khiển xe phần lớn là các cô gái. Nhìn thấy những bông lúa vàng ươm chất đầy trên xe, mắt ông Kim sáng lên, dừng xe lại.
- Không đi còn dừng lại làm gì?
- Em đi trước đi. Anh hỏi mấy câu rồi đuổi kịp ngay thôi mà.
Bà Lê không nói gì, giận dỗi đạp xe đi. Ông Kim nhìn theo cười rồi hỏi mấy cô gái:
- Các cháu ở Hợp tác xã nào?
Các cô gái dừng xe líu ríu trả lời:
- Hợp tác xã An Lưu bác ạ.
Ông Kim rút ra mấy bông lúa đưa lên xem rồi hỏi tiếp:
- Các thửa ruộng của Hợp tác đều như thế này cả, hay đây là thửa tốt nhất?
- Hơn kém nhau không đáng kể bác ạ – Một cô trả lời – Mà sao bác quan tâm đến lúa của Hợp tác xã của chúng cháu nhiều thế?
- Hợp tác xã của bác năng suất lúa kém lắm nên thấy lúa của các cháu tốt bác muốn hỏi để học tập thôi.
- Vụ này thiếu phân đạm để bón thúc nên lúa của chúng cháu bông mới ngắn như thế này chứ mấy vụ trước đủ phân, lúa của chúng cháu còn dài bông hơn thế này nhiều.
- Hợp tác của các cháu ai làm chủ nhiệm?
- Bác Khương làm chủ nhiệm bác ạ.
- Ông Khương già rồi hay sao mà các cháu gọi bằng bác?
- Bác ấy mới hơn năm mươi tuổi thôi.
- Cám ơn các cháu. Bác làm các cháu mất bao nhiêu thì giờ rồi. Bác đi đây.
Ông Kim gò lưng đạp xe đuổi theo bà Lê. Đuổi gần đến nơi, ông Kim gọi:
- Này, đạp gì mà cứ như ma đuổi thế. Từ từ chờ tớ với.
Bà Lê không đáp, cứ cặm cụi đạp.
- Đằng ấy định bỏ rơi tớ đấy à? – Ông Kim vừa gọi vừa cố đạp rướn lên. Khi xe vượt lên trước xe bà Lê, ông ngoái cổ lại cười:
- Định đua xe đạp chắc.
Bà Lê vẫn làm thinh không đáp cố đạp xe rướn lên vượt qua xe ông Kim. Ông Kim lại gồng người vượt lên trước.
- Sao thế. Đằng ấy giận tớ đấy à?
Bà Lê vẫn im lặng. Thế này thì phải dùng chiến thuật giả vờ thôi. Nghĩ thế ông Kim đạp xe chậm lại rồi dừng hẳn và quẳng chiếc xe đạp đổ kềnh xuống đất, vờ lồm cồm như mình bị ngã đang cố đứng dậy. Nghe tiếng xe đạp đổ, bà Lê dừng lại nhìn. Bà hốt hoảng khi thấy ông Kim đang cố gắng đứng lên liền vứt xe của mình chạy trở lại đỡ ông Kim dậy. Ông Kim làm bộ đau đớn, lê chân cố đứng lên. Bà Lê ngồi xuống sờ nắn chân ông Kim:
- Anh thấy đau chỗ nào?
Ông Kim vờ xuýt xoa:
- Chân anh đau lắm. Không khéo gãy xương rồi.
- Khổ. Đường gồ ghề như thế này mà cắm đầu cắm cổ đạp, làm gì mà không ngã.
Ông Kim nhăn nhó:
- Mấy lần anh bảo đạp từ từ chờ anh mà em có nghe đâu. Bây giờ biết tính sao đây. Hay em cứ đến thăm con, anh ngồi đây chờ có ai đi qua nhờ người ta cõng đến bệnh viện xem chân cẳng gãy như thế nào.
- Em làm sao mà bỏ anh ngồi lại một mình ở đây được.
- Anh ngã như thế này, em có thương anh không?
- Hỏi vớ vẩn. Không thương anh thì thương ai.
Ông Kim vỗ tay cười:
- Bị ăn một quả lừa rồi nhé.
Bà Lê vừa bực vừa buồn cười. Bà đưa hai tay đấm thùm thụp vào lưng ông Kim:
- Đồ khỉ gió. Làm người ta hết cả hồn.
- Ai bảo người ta gọi hết cả hơi mà không thèm dừng lại để chờ.
- Sao không đứng hỏi chuyện các cô gái đến trưa mà còn đuổi theo làm gì?
Ông Kim vỡ ra:
- À ra thế. Cũng ghê gớm đấy nhỉ.
Danh sách chương