Dịch: archnguyen1984

Trải qua việc lần này, Đông quý phi thu được lợi ích lớn nhất. Khang Hi thấy Đông thị hiền thục thì sắc phong cho làm hoàng quý phi, khoảng cách tới danh vị hoàng hậu chỉ còn thiếu nửa bước. (Trước đây Đông thị làm quý phi, giờ là hoàng quý phi!), đồng thời, thỉnh thoảng Đông quý phi cũng có trách nhiệm dạy bảo Thái tử. Ngụ ý của việc này vừa nói là đã hiểu ngay. Cả hậu cung đều xôn xao nghị luận, nói Đông quý phi nhất định chỉ thêm ít ngày nữa là có thể dưới một người mà trên vạn người.

Đông quý phi vô cùng mừng rỡ, ngày càng sủng ái Dận Chân hơn, coi hắn như phúc tinh của mình.

Cùng lúc đó, quan hệ giữa Thái tử và Dận Chân cũng rất tốt. Nguyên nhân thì là do lúc tế niệm Đồ Hải, Dụ thân vương đã mượn việc viếng cùng Nặc Mẫn bẩm tấu lại với Khang Hi, hoàng tử thứ tư là Dận Chân chịu quân dụ của Thái tử mà làm những việc ấy. Khang Hi rất hoan nghênh việc này, cho rằng Thái tử mới học tập đạo của vua mà đã thu được những thành tựu nhất định.

Thái tử rất mừng, tất nhiên không quên Dận Chân, tận lực giữ mối thân tình. Hai người thường cùng nghe đàn sáo, cùng vào cùng ra cung của Đông quý phi, trước mặt mọi người đều tỏ rõ sự gần gũi. Khang Hi thấy việc ấy thì cũng rất mừng, thường ban thưởng ca kỹ khiến đại a ca oán hận không thôi.

Tuy vậy, Dận Chân rất cẩn thận, đối đãi với Thái tử thì nửa phần thân tình, nửa phần giữ lễ, không dám tỏ ra quá gần gũi để tránh cho người khác nghĩ mình theo bè kết đảng với Thái tử.

Sau khi Vệ thị vào cung thì tình cảnh gần đây cũng không tốt. Khang Hi chỉ để nàng ở một bên mà không chăm lo để ý gì. Trong mắt Dận Chân thì là Khang Hi thẹn quá hóa giận mà thôi. Đám thị vệ vì thế mà bị chậm chạm trong việc sắc phong, chỉ là cung nhân; bọn thái giám thấy vậy cũng thường xuyên khi dễ nàng. Mùa đông tới rồi mà không chịu cấp cho than lửa khiến đám thị vệ phải chịu cảnh rét lạnh âm u. Dận Chân thì thường mượn việc đầu bếp mà tiếp tế cho một ít, lại nương theo khẩu dụ của Đông quý phi mà ra mặt giúp đỡ. Đám thái giám thấy thế mới khách khí một chút, mà Vệ thị cùng bốn đại ca được giúp đỡ nên cảm động đến rơi nước mắt.

Hai năm sau, là năm Khang Hi thứ hai mươi hai, lại có thêm một a ca được sinh ra. Lần này tới lượt Quách Lạc La Thị được phong làm phi, sau này xếp thứ chín. Kỳ thực Khang Hi có thêm hoàng tử thứ năm là Dận Kỳ, người này là người chất phác nhưng lại mắc tật nói lắp. Dù Khang Hi cũng quý mến, nhưng dẫu sao người này mang tật như thế, tương lai khó mà có được vinh quang to lớn.

Biết được tin tức chính xác về việc sinh ra của chín đại ca rồi, Dận Chân cũng từng nghĩ qua trong lòng. Trước đây Khang Hi vi hành để lại nhiều việc khuất tất, còn cho rằng việc phong phi giống như phim ảnh vẫn thường chiếu trên ti vi, rằng Khang Hi là người mạnh mẽ, trong cung chỉ sủng ái một vị phi tử mà thôi.

Trên thực tế, người này được phong phi cũng vì có được lòng người nên mọi việc mới thuận lợi như thế, mà Khang Hi cũng ưu ái nàng, nếu không, sao có chuyện trong bốn năm lại sinh được tới hai vị hoàng tử? Bởi Đông quý phi thống lĩnh lục cung, điều hành một cách công bằng hợp lẽ, được Khanh Hi thực lòng kính trọng nên nhân duyên ở trong cung khá tốt. Có thời gian, các vị vương tần quý phi khác cũng thường lui tới chỗ Đông quý phi trò chuyện, đánh bài làm vui. Dận Chân nhờ thế mà có nhiều cơ hội tìm hiểu các vị phi tử của Khang Hi được ràng rõ hơn, đồng thời phân tích xem làm thế nào để mẫu thân có thể sinh được hài tử.

Cùng với đó, Khang Hi cũng ngày một để tâm tới việc học hành của Dận Chân. Không chỉ nghiêm lệnh cho tám thầy giáo bình thường vẫn dạy dỗ làm hắn thêm phần nho nhã, lại nhờ tới chuyên gia Hán học làm sư phụ truyền thụ lễ nghĩa chi thiên. Ngoài ra, Dận Chân còn muốn học tập thêm cách nói năng sao cho thật khéo.

Khang Hi còn thỉnh người nước Bỉ, nước Pháp dạy cho Thái tử và Dận Chân về thiên văn học, số học và tiếng Pháp.

Dận Chân rất may mắn vì còn có những môn này để lấy lại thể diện, mặt mũi. Hắn không có hứng thú với việc học cách nói năng dù mỗi lần đều tự động viên mình, nên vẫn thường bị các sư phụ, thầy dạy trách phạt. Riêng có các môn số học, thiên văn học và tiếng Pháp thì hắn đạt thành tích kiệt xuất so với những người còn lại.

Rốt cuộc, ở xã hội hiện đại trước kia, vì chạy theo mô hình ảo mà hắn phải tìm hiểu tiếng Pháp, nào có ngờ tới lúc nó phát huy công dụng như thế này. Đám lạp đinh cũng biết tiếng Pháp, biết những điều căn bản nhưng lại là thứ tiếng Pháp cổ, có khác biệt nhiều so với tiếng Pháp hiện đại. Thế nên mới có chuyện thi thoảng vị tứ ca lại nói ra những câu mà bọn họ không hiểu được, hơn nữa cách nói, khẩu âm lại mang hơi hướng của người Anh khiến người nghe rất khó. Hai bên theo hai phe Anh và Pháp vẫn luôn đối đầu như oan gia.

Riêng có thiên văn học, số học thì Dận Chân học đâu hiểu đó, lại có thể từ một hiểu ba. Đối với hắn, những kiến thức ấy chỉ tương được với kiến thức của trẻ con thôi. Dù sao hắn cũng từng được thụ hưởng nền giáo dục cao hơn, so với trình độ học vấn của ba trăm năm trước thì tiến bộ hơn quá nhiều.

Từ lời nói lại của hai vị sư phụ, Khang Hi biết việc Dận Chân thông minh như thế nào, là thiên tài ra sao. Hai vị sư phụ vẫn thường tán dương nói thật đúng là cha nào con nấy khiến Khang Hi rất vui lòng hả dạ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện