Chẳng trách lại có nhiều người ra ngoài buôn bán như vậy, quả thật là kiếm được tiền. Bành Văn Tuệ thầm nghĩ.
Về đến nhà tùy tiện ăn chút cơm, Hà Hạ lại bắt đầu chuẩn bị trứng luộc trong nước trà để bán buổi chiều.
Gom lại tất cả trứng gà trong nhà cô, buổi sáng đã nấu ba mươi quả, bây giờ trong giỏ trứng gà chỉ còn chưa tới mười quả, mười quả trứng nhất định là bán không đủ.
Sau khi Bành Văn Tuệ biết cũng gấp gáp theo, bà nói: “Mẹ đến nhà bác gái con mua trứng gà, nhà bác ấy nuôi nhiều gà hơn nhà chúng ta đó.”
Không đợi Hà Hạ nói câu nào thì bà đã hừng hực xách giỏ đi mất.
Cả đời ông nội Hà Hạ sinh được sáu đứa con, ba nam, ba nữ, nhưng chỉ nuôi sống được hai người, một người là cha Hà Hạ Hà, Thụ Quốc, một người khác chính là cô hai đã gả đến xã Phong Bình.
Bác gái trong miệng Bành Văn Tuệ là vợ anh họ của Hà Thụ Quốc. Trước đây không lâu còn đi đến thôn Hà Bạn tìm nhà họ Tăng phân trần với Bành Văn Tuệ.
Khi Bành Văn Tuệ đi đến nhà bác gái Hà thì bác gái Hà đang giặt quần áo cho cháu trai ở trong sân. Bành Văn Tuệ tới, bác gái Hà liền dùng nước rửa tay, bắt đầu nói chuyện nhà với Bành Văn Tuệ.
Hai người trò chuyện mấy phút, Bành Văn Tuệ nói ra ý đồ của mình: “Hạ Hạ nhà chúng em từ nhỏ đã rất tiến tới, nó ly hôn ở nhà ăn bám em và Thụ Quốc cũng không cam lòng, liền tự mình suy tính làm ăn đi bán trứng gà luộc trong nước trà. Bày sạp hàng ở ngay bên cạnh ga xe. Buổi sáng em và cha nó cũng đi theo bán cùng, làm ăn cũng khá, nhưng gà nhà chúng em đẻ trứng cung cấp không đủ, thế nên muốn tới nhà các chị mua một ít. Trứng gà nhà em mang đi bán cho Cung Tiêu Xã nửa cân được một hào năm, thế thì em mua một hào tám vậy.” Bây giờ trứng gà và thịt còn chưa tới thời điểm có thể mở rộng cung ứng, vì vậy mua trứng gà vẫn phải cần phiếu.
Nông dân tự mình nuôi gà, đẻ trứng đều do người của Cung Tiêu Xã thống nhất thu mua, nửa cân một hào năm không nói, mà yêu cầu về chất lượng cũng hết sức nghiêm khắc, không lấy quả nhỏ không nói, mà còn phải cầm đèn pin chiếu vào, nếu soi ra điểm đen thì cũng không lấy.
Còn nấu trứng luộc trong nước trà thì không cần để ý như vậy.
Mà lại còn có thể kiếm được nhiều hơn ba xu, bác gái Hà cũng chẳng có gì không vui cả: “Hôm nay cô đến đúng lúc lắm, nhà chúng tôi vừa mới góp được hơn năm mươi quả trứng gà, đang suy nghĩ hai ngày nữa cầm lên Cung Tiêu Xã đổi tiền đó. Gà nhà chúng tôi ngày nào cũng đều đẻ trứng, thế nên cũng chẳng giữ lại, bán hết cho các cô.”
Đúng lúc nhà bác gái Hà cũng có cân, hai chị em dâu ở trong phòng bếp cẩn thận cân trứng gà nhà bác gái Hà.
Chờ cân hết toàn bộ bốn mươi quả trứng gà, tổng cộng được hai cân tư, Bành Văn Tuệ trực tiếp cho thành hai cân rưỡi cho chẵn, đếm chín hào đưa cho bác gái Hà.
Bác gái Hà liếm ngón tay đếm đếm tiền xong thì cất vào túi.
“Văn Tuệ, hôn sự của Hạ Hạ các cô nghĩ như thế nào, trong thôn nhà ngoại của tôi có một đứa cháu trai hai mươi ba tuổi, tướng mạo tuấn tú, lịch sự, làm người cũng biết điều, đáng tin, trước kia đã từng có một đời vợ, còn chưa qua cửa thì đã mất rồi, cô xem có muốn tác hợp nó cho Hà Hạ không?”
Phải nói là Bành Văn Tuệ đã động lòng rồi, nhưng đã có chuyện của Tằng Văn Việt rồi, bà phải cẩn thận hơn, hơn nữa con gái nhà mình vất vả lắm mới ở nhà, Bành Văn Tuệ cũng tiếc gả cô đi.
Sau khi do dự hết lần này đến lần khác bà nói: "Hạ Hạ nhà chúng tôi vừa mới về nhà, ý tôi và Thụ Quốc đều là muốn con bé ở nhà một khoảng thời gian..."
Bác gái Hà cũng là một người yêu thương con gái, nhưng vẫn còn kém xa vợ chồng Bành Văn Tuệ, nghe Bành Văn Tuệ nói vậy, dù trong lòng bà tiếc nuối nhưng cũng không nói gì nhiều.
Lúc tiễn Bành Văn Tuệ ra cửa, bác ấy vẫn không nhịn nổi nói tốt mấy câu về cháu trai nhà bà kia.
Cháu trai nhà bà kia mà bác gái Hà nhắc đến cũng rất đáng thương, mười sáu tuổi cha mẹ bệnh chết hết, từ đó sống cùng với bà nội già yếu bệnh tật. Để nuôi bà nội, mới mười sáu tuổi đã bắt đầu đi làm. Bây giờ còn chưa đến 22 tuổi đã trả hết nợ làm tang lễ cho cha mẹ năm đó.
Vị hôn thê của nó là do cha mẹ quyết định trước khi chết, năm hai mươi tuổi cứ tưởng là kết hôn luôn thì vị hôn thê của nó lại xem trọng một thanh niên tri thức xuống nông thôn, khi sắp đến thời gian dạm ngõ thì không chịu nổi nữa chạy đến chỗ thanh niên tri thức kia, kết quả gặp mưa lớn, đường núi trơn trượt, cô ấy trượt chân ngã xuống rơi vào khe núi.
Đến hôm sau tìm được cô ấy thì cơ thể đã chết cứng rồi. Cô ấy chết thì cũng không hề gì, đáng thương là đáng thương cái người cháu trai kia, bị mấy bà tám đồn thành kẻ có mệnh sát vợ.
Về đến nhà tùy tiện ăn chút cơm, Hà Hạ lại bắt đầu chuẩn bị trứng luộc trong nước trà để bán buổi chiều.
Gom lại tất cả trứng gà trong nhà cô, buổi sáng đã nấu ba mươi quả, bây giờ trong giỏ trứng gà chỉ còn chưa tới mười quả, mười quả trứng nhất định là bán không đủ.
Sau khi Bành Văn Tuệ biết cũng gấp gáp theo, bà nói: “Mẹ đến nhà bác gái con mua trứng gà, nhà bác ấy nuôi nhiều gà hơn nhà chúng ta đó.”
Không đợi Hà Hạ nói câu nào thì bà đã hừng hực xách giỏ đi mất.
Cả đời ông nội Hà Hạ sinh được sáu đứa con, ba nam, ba nữ, nhưng chỉ nuôi sống được hai người, một người là cha Hà Hạ Hà, Thụ Quốc, một người khác chính là cô hai đã gả đến xã Phong Bình.
Bác gái trong miệng Bành Văn Tuệ là vợ anh họ của Hà Thụ Quốc. Trước đây không lâu còn đi đến thôn Hà Bạn tìm nhà họ Tăng phân trần với Bành Văn Tuệ.
Khi Bành Văn Tuệ đi đến nhà bác gái Hà thì bác gái Hà đang giặt quần áo cho cháu trai ở trong sân. Bành Văn Tuệ tới, bác gái Hà liền dùng nước rửa tay, bắt đầu nói chuyện nhà với Bành Văn Tuệ.
Hai người trò chuyện mấy phút, Bành Văn Tuệ nói ra ý đồ của mình: “Hạ Hạ nhà chúng em từ nhỏ đã rất tiến tới, nó ly hôn ở nhà ăn bám em và Thụ Quốc cũng không cam lòng, liền tự mình suy tính làm ăn đi bán trứng gà luộc trong nước trà. Bày sạp hàng ở ngay bên cạnh ga xe. Buổi sáng em và cha nó cũng đi theo bán cùng, làm ăn cũng khá, nhưng gà nhà chúng em đẻ trứng cung cấp không đủ, thế nên muốn tới nhà các chị mua một ít. Trứng gà nhà em mang đi bán cho Cung Tiêu Xã nửa cân được một hào năm, thế thì em mua một hào tám vậy.” Bây giờ trứng gà và thịt còn chưa tới thời điểm có thể mở rộng cung ứng, vì vậy mua trứng gà vẫn phải cần phiếu.
Nông dân tự mình nuôi gà, đẻ trứng đều do người của Cung Tiêu Xã thống nhất thu mua, nửa cân một hào năm không nói, mà yêu cầu về chất lượng cũng hết sức nghiêm khắc, không lấy quả nhỏ không nói, mà còn phải cầm đèn pin chiếu vào, nếu soi ra điểm đen thì cũng không lấy.
Còn nấu trứng luộc trong nước trà thì không cần để ý như vậy.
Mà lại còn có thể kiếm được nhiều hơn ba xu, bác gái Hà cũng chẳng có gì không vui cả: “Hôm nay cô đến đúng lúc lắm, nhà chúng tôi vừa mới góp được hơn năm mươi quả trứng gà, đang suy nghĩ hai ngày nữa cầm lên Cung Tiêu Xã đổi tiền đó. Gà nhà chúng tôi ngày nào cũng đều đẻ trứng, thế nên cũng chẳng giữ lại, bán hết cho các cô.”
Đúng lúc nhà bác gái Hà cũng có cân, hai chị em dâu ở trong phòng bếp cẩn thận cân trứng gà nhà bác gái Hà.
Chờ cân hết toàn bộ bốn mươi quả trứng gà, tổng cộng được hai cân tư, Bành Văn Tuệ trực tiếp cho thành hai cân rưỡi cho chẵn, đếm chín hào đưa cho bác gái Hà.
Bác gái Hà liếm ngón tay đếm đếm tiền xong thì cất vào túi.
“Văn Tuệ, hôn sự của Hạ Hạ các cô nghĩ như thế nào, trong thôn nhà ngoại của tôi có một đứa cháu trai hai mươi ba tuổi, tướng mạo tuấn tú, lịch sự, làm người cũng biết điều, đáng tin, trước kia đã từng có một đời vợ, còn chưa qua cửa thì đã mất rồi, cô xem có muốn tác hợp nó cho Hà Hạ không?”
Phải nói là Bành Văn Tuệ đã động lòng rồi, nhưng đã có chuyện của Tằng Văn Việt rồi, bà phải cẩn thận hơn, hơn nữa con gái nhà mình vất vả lắm mới ở nhà, Bành Văn Tuệ cũng tiếc gả cô đi.
Sau khi do dự hết lần này đến lần khác bà nói: "Hạ Hạ nhà chúng tôi vừa mới về nhà, ý tôi và Thụ Quốc đều là muốn con bé ở nhà một khoảng thời gian..."
Bác gái Hà cũng là một người yêu thương con gái, nhưng vẫn còn kém xa vợ chồng Bành Văn Tuệ, nghe Bành Văn Tuệ nói vậy, dù trong lòng bà tiếc nuối nhưng cũng không nói gì nhiều.
Lúc tiễn Bành Văn Tuệ ra cửa, bác ấy vẫn không nhịn nổi nói tốt mấy câu về cháu trai nhà bà kia.
Cháu trai nhà bà kia mà bác gái Hà nhắc đến cũng rất đáng thương, mười sáu tuổi cha mẹ bệnh chết hết, từ đó sống cùng với bà nội già yếu bệnh tật. Để nuôi bà nội, mới mười sáu tuổi đã bắt đầu đi làm. Bây giờ còn chưa đến 22 tuổi đã trả hết nợ làm tang lễ cho cha mẹ năm đó.
Vị hôn thê của nó là do cha mẹ quyết định trước khi chết, năm hai mươi tuổi cứ tưởng là kết hôn luôn thì vị hôn thê của nó lại xem trọng một thanh niên tri thức xuống nông thôn, khi sắp đến thời gian dạm ngõ thì không chịu nổi nữa chạy đến chỗ thanh niên tri thức kia, kết quả gặp mưa lớn, đường núi trơn trượt, cô ấy trượt chân ngã xuống rơi vào khe núi.
Đến hôm sau tìm được cô ấy thì cơ thể đã chết cứng rồi. Cô ấy chết thì cũng không hề gì, đáng thương là đáng thương cái người cháu trai kia, bị mấy bà tám đồn thành kẻ có mệnh sát vợ.
Danh sách chương