Vào kỳ nghỉ đông năm nhất đại học, sau khi thi cuối kỳ xong, mọi người trong ký túc xá đều vội vã thu dọn đồ đạc đi về nhà.

Các cô ấy cũng chưa bao giờ xa nhà lâu đến thế nên rất nhớ nhà, trước kỳ thi đã bắt đầu tranh vé xe, nóng lòng muốn về nhà từ lâu. Còn tôi lại lặng lẽ nộp đơn xin ở lại trường trong kỳ nghỉ đông.

Giáo viên cố vấn rất bất ngờ vì tôi ở lại trường trong nghỉ đông, thầy ấy hỏi tôi tại sao không về nhà.

Các anh chị năm ba, năm tư ở lại trường khá nhiều, phần lớn là vì muốn ôn tập cho tốt để tiến tới tương lai xán lạn. Rất hiếm có sinh viên năm nhất ở lại trường, nghỉ đông không giống với nghỉ hè, giữa kỳ nghỉ có một dịp lễ Tết Nguyên Đán để cả nhà sum vầy bên nhau, dù người ta ở ngoài có bận rộn đến mấy cũng đều chạy về nhà đón Tết.

Tôi không thể nói rõ lý do với thầy, chỉ nói tình huống trong nhà đặc biệt, trở về cũng chỉ có một thân một mình nên ở lại trong trường vẫn náo nhiệt hơn.

Thầy cố vấn cũng không hỏi nhiều nữa, chỉ bảo trường học sẽ tổ chức lễ đón Tết cho sinh viên ở lại trường, đến lúc đó sẽ rất náo nhiệt, còn dặn tôi chú ý bảo quản tài sản và an toàn điện trong ký túc xá cùng nhiều thứ khác nữa.

Thầy ấy chỉ làm tròn bổn phận và trách nhiệm như thường lệ nhưng tôi lại cảm thấy đầu mũi cay cay.

Đó chỉ là lời dặn dò bình thường biết mấy, song tôi lại chưa bao giờ được nghe câu dặn dò như thế từ người thân. Vậy nên tôi có nhất thiết phải về nhà không, hoặc là nói, tôi thật sự có nhà sao? Mùa đông ở Đế Đô rất lạnh, trận tuyết lớn đầu tiên đã xuất hiện từ rất sớm.

Sau khi nộp đơn xin ở lại trường trong kỳ nghỉ đông, tôi bước ra khỏi tòa nhà văn phòng. Tuyết bên ngoài đang rơi lả tả, bông tuyết rơi xuống lất phất từ bầu trời, hòa vào làn tuyết trắng và đất trời bao la, như thể lang thang theo làn gió rồi đến cuối cùng cũng có chốn về.

Có những người, vừa sinh ra đã không có nơi để trở về.

Sau khi tôi rời khỏi thành phố Nam Đài, dì giúp việc không còn ở nhà của tôi tại Nam Đài để chăm lo tôi nữa.

Nửa năm trước, dì ấy đích thân đưa tôi đến bến xe, đưa mắt tiễn tôi rời khỏi thành phố Nam Đài, khung cảnh đó thực sự khiến vành mắt tôi cay xè, dì ấy chỉ chăm sóc cho tôi trong bốn năm từ khi tôi đến thành phổ nhỏ này nhưng có lẽ so với người thân mười mấy năm của mình thì tôi càng không nỡ xa dì hơn.

Trong nửa năm tôi đi học ở Đế Đô, chúng tôi vẫn thường gọi điện nói chuyện với nhau.

Bạn cùng phòng gọi điện thoại về nhà, còn tôi lại gọi điện thoại cho dì, Nhạc Nhạc sẽ ở bên cạnh gọi tôi là “chị ơi”, cô bé hỏi tôi học đại học ở Đế Đô là như thế nào, chúng tôi sẽ trò chuyện thật lâu, nói đến khi ký túc xá tắt đèn.

Dì dùng điện thoại không được thành thạo cho lắm, vậy nên mỗi lần dì tìm tôi đều sẽ gửi tin nhắn thoại, tôi nghe giọng nói trong đoạn tin nhắn thoại mấy mươi giây mang chút khẩu âm của thành phố Nam Đài, chợt có cảm giác muốn khóc.

Tâm trạng của tôi lúc này khá yếu ớt và không ổn định, hễ cảm động chút xíu cũng sẽ dễ rơi nước mắt.

Kỳ thi cuối kỳ kết thúc, các bạn cùng phòng từng người một rời đi.

Tôi đóng tiền điện và tiền mạng, ở trong ký túc xá ôm laptop xem phim truyền hình và chương trình giải trí cả ngày lẫn đêm, xem những cảnh quay ít ỏi của Chu Gia Dã dù trước đó đã xem qua vô số lần.

Nam chính trong quyển tiểu thuyết kia rất giống Chu Gia Dã, cuối cùng tôi cũng đã viết nên kết cục cho nó. Nhân vật nữ chính trong cốt truyện vẫn luôn chờ đợi, luôn kiếm tìm, nhưng khi cô tìm đến tận cùng, cũng không thể tác thành cho tâm nguyện đơn phương của bản thân.

Trong bình luận rất nhiều độc giả khóc, hỏi tôi vì sao không thể cho bọn họ một cái kết trọn vẹn.

Tôi nhớ rất lâu về trước có người hỏi tôi rằng, nếu như gặp nhau đã định trước là phải ly biệt, vậy thì ngay từ đầu gặp nhau liệu có phải là vô nghĩa hay không.

Hôm nay tôi viết câu hỏi này trên khu bình luận, tôi hỏi độc giả kia, vậy cuối cùng cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với ánh mặt trời sẽ là sự ban ơn hay là quyết định trừng phạt của đấng tối cao đây.

Tôi rất muốn biết đáp án, nhưng chỉ có thể chờ, chờ đợi thời gian để tôi chết tâm, hoặc là buông bỏ.

Một ngày trước Tết âm lịch, cô quản lý ký túc xá đến gõ cửa từng phòng hỏi sinh viên ở lại trường chúng tôi có muốn xuống lầu cùng gói sủi cảo không. Sau đó tôi đã kết thúc trạng thái người nguyên thủy sắp mốc meo của mình ở trong ký túc xá, đứng dậy chải tóc, khoác thêm một chiếc áo phao.

Sinh viên năm nhất ở lại ký túc xá không nhiều lắm, mỗi khoa đều có, bình thường chúng tôi không quen biết nhau nhưng hôm nay tụ tập lại, cùng nhau gói sủi cảo trong ngày lễ đoàn viên này, thế là tôi lại có thêm hai người bạn.

Trong lúc chờ sủi cảo được vớt ra khỏi nồi, tôi nhận được điện thoại của người mẹ mà nửa năm nay tôi không liên lạc.

Vào thẳng vấn đề, không có hàn huyên gì cả, cũng chẳng nói lời thừa thãi, bà biết tôi ở Đế Đô, nói thẳng với tôi thời gian địa điểm, yêu cầu buổi tối phải về nhà họ Lâm.

Đây là thông lệ rồi, không cần bà dặn dò nữa. Trở về nhà họ Lâm nên làm gì, ăn mặc ra sao, mỉm cười như thế nào, chào hỏi ra làm sao, những việc này sớm đã thành thói quen trong nhiều năm.

Sau khi vợ trước của bố tôi qua đời, ông cũng không tái hôn, bà ấy chỉ để lại một viên ngọc quý trên tay, lớn lên trong sự cưng chiều hết mực của cả nhà, muốn có sao thì hái sao, muốn trăng thì hái trăng, người ngoài đều nói ông ấy là người chung tình.

Cơ mà ông lại bí mật ăn chơi đàng điếm, chỉ mượn danh nghĩa của vợ trước nói không muốn tái hôn, còn chuyện với những người phụ nữ kia, trong đó cũng bao gồm mẹ tôi đều là mối quan hệ trao đổi những thứ mình cần với ông một cách cam tâm tình nguyện.

Chẳng qua là thủ đoạn của mẹ tôi cao tay hơn chút đỉnh, lại biết cách lấy lòng ông, vui vẻ mang thai đứa con, đáng tiếc những toan tính của bà đều thất bại, ngay từ đầu nhà họ Lâm đã không có ý định cưới một người có xuất thân không môn đăng hộ đối.

Trong giới danh gia vọng tộc không có lòng từ bi, xé bỏ thể diện thì chính là ma quỷ, vì vậy ai ai cũng đều thèm muốn tấm da người có gương mặt hiền lành và trái tim nhân hậu kia.

Cứ đến dịp lễ Tết hàng năm, nhà họ Lâm đều phải diễn một vở kịch cả gia đình đoàn viên, tôi là đứa con gái riêng được ban ân nuôi dưỡng, phải ngoan ngoãn trở về nhà họ Lâm để chứng tỏ cho người ngoài thấy nhà họ nhân từ và lương thiện như thế nào, ngay cả một đứa con hoang thôi nhưng họ cũng sẵn lòng cho nó một gia đình vào dịp lễ Tết. Khi cần đến bạn thì bạn phải làm một tấm phông nền hợp yêu cầu, đến lúc vở kịch kết thúc, bạn phải trở về vũng bùn của mình, không được đi ra ngoài làm bẩn thể diện của nhà họ Lâm.

Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net

Nhiều năm như thế, tôi đã không còn là cô bé con ôm ảo tưởng ngây thơ với tình thân như ngày còn thơ bé nữa, tôi hiểu tất cả mọi thứ.

Chỉ là năm nay, tôi thấy hơi mệt mỏi.

Đã có điều gì đó thay đổi sau khi tôi gặp Chu Gia Dã.

Cậu ấy từng một tay đẩy tôi tiến lên khi tôi đang do dự có nên lên sân khấu hay không, thầy đã nhìn thấy tôi loạng choạng bước ra, tôi chưa kịp có cơ hội thất hứa thì cậu ấy đã hô lên ở sau lưng tôi rằng “đừng có sợ, cố lên” , tôi vẫn còn run muốn chết nhưng đột nhiên lại có thêm dũng khí để cắn răng nhắm mắt đi về phía trước.

Đó là năm lớp 10, đã rất nhiều năm trôi qua.

Nhưng giờ đây khi cầm điện thoại, dường như tôi vẫn có thể cảm giác được bàn tay Chu Gia Dã năm ấy đẩy tôi bước ra từ đằng sau, còn có cả tiếng hô lớn “đừng có sợ” và “cố lên”.

Tôi đã từng làm kẻ nhát gan một lần, mà cái giá phải trả chính là đánh mất Chu Gia Dã trong biển người mênh mông.

Vậy thì nếu như tôi dũng cảm thêm lần nữa, liệu có thể đổi được một cơ hội gặp lại Chu Gia Dã không?

Tôi im lặng cúp điện thoại, nói với cô quản lý ký túc xá để lại cho tôi ít sủi cảo, tôi ra ngoài một chuyến rồi sẽ về.

Tôi không ngồi xe của mẹ cử tới đón mà tự gọi một chiếc xe. Hôm nay là Tết, gọi xe không dễ, đêm đông ở Đế Đô lạnh đến mức khiến người ta cứng đờ người, bác tài xế đang xoa tay đón tôi, xác nhận giá cả với tôi lần nữa: “Ban đầu bác định cất xe về nhà ăn Tết rồi, thấy cháu trả nhiều tiền như thế, có việc gì gấp lắm hả?”

Tôi “dạ” một tiếng. Tôi đã trả gấp năm lần để bác ấy đợi tôi ở bên ngoài trong mười phút, tôi sẽ rời đi sau mười phút đó, vì tối nay gọi xe bất tiện, sẽ rất khó để tôi quay lại trường.

Đường xá trong đêm tuyết không dễ đi, tuyết trắng bay lả tả, rơi ngợp trời.

Tôi đến ngoài cửa biệt thự nhà họ Lâm, nhìn tòa biệt thự đèn đóm sáng trưng kia rồi đội gió tuyết đi vào.

Mái tóc của tôi đã sớm bị tuyết giội ướt, tôi quấn chiếc áo phao vừa dày vừa nặng, đặt chân vào đoạn đường sáng rực rỡ bên trong, như thể là mình là người lạc quẻ tới nhầm chỗ vậy.

Trên đường đi, tôi đều tự nói với bản thân rằng “đừng có sợ” và “cố lên”, vô số lần nghĩ đến chuyện lát nữa mình sẽ nói như thế nào theo dự tính, con tim đã sớm đập như trống dồn.

Nhưng đến khi vào bên trong thì tình huống lại lệch khỏi dự liệu của tôi.

Đáng nhẽ già trẻ nhà họ Lâm đều nên ung dung ngồi một chỗ tỏ vẻ yêu thương nhau, nhưng trong phòng khách lúc này lại loạn thành một đống, bà cụ nhà họ Lâm và mấy cô cháu đều vây quanh hòn ngọc quý trên tay được cưng chiều hết mực kia, vừa dỗ vừa khuyên, mà vị thiên kim tiểu thư danh chính ngôn thuận ấy vẫn không chịu nói lời nào, tất nhiên là để mặc cho mọi người kiên nhẫn dỗ dành.

Cuối cùng, bà cụ Lâm đành thỏa hiệp, bất đắc dĩ chiều theo cô ta: “Được rồi, được rồi, Mạn Mạn nguôi giận đi, con muốn đi diễn thì cứ việc, sáng sớm mai bảo ba con đi gọi điện thoại cho mấy đạo diễn làm phim, con muốn diễn gì thì diễn đó, không giận nữa, chúng ta đi ăn cơm.”

Nhận được lời này, Lâm Mạn mới nín khóc rồi tươi cười, ôm bà cụ Lâm gọi ngọt xớt: “Bà nội tốt quá, con thích bà nội nhất.”

Bà cụ Lâm cười trìu mến: “Cái con bé này, vừa rồi làm bà nội lo sốt vó.”

Mọi người trong nhà họ Lâm ở bên cạnh đều thở phào nhẹ nhõm, cười dỗ Lâm Mạn đi ăn cơm.

Đến khi bọn họ quay người mới nhìn thấy tôi đã đi vào nhưng vẫn luôn đứng ở phòng khách, nụ cười của bà cụ Lâm phai nhạt đi đôi chút, bà ấy chỉ làm bộ ôn tồn chào hỏi một câu: “À, Lâm Ý cũng đến rồi, vậy thì đúng lúc, vào ngồi đi.”

Bọn họ không quan tâm lắm, phân phát cho tôi cái nhìn ngắn ngủi, sau đó vẫn ôm lấy cô thiên kim tiểu thư danh chính ngôn thuận ấy, cả gia đình hoà thuận, hạnh phúc mỹ mãn.

Khi bọn họ sắp đi qua trước mặt tôi, tôi mới chậm rãi cất tiếng: “Không cần đâu ạ.”

Bà cụ Lâm vẫn đang nói chuyện với Lâm Mạn, bà ấy ngỡ là mình nghe lầm, ngập ngừng nhìn tôi.

Không đợi bà ấy nói gì, tôi nhanh chóng nói ra mục đích mình đến đây: “Cháu sẽ không ở đây đón Tết với bà nội nữa, về sau mọi người cũng không cần gọi cháu. Cháu biết ơn nhà họ Lâm đã nuôi dưỡng cháu đến lúc trưởng thành, hiện cháu đã mười tám tuổi từ lâu rồi, theo lý mà nói thì đúng là không tiện ở lại nhà họ Lâm thêm nữa, hôm nay cháu tới đây là muốn nới lời cảm ơn công ơn dưỡng dục của nhà họ Lâm dành cho cháu, chúc cả nhà năm mới vui vẻ, đón một năm tốt lành.”

Tôi nói xong, cũng không quay đầu lại mà bước ra khỏi phòng khách.

Đèn trần lộng lẫy trên đỉnh đầu phát ra ánh sáng chói đến mức làm cho tôi hoa mắt chóng mặt, tôi bước đi rất nhanh, như thể nếu chậm thêm một bước nữa sẽ khiến tất cả sự kiên cường mà tôi gồng mình chống đỡ nhanh chóng đổ sụp.

Còn chưa bước ra khỏi cửa chính, tôi đã nghe thấy người nhà họ Lâm ở đằng sau cố ý lên tiếng khuyên nhủ bà cụ Lâm: “Bà nội, sắp bước sang năm mới, vừa hay bớt đi chút xui xẻo, sang năm nhà chúng ta không cần bận tâm nữa.”

Bà cụ Lâm vui vẻ lên tiếng: “Bà có bận tâm gì đâu, mọi người ngồi đi, Trần Lệ đâu, bánh kem tôi chuẩn bị cho Mạn Mạn đâu rồi? Bảo người làm đẩy ra đây.”

Cả gia đình vui vẻ hòa thuận, tôi phải lấy hết dũng khí mới thực hiện được một màn này, còn đối với nhà họ Lâm mà nói thì đó chỉ là khúc nhạc đệm không ảnh hưởng đến họ.

Tôi từ bên trong đi ra, cơn gió tuyết táp vào mặt lạnh đến nỗi khiến tôi run cầm cập, dường như tôi đã trở lại thế giới thực trong chớp mắt.

Quả nhiên, bác tài còn ở trong xe chờ tôi, thấy tôi đi ra, bác nhanh chóng quay đầu lái xe về, bác ấy cũng đang vội về nhà sum vầy với người thân đón Tết.

Mà tôi, bắt đầu từ ngày hôm nay trở đi đã thật sự không còn nhà nữa.

Ngày hôm đó, mẹ đã gọi cho tôi mấy chục cuộc điện thoại.

Trong ấn tượng của tôi, đây có lẽ là lần bà liên lạc với tôi nhiều nhất, bà rất hiếm khi liên lạc với tôi, chỉ cần bỏ tiền ra mời người chăm lo việc ăn uống của tôi là được.

Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net

Có lần tôi từng gặp một bảo mẫu tham của, bà ta đã lấy hết tiền, chỉ nấu rau xanh cho tôi ăn qua quýt cho xong chuyện, kết quả là tôi bị suy dinh dưỡng từ nhỏ, chán ăn, không ăn được nhiều, nếu ăn nhiều sẽ nôn ra cả. Sau này tôi nói chuyện này cho mẹ biết, bà chỉ chê tôi lại gây phiền phức cho bà, kể từ đó trở đi, tôi đã dần hiểu ra rằng, tôi thật thừa thãi đối với bà.

Hành vi phản nghịch của tôi ngày hôm nay không chỉ cắt đứt mối liên hệ giữa mình và nhà họ Lâm, mà cũng cắt đứt luôn đường lui của bà với nhà họ Lâm, vậy nên tôi hoàn toàn có thể đoán được bà nghiến răng nghiến lợi chửi rủa như thế nào trong mấy chục cuộc gọi nhỡ đó, mà tôi cũng chẳng có hứng thú nghe.

Tôi chặn số điện thoại của mẹ, cuối cùng màn hình điện thoại di động cũng được nghỉ.

Cô quản lý ký túc xá có để lại sủi cảo cho tôi, tôi vừa về là cô lập tức đứng dậy lấy sủi cảo giúp tôi, bởi vì sinh viên đến từ khắp các nơi, khẩu vị không ai giống ai nên cô ấy còn cố ý hỏi tôi chấm gia vị gì khi ăn.

Tôi lớn lên ở Đế Đô từ nhỏ nhưng lại nói muốn chấm tương ớt, cho nhiều ớt, đây là thói quen của thành phố Nam Đài.

Tôi nhớ mình lúc vừa đến thành phố Nam Đài, miền nam và miền bắc khác nhau rất nhiều, có rất nhiều thói quen ăn uống của thành phố Nam Đài không hợp khẩu vị của tôi, hơn nữa tôi còn sợ đám đông, rất ít khi ra ngoài. Phố Văn Hòa nổi tiếng ở Nam Đài cũng không khiến tôi đi ngang qua đó lần nào.

Vào mùa đông đầu tiên khi tôi đến Nam Đài, Chu Gia Dã cùng tôi đi hết cả con phố Văn Hoà, dọc đường đi cậu ấy giới thiệu các món ngon, chạy tới chạy lui xếp hàng mua giúp tôi.

Tôi ăn ớt bị cay, cậu ấy vội đưa trà sữa cho tôi.

Về sau, tôi sống ở thành phố Nam Đài được mấy năm, cũng dần dần ăn được cay.

Nhất là kỳ nghỉ hè năm ấy sau khi tôi mất liên lạc với Chu Gia Dã, tôi ăn lẩu ở quán nhà cậu ấy nhiều đến mức bị nóng trong người, nồi nước dầu ớt đã không còn là vấn đề đối với tôi.

Người khác ngửi thấy mùi thơm cũng thèm rỏ dãi, nhao nhao hô hào muốn ăn nữa, thế là cô quản lý cho nhiều thêm một ít.

Trên tivi đang chiếu chương trình Xuân Vãn, các sinh viên ở lại trường như chúng tôi ngồi xem cùng nhau. Chương trình mà trước đây tôi cảm thấy nhàm chán, giờ đây lại làm tôi thấy rất buồn cười bởi vì có đông người. Mọi người tụ tập lại một chỗ, nói cười vui vẻ.

Dì gửi tin nhắn WeChat cho tôi, hỏi tôi bữa tối ăn những gì.

Tôi chụp sủi cảo gửi cho dì ấy, nói là sủi cảo do tôi tự tay gói lúc chiều. Chiều nay vừa học được của cô ở nhà ăn nhưng không ngon bằng dì ấy gói.

Dì nói: “Dì gửi cho con một ít, có thêm lạp xưởng thịt xông khói nhà mình làm, mỗi thứ đều gửi cho con một phần nhé.”

Bên ngoài tuyết rơi dày đặc, rơi trên cành cây đọng thành một lớp thật dày, đèn đường trắng xóa, soi sáng màn tuyết dày đặc bay lả tả khắp trời.

Bát sủi cảo còn bốc hơi nóng, tiếng cười nói vui vẻ trong tivi, nữ sinh bên cạnh bị chọc cười đến mức nằm sấp lên người tôi bởi tiểu phẩm trong chương trình, cả người run run. Một năm nay tôi không ở thành phố Nam Đài, mà tòa thành thị giống như nhà giam ở Đế Đô này lại khiến tôi nhận ra rằng tôi cũng có thể sống ở xã hội loài người.

Sương mù giăng kín cửa sổ thủy tinh.

Tiếng chuông mười hai giờ đã điểm, mọi người hô chúc mừng năm mới với nhau. Trong tiếng người ồn ào náo nhiệt, tôi yên lặng viết xuống cái tên Chu Gia Dã trên cửa sổ thủy tinh.

Đến tháng tiếp theo, đúng như dự đoán, tôi không nhận được tiền chuyển tới của nhà họ Lâm nữa, tôi kéo số của mẹ ra khỏi danh sách đen, thử gọi lại cho bà, quả nhiên là không thể liên lạc được. Kể từ đó, tôi coi như đã được giải thoát.

Cho đến tận bây giờ, cuối cùng tôi cũng chuộc được tội lỗi cho bản thân, giờ đây tôi có thể bắt đầu làm chính mình một lần nữa, còn kết quả là tốt hay xấu thì cũng chẳng còn quan trọng.

Tôi và mấy bạn nữ trong ký túc xá ở lại trường đã trở thành bạn thân. Trong thời gian đó, chúng tôi sẽ qua lại phòng ngủ của nhau, đồ ăn vặt các cô ấy mua cũng sẽ chia cho tôi ăn.

Khi các cô ấy nhìn thấy màn hình điện thoại của tôi đều sẽ ngạc nhiên thốt lên anh chàng này đẹp trai quá.

Và tôi đã có thể thẳng thắn thừa nhận, đây là một diễn viên tôi yêu thích, vui vẻ kể với các cô ấy rằng Chu Gia Dã đã từng diễn phim này phim kia. Tôi giống như những fan hâm mộ đề cử thần tượng của chính mình, giới thiệu với các cô ấy về Chu Gia Dã.

Họ vỡ lẽ, thì ra tôi là một cô nàng theo đuổi thần tượng.

Năm nay tôi đã bước sang tuổi hai mươi, cuối cùng tôi cũng dần bắt đầu chấp nhận sự thật rằng khoảng cách giữa tôi và Chu Gia Dã càng lúc càng xa.

Đúng ra ngay từ tháng chín hơn một năm trước khi Chu Gia Dã nhờ bạn nam kia chuyển phong thư cho tôi thì đó cũng là lúc cậu ấy đã nói lời tạm biệt.

Nếu như muốn liên lạc với một người, rõ ràng có thể có rất nhiều cách, cậu ấy tìm được tôi, cũng biết tôi ở đâu, nhưng cậu ấy chỉ đưa cho tôi một con hạc giấy viết “đạt được mong muốn”, còn truyền đạt thêm câu “xin lỗi” kia cho tôi.

Trải qua mấy lần bôn ba không có kết quả, dần dà tôi cũng bắt đầu thông suốt hơn.

Chu Gia Dã vốn là ánh sao băng lấp lánh lướt ngang qua, cậu ấy lướt qua bầu trời đêm của tôi và chỉ chiếu sáng cho tôi trong chốc lát, mà tôi không bắt được ngôi sao băng, cũng không thể khiến sao băng dừng lại vì tôi.

Giờ đây, cậu ấy muốn đến một vũ trụ bao la rộng lớn hơn, còn tôi cũng không còn ở trên tinh cầu cằn cỗi ấy chờ Chu Gia Dã trở về.

Tôi buông bỏ chấp niệm, chỉ mong con đường cậu ấy đi suôn sẻ, luôn luôn tự do, luôn luôn cháy hết mình.

Chấp niệm đã bị hao mòn đến tận cùng, chỉ tiếc là tôi không thể giải thích với Chu Gia Dã một câu rằng thật ra chuyện lúc đó không hề liên quan tới cậu ấy, muốn cậu ấy đừng ôm áy náy trong lòng, đừng nói xin lỗi làm gì cả.

Trận tuyết lớn ngoài cửa sổ vẫn đang rơi liên tục không ngớt, tuyết trắng xoá bao phủ lên cả đất trời, như thể muốn bao trùm hết thảy tội nghiệt của thế gian.

Tôi mong rằng cuộc sống của tôi từ năm hai mươi tuổi về sau cũng có thể tự do giống như Chu Gia Dã.

Tôi viết tên cậu ấy lên lớp sương mù trên cửa kính.

Chu Gia Dã, em cũng muốn bắt đầu một cuộc sống mới.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện