Sáng sớm ngày hôm sau, sương mù đầy đất.

Toàn bộ thôn mông lung trong đám sương mù, trên song cửa sổ dính đầy hơi nước, một luồng khí ẩm ướt lạnh lẽo vờn quanh Khương Niệm, một lúc lâu vẫn chưa tan đi.

Đối với khí trời ẩm ướt lạnh lẽo, Khương Niêm theo thói quen chà xát tay, múc nước rửa mặt, nấu nước, nấu cơm. Sau khi ăn cơm sáng xong, ánh mặt trời nghiêng nghiêng chiếu vào thôn Thanh Hà, xua tan đám sương mù mông lung, lộ ra mặt đất hoang vắng khô vàng cuối thu.

Khương Niệm thu dọn nhà cửa xong, đi đến cổng sân, chợt nhìn thấy Đậu Giá ngồi chơi bùn ở cửa: “Đậu Giá, trên mặt đất bẩn, con đừng ngồi dưới đất”.

“Sạch sẽ lắm” Đậu giá đưa bùn mềm nhũn trên tay cho Khương Niệm: “Mẹ, con làm bánh bao thơm ngào ngạt, chờ nấu xong sẽ cho mẹ ăn.”

Khương Niệm nhìn bùn đất đen thui dơ bẩn: “Mẹ không ăn, con ăn đi.”

Đậu Giá nói với giọng ngọt ngào: “Phải ăn cùng nhau.”

“Đậu Giá, mẹ dẫn con đi chơi với những đứa trẻ khác ở trong thôn nhé, được không?” Khương Niệm nhìn về hướng ngoặt sông, nàng dự định đi vào trong thôn nhờ người giúp đỡ chặt một ít cây trúc để làm lều lớn.

Đậu Giá chớp mắt: “Đứa trẻ khác?”

Nguyên chủ không thích giao lưu qua lại với người khác, vẫn luôn ở phía nam trong thôn, ngày thường cũng ngăn cấm không cho Đậu Giá chạy vào trong thôn, cho nên Đậu Giá vẫn luôn không có bạn chơi cùng, đều là tự mình chơi đùa.

Đậu Giá rất chờ mong đi vào trong thôn: “Bọn họ sẽ chơi cùng con chứ?”

“Đương nhiên rồi.” Khương Niệm kéo Đậu Giá đứng lên: “Chúng ta đi rửa tay trước, sau đó đi gặp các bạn nhỏ khác có được không?”

“Vậy được rồi.” Đậu Giá bất đắc dĩ đồng ý, nhưng tần suất bước đi của đôi chân ngắn nhỏ tăng lên đã chứng tỏ trong lòng cô bé rất mong chờ.



Mặc dù đa số thôn dân thôn Thanh Hà ở sống ở vị trí cửa thôn, nhưng những vị trí khác trong thôn cũng có người ở. Từ Khương gia đi về hướng vị trí trung tâm ở cửa thôn chỉ có mấy hộ gia đình, trong đó có một ngôi nhà tường gạch chính là nhà của Lý Tú Nga.

Lý Tú Nga mới đi bờ sông giặt quần áo về nhà, trên đường gặp hai mẹ con Khương Niệm: “Khương nương tử là muốn ra ngoài sao?”

Khương Niệm không quen biết người trong thôn, cũng không biết tìm ai, lúc này gặp được Lý Tú Nga từng trò chuyện vài câu thì trong lòng nàng lập tức có một ý tưởng: “Ta định vào trong thôn nhờ người hỗ trợ chặt một ít cây trúc”

Lý Tú Nga suy nghĩ một chút: “Khương nương tử muốn đi tìm ai giúp đỡ?”

Khương Niệm nói: “Ta là không biết tìm ai.”

Lý Tú Nga thuận thế nói: “Khương nương tử, nếu cô không chê thì có thể bảo cha chồng của ta đi chặt cây trúc giúp cô, tay nghề đan giỏ trúc của cha chồng ta khá tốt”

“Vậy được, ta còn đang lo không biết tìm ai đây” Khương Niệm nắm tay Đậu Giá đi theo Lý Tú Nga đến Hứa gia cách đó không xa, còn chưa đi vào đã nghe thấy tiếng trẻ con khóc lóc ồn ào.

Hiện nay đã là thời kỳ nông nhàn, những tráng hán lao động trong nhà đều đi tới huyện thành làm công, chỉ còn lại những người già, phụ nữ và trẻ con ở trong nhà.

“Tùng Tùng lại khóc cái gì vậy?” Tùng Tùng là nhi tử của Lý Tú Nga, năm nay ba tuổi.

Nữ nhi lớn của Lý Tú Nga là Tiểu Ngư trả lời: “Đệ đệ ngã trên mặt đất, con bảo đệ đệ đứng lên mà nó không chịu, còn khóc nữa.”

Mẹ chồng của Lý Tú Nga là Hứa lão thái ở trong phòng chạy ra: “Con nha đầu không có lương tâm này, Tùng Tùng ngã trên mặt đất mà cháu cũng không biết đỡ, sinh cháu ra có lợi ích gì.”

Lý Tú Nga nghe mẹ chồng mắng nữ nhi thì trên mặt tràn đầy vẻ xấu hổ, vội chạy vào trong sân nói chuyện Khương Niệm lại đây với mẹ chồng, đồng thời bế nhi tử đang khóc lóc lên đi vào nhà dỗ dành.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện