Khi Phí Nghê tỉnh lại vào sáng hôm sau, cơn say trước đó dường như chưa từng xảy ra. Cô vẫn sửa bản thảo cho ông Phương như thường lệ.
Phí Nghê và Phương Mục Dương bàn bạc chuyện chuyển nhà với nhau, hai người thống nhất sẽ chuyển đi trước khi chị dâu cả và chị hai về đây, như thế bọn họ ở cũng sẽ thoải mái hơn một chút. Khi Phương Mục Dương nằm viện Phí Nghê từng dùng một khoản tiền của Mục Tĩnh, hiện tại bọn họ đã dư dả về mặt tiền nong, hẳn là cũng nên bày tỏ tấm lòng, mà đã tặng quà cho chị hai thì đương nhiên không thể quên anh cả chị dâu được. Phí Nghê đưa tiền cho Phương Mục Dương, bảo anh đi đổi ít phiếu kiều hối, ra cửa hàng hữu nghị mua vài món quà cho chị hai, chị dâu và cả cháu trai của họ. Ngoài ra sau khi bọn họ chuyển đồ đạc đi thì phòng ốc sẽ để trống, mua thêm ít đồ cũng là một ý tưởng hay.
Phí Nghê hỏi Phương Mục Dương: “Chuyện chúng ta chuyển nhà anh đã nói với cha chưa?”
“Nói rồi, ông ấy không đồng ý. Anh đoán hơn nửa là vì em, ông già lúc nào chả muốn cách ly anh ra.”
“Anh lại nói linh tinh rồi, anh là con của cha, cho dù cha có không muốn chúng ta chuyển ra ngoài thì đó cũng là vì anh.”
Phương Mục Dương cười: “Đó là do em chưa hiểu ông già đấy thôi, đối với ông ý mà nói, bản thảo quan trọng hơn việc giữ anh bên cạnh mình nhiều.”
“Anh bảo cha cứ yên tâm, cho dù em có chuyển đi thì cũng vẫn sẽ lo chuyện bản thảo cho cha.” Nếu nói về việc sửa sang bản thảo thì hiển nhiên không chuyển nhà sẽ tốt hơn, muốn hỏi han ông Phương lúc nào cũng được, nhưng chuyển đi rồi thì có thể đợi khi nào về nhà hỏi một thể cũng không sao, vẫn không ảnh hưởng gì tới việc hiệu đính bản thảo cả.
“Ông ấy coi trọng em không phải vì em có thể giúp ông ấy sửa bản thảo, mà là bởi vì em có thể hiểu được ông ấy viết cái gì. Tìm được một người có thể giao lưu với mình chưa bao giờ là chuyện dễ dàng cả.”
Bởi vì con dâu và con gái sắp về, ông Phương đưa Phương Mục Dương một khoản tiền, dặn anh đi đặt hai cái giường. Hai cái giường này một cái kê ở phòng sách, cái còn lại sẽ kê ở phòng vẽ của Phương Mục Dương.
“Chị dâu và chị hai con vất vả lắm mới về được một lần, có phải nên để bọn họ ở thoải mái hơn chút không?”
“Ở trong nhà đúng là hơi bất tiện, nhưng dù sao cũng đều là người một nhà cả, đã về nhà thì đâu thể bảo mấy đứa đi ở nhà khách.”
Phương Mục Dương cười cười, nói với ông Phương: “Con đến đây ở cùng cha chủ yếu là vì sợ cha cô đơn thôi, giờ chị dâu và chị hai con đều về, sau này chưa biết chừng chị hai con còn ở hẳn, con và Phí Nghê cũng không nhất thiết phải ở lại nữa. Con đã tìm xong nhà bên ngoài rồi, mấy hôm tới sẽ dọn sang bên ấy cùng Phí Nghê. Phí Nghê rất thích bản thảo của cha, sau này cô ấy vẫn sẽ giúp cha sửa bản thảo, nếu như có vấn đề gì con sẽ lại đưa cô ấy về đây hỏi cha.”
Ông Phương không mong nghịch tử và con dâu chuyển đi, nghịch tử tuy rằng thường xuyên làm trái ý ông, nhưng đã nhiều năm không gặp, sự bất mãn của ông cũng chưa tích tụ đến độ muốn nó dọn ra khỏi nhà. Con dâu sống chung cùng họ cũng rất hòa hợp, đặc biệt là người con dâu này lại cực kỳ hiểu ông, không chỉ nắm bắt được hết những cái hay trong văn chương của ông mà còn có thể đặt câu hỏi rất đúng chỗ, khiến ông luôn được bộc lộ những điều mình muốn tỏ bày.
“Không phải tôi đã nói rồi sao? Chị anh về đây, tôi sẽ nhường phòng sách lại cho con bé ở, không gian của phòng sách này cũng đâu phải là nhỏ.”
“Nhưng con vẫn mong cha có thể giữ được phòng sách của mình, nếu chỉ vì con mà cha bỏ cả phòng sách thì con sẽ thấy áy náy lắm.”
“Tôi chưa đạt tới cái cảnh giới đọc sách giữa phố xá sầm uất, nhưng mà đọc sách ở ngoài phòng khách thì vẫn làm được. Phí Nghê ham học như thế, ở đây có thể hỏi han tôi và mẹ anh lúc nào cũng được, sau này chị anh về ở Phí Nghê cũng có thể hỏi cả chị của anh. Chị anh đúng là đáng tiếc, nếu không phải tại tôi…” Khi còn nhỏ Mục Tĩnh hoàn toàn trái ngược với Phương Mục Dương, mà nói đúng hơn là tất cả người nhà họ Phương bọn họ đều hoàn toàn trái ngược với Phương Mục Dương. Người nhà họ Phương thích đọc sách từ tấm bé, chỉ có Phương Mục Dương hồi con nít là ngoại lệ, thấy sách chẳng những không hề muốn đọc mà còn tươi cười hớn hở xé cho tan tành. Lớn hơn một tí, tuy rằng cũng khá hơn nhiều, nhưng để tu thành chính quả thì vẫn còn cả chặng đường dài để đi. Còn Mục Tĩnh và anh trai con bé thì khác, từ nhỏ chuyện học hành đã là sở thích chứ không phải là mục đích. Mục Tĩnh tuy không giống như anh trai từ tiểu học đã học chương trình trung học, nhưng con bé rất có năng khiếu về mặt ngôn ngữ, có thể nói tiếng nước ngoài như tiéng mẹ đẻ, ông Phương cũng từng vì thế mà đắc ý suốt cả một thời gian dài. Điều duy nhất khiến cho ông Phương chưa hài lòng lắm chính là, những đứa con của ông chẳng đứa nào nối nghiệp ông. Bọn nó không mấy hứng thú với học vấn của ông, mà bà bạn già thì luôn khuyến khích chúng nó theo đuổi khoa học. Nhưng thực tế đã chứng minh giáo sư Mục là người đúng, khoa học quả thực đã cứu vãn tiền đồ của chúng trong một mức độ nào đó. Nếu Mục Tĩnh học khoa Văn, tình cảnh chắc chắn sẽ còn kém lạc quan hơn cả hiện tại.
Mục Tĩnh học đại học từ năm mười sáu tuổi, sau khi tốt nghiệp thì đi dạy học, đã dạy được rất nhiều năm, nhưng bởi vì xuất thân mà đến nay vẫn chỉ được làm trợ giảng, bởi thế nên ông Phương vẫn luôn cảm thấy nuối tiếc cho con gái mình.
“Cha đừng nói nữa, chị của con vẫn còn trẻ mà cha thì cứ sầu não như thể cả đời chị ấy đã định sẵn như thế ấy, chị ấy vẫn còn cả chặng đường dài để đi mà. Bây giờ cha mau mau bỏ sĩ diện đi, nghĩ cách đón chị về nhà mới là chuyện quan trọng nhất.”
“Tất nhiên là tôi muốn đón chị anh về, nhưng mà chuyển sang công tác ở đơn vị nào thì vẫn phải thương lượng với con bé một chút.” Ông Phương thấy rất cảm động, nghịch tử đi làm bồi bàn ở nhà hàng bấy nay mà chưa từng yêu cầu ông đổi việc cho mình bao giờ, thế nhưng bây giờ lại thấy sốt ruột thay chị gái.
Ông nói: “Tôi biết anh thấy thương cảm cho chị mình, muốn con bé được ở trong một căn phòng rộng rãi, nhưng mà…”
“Thôi để con nói thẳng với cha nhé, con muốn một căn phòng vẽ tranh có giếng trời, con cần phải ra ngoài thuê nhà ở.”
“Tôi biết ngay mà!” Tất cả đều là vì bản thân, hoàn toàn chẳng thèm đếm xỉa gì đến chuyện con dâu muốn cùng học tập với bọn họ tới mức nào. Mới có tí tiền trong tay mà đã tiêu xài phung phí. Nhưng nếu vậy thì ông Phương cũng chẳng cách nào ngăn cản nghịch tử, bởi vì nhà của ông quả thực không thể thiết kế một cái giếng trời cho nó.
“Con dâu đồng ý để anh dọn ra ngoài sao?”
“Để con có thể có một phòng vẽ tranh tốt hơn, cô ấy sẵn lòng chuyển ra ngoài ở với con.”
“Anh không cảm thấy anh quá ích kỷ à? Sao anh không nghĩ cho Phí Nghê một tí chứ? Có lẽ con bé sẽ muốn ở lại nơi này, học thêm cùng với tôi và mẹ anh. Đi với anh thì con bé học được gì chứ?” Một đứa đến cấp hai còn chưa tốt nghiệp, Phí Nghê liệu có thể học được gì cùng nó đây? Phương Mục Dương lại nhắc lại chủ đề cũ: “Theo những tin tức mà cha biết được, cha thấy liệu năm sau kỳ thi đại học có thể khôi phục lại không?”
Ông Phương vẫn nói chuyện này ông không hề biết gì cả.
“Với trình độ của Phí Nghê thì dư sức học đại học, cha cũng biết mà, sinh viên bình thường đâu đủ năng lực để sửa bản thảo cho cha.” Phương Mục Dương cũng không nói tiếp, nói sâu hơn thì lại thành ra Phí Nghê sửa bản thảo cho ông già là có ý đồ, tuy rằng ngoài việc giúp đỡ cha mình, anh quả thực có toan tính khác.
Ông Phương hết cách với nghịch tử, chỉ đành đồng ý để anh chuyển nhà. Khi còn trẻ, ông cũng không muốn suốt ngày chạm mặt cha mình. Hồi ấy nhà bọn họ cũng khá lớn, hoàn toàn có thể cả tuần chỉ gặp mặt nhau một lần để ăn chung một bữa cơm theo thông lệ, nhưng ông vẫn muốn tìm nhà khác để chuyển đi.
Phương Mục Dương lại nói lại chuyện chuyển nhà với mẹ mình một lần. Giáo sư Mục cũng từng trải qua thời trẻ, có thể hiểu được suy nghĩ muốn ra ngoài tự lập của hội thanh niên.
Bà không nói nhiều, lập tức đồng ý.
Ông Phương trao đổi ý kiến với giao sư Mục, giáo sư Mục khuyên ông, chúng ta không thể hồi trẻ ngại con cái nghịch ngợm hiếu động nên tống nó về nông thôn dạy dỗ, bây giờ cô đơn trống vắng lại đòi giữ nó bên cạnh mình được, cho dù chúng ta có muốn, con trẻ cũng chưa chắc đã chiều theo ý chúng ta.
Ông Phương bèn giải thích rằng, lý do muốn giữ nghịch tử bên cạnh cũng không phải vì cô đơn.
“Nhưng từ nhỏ nó đã quen tự do rồi.” Phương Mục Dương chủ động xin về đây ở, giáo sư Mục mới thấy lạ.
Ông Phương vẫn cảm thấy con dâu không muốn chuyển đi, tuy rằng vừa mới tan ca là Phí Nghê đã đi giúp Phương Mục Dương dọn dẹp nhà mới.
Phương Mục Dương bảo Phí Nghê đứng xem, anh nói anh tự làm được.
“Anh coi em là gì chứ?”
“Am nói xem anh coi em là gì?”
“Bất kể là gì đi nữa thì em cũng phải làm cùng.” Phí Nghê không muốn bàng quan đứng nhìn, cô lấy báo gập thành mũ, đeo tạp dề rồi bắt đầu việc quét tước. Khi làm việc Phí Nghê rất nhanh nhẹn, cô dùng hành động để chứng minh mình cũng chẳng kém Phương Mục Dương là mấy.
Sau khi lau hết một lượt ba gian phòng ở, Phí Nghê đang định tiếp tục làm tiếp thì Phương Mục Dương đã tháo mũ của cô xuống: “Lại đây ăn đã.”
Phương Mục Dương mở một lon đào vàng đóng hộp, dùng dĩa xiên đào đưa tới bên miệng Phí Nghê hết miếng này tới miếng khác, không chừa thời gian cho cô tạm nghỉ. Phí Nghê ăn một mạch hết ba miếng đào, Phương Mục Dương lại đưa cái lon đến bên miệng cô: “Em uống chút nước đi.”
“Sao anh không ăn?”
“Ngọt lắm, em ăn là được rồi.” Phương Mục Dương ăn bánh quy. Phí Nghê rất thích mua loại bánh này bởi vì nó rẻ, so với sachima hay bánh ngàn lớp thì đều rẻ hơn rất nhiều, một tệ cũng đã mua được tương đối. Khoảng sáu năm trước, Phương Mục Dương nhận được một gói hàng, trong cái gói ấy đều là loại bánh quy này. Bánh quy gửi từ quê nhà của anh đến tận nơi anh cắm đội. Khi ấy cha mẹ và anh chị đều ở nơi khác, anh thật sự nghĩ không ra ai lại tới bưu điện để gửi bánh quy cho anh. Gói bánh quy ấy cũng chỉ gửi tới một lần, từ đó về sau không hề thấy nữa, có lẽ là do nhầm lẫn.
Phí Nghê đưa lon nước đào đến bên miệng Phương Mục Dương, nhấn mạnh rằng anh cần uống một chút nước, bởi vì bánh quy quá khô.
Một lon đồ hộp chỉ có chút nước như thế, hai người uống qua uống lại vài ngụm, uống chưa hết nước đã lại chia nhau bánh quy, một cái bánh quy cũng bẻ làm đôi, anh một miếng em một miếng.
Phương Mục Dương cũng coi đôi môi của Phí Nghê như một loại điểm tâm, nhưng bây giờ anh chưa tới mức quá đói, chỉ ăn vài miếng rồi chuyển sang nói chuyện với cô, cùng cô thảo luận xem sắp tới nên bố trí nhà cửa thế nào.
Bọn họ ngồi ăn được một lúc, vẫn là Phí Nghê nói: “Muộn rồi đấy, chúng ta làm nốt rồi về nhà thôi.”
Phương Mục Dương mua kính mới, muốn thay kính cũ trên cánh cửa sổ. Thay kính xong, Phương Mục Dương mang kính cũ đi, bất cẩn bị cứa vào tay.
Phí Nghê thấy vậy thì liền sốt sắng nhìn ngón tay anh.
Phương Mục Dương cười nói: “Không sao đâu, chỉ trầy xước tí thôi, em đừng động vào.”
“Thế này mà kêu tí thôi?”
“Vậy chẳng nhẽ phải kêu là rất nhiều à?”
Phương Mục Dương dùng nước rửa sạch vết thương, Phí Nghê lấy khăn tay ra băng cho anh: “Chúng ta về nhà đi, em đèo anh về, tay anh như thế này chắc không lái xe được đâu.”
“Làm gì mà tới mức ấy? Với lại, em đèo được anh sao?” Phương Mục Dương dùng tay còn lại để bỏ chiếc khăn tay kia ra. “Bây giờ lành rồi, không tin em nhìn thử xem.”
Phí Nghê nắm lấy tay anh: “Anh đừng có mà chủ quan.”
“Thật sự không sao mà.”
Phí Nghê chặn miệng Phương Mục Dương lại, không cho anh nói nữa.
Cô vốn hành động dưới tình thế cấp bách, nhưng một khi đã bắt đầu, thì không cách nào dừng lại.
Hai người quấn lấy nhau từ gian ngoài vòng vào sau tấm bình phong, tựa như là chuyện riêng tư đầu cần nói trong phòng ngủ.
Cách một lớp lụa, từ bên trong nhìn ra ngoài không rõ ràng, mà từ ngoài nhìn vào trong lại càng mờ mịt, chỉ có hoa cỏ trên mặt lụa là vẫn sinh động rõ nét. Tấm bình phong này có thể ngăn đôi hai gian nhà, song lại không thể cách âm.
“Đừng! Ngứa lắm!”
Phương Mục Dương duỗi tay đi gãi chỗ ngứa cho cô. Cả người Phí Nghê bị ôm trọn trong vòng tay anh, chẳng có chỗ nào để trốn, chỉ đành xin anh đừng làm loạn nữa. Phương Mục Dương đồng ý, ngón tay cũng trở nên dịu dàng hơn.
Những âm thanh sau tấm bình phong biến mất, chỉ còn lại tiếng thở của hai người họ. Phương Mục Dương đã thay một bóng đèn mới trong phòng ngủ, ánh sáng của nó chói mắt, rực rỡ lạ thường. Hiện tại phòng ngủ được ngăn cách bởi bình phong vẫn còn trống không, hoàn toàn không có gì cả, không có tủ quần áo, không có bàn làm việc, đương nhiên cũng không có giường.
Phí Nghê không biết tại sao họ lại đi tới bước này, nhưng cô biết ở chỗ này thì không được, không chỉ không có giường, ngay cả một cái ghế tựa cũng không có, mà quan trọng nhất là không có thứ kia. Cô có hơi chút tự trách, nếu không phải cô chủ động hôn anh thì đã chẳng đến nông nỗi này rồi.
Nhưng khi Phí Nghê phát hiện Phương Mục Dương đã chuẩn bị sẵn thứ đó, khát vọng của cô bỗng chốc giảm sút vì sự mưu tính của anh. “Anh đã sớm chuẩn bị làm ở nơi này rồi à?” Cô cảm thấy như mình bị anh lừa gạt.
“Chỉ là hôm nay thuận tiện mua trên đường về nhà thôi, không phải lần trước chúng ta dùng hết rồi sao?” Phương Mục Dương vẫn hôn cô, lần này không còn quá mạnh mẽ nữa mà chừa lại cho cô chút không gian để từ chối. “Anh sẽ không miễn cưỡng em.”
Phí Nghê không trả lời Phương Mục Dương. Sơn tường trong phòng ngủ vẫn chưa khô hẳn, cô không dám tựa sát vào tường mà vẫn luôn duy trì một khoảng cách nhất định.
Trên mặt tường ẩm ướt, bàn tay của Phí Nghê lưu lại một dấu tay mờ mờ.
“Ôm anh chặt một chút.”
Phí Nghê không thể không ôm chặt lấy anh, nhưng cho dù là vào thời khắc ấy, cô cũng không quên việc ngăn cản Phương Mục Dương lưu lại dấu vết trên người mình. Cô không muốn trong xưởng lại lưu truyền bất cứ câu chuyện gì nữa.
Trong khi Phí Nghê cài cúc áo sau bình phong, Phương Mục Dương mang nước đến để cho cô rửa tay. Trên tay Phí Nghê có lem một ít sơn lót, ban nữa khi chống tay lên tường cô bất cẩn bị dính phải, sau đó vết sơn kia lại dính lên áo sơmi của Phương Mục Dương.
Thế nên bây giờ trên áo Phương Mục Dương đã có dấu tay của Phí Nghê, nhưng dĩ nhiên là dấu tay này cũng không rõ ràng làm, nếu không để ý kỹ thì người ta cũng chỉ nghĩ là áo anh dính chút vôi trắng.
Phí Nghê cúi đầu, để Phương Mục Dương rửa tay cho mình. Ánh mắt của cô di chuyển đến dấu tay ở trên tường, có vài chỗ còn in cả vân tay của cô, tuy nhiên dấu vết không rõ ràng lắm.
Cô cụp mắt, khuôn mặt đỏ ửng, dù trời mấy hôm nay đã chuyển lạnh nhưng trên mặt cô vẫn còn lấm tấm mồ hôi.
Lúc chuẩn bị rời đi, cô chỉ vào những vết tích không mấy rõ ràng trên tường, nói: “Anh sơn lại chỗ này một lần nữa đi.”
“Sao phải sơn lại chứ? Anh thích để thế này.” Phương Mục Dương vươn tay ra, in lên đúng vị trí đó một dấu tay khác, bao trùm lấy dấu tay của Phí Nghê. Nhưng nếu nhìn kỹ, vẫn cóthể thấy được đó là hai dấu tay khác biệt.
Lúc bọn họ đến đây trời còn chưa tối, nhưng khi trở về trăng sáng đã treo cao trên bầu trời đêm xanh thẳm.
Tóc tai Phí Nghê tương đối chỉnh tề, nhưng hai hàng lông mày thì vẫn còn vương mồ hôi. Bởi vì vừa mới tiếp xúc thân mật với Phương Mục Dương nên khi gió thu thổi qua, gò má của cô lại càng đỏ lựng. Ban nãy hai người gần gũi với nhau là thế, nhưng khi ngồi lên xe đạp của Phương Mục Dương, Phí Nghê lại giữ một khoảng cách với anh.
Tới dưới chân nhà, Phí Nghê không đi thẳng lên mà vuốt lại tóc một chút.
Lúc hai người lên trên gác vẫn đi cách nhau khá xa, Phí Nghê bước đi rất nhanh, cứ như thể muốn vứt Phương Mục Dương lại vậy. Tới cửa nhà rồi, cô vào trong nhà trước, chỉ chào cha chồng một câu ngắn gọn rồi đi thẳng vào phòng ngủ.
“Hai đứa đi đâu mà về muộn thế?”
“Đi dọn nhà mới ạ.”
Rõ ràng là chuyện vợ chồng bình thường mà cứ phải lén la lén lút.
Phí Nghê và Phương Mục Dương bàn bạc chuyện chuyển nhà với nhau, hai người thống nhất sẽ chuyển đi trước khi chị dâu cả và chị hai về đây, như thế bọn họ ở cũng sẽ thoải mái hơn một chút. Khi Phương Mục Dương nằm viện Phí Nghê từng dùng một khoản tiền của Mục Tĩnh, hiện tại bọn họ đã dư dả về mặt tiền nong, hẳn là cũng nên bày tỏ tấm lòng, mà đã tặng quà cho chị hai thì đương nhiên không thể quên anh cả chị dâu được. Phí Nghê đưa tiền cho Phương Mục Dương, bảo anh đi đổi ít phiếu kiều hối, ra cửa hàng hữu nghị mua vài món quà cho chị hai, chị dâu và cả cháu trai của họ. Ngoài ra sau khi bọn họ chuyển đồ đạc đi thì phòng ốc sẽ để trống, mua thêm ít đồ cũng là một ý tưởng hay.
Phí Nghê hỏi Phương Mục Dương: “Chuyện chúng ta chuyển nhà anh đã nói với cha chưa?”
“Nói rồi, ông ấy không đồng ý. Anh đoán hơn nửa là vì em, ông già lúc nào chả muốn cách ly anh ra.”
“Anh lại nói linh tinh rồi, anh là con của cha, cho dù cha có không muốn chúng ta chuyển ra ngoài thì đó cũng là vì anh.”
Phương Mục Dương cười: “Đó là do em chưa hiểu ông già đấy thôi, đối với ông ý mà nói, bản thảo quan trọng hơn việc giữ anh bên cạnh mình nhiều.”
“Anh bảo cha cứ yên tâm, cho dù em có chuyển đi thì cũng vẫn sẽ lo chuyện bản thảo cho cha.” Nếu nói về việc sửa sang bản thảo thì hiển nhiên không chuyển nhà sẽ tốt hơn, muốn hỏi han ông Phương lúc nào cũng được, nhưng chuyển đi rồi thì có thể đợi khi nào về nhà hỏi một thể cũng không sao, vẫn không ảnh hưởng gì tới việc hiệu đính bản thảo cả.
“Ông ấy coi trọng em không phải vì em có thể giúp ông ấy sửa bản thảo, mà là bởi vì em có thể hiểu được ông ấy viết cái gì. Tìm được một người có thể giao lưu với mình chưa bao giờ là chuyện dễ dàng cả.”
Bởi vì con dâu và con gái sắp về, ông Phương đưa Phương Mục Dương một khoản tiền, dặn anh đi đặt hai cái giường. Hai cái giường này một cái kê ở phòng sách, cái còn lại sẽ kê ở phòng vẽ của Phương Mục Dương.
“Chị dâu và chị hai con vất vả lắm mới về được một lần, có phải nên để bọn họ ở thoải mái hơn chút không?”
“Ở trong nhà đúng là hơi bất tiện, nhưng dù sao cũng đều là người một nhà cả, đã về nhà thì đâu thể bảo mấy đứa đi ở nhà khách.”
Phương Mục Dương cười cười, nói với ông Phương: “Con đến đây ở cùng cha chủ yếu là vì sợ cha cô đơn thôi, giờ chị dâu và chị hai con đều về, sau này chưa biết chừng chị hai con còn ở hẳn, con và Phí Nghê cũng không nhất thiết phải ở lại nữa. Con đã tìm xong nhà bên ngoài rồi, mấy hôm tới sẽ dọn sang bên ấy cùng Phí Nghê. Phí Nghê rất thích bản thảo của cha, sau này cô ấy vẫn sẽ giúp cha sửa bản thảo, nếu như có vấn đề gì con sẽ lại đưa cô ấy về đây hỏi cha.”
Ông Phương không mong nghịch tử và con dâu chuyển đi, nghịch tử tuy rằng thường xuyên làm trái ý ông, nhưng đã nhiều năm không gặp, sự bất mãn của ông cũng chưa tích tụ đến độ muốn nó dọn ra khỏi nhà. Con dâu sống chung cùng họ cũng rất hòa hợp, đặc biệt là người con dâu này lại cực kỳ hiểu ông, không chỉ nắm bắt được hết những cái hay trong văn chương của ông mà còn có thể đặt câu hỏi rất đúng chỗ, khiến ông luôn được bộc lộ những điều mình muốn tỏ bày.
“Không phải tôi đã nói rồi sao? Chị anh về đây, tôi sẽ nhường phòng sách lại cho con bé ở, không gian của phòng sách này cũng đâu phải là nhỏ.”
“Nhưng con vẫn mong cha có thể giữ được phòng sách của mình, nếu chỉ vì con mà cha bỏ cả phòng sách thì con sẽ thấy áy náy lắm.”
“Tôi chưa đạt tới cái cảnh giới đọc sách giữa phố xá sầm uất, nhưng mà đọc sách ở ngoài phòng khách thì vẫn làm được. Phí Nghê ham học như thế, ở đây có thể hỏi han tôi và mẹ anh lúc nào cũng được, sau này chị anh về ở Phí Nghê cũng có thể hỏi cả chị của anh. Chị anh đúng là đáng tiếc, nếu không phải tại tôi…” Khi còn nhỏ Mục Tĩnh hoàn toàn trái ngược với Phương Mục Dương, mà nói đúng hơn là tất cả người nhà họ Phương bọn họ đều hoàn toàn trái ngược với Phương Mục Dương. Người nhà họ Phương thích đọc sách từ tấm bé, chỉ có Phương Mục Dương hồi con nít là ngoại lệ, thấy sách chẳng những không hề muốn đọc mà còn tươi cười hớn hở xé cho tan tành. Lớn hơn một tí, tuy rằng cũng khá hơn nhiều, nhưng để tu thành chính quả thì vẫn còn cả chặng đường dài để đi. Còn Mục Tĩnh và anh trai con bé thì khác, từ nhỏ chuyện học hành đã là sở thích chứ không phải là mục đích. Mục Tĩnh tuy không giống như anh trai từ tiểu học đã học chương trình trung học, nhưng con bé rất có năng khiếu về mặt ngôn ngữ, có thể nói tiếng nước ngoài như tiéng mẹ đẻ, ông Phương cũng từng vì thế mà đắc ý suốt cả một thời gian dài. Điều duy nhất khiến cho ông Phương chưa hài lòng lắm chính là, những đứa con của ông chẳng đứa nào nối nghiệp ông. Bọn nó không mấy hứng thú với học vấn của ông, mà bà bạn già thì luôn khuyến khích chúng nó theo đuổi khoa học. Nhưng thực tế đã chứng minh giáo sư Mục là người đúng, khoa học quả thực đã cứu vãn tiền đồ của chúng trong một mức độ nào đó. Nếu Mục Tĩnh học khoa Văn, tình cảnh chắc chắn sẽ còn kém lạc quan hơn cả hiện tại.
Mục Tĩnh học đại học từ năm mười sáu tuổi, sau khi tốt nghiệp thì đi dạy học, đã dạy được rất nhiều năm, nhưng bởi vì xuất thân mà đến nay vẫn chỉ được làm trợ giảng, bởi thế nên ông Phương vẫn luôn cảm thấy nuối tiếc cho con gái mình.
“Cha đừng nói nữa, chị của con vẫn còn trẻ mà cha thì cứ sầu não như thể cả đời chị ấy đã định sẵn như thế ấy, chị ấy vẫn còn cả chặng đường dài để đi mà. Bây giờ cha mau mau bỏ sĩ diện đi, nghĩ cách đón chị về nhà mới là chuyện quan trọng nhất.”
“Tất nhiên là tôi muốn đón chị anh về, nhưng mà chuyển sang công tác ở đơn vị nào thì vẫn phải thương lượng với con bé một chút.” Ông Phương thấy rất cảm động, nghịch tử đi làm bồi bàn ở nhà hàng bấy nay mà chưa từng yêu cầu ông đổi việc cho mình bao giờ, thế nhưng bây giờ lại thấy sốt ruột thay chị gái.
Ông nói: “Tôi biết anh thấy thương cảm cho chị mình, muốn con bé được ở trong một căn phòng rộng rãi, nhưng mà…”
“Thôi để con nói thẳng với cha nhé, con muốn một căn phòng vẽ tranh có giếng trời, con cần phải ra ngoài thuê nhà ở.”
“Tôi biết ngay mà!” Tất cả đều là vì bản thân, hoàn toàn chẳng thèm đếm xỉa gì đến chuyện con dâu muốn cùng học tập với bọn họ tới mức nào. Mới có tí tiền trong tay mà đã tiêu xài phung phí. Nhưng nếu vậy thì ông Phương cũng chẳng cách nào ngăn cản nghịch tử, bởi vì nhà của ông quả thực không thể thiết kế một cái giếng trời cho nó.
“Con dâu đồng ý để anh dọn ra ngoài sao?”
“Để con có thể có một phòng vẽ tranh tốt hơn, cô ấy sẵn lòng chuyển ra ngoài ở với con.”
“Anh không cảm thấy anh quá ích kỷ à? Sao anh không nghĩ cho Phí Nghê một tí chứ? Có lẽ con bé sẽ muốn ở lại nơi này, học thêm cùng với tôi và mẹ anh. Đi với anh thì con bé học được gì chứ?” Một đứa đến cấp hai còn chưa tốt nghiệp, Phí Nghê liệu có thể học được gì cùng nó đây? Phương Mục Dương lại nhắc lại chủ đề cũ: “Theo những tin tức mà cha biết được, cha thấy liệu năm sau kỳ thi đại học có thể khôi phục lại không?”
Ông Phương vẫn nói chuyện này ông không hề biết gì cả.
“Với trình độ của Phí Nghê thì dư sức học đại học, cha cũng biết mà, sinh viên bình thường đâu đủ năng lực để sửa bản thảo cho cha.” Phương Mục Dương cũng không nói tiếp, nói sâu hơn thì lại thành ra Phí Nghê sửa bản thảo cho ông già là có ý đồ, tuy rằng ngoài việc giúp đỡ cha mình, anh quả thực có toan tính khác.
Ông Phương hết cách với nghịch tử, chỉ đành đồng ý để anh chuyển nhà. Khi còn trẻ, ông cũng không muốn suốt ngày chạm mặt cha mình. Hồi ấy nhà bọn họ cũng khá lớn, hoàn toàn có thể cả tuần chỉ gặp mặt nhau một lần để ăn chung một bữa cơm theo thông lệ, nhưng ông vẫn muốn tìm nhà khác để chuyển đi.
Phương Mục Dương lại nói lại chuyện chuyển nhà với mẹ mình một lần. Giáo sư Mục cũng từng trải qua thời trẻ, có thể hiểu được suy nghĩ muốn ra ngoài tự lập của hội thanh niên.
Bà không nói nhiều, lập tức đồng ý.
Ông Phương trao đổi ý kiến với giao sư Mục, giáo sư Mục khuyên ông, chúng ta không thể hồi trẻ ngại con cái nghịch ngợm hiếu động nên tống nó về nông thôn dạy dỗ, bây giờ cô đơn trống vắng lại đòi giữ nó bên cạnh mình được, cho dù chúng ta có muốn, con trẻ cũng chưa chắc đã chiều theo ý chúng ta.
Ông Phương bèn giải thích rằng, lý do muốn giữ nghịch tử bên cạnh cũng không phải vì cô đơn.
“Nhưng từ nhỏ nó đã quen tự do rồi.” Phương Mục Dương chủ động xin về đây ở, giáo sư Mục mới thấy lạ.
Ông Phương vẫn cảm thấy con dâu không muốn chuyển đi, tuy rằng vừa mới tan ca là Phí Nghê đã đi giúp Phương Mục Dương dọn dẹp nhà mới.
Phương Mục Dương bảo Phí Nghê đứng xem, anh nói anh tự làm được.
“Anh coi em là gì chứ?”
“Am nói xem anh coi em là gì?”
“Bất kể là gì đi nữa thì em cũng phải làm cùng.” Phí Nghê không muốn bàng quan đứng nhìn, cô lấy báo gập thành mũ, đeo tạp dề rồi bắt đầu việc quét tước. Khi làm việc Phí Nghê rất nhanh nhẹn, cô dùng hành động để chứng minh mình cũng chẳng kém Phương Mục Dương là mấy.
Sau khi lau hết một lượt ba gian phòng ở, Phí Nghê đang định tiếp tục làm tiếp thì Phương Mục Dương đã tháo mũ của cô xuống: “Lại đây ăn đã.”
Phương Mục Dương mở một lon đào vàng đóng hộp, dùng dĩa xiên đào đưa tới bên miệng Phí Nghê hết miếng này tới miếng khác, không chừa thời gian cho cô tạm nghỉ. Phí Nghê ăn một mạch hết ba miếng đào, Phương Mục Dương lại đưa cái lon đến bên miệng cô: “Em uống chút nước đi.”
“Sao anh không ăn?”
“Ngọt lắm, em ăn là được rồi.” Phương Mục Dương ăn bánh quy. Phí Nghê rất thích mua loại bánh này bởi vì nó rẻ, so với sachima hay bánh ngàn lớp thì đều rẻ hơn rất nhiều, một tệ cũng đã mua được tương đối. Khoảng sáu năm trước, Phương Mục Dương nhận được một gói hàng, trong cái gói ấy đều là loại bánh quy này. Bánh quy gửi từ quê nhà của anh đến tận nơi anh cắm đội. Khi ấy cha mẹ và anh chị đều ở nơi khác, anh thật sự nghĩ không ra ai lại tới bưu điện để gửi bánh quy cho anh. Gói bánh quy ấy cũng chỉ gửi tới một lần, từ đó về sau không hề thấy nữa, có lẽ là do nhầm lẫn.
Phí Nghê đưa lon nước đào đến bên miệng Phương Mục Dương, nhấn mạnh rằng anh cần uống một chút nước, bởi vì bánh quy quá khô.
Một lon đồ hộp chỉ có chút nước như thế, hai người uống qua uống lại vài ngụm, uống chưa hết nước đã lại chia nhau bánh quy, một cái bánh quy cũng bẻ làm đôi, anh một miếng em một miếng.
Phương Mục Dương cũng coi đôi môi của Phí Nghê như một loại điểm tâm, nhưng bây giờ anh chưa tới mức quá đói, chỉ ăn vài miếng rồi chuyển sang nói chuyện với cô, cùng cô thảo luận xem sắp tới nên bố trí nhà cửa thế nào.
Bọn họ ngồi ăn được một lúc, vẫn là Phí Nghê nói: “Muộn rồi đấy, chúng ta làm nốt rồi về nhà thôi.”
Phương Mục Dương mua kính mới, muốn thay kính cũ trên cánh cửa sổ. Thay kính xong, Phương Mục Dương mang kính cũ đi, bất cẩn bị cứa vào tay.
Phí Nghê thấy vậy thì liền sốt sắng nhìn ngón tay anh.
Phương Mục Dương cười nói: “Không sao đâu, chỉ trầy xước tí thôi, em đừng động vào.”
“Thế này mà kêu tí thôi?”
“Vậy chẳng nhẽ phải kêu là rất nhiều à?”
Phương Mục Dương dùng nước rửa sạch vết thương, Phí Nghê lấy khăn tay ra băng cho anh: “Chúng ta về nhà đi, em đèo anh về, tay anh như thế này chắc không lái xe được đâu.”
“Làm gì mà tới mức ấy? Với lại, em đèo được anh sao?” Phương Mục Dương dùng tay còn lại để bỏ chiếc khăn tay kia ra. “Bây giờ lành rồi, không tin em nhìn thử xem.”
Phí Nghê nắm lấy tay anh: “Anh đừng có mà chủ quan.”
“Thật sự không sao mà.”
Phí Nghê chặn miệng Phương Mục Dương lại, không cho anh nói nữa.
Cô vốn hành động dưới tình thế cấp bách, nhưng một khi đã bắt đầu, thì không cách nào dừng lại.
Hai người quấn lấy nhau từ gian ngoài vòng vào sau tấm bình phong, tựa như là chuyện riêng tư đầu cần nói trong phòng ngủ.
Cách một lớp lụa, từ bên trong nhìn ra ngoài không rõ ràng, mà từ ngoài nhìn vào trong lại càng mờ mịt, chỉ có hoa cỏ trên mặt lụa là vẫn sinh động rõ nét. Tấm bình phong này có thể ngăn đôi hai gian nhà, song lại không thể cách âm.
“Đừng! Ngứa lắm!”
Phương Mục Dương duỗi tay đi gãi chỗ ngứa cho cô. Cả người Phí Nghê bị ôm trọn trong vòng tay anh, chẳng có chỗ nào để trốn, chỉ đành xin anh đừng làm loạn nữa. Phương Mục Dương đồng ý, ngón tay cũng trở nên dịu dàng hơn.
Những âm thanh sau tấm bình phong biến mất, chỉ còn lại tiếng thở của hai người họ. Phương Mục Dương đã thay một bóng đèn mới trong phòng ngủ, ánh sáng của nó chói mắt, rực rỡ lạ thường. Hiện tại phòng ngủ được ngăn cách bởi bình phong vẫn còn trống không, hoàn toàn không có gì cả, không có tủ quần áo, không có bàn làm việc, đương nhiên cũng không có giường.
Phí Nghê không biết tại sao họ lại đi tới bước này, nhưng cô biết ở chỗ này thì không được, không chỉ không có giường, ngay cả một cái ghế tựa cũng không có, mà quan trọng nhất là không có thứ kia. Cô có hơi chút tự trách, nếu không phải cô chủ động hôn anh thì đã chẳng đến nông nỗi này rồi.
Nhưng khi Phí Nghê phát hiện Phương Mục Dương đã chuẩn bị sẵn thứ đó, khát vọng của cô bỗng chốc giảm sút vì sự mưu tính của anh. “Anh đã sớm chuẩn bị làm ở nơi này rồi à?” Cô cảm thấy như mình bị anh lừa gạt.
“Chỉ là hôm nay thuận tiện mua trên đường về nhà thôi, không phải lần trước chúng ta dùng hết rồi sao?” Phương Mục Dương vẫn hôn cô, lần này không còn quá mạnh mẽ nữa mà chừa lại cho cô chút không gian để từ chối. “Anh sẽ không miễn cưỡng em.”
Phí Nghê không trả lời Phương Mục Dương. Sơn tường trong phòng ngủ vẫn chưa khô hẳn, cô không dám tựa sát vào tường mà vẫn luôn duy trì một khoảng cách nhất định.
Trên mặt tường ẩm ướt, bàn tay của Phí Nghê lưu lại một dấu tay mờ mờ.
“Ôm anh chặt một chút.”
Phí Nghê không thể không ôm chặt lấy anh, nhưng cho dù là vào thời khắc ấy, cô cũng không quên việc ngăn cản Phương Mục Dương lưu lại dấu vết trên người mình. Cô không muốn trong xưởng lại lưu truyền bất cứ câu chuyện gì nữa.
Trong khi Phí Nghê cài cúc áo sau bình phong, Phương Mục Dương mang nước đến để cho cô rửa tay. Trên tay Phí Nghê có lem một ít sơn lót, ban nữa khi chống tay lên tường cô bất cẩn bị dính phải, sau đó vết sơn kia lại dính lên áo sơmi của Phương Mục Dương.
Thế nên bây giờ trên áo Phương Mục Dương đã có dấu tay của Phí Nghê, nhưng dĩ nhiên là dấu tay này cũng không rõ ràng làm, nếu không để ý kỹ thì người ta cũng chỉ nghĩ là áo anh dính chút vôi trắng.
Phí Nghê cúi đầu, để Phương Mục Dương rửa tay cho mình. Ánh mắt của cô di chuyển đến dấu tay ở trên tường, có vài chỗ còn in cả vân tay của cô, tuy nhiên dấu vết không rõ ràng lắm.
Cô cụp mắt, khuôn mặt đỏ ửng, dù trời mấy hôm nay đã chuyển lạnh nhưng trên mặt cô vẫn còn lấm tấm mồ hôi.
Lúc chuẩn bị rời đi, cô chỉ vào những vết tích không mấy rõ ràng trên tường, nói: “Anh sơn lại chỗ này một lần nữa đi.”
“Sao phải sơn lại chứ? Anh thích để thế này.” Phương Mục Dương vươn tay ra, in lên đúng vị trí đó một dấu tay khác, bao trùm lấy dấu tay của Phí Nghê. Nhưng nếu nhìn kỹ, vẫn cóthể thấy được đó là hai dấu tay khác biệt.
Lúc bọn họ đến đây trời còn chưa tối, nhưng khi trở về trăng sáng đã treo cao trên bầu trời đêm xanh thẳm.
Tóc tai Phí Nghê tương đối chỉnh tề, nhưng hai hàng lông mày thì vẫn còn vương mồ hôi. Bởi vì vừa mới tiếp xúc thân mật với Phương Mục Dương nên khi gió thu thổi qua, gò má của cô lại càng đỏ lựng. Ban nãy hai người gần gũi với nhau là thế, nhưng khi ngồi lên xe đạp của Phương Mục Dương, Phí Nghê lại giữ một khoảng cách với anh.
Tới dưới chân nhà, Phí Nghê không đi thẳng lên mà vuốt lại tóc một chút.
Lúc hai người lên trên gác vẫn đi cách nhau khá xa, Phí Nghê bước đi rất nhanh, cứ như thể muốn vứt Phương Mục Dương lại vậy. Tới cửa nhà rồi, cô vào trong nhà trước, chỉ chào cha chồng một câu ngắn gọn rồi đi thẳng vào phòng ngủ.
“Hai đứa đi đâu mà về muộn thế?”
“Đi dọn nhà mới ạ.”
Rõ ràng là chuyện vợ chồng bình thường mà cứ phải lén la lén lút.
Danh sách chương