Lưu Thần Nghệ vốn nên là người nổi bật nhất vào ngày hôm đó vì có người quy phục và chiến đấu vì cô ta. Cho dù ai thắng ai thua thì cô ta vẫn là tâm điểm được người người để ý.
Nhưng chẳng ai ngờ giữa chừng lại có một người qua đường A xuất hiện.
Người nổi bật nhất trong kịch bản đã hưởng thụ hào quang cả buổi, sau đó dâng tặng thành quả mà mình vất vả lắm mới có được cho người qua đường kia.
Tôi rất nhạy cảm với những lời xì xào bàn tán đó, cảm giác này từng là cơn ác mộng suốt ba năm cấp 2 của tôi. Cảm giác ấy đã dần tan biến khi tôi vào lớp nhưng ngay bây giờ lại đang chạy dọc sống lưng tôi, khiến cả người tôi run rẩy.
Giống như bị kẹt giữa một con hẻm nhỏ đầy chuột chạy loạn, nó chỉ xuất hiện khi bạn đi ngang qua nhưng khi quay đầu lại thì chẳng thấy gì ngoài tiếng cười mơ hồ giữa khe hở tối tăm.
"Là nhỏ đó đó."
"Nghe đồn nhỏ là người... Sau đó,... Cậu hiểu mà, tóm lại nhỏ là người như vậy đó."
"Đừng thấy bình thường cậu ta tỏ vẻ chân thành, không giành giật gì với ai, kiểu người này là thảo mai nhất!"
"Người ta biết giả vờ đó."
"Cũng chẳng xinh đẹp gì, cậu nhìn gương mặt, đôi chân kia xem, chậc, người xấu lắm trò!"
"Tớ nghe bảo là đến từ Đế Đô, là thành phố lớn á. Giờ đến địa phương nhỏ của tụi mình, nhiều khi là do có chuyện gì đó."
"Mẹ cậu ta... Hiểu rồi!"
Muôn vàn lời xì xào kèm theo tiếng cười chói tai len lỏi vào da thịt tôi qua vô số lỗ chân lông, tiếng cười không ngớt, dai dẳng vang vọng bên tai tôi.
Những gương mặt đó ở quanh tôi, mỗi một người đều đang cười, bọn họ thốt lên tên tôi, châu đầu ghé tai bàn tán.
Tôi không nghe rõ lời thì thầm giữa họ, chỉ thấy răng lợi khi họ nói chuyện. Lúc tôi đi ngang qua, họ sẽ đưa mắt nhìn theo tôi, khi tôi đi rồi sẽ chỉ trỏ sau lưng tôi.
Bọn họ dồn tôi trở lại con hẻm kia, như thể đang rút lấy linh hồn tôi đến chết mới tha.
"Cũng may, chỉ là tụt huyết áp thôi."
Tôi tỉnh lại trong phòng y tế.
Vô số đốm sáng lập lòe như ruồi muỗi trước mắt, tôi mở mắt nhìn trần nhà trắng phau, suy nghĩ vẫn còn hỗn loạn.
Phản ứng của tôi chậm chạp, bác sĩ hỏi tên lớp của tôi nhưng bộ não cứ như đang bj hỏng, không thể phản ứng. Tôi nghe từng câu từng chữ mà bác sĩ nói nhưng lại không thể xử lý thông tin, ngơ ngác như một con rối gỗ.
Sự nhói đau khi kim tiêm đâm vào mạch máu bống đánh thức được tôi.
Ngoài tôi ra thì trong phòng y tế còn hai người nữa, một người là bác sĩ, người còn lại là bạn đã đưa tôi tới phòng y tế. Tôi không biết tên cậu ấy, tôi chỉ thấy quen quen, nhưng lại không phải là bạn cùng lớp nên tôi không biết cậu ấy.
Cậu ấy chợt nhớ tới điều gì đó và hỏi tôi: "Cậu biết Chu Gia Dã phải không?"
Tim tôi hẫng một nhịp, ý thức trở nên rõ ràng, tôi chậm rãi gật đầu.
Cậu ấy nghĩ ngợi, sực nhớ: "Có phải cậu là cô bạn trong hôm hội thao..."
Đồng tử tôi co lại, vô số lời chế giễu vang lên bên tai như thể đang có người kéo tóc, đá ghế và hất nước lên sách của tôi.
Tôi chạy trốn trong vô thức, người đụng phải bức tường sau lưng, cơn đau nhói đưa tôi quay về hiện thực.
Đối phương cũng luống cuống, bối rối muốn đỡ tôi: "Bạn ơi, bạn sao vậy?"
Dù cậu ấy có nói gì thì lọt vào tai tôi vẫn là những tràng cười ác ý, như thể có muôn vàn bàn tay vươn ra, cưỡng ép lôi kéo tôi xuống vực sâu mặc cho tôi cố chống cự và giãy giụa một cách khốn khổ như người sắp chết ngạt.
Bác sĩ thấy tình hình không ổn, vội chạy lại đỡ tôi, vỗ nhẹ vào tay tôi để trấn an. Sau đó quay sang nói với bạn nam: "Em về trước đi, sắp vào tiết rồi."
Thầy xử lý vết kim bị chảy máu trên mu bàn tay cho tôi rồi nhẹ nhàng xoa dịu cảm xúc của tôi, lúc này tôi mới dần bình tĩnh lại.
Trước khi đi, bạn nam còn quay sang nhìn tôi, vẻ mặt ù ù cạc cạc.
Cánh cửa nhẹ nhàng đóng lại, phòng y tế chỉ còn lại tôi và bác sĩ.
Thầy dịu dàng ngồi đối diện tôi, ngữ điệu ôn hòa, từ tốn hỏi han như bạn bè đang trò chuyện. Từ chuyện cây xanh trên bàn đến cây cối ngoài sân, rồi tới việc học thường ngày, không có bất kỳ chủ đề cố định nào, cứ nói chuyện thế thôi. Giọng điệu của thầy từ tốn, không có tính công kích, chủ đề cũng bình thường khiến cảm xúc của tôi dần êm lại và bắt đầu bình tĩnh trả lời.
Lúc này, thầy mới hỏi tôi: "Trước đây em đã khám bệnh lần nào chưa?"
Thầy chỉ tay vào vị trí trái tim: "Phương diện này này."
Tôi lắc đầu, hỏi lại: "Bệnh tim ạ?"
Trước câu trả lời ngây ngô của tôi, thầy đã hiểu tất thảy.
Ánh nhìn của thầy không làm tôi thấy mình được thương xót, thầy vẫn ôn tồn nói: "Chắc em từng học trên lớp rồi, sức khỏe được chia thành hai loại: thể chất và tinh thần."
Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net
Tôi gật đầu.
Thầy xoa đầu tôi, dường như lúc này thầy không chỉ là bác sĩ mà còn cho tôi cảm giác an toàn như một người lớn trong nhà: "Bệnh của em thuộc loại thứ hai."
Phòng y tế nằm khá xa, không thể nghe thấy tiếng đọc bài từ tòa dạy học, đôi khi ngoài sân có tiếng chim hót xuyên qua tán cây, để lại dấu vết đậm nhạt trong không gian rồi mọi thứ lại chìm vào yên ắng.
Giữa sự yên lặng này, có tiếng va chạm vào cửa.
Bác sĩ quay đầu lại.
Là bạn nam vừa đưa tôi đến phòng y tế, cậu ấy bất cẩn ngã vào cửa, vẻ mặt xấu hổ vì bị phát hiện: "Em xin lỗi, em xin lỗi nhiều. Ờm... đúng rồi, hình như em bị rớt bút trong phòng nên định vào tìm nhưng lại sợ làm phiền ạ."
Bác sĩ im lặng nhìn tôi, rồi trả lời cậu ấy như thường: "Lúc em đến đây, em không cầm bút."
Bạn nam liên tục xin lỗi: "À à à, em nhớ lộn, ngại quá, làm phiền mọi người rồi ạ!"
Lần này, cửa phòng đóng lại.
Bác sĩ vẫn không ngồi xuống mà đứng nhìn bình truyền nước của tôi, một lát sau mới hỏi tôi: "Em biết bạn nam đó à?"
Tôi lắc đầu.
Song nhớ đến lúc cậu ấy hỏi, dường như cậu ấy biết tôi.
Truyền nước xong, tôi không về lớp mà lặng lẽ ngồi trong phòng y tế, bác sĩ đưa tôi quyển truyện tranh để giết thời gian.
Tôi không hiểu ý thầy, chỉ nhìn qua quyển truyện, thấy vậy thầy liền giải thích: "Là của con gái thầy, câu chuyện về một thiếu niên giết rồng và công chúa."
Tôi gật gù.
Cả buổi chiều, tôi cứ ngồi trong phòng y tế đọc quyển truyện mỏng này.
Đây là một bộ truyện dài kỳ, tôi hỏi bác sĩ có phần tiếp không vì câu truyện này rất hay, cực kỳ hấp dẫn tôi.
Bác sĩ đang xoay lưng về phía tôi làm việc, nghe thế thì trả lời: "Có chứ, cứ nửa tháng là truyện ra một kỳ, em mua ở sạp báo hay hiệu sách nào cũng được, cũng có thể đặt trực tiếp qua phương thức thanh toán ghi ngoài bìa, khi kỳ tiếp theo được xuất bản thì sẽ được gửi thẳng đến địa chỉ mà em đăng ký."
Thầy quay đầu lại, giọng điệu êm dịu: "Cứ đợi đến phần kết đi, chắc chắn sẽ là một cái kết khiến em hài lòng."
Còn kỳ truyện này, bác sĩ cho tôi luôn.
Chỉ với mấy trang truyện dài kỳ, truyện dừng lại ở đoạn thiếu niên diệt rồng bước tới con đường cứu công chúa, phía trước là hàng tá bụi ga mà chàng vẫn không ngừng đi về phía trước.
Liệu kết cục có làm tôi hài lòng không? Ai trên thế giới này cũng thích sự viên mãn, nhưng tôi luôn viết chuyện buồn bởi tôi không cảm nhận được niềm vui sướng của thế gian này.
Tôi từng nhận được bình luận tiêu cực, người ta nhận xét rằng nhân vật dưới ngòi bút của tôi chỉ chăm chăm vào yêu đương, lúc nào cũng chỉ xoay quay nam chính và tình yêu, rõ ràng trên thế giới này còn có rất nhiều thứ để trải nghiệm.
Tôi không biết nên giải thích thế nào, có lẽ là bút lực của tôi không chắc nên không diễn tả được hết những gian khổ trong đời sống. Có lẽ cuộc sống của người đọc kia hạnh phúc hơn tôi nhiều, cuộc sống của cô ấy đã cho cô ấy sự tự tin, để cô ấy có đủ dũng cảm để chiến đấu vì gia đình, bạn bè và tình yêu. Trong mọi mối quan hệ giữa người với người, tình yêu là sự lựa chọn thấp hèn nhất.
Song đối với một số người, đó lại là lựa chọn duy nhất.
Trong cuộc đời tối tăm vô tận, tôi chỉ nhìn thấy sắc màu ở ngay khoảnh khắc ấy.
Tôi quay về lớp, đi ngang qua sân bóng rổ, hoàng hôn đã bao phủ sân bóng, sắc cam rực rỡ ngập tràn dưới đất. Hôm đó sân khá vắng vẻ, chỉ nghe oáng thoáng vài tiếng bóng rổ lọt lưới.
Bình thường vào giờ này Chu Gia Dã đang chơi bóng rổ, hôm nay lại khác, tôi không gặp cậu ấy.
Nhưng lúc tôi lên cầu thang để về lớp, Chu Gia Dã mà tôi không gặp ở sân bóng lại đang đứng ở đầu cầu thang cạnh lớp tôi.
Cậu ấy lười biếng dựa vào tay vịn cầu thang, ánh sáng ngoài hành lang khắc họa vóc dáng cao ráo của cậu ấy, trông vừa lạnh lùng vừa điềm đạm.
Nghe thấy tiếng bước chân, cậu ấy quay đầu, nhìn thấy tôi.
Cậu ấy không nhúc nhích, chỉ nhỏ giọng gọi tôi: "Lâm Ý."
Vì ngược sáng nên không thấy rõ biểu cảm của cậu ấy, chỉ thấy được dáng người thôi, lúc cậu ấy không cười sẽ cho người ta cảm giác nguy hiểm khó lường.
Tôi dừng bước.
Sau đó Chu Gia Dã từ từ bước xuống cầu thang, đến đứng trước mặt tôi. Lúc này tôi mới thấy rõ mặt cậu ấy, đột nhiên có một cảm giác lâu rồi không gặp. Cậu ấy rất cao, hai chúng tôi đứng giữa cầu thang chật hẹp, dường như tôi được bao phủ bởi chiếc bóng đổ dài xuống của cậu ấy.
Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net
Cậu ấy không cười, vẻ mặt lạnh nhạt. Sau khi đến trước mặt tôi, cậu ấy vẫn mím chặt môi.
Tôi quen biết cậu ấy hai năm, từng thấy rất nhiều dáng vẻ của cậu ấy. Hầu như cậu ấy luôn cười, nếu không phải đang pha trò thì sẽ tự mình tạo niềm vui, cậu ấy không thèm quan tâm người khác nghĩ gì về việc cậu ấy đang làm, chỉ cần cậu ấy muốn thì cậu ấy sẽ làm.
Khí chất của cậu ấy rất mạnh mẽ, dáng người cao ráo và gương mặt ranh mãnh, cậu ấy cực kỳ giống trùm trường kiêu ngạo được mọi người tung hô. Lúc mới biết cậu ấy, thậm chí tôi còn có chút sợ hãi dáng vẻ này.
Nhưng cậu ấy không phải như thế, cậu ấy quá tốt tính, cậu ấy mua đồ ăn vặt cho tôi, thậm chí tôi còn muốn nói xạo là không phải cậu ấy mua, nếu không sẽ bị mọi người chia nhau hết.
Đây là lần đầu tiên tôi thấy một Chu Gia Dã thế này, cậu ấy như vậy khiến tôi thấy lạ lẫm nhưng không hề sợ hãi.
Bọn tôi yên lặng nhìn nhau vài giây, cậu ấy hơi cụp mắt, hỏi tôi như thường: "Cậu chưa ăn gì phải không? Có đói không?"
Tôi giấu mu bàn tay vừa truyền nước sau lưng: "Không cần đâu... Tớ cũng không muốn ăn lắm."
Cũng không biết sự ngầm hiểu ở đâu ra mà khi cậu ấy hỏi tôi như thế, tôi biết ngay cậu ấy định mời tôi ăn gì.
Phố Văn Hòa cũng vậy, thi cuối kỳ cũng thế, hũ kẹo kia cũng vậy nốt. Cậu ấy không biết nhiều cách dỗ người khác, chỉ biết dỗ bằng đồ ăn như một kẻ ngốc suy nghĩ đơn giản.
Nhưng tôi thực sự không ăn nổi, tôi hiểu tình trạng hiện tại của mình, cố gắng ăn vào e là sẽ lại nôn ra.
Nhưng mà ngoài ăn uống thì cậu ấy không nghĩ ra cách nào khác.
Tôi thấy cậu ấy yên lặng bèn chủ động đề nghị: "Sao hôm nay cậu không chơi bóng? Lúc nãy tớ đi ngang qua sân bóng rổ còn định nhìn cậu một lúc."
Cậu ấy quay đầu lại, hỏi người đứng ở đầu cầu thang: "Triệu Lỗi, còn bao lâu nữa mới tới tiết tự học buổi tối?"
"Vẫn còn sớm lắm, mới tan học được hơn mười phút thôi."
Người nọ đáp, lúc này tôi mới thấy rõ bạn nam đứng cùng Chu Gia Dã, là bạn nam đưa tôi đến phòng y tế chiều nay.
Hôm đó là lần cuối tôi xem Chu Gia Dã chơi bóng.
Tôi ngồi trên ghế dài cạnh sân bóng rổ, đằng sau có rất nhiều bạn vây quanh. Vì Chu Gia Dã bắt đầu chơi bóng nên sân bóng rổ vốn vắng tanh lại dần dần có nhiều người vây quanh.
Hoàng hôn bao bọc sân bóng, ánh vàng kim rực rỡ phủ lên mặt đất.
Chỉ là hôm đó Chu Gia Dã không có tinh thần lắm, không còn chạy nhảy tới lui đầy sức sống như mặt trời. Cậu ấy lặng lẽ chơi bóng, ra tay mạnh mẽ, mấy cậu bạn chơi trên sân cũng chẳng đấu lại cậu ấy, họ rã rời, thở hồng hộc hỏi Chu Gia Dã: "Hôm nay ai chọc cậu mà cậu bực dữ vậy?"
Cậu ấy chỉ thờ ơ đáp là không ai cả.
Sau đó cậu ấy dừng bóng, xoay cổ tay, ném bóng về phía tôi - người đang ngồi trên băng ghế.
Cậu ấy ném cực chuẩn, lực ném cũng nhẹ, quả bóng vững vàng lọt vào lòng tôi.
Tôi ôm trái bóng, lặng lẽ hỏi cậu ấy định làm gì.
Cậu ấy chỉ đứng đó nhìn tôi: "Lâm Ý, cú ném cuối cùng, cậu vào chơi đi."
Tôi tròn mắt, tôi ném bóng kiểu gì đây?
Nhưng cậu ấy vẫn lặng im đứng đó, khiến người ta có cảm giác áp bức, khó lòng từ chối. Dưới ánh hoàng hôn rực rỡ lại ảm đạm, gương mặt cậu ấy lạnh lùng, chỉ yên lặng nhìn tôi.
Tôi ôm trái bóng đến bên cạnh cậu ấy, thật ra cũng hơi khó hiểu.
Trong hội thao lần trước, cậu ấy chơi bóng rổ với tôi bằng trái bóng tôi chọn làm phần thưởng. Cậu ấy vờ như mình hung dữ để khiến tôi sợ, nhưng hôm đó cậu ấy vô cùng kiên nhẫn, vừa chơi bóng rổ vừa dạy tôi luật lệ và động tác, như thể cậu ấy đang chia sẻ niềm vui cùng tôi.
Tuy nhiên, tôi không học được vì sự chú ý của tôi đã đặt hết lên người cậu ấy.
Theo những gì còn nhớ được, tôi nhìn vạch kẻ dưới chân rồi di chuyển đến chỗ Chu Gia Dã đang đứng, sau đó vẫn phải ngửa cổ lên xác nhận với cậu ấy: "Đứng đây đúng không?"
Cậu ấy ừ một tiếng.
Tôi hơi căng thẳng, vì có quá nhiều người đang quan sát nên rất dễ mất mặt.
Tôi ôm bóng, thấp thỏm hỏi cậu ấy: "Quả này tính cho cậu đúng không? Lỡ tớ ném trượt thì cậu thua hả?"
Chu Gia Dã không nhìn tôi, đáp: "Cậu sẽ không làm tôi thua đâu."
Cậu ấy đi tới sau lưng tôi, cầm tay tôi đang giữ trái bóng, nâng lên rồi dùng sức, ở một khoảng cách rất xa, trái bóng rơi thẳng vào rổ.
Mấy người bạn chơi chung sân với cậu ấy hò hét hoan hô cú ném này.
Còn tôi lại nghe thấy giọng nói trầm ấm của Chu Gia Dã từ đằng sau: "Tôi cũng sẽ không để cậu thua."
Nhưng chẳng ai ngờ giữa chừng lại có một người qua đường A xuất hiện.
Người nổi bật nhất trong kịch bản đã hưởng thụ hào quang cả buổi, sau đó dâng tặng thành quả mà mình vất vả lắm mới có được cho người qua đường kia.
Tôi rất nhạy cảm với những lời xì xào bàn tán đó, cảm giác này từng là cơn ác mộng suốt ba năm cấp 2 của tôi. Cảm giác ấy đã dần tan biến khi tôi vào lớp nhưng ngay bây giờ lại đang chạy dọc sống lưng tôi, khiến cả người tôi run rẩy.
Giống như bị kẹt giữa một con hẻm nhỏ đầy chuột chạy loạn, nó chỉ xuất hiện khi bạn đi ngang qua nhưng khi quay đầu lại thì chẳng thấy gì ngoài tiếng cười mơ hồ giữa khe hở tối tăm.
"Là nhỏ đó đó."
"Nghe đồn nhỏ là người... Sau đó,... Cậu hiểu mà, tóm lại nhỏ là người như vậy đó."
"Đừng thấy bình thường cậu ta tỏ vẻ chân thành, không giành giật gì với ai, kiểu người này là thảo mai nhất!"
"Người ta biết giả vờ đó."
"Cũng chẳng xinh đẹp gì, cậu nhìn gương mặt, đôi chân kia xem, chậc, người xấu lắm trò!"
"Tớ nghe bảo là đến từ Đế Đô, là thành phố lớn á. Giờ đến địa phương nhỏ của tụi mình, nhiều khi là do có chuyện gì đó."
"Mẹ cậu ta... Hiểu rồi!"
Muôn vàn lời xì xào kèm theo tiếng cười chói tai len lỏi vào da thịt tôi qua vô số lỗ chân lông, tiếng cười không ngớt, dai dẳng vang vọng bên tai tôi.
Những gương mặt đó ở quanh tôi, mỗi một người đều đang cười, bọn họ thốt lên tên tôi, châu đầu ghé tai bàn tán.
Tôi không nghe rõ lời thì thầm giữa họ, chỉ thấy răng lợi khi họ nói chuyện. Lúc tôi đi ngang qua, họ sẽ đưa mắt nhìn theo tôi, khi tôi đi rồi sẽ chỉ trỏ sau lưng tôi.
Bọn họ dồn tôi trở lại con hẻm kia, như thể đang rút lấy linh hồn tôi đến chết mới tha.
"Cũng may, chỉ là tụt huyết áp thôi."
Tôi tỉnh lại trong phòng y tế.
Vô số đốm sáng lập lòe như ruồi muỗi trước mắt, tôi mở mắt nhìn trần nhà trắng phau, suy nghĩ vẫn còn hỗn loạn.
Phản ứng của tôi chậm chạp, bác sĩ hỏi tên lớp của tôi nhưng bộ não cứ như đang bj hỏng, không thể phản ứng. Tôi nghe từng câu từng chữ mà bác sĩ nói nhưng lại không thể xử lý thông tin, ngơ ngác như một con rối gỗ.
Sự nhói đau khi kim tiêm đâm vào mạch máu bống đánh thức được tôi.
Ngoài tôi ra thì trong phòng y tế còn hai người nữa, một người là bác sĩ, người còn lại là bạn đã đưa tôi tới phòng y tế. Tôi không biết tên cậu ấy, tôi chỉ thấy quen quen, nhưng lại không phải là bạn cùng lớp nên tôi không biết cậu ấy.
Cậu ấy chợt nhớ tới điều gì đó và hỏi tôi: "Cậu biết Chu Gia Dã phải không?"
Tim tôi hẫng một nhịp, ý thức trở nên rõ ràng, tôi chậm rãi gật đầu.
Cậu ấy nghĩ ngợi, sực nhớ: "Có phải cậu là cô bạn trong hôm hội thao..."
Đồng tử tôi co lại, vô số lời chế giễu vang lên bên tai như thể đang có người kéo tóc, đá ghế và hất nước lên sách của tôi.
Tôi chạy trốn trong vô thức, người đụng phải bức tường sau lưng, cơn đau nhói đưa tôi quay về hiện thực.
Đối phương cũng luống cuống, bối rối muốn đỡ tôi: "Bạn ơi, bạn sao vậy?"
Dù cậu ấy có nói gì thì lọt vào tai tôi vẫn là những tràng cười ác ý, như thể có muôn vàn bàn tay vươn ra, cưỡng ép lôi kéo tôi xuống vực sâu mặc cho tôi cố chống cự và giãy giụa một cách khốn khổ như người sắp chết ngạt.
Bác sĩ thấy tình hình không ổn, vội chạy lại đỡ tôi, vỗ nhẹ vào tay tôi để trấn an. Sau đó quay sang nói với bạn nam: "Em về trước đi, sắp vào tiết rồi."
Thầy xử lý vết kim bị chảy máu trên mu bàn tay cho tôi rồi nhẹ nhàng xoa dịu cảm xúc của tôi, lúc này tôi mới dần bình tĩnh lại.
Trước khi đi, bạn nam còn quay sang nhìn tôi, vẻ mặt ù ù cạc cạc.
Cánh cửa nhẹ nhàng đóng lại, phòng y tế chỉ còn lại tôi và bác sĩ.
Thầy dịu dàng ngồi đối diện tôi, ngữ điệu ôn hòa, từ tốn hỏi han như bạn bè đang trò chuyện. Từ chuyện cây xanh trên bàn đến cây cối ngoài sân, rồi tới việc học thường ngày, không có bất kỳ chủ đề cố định nào, cứ nói chuyện thế thôi. Giọng điệu của thầy từ tốn, không có tính công kích, chủ đề cũng bình thường khiến cảm xúc của tôi dần êm lại và bắt đầu bình tĩnh trả lời.
Lúc này, thầy mới hỏi tôi: "Trước đây em đã khám bệnh lần nào chưa?"
Thầy chỉ tay vào vị trí trái tim: "Phương diện này này."
Tôi lắc đầu, hỏi lại: "Bệnh tim ạ?"
Trước câu trả lời ngây ngô của tôi, thầy đã hiểu tất thảy.
Ánh nhìn của thầy không làm tôi thấy mình được thương xót, thầy vẫn ôn tồn nói: "Chắc em từng học trên lớp rồi, sức khỏe được chia thành hai loại: thể chất và tinh thần."
Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net
Tôi gật đầu.
Thầy xoa đầu tôi, dường như lúc này thầy không chỉ là bác sĩ mà còn cho tôi cảm giác an toàn như một người lớn trong nhà: "Bệnh của em thuộc loại thứ hai."
Phòng y tế nằm khá xa, không thể nghe thấy tiếng đọc bài từ tòa dạy học, đôi khi ngoài sân có tiếng chim hót xuyên qua tán cây, để lại dấu vết đậm nhạt trong không gian rồi mọi thứ lại chìm vào yên ắng.
Giữa sự yên lặng này, có tiếng va chạm vào cửa.
Bác sĩ quay đầu lại.
Là bạn nam vừa đưa tôi đến phòng y tế, cậu ấy bất cẩn ngã vào cửa, vẻ mặt xấu hổ vì bị phát hiện: "Em xin lỗi, em xin lỗi nhiều. Ờm... đúng rồi, hình như em bị rớt bút trong phòng nên định vào tìm nhưng lại sợ làm phiền ạ."
Bác sĩ im lặng nhìn tôi, rồi trả lời cậu ấy như thường: "Lúc em đến đây, em không cầm bút."
Bạn nam liên tục xin lỗi: "À à à, em nhớ lộn, ngại quá, làm phiền mọi người rồi ạ!"
Lần này, cửa phòng đóng lại.
Bác sĩ vẫn không ngồi xuống mà đứng nhìn bình truyền nước của tôi, một lát sau mới hỏi tôi: "Em biết bạn nam đó à?"
Tôi lắc đầu.
Song nhớ đến lúc cậu ấy hỏi, dường như cậu ấy biết tôi.
Truyền nước xong, tôi không về lớp mà lặng lẽ ngồi trong phòng y tế, bác sĩ đưa tôi quyển truyện tranh để giết thời gian.
Tôi không hiểu ý thầy, chỉ nhìn qua quyển truyện, thấy vậy thầy liền giải thích: "Là của con gái thầy, câu chuyện về một thiếu niên giết rồng và công chúa."
Tôi gật gù.
Cả buổi chiều, tôi cứ ngồi trong phòng y tế đọc quyển truyện mỏng này.
Đây là một bộ truyện dài kỳ, tôi hỏi bác sĩ có phần tiếp không vì câu truyện này rất hay, cực kỳ hấp dẫn tôi.
Bác sĩ đang xoay lưng về phía tôi làm việc, nghe thế thì trả lời: "Có chứ, cứ nửa tháng là truyện ra một kỳ, em mua ở sạp báo hay hiệu sách nào cũng được, cũng có thể đặt trực tiếp qua phương thức thanh toán ghi ngoài bìa, khi kỳ tiếp theo được xuất bản thì sẽ được gửi thẳng đến địa chỉ mà em đăng ký."
Thầy quay đầu lại, giọng điệu êm dịu: "Cứ đợi đến phần kết đi, chắc chắn sẽ là một cái kết khiến em hài lòng."
Còn kỳ truyện này, bác sĩ cho tôi luôn.
Chỉ với mấy trang truyện dài kỳ, truyện dừng lại ở đoạn thiếu niên diệt rồng bước tới con đường cứu công chúa, phía trước là hàng tá bụi ga mà chàng vẫn không ngừng đi về phía trước.
Liệu kết cục có làm tôi hài lòng không? Ai trên thế giới này cũng thích sự viên mãn, nhưng tôi luôn viết chuyện buồn bởi tôi không cảm nhận được niềm vui sướng của thế gian này.
Tôi từng nhận được bình luận tiêu cực, người ta nhận xét rằng nhân vật dưới ngòi bút của tôi chỉ chăm chăm vào yêu đương, lúc nào cũng chỉ xoay quay nam chính và tình yêu, rõ ràng trên thế giới này còn có rất nhiều thứ để trải nghiệm.
Tôi không biết nên giải thích thế nào, có lẽ là bút lực của tôi không chắc nên không diễn tả được hết những gian khổ trong đời sống. Có lẽ cuộc sống của người đọc kia hạnh phúc hơn tôi nhiều, cuộc sống của cô ấy đã cho cô ấy sự tự tin, để cô ấy có đủ dũng cảm để chiến đấu vì gia đình, bạn bè và tình yêu. Trong mọi mối quan hệ giữa người với người, tình yêu là sự lựa chọn thấp hèn nhất.
Song đối với một số người, đó lại là lựa chọn duy nhất.
Trong cuộc đời tối tăm vô tận, tôi chỉ nhìn thấy sắc màu ở ngay khoảnh khắc ấy.
Tôi quay về lớp, đi ngang qua sân bóng rổ, hoàng hôn đã bao phủ sân bóng, sắc cam rực rỡ ngập tràn dưới đất. Hôm đó sân khá vắng vẻ, chỉ nghe oáng thoáng vài tiếng bóng rổ lọt lưới.
Bình thường vào giờ này Chu Gia Dã đang chơi bóng rổ, hôm nay lại khác, tôi không gặp cậu ấy.
Nhưng lúc tôi lên cầu thang để về lớp, Chu Gia Dã mà tôi không gặp ở sân bóng lại đang đứng ở đầu cầu thang cạnh lớp tôi.
Cậu ấy lười biếng dựa vào tay vịn cầu thang, ánh sáng ngoài hành lang khắc họa vóc dáng cao ráo của cậu ấy, trông vừa lạnh lùng vừa điềm đạm.
Nghe thấy tiếng bước chân, cậu ấy quay đầu, nhìn thấy tôi.
Cậu ấy không nhúc nhích, chỉ nhỏ giọng gọi tôi: "Lâm Ý."
Vì ngược sáng nên không thấy rõ biểu cảm của cậu ấy, chỉ thấy được dáng người thôi, lúc cậu ấy không cười sẽ cho người ta cảm giác nguy hiểm khó lường.
Tôi dừng bước.
Sau đó Chu Gia Dã từ từ bước xuống cầu thang, đến đứng trước mặt tôi. Lúc này tôi mới thấy rõ mặt cậu ấy, đột nhiên có một cảm giác lâu rồi không gặp. Cậu ấy rất cao, hai chúng tôi đứng giữa cầu thang chật hẹp, dường như tôi được bao phủ bởi chiếc bóng đổ dài xuống của cậu ấy.
Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net
Cậu ấy không cười, vẻ mặt lạnh nhạt. Sau khi đến trước mặt tôi, cậu ấy vẫn mím chặt môi.
Tôi quen biết cậu ấy hai năm, từng thấy rất nhiều dáng vẻ của cậu ấy. Hầu như cậu ấy luôn cười, nếu không phải đang pha trò thì sẽ tự mình tạo niềm vui, cậu ấy không thèm quan tâm người khác nghĩ gì về việc cậu ấy đang làm, chỉ cần cậu ấy muốn thì cậu ấy sẽ làm.
Khí chất của cậu ấy rất mạnh mẽ, dáng người cao ráo và gương mặt ranh mãnh, cậu ấy cực kỳ giống trùm trường kiêu ngạo được mọi người tung hô. Lúc mới biết cậu ấy, thậm chí tôi còn có chút sợ hãi dáng vẻ này.
Nhưng cậu ấy không phải như thế, cậu ấy quá tốt tính, cậu ấy mua đồ ăn vặt cho tôi, thậm chí tôi còn muốn nói xạo là không phải cậu ấy mua, nếu không sẽ bị mọi người chia nhau hết.
Đây là lần đầu tiên tôi thấy một Chu Gia Dã thế này, cậu ấy như vậy khiến tôi thấy lạ lẫm nhưng không hề sợ hãi.
Bọn tôi yên lặng nhìn nhau vài giây, cậu ấy hơi cụp mắt, hỏi tôi như thường: "Cậu chưa ăn gì phải không? Có đói không?"
Tôi giấu mu bàn tay vừa truyền nước sau lưng: "Không cần đâu... Tớ cũng không muốn ăn lắm."
Cũng không biết sự ngầm hiểu ở đâu ra mà khi cậu ấy hỏi tôi như thế, tôi biết ngay cậu ấy định mời tôi ăn gì.
Phố Văn Hòa cũng vậy, thi cuối kỳ cũng thế, hũ kẹo kia cũng vậy nốt. Cậu ấy không biết nhiều cách dỗ người khác, chỉ biết dỗ bằng đồ ăn như một kẻ ngốc suy nghĩ đơn giản.
Nhưng tôi thực sự không ăn nổi, tôi hiểu tình trạng hiện tại của mình, cố gắng ăn vào e là sẽ lại nôn ra.
Nhưng mà ngoài ăn uống thì cậu ấy không nghĩ ra cách nào khác.
Tôi thấy cậu ấy yên lặng bèn chủ động đề nghị: "Sao hôm nay cậu không chơi bóng? Lúc nãy tớ đi ngang qua sân bóng rổ còn định nhìn cậu một lúc."
Cậu ấy quay đầu lại, hỏi người đứng ở đầu cầu thang: "Triệu Lỗi, còn bao lâu nữa mới tới tiết tự học buổi tối?"
"Vẫn còn sớm lắm, mới tan học được hơn mười phút thôi."
Người nọ đáp, lúc này tôi mới thấy rõ bạn nam đứng cùng Chu Gia Dã, là bạn nam đưa tôi đến phòng y tế chiều nay.
Hôm đó là lần cuối tôi xem Chu Gia Dã chơi bóng.
Tôi ngồi trên ghế dài cạnh sân bóng rổ, đằng sau có rất nhiều bạn vây quanh. Vì Chu Gia Dã bắt đầu chơi bóng nên sân bóng rổ vốn vắng tanh lại dần dần có nhiều người vây quanh.
Hoàng hôn bao bọc sân bóng, ánh vàng kim rực rỡ phủ lên mặt đất.
Chỉ là hôm đó Chu Gia Dã không có tinh thần lắm, không còn chạy nhảy tới lui đầy sức sống như mặt trời. Cậu ấy lặng lẽ chơi bóng, ra tay mạnh mẽ, mấy cậu bạn chơi trên sân cũng chẳng đấu lại cậu ấy, họ rã rời, thở hồng hộc hỏi Chu Gia Dã: "Hôm nay ai chọc cậu mà cậu bực dữ vậy?"
Cậu ấy chỉ thờ ơ đáp là không ai cả.
Sau đó cậu ấy dừng bóng, xoay cổ tay, ném bóng về phía tôi - người đang ngồi trên băng ghế.
Cậu ấy ném cực chuẩn, lực ném cũng nhẹ, quả bóng vững vàng lọt vào lòng tôi.
Tôi ôm trái bóng, lặng lẽ hỏi cậu ấy định làm gì.
Cậu ấy chỉ đứng đó nhìn tôi: "Lâm Ý, cú ném cuối cùng, cậu vào chơi đi."
Tôi tròn mắt, tôi ném bóng kiểu gì đây?
Nhưng cậu ấy vẫn lặng im đứng đó, khiến người ta có cảm giác áp bức, khó lòng từ chối. Dưới ánh hoàng hôn rực rỡ lại ảm đạm, gương mặt cậu ấy lạnh lùng, chỉ yên lặng nhìn tôi.
Tôi ôm trái bóng đến bên cạnh cậu ấy, thật ra cũng hơi khó hiểu.
Trong hội thao lần trước, cậu ấy chơi bóng rổ với tôi bằng trái bóng tôi chọn làm phần thưởng. Cậu ấy vờ như mình hung dữ để khiến tôi sợ, nhưng hôm đó cậu ấy vô cùng kiên nhẫn, vừa chơi bóng rổ vừa dạy tôi luật lệ và động tác, như thể cậu ấy đang chia sẻ niềm vui cùng tôi.
Tuy nhiên, tôi không học được vì sự chú ý của tôi đã đặt hết lên người cậu ấy.
Theo những gì còn nhớ được, tôi nhìn vạch kẻ dưới chân rồi di chuyển đến chỗ Chu Gia Dã đang đứng, sau đó vẫn phải ngửa cổ lên xác nhận với cậu ấy: "Đứng đây đúng không?"
Cậu ấy ừ một tiếng.
Tôi hơi căng thẳng, vì có quá nhiều người đang quan sát nên rất dễ mất mặt.
Tôi ôm bóng, thấp thỏm hỏi cậu ấy: "Quả này tính cho cậu đúng không? Lỡ tớ ném trượt thì cậu thua hả?"
Chu Gia Dã không nhìn tôi, đáp: "Cậu sẽ không làm tôi thua đâu."
Cậu ấy đi tới sau lưng tôi, cầm tay tôi đang giữ trái bóng, nâng lên rồi dùng sức, ở một khoảng cách rất xa, trái bóng rơi thẳng vào rổ.
Mấy người bạn chơi chung sân với cậu ấy hò hét hoan hô cú ném này.
Còn tôi lại nghe thấy giọng nói trầm ấm của Chu Gia Dã từ đằng sau: "Tôi cũng sẽ không để cậu thua."
Danh sách chương