Trưa ngày cuối tháng tám, bọn Nam Cung Giao và quần hùng có mặt ở huyện thành Đăng Phong.
Chỉ đến chiều thì cả thành biết rõ về cuộc chiến ở núi Đồng Bách.
Dĩ nhiên, nửa vạn hào kiệt tứ hải hết lời tán tụng cơ trí và võ nghệ của Nam Cung Giao.
Đám hảo hán tuổi trẻ tôn sùng chàng đến nỗi tụ tập trước lữ quán nơi chàng ở trọ, đồng thanh hét lên:
- Nam Cung minh chủ! Nam Cung minh chủ!
Họ rất có lý vì khi chàng đã giết được Đông Hải thần tăng thì không còn đối thủ nữa!
Nhưng bên trong khách điếm, năm vị phu nhân của Nam Cung Giao đang rầu thúi ruột.
Sở Nhu và Đinh Tử Phượng cũng đã gởi con thơ cho cha mẹ chồng, gia nhập đoàn quân viễn chinh, lý do thứ nhất là vì lo lắng cho trượng phu, thứ hai, họ muốn có mặt trong ngày chàng đăng quang ngôi Minh chủ võ lâm!
Khổ nỗi, từ sau trận Đồng Bách sơn, Nam Cung Giao không cười nữa, và cũng chẳng nói câu nào với năm người vợ trẻ đẹp.
Nghĩa là chàng đã phát hiện việc họ sai hai gã họ Trịnh ám toán Long Giác Thần Quân và Đông Hải thần tăng.
Chàng không tiếc mạng Khương Quang Bật nhưng lại áy náy vì giết trụ trì chùa Phổ Đà.
Ý chàng chỉ muốn chặt tay hoặc phế võ công lão mà thôi.
Thực ra Đông Hải thần tăng cũng chưa gây nên tội lỗi gì, trừ việc cho người đánh lén chàng trên Thiếu Lâm tự.
Chàng đủ tỉnh táo để hiểu rằng mình sẽ chết hoặc tàn phế nếu Đông Hải thần tăng không đột nhiên bế tắc chân khí. Song chính những lời tán tụng của đồng đạo võ lâm đã khiến chàng hổ thẹn và chua xót.
Đầu canh ba đêm ấy, Nam Cung Giao nhảy cửa sổ, vượt tường lữ điếm, đi lên núi Thiếu Thất.
Sương thu lạnh lẽo thấm vào da thịt, làm nguội bớt lửa lòng, và cảnh trời sao mênh mông bên trên dãy Tung Sơn kia khiến chàng cảm nhận được sự nhỏ bé của kiếp người!
Trong đêm thanh vắng, tiếng khóc trở giấc của một đứa bé trong gian nhà tranh dưới chân núi vang lên rất rõ, nhắc nhở Nam Cung Giao nhớ đến con mình. Chàng khựng lại, vỗ trán tự lẩm bẩm:
- Giao ơi là Giao! Sao mi lại có thể hồ đồ đến thế nhỉ? Đông Hải thần tăng tu hành không trót, phải chịu báo ứng của nghiệp quả, nếu ta chết thì mới gọi là oan uổng, khiến con thơ không cha, vợ đẹp không chồng.
Chàng cười khà khà, nghe lòng thanh thản, quay trở về khách điếm.
Năm nữ nhân đã phát hiện sự vắng mặt của Nam Cung Giao, đang ngồi khóc với nhau.
Họ đoán chàng lên chùa Thiếu Lâm thú tội với Thiền Sơn trường lão và xin được rút lui không ra tranh chức Minh chủ võ lâm nữa!
Nam Cung Giao bước vào, năm nàng mừng rỡ xúm đến.
Bảo Thoa ngượng ngùng hỏi:
- Phải chăng tướng công giận bọn thiếp nên định bỏ cuộc!
Nam Cung Giao mỉm cười, nheo mắt đáp:
- Ta ra ngoài để suy nghĩ xem đêm nay nên ngủ với ai trước!
Các nữ nhân biết bão đã an, mừng rỡ cười khúc khích, cấu xé chàng tơi bời hoa lá!
Lát sau, Nam Cung Giao về phòng để ngủ, mai mới có sức mà thượng đài.
Nào ngờ, chàng vừa cởi xong áo ngoài thì cửa phòng hé mở, và Hoàn Cơ lách vào, thẹn thùng nói:
- Bốn ả quỷ cái kia bảo thiếp đến hầu hạ tướng công để chàng thêm hồng vận mà đoạt chức Minh chủ? Trong suốt mấy ngàn năm lịch sử, người Trung Hoa luôn tin vào sự may mắn khi được gần gũi người trinh nữ. Do vậy, thê thiếp của Nam Cung Giao cũng không ngoại lệ.
Chàng phì cười, định nói rằng:
- May đâu chẳng thấy, gân cốt rã rời thì có!
Nhưng chàng không nỡ vì sợ Hoàn Cơ tủi thân và hổ thẹn.
Nãy giờ nàng ta bối rối, đứng vân vê tà áo, cứ như muốn rút hết chỉ ra.
Nam Cung Giao bước đến, bồng ái thê, hôn nàng rồi thì thầm:
- Họ nói đúng đấy! Cơ muội chính là vận may của ta!
Rốt cuộc, sáng hôm sau bọn Nam Cung Giao đến núi Thiếu Thất hơi trễ, bị Bạch Vân phương trượng quở trách:
- Sư đệ chậm chân khiến lão nạp đứng ngồi không yên!
Chàng cười đáp:
- Bẩm Phương trượng sư huynh! Tiểu đệ bị vận may quyến rũ nên dậy trễ!
Các cao tăng ngơ ngác chẳng hiểu chàng nói gì!
Bạch Từ hỏi lại:
- Sư đệ nói vận may nào?
Hai gã họ Trịnh phá lên cười hô hố, còn Hoàn Cơ đỏ mặt tía tai, cắm những chiếc móng tay sắc nhọn vào eo lưng Thần Nữ Tiền Vân Mi và Đinh Tử Phượng! Hai ả quân sư quạt mo này rú lên và cười sặc sụa.
Lời tuyên cáo khai mạc đại hội của Phương trượng chùa Thiếu Lâm vừa dứt là có người lên đăng ký ngay.
Dù thanh danh của Nam Cung Giao đã lẫy lừng nhưng chẳng phải vì thế mà ai cũng sợ, nhất là các cao thủ phương xa.
Họ không tin rằng chàng trai trẻ tuổi kia lại tài giỏi đến mức ấy!
Qua lời đồn đại họ biết Nam Cung Giao có bảo y hộ thân, nhưng khi thượng đài, chàng sẽ phải cởi ra, mất đi ưu thế. Còn giả như chàng ta danh phù kỳ thực thì họ sẽ nhảy xuống đài nhận bại, chẳng thể chết được!
Trong số tám mươi lăm người dự thí, có mặt Bang chủ Hồ bang Sài Tuấn và một số cao thủ lừng danh khác như: Liêu Đông Thần Đao Nhượng Lâm Thao, Tây Thục Đệ Nhất Kiếm Tề Quốc Phu, Trại Phụng Tiên Mạc Triều Dương đất Vân Nam, Sơn Tây Đại Lực Thần Chu Thế Hanh..
Ban giám khảo dựa vào thành tích quá khứ, ước lượng trình độ võ công của từng người mà xếp vào năm hạng khác nhau.
Họ sẽ tranh tài theo phương thức loại trực tiếp, ai đã thua một trận là bị gạch tên.
Do nhân số mỗi bảng không chẳn nên phải tổ chức rút thăm, chọn một người may mắn vào thắng vòng sau.
Nam Cung Giao đã cử Vân Dung lên lựa thăm giùm, và với khả năng ngoại cảm tuyệt vời, cô đã chọn trúng phóc!
Vân Dung theo bào huynh tham gia cuộc chiến Đồng Bách sơn và đến cả đây dự Đại hội, nhưng nàng e ngại năm cặp mắt sắc như dao của bọn Hoàn Cơ nên không dám đến gần Nam Cung Giao.
Chính chàng đã chủ động giới thiệu nàng với thê thiếp.
Năm mụ la sát kia tuy tươi cười nhưng trong lòng tức anh ách, nhìn bộ ngực dễ nể của Vân Dung với ánh mắt ghen ghét!
Họ linh cảm rằng ả ngốc, vú to kia chính là tay chèo thứ sáu trên con thuyền tình ái của Nam Cung Giao!
Năm ngày sau, vòng loại thứ nhất đã xong, bảng của Nam Cung Giao còn chín người, kể cả chàng, nên lại phải rút thăm!
Vân Dung nhanh nhẩu lên trước tiên và làm cho Đại hội ngẩn ngơ khi lại lấy đúng thẻ tre có đánh dấu!
Nhưng không ai bất bình về việc Nam Cung Giao được nghỉ ngơi dài dài!
Những người cùng bảng còn mừng vì chàng không thượng đài, để trở thành đối thủ của một trong bọn họ!
Đấu với chàng thì thua là cái chắc! Tuy chẳng dám mong ước ngôi Minh chủ, song việc vào vòng trong là vinh dự mà ai cũng khao khát. Sau này họ có thể vỗ ngực mà kể cho con cháu nghe rằng mình đã từng qua được hai ba vòng, tiến rất sát Chức Minh chủ võ lâm.
Trong suốt những ngày ân huệ đó, năm nữ nhân đã bắt Nam Cung Giao dắt mình đi thăm thú các thắng cảnh trên dãy núi Tung Sơn.
Dù học võ nhưng họ vẫn là nữ nhân, khoái thưởng thức cái đẹp hơn là cảnh đánh đá nhau vỡ đầu sứt trán.
Các nàng đã nhìn Vân Dung bằng ánh mắt dịu dàng hơn, vì kẻ đang vui bao giờ cũng rộng lượng!
* * * * *
Sáng mười bốn, vòng chung kết được khai mạc, bởi mỗi bảng chỉ còn một người, đó là Nam Cung Giao, Sài Tuấn, Sơn Tây Đại Lực Thần Chu Thế Hanh, Trại Phụng Tiên Mạc Triều Dương và Liêu Đông Thần Đao Nhượng Lâm Thao.
Điều đáng kinh ngạc là Nam Cung, Giao chỉ phải đấu có đúng một trận, vì lần nào Vân Dung cũng chính xác.
Ban giám đài nghe nhiều lời dị nghị liền thay thẻ tre và bịt mắt Vân Dung lại, nhưng nàng vẫn thắng!
Quần hùng phục lăn, đặt cho nàng danh hiệu Linh Cảm nữ nhân.
Vòng chung kết nàng lại phải bốc thăm.
Sơn Tây Đại Lực Thần, một gã trung niên to xác, khỏe như voi, sử dụng cây thiết chùy nặng sáu mươi cân hậm hực nói:
- Lần này, Nam Cung công tử phải tự mình rút thăm, không được đưa con bé thầy bói kia lên bốc thay nữa!
Chẳng phải ai cũng tán thành ý kiến của Chu Thế Hanh, vì bọn nam nhân đều thích ngắm thân hình tuyệt đẹp của Vân Dung! Và ngôi Minh chủ đã chắc chắn thuộc về Nam Cung Giao, thắc mắc chi cho mệt.
Song Ban giám đài đã đồng ý, còn Nam Cung Giao thì vui vẻ nói:
- Tại hạ sẽ nhận thăm cuối cùng, nhường cho tứ vị rút trước!
Quần hùng phá lên cười khi thẻ tre thứ năm lại cho phép Nam Cung Giao tiếp tục nghỉ ngơi!
Bảo Thoa gật gù đắc ý, nói với các nàng kia:
- Té ra Vân Dung không có tài cán gì! Chẳng qua tướng công nhờ có “hồng vận” của Mã đại thư đấy thôi?
Hoàn Cơ thẹn đỏ mặt, đấm liên hồi vào vai Bảo Thoa.
Trên đài, Đại Lực Thần bực bội chửi đổng:
- Mẹ kiếp, đúng là có ma! Gã tiểu tử này mà đánh bài với ai thì người ấy cháy túi!
Chu Thế Hanh được mời rút thăm, trở thành đối thủ của Sài Tuấn.
Như vậy, cặp thứ hai là Liêu Đông Thần Đao, Trại Phụng Tiên, và hai người này thi đấu trước!
Liêu Đông Thần Đao tuổi ngũ tuần, người tầm thước, râu chổi xể, oai vệ, mắt sáng như sao. Nhượng Lâm Thao hùng cứ sáu đảo Liêu Đông, ít khi vào Trung Nguyên nhưng thanh danh vang dội miền Tái Bắc, chưa biết bại là gì!
Còn Trại Phụng Tiên Mạc Triều Dương tuổi mới ba mươi tám, thân thể khôi vĩ, tuấn tú, sử dụng cây Phương Thiên Họa Kích, vũ khí của Lữ Bố thời Tam Quốc, tức Lữ Phụng Tiên hay Lữ ôn Hầu.
Do đó, Mạc Triều Dương mặc giáp mềm chỉ bạc, đầu đội Ngân quan có gắn hai cọng lông đuôi chim trĩ, trông giống hệt Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Đình!
Người võ lâm thấy thế liền gọi gã là Trại Phụng Tiên!
Nhưng Mạc Triều Dương là kẻ thực sự có tài chứ không phải phường tuồng. Gã tung hoành khắp miền Vân Quí, chưa hề gặp đối thủ, oai danh lan sang cả đất Tây Khương và Tứ Xuyên.
Tóm lại, song phương đều là những đại cao thủ ngang tài ngang sức, hứa hẹn cống hiến một trận đấu long trời lở đất.
Quần hùng phấn khởi reo hò cỗ vũ, đốc thúc hai đấu thủ nhập cuộc.
Mạc Triều Dương nhỏ tuổi hơn, ôm kích chào rồi tấn công trước.
Kích thuộc loại trường binh, xếp hàng thứ tư trong binh khí phổ, sau kiếm, đao và trường thương! Trật tự này chỉ dựa trên tính chất uyên thâm, ảo diệu của phép đánh chứ không phải ai cầm kiếm thì lợi hại hơn kẻ cầm đao!
Nghĩa lã vũ khí nào cũng vậy, chỉ ăn thua người sử dụng đạt đến trình độ cao hay thấp.
Và Trại Phụng Tiên là người đánh kích giỏi nhất võ lâm.
Cây Phương Thiên Họa Kích của gã bay lượn như rồng thiêng, mãnh liệt song không kém phần uyển chuyển, linh hoạt.
Các loại binh khí dài đều chủ yếu ra đòn bằng lực đạo hai cánh tay, đôi Iúc mượn cả sức của vai và lưng. Vì vậy, tư thế giao đấu của Trại Phụng Tiên rất oai vũ và đẹp mắt, được khán giả trầm trồ khen ngợi!
Họ Mạc hừng chí tấn công như vũ bão, thân kích được đánh bóng như gương, phản chiếu ánh dương quang tạo nên màn kích ảnh vô cùng diễm lệ.
Liêu Đông Thần Đao chẳng hề nao núng, múa tít bảo đao chống đỡ.
Đao pháp của họ Nhượng phóng khoáng, trầm ổn, ảo diệu mà không ác độc, đúng là sở học của bậc quân tử.
Lão chỉ tấn công từ mặt đến rốn, không có thế nào nhắm mục tiêu thấp hơn.
Điều này đã khiến Nhượng Lâm Thao chịu thiệt thòi khi giao đấu.
Nam Cung Giao lấy làm lạ, hỏi nhỏ Vân Dung:
- Hiền muội thử nhìn kỹ xem Liêu Đông Thần Đao là người tốt hay xấu?
Vân Dung mỉm cười:
- Lão ta rất tốt! Giống như đại ca vậy!
Nam Cung Giao gật gù, không hỏi thêm, tiếp tục xem đấu võ.
Lúc này, Mạc Triều Dương đã vận công đến độ chót, vũ lộng cây trường kích, ra đòn như bão táp mưa sa, ánh bạc che mờ cả đao quang.
Đã hơn ba khắc thời gian, nếu kéo dài họ Mạc sẽ xuống sức trước đối phương.
Tiếng thép chạm nhau vang rền, Liêu Đông Thần Đao chỉ nhấp nhô vài lượt đã áp sát đối thủ bằng một bộ pháp cực kỳ tinh diệu, và chiếm được thượng phong.
Trại Phụng Tiên vội thu kích về, nắm đoạn giữa mà chống cự, tìm cách bức ra để phát huy ưu thế của trường binh.
Nhưng Nhượng Lâm Thao không dại gì đánh mất lợi thế, bám sát đối phương, đánh hàng loạt chiêu thần tốc.
Lúc này mọi người mới được thưởng thức trình độ khoái đao siêu việt của họ Nhượng, vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.
Trại Phụng Tiên phải lùi dần trước những thế đao tựa ánh chớp, cuối cùng rơi xuống đài!
Quần hùng reo hò như sấm, át cả tiếng tuyên bố tên kẻ thắng trận của Bạch Vân phương trượng.
Họ Nhượng không hề tỏ vẻ tự đắc, cung kính chào Ban giám đài và cử tọa rồi chậm rãi đi xuống.
Trận thứ hai được bắt đầu ngay, để có thể kết thúc trong buổi sáng.
Sài Tuấn hôm nay mặc võ phục đen viền vàng, khăn cột tóc mầu trắng.
Gương mặt tuấn tú, cương nghị của họ Sài đã làm ngây ngất lòng một số nàng nữ hiệp đang đứng dưới.
Họ không say đắm Nam Cung Giao vì chàng đã có quá nhiều vợ, và không đẹp trai bằng Sài Tuấn.
Hoàn Cơ hỏi kháy Tử Phượng:
- Lạ thực! Rõ ràng dung mạo họ Sài xinh đẹp hơn tướng công, vì sao ngươi lại bỏ gã?
Tử Phượng thản nhiên đáp:
- Đại thư có thích Sài Tuấn thì tiểu muội nhường! Nhưng xin cảnh cáo trước rằng gã ấy chỉ tốt mã chứ ruột thì chẳng bằng một nửa của tướng công nhà ta!
Vừa nói nàng vừa xoa hông Hoàn Cơ và nháy mắt.
Mã Tiểu thư hiểu ngay, mặt đỏ rần, giả đò mắng:
- Té ra ngươi ám chỉ việc ấy, đúng là đồ không biết xấu hổ!
Sở Nhu hiền lành nhất bọn mà giờ cũng lên tiếng chọc ghẹo Hoàn Cơ:
- Đại thư mới là người không biết xấu, cứ quấn riết lấy tướng công chẳng chịu nghĩ gì đến bọn tiểu muội!
Quả thực Hoàn Cơ đã bén mùi ân ái, đêm nào cũng mò vào phòng Nam Cung Giao.
Bảo Thoa gắt nhỏ:
- Đừng đùa nữa! Hãy nhìn lên đài kia kìa!
Thì ra song phương đã bắt đầu cuộc so tài.
Đại Lực Thần Chu Thế Hanh đang vung cây chủy thép dài ba xích hai thốn, nặng sáu mươi cân, giáng những đòn sấm sét vào lưỡi đao của Sài Tuấn.
Họ Chu mặc võ phục nâu bằng lụa tốt, bó sát thân hình lực lưỡng, cuồn cuộn những bắp thịt rắn chắc. Hai cánh tay gã lớn cỡ bắp đùi của nữ nhân, lực đạo ngàn cân, e rằng Hạng Võ thuở xưa cũng không hơn nổi!
Gã là đệ tử tục gia chùa Phật Quang núi Ngũ Đài sơn, một trong những cái nôi của Phật Giáo Trung Hoa.
Tuy nhiên, dung mạo Chu Thế Hanh chẳng có gì giống với con nhà Phật, mà na ná giống Trương Dực Đức thời Tam Quốc, râu hùm tua tủa, mắt ốc nhồi, mũi lân, trán thấp.
Về tính tình thì họ Chu cũng nóng nảy, càn quấy chẳng kém Trương Phi.
Chùa Phật Quang nhiều phen phải hao tài tốn của bồi thường cho thiên hạ. Nhưng gã ta chính là niềm hy vọng lớn nhất của Ngũ Đài sơn, trong đại hội này!
Võ Đường mở ra khắp nước Trung Hoa, ai cũng có thể học được, song chẳng phải người nào cũng thành danh.
Điều kiện thứ nhất là căn cơ, gân cốt có thích hợp hay không? Thứ hai là yếu tố thầy dạy, thầy dốt thì trò chẳng khá nổi, thứ ba mới đến sự khổ luyện.
Thế Hanh tuy học chữ không vào nhưng học võ thì nhanh, lại được trời ban cho một sức mạnh cử đỉnh bạt sơn, nên tiếp thu hết tinh hoa của pho Tảo Vân chùy pháp, tuyệt học núi Vũ Đài!
Giờ đây, Đại Lực Thần oai mãnh như thiên tướng, bủa từng đợt sóng chùy vũ bão, đẩy lùi dần đối thủ.
Nhưng không phải Sài Tuấn hoàn toàn kém thế, gã chỉ tránh né chút nhuệ khí ban đầu của họ Cung đấy thôi!
Trâu bò húc nhau thì dựa vào sức mạnh, song con người lại có cái đầu thông tuệ, quyền biến, biết lúc nào nên cương hoặc thủ.
Sài Tuấn tận dụng bộ pháp linh hoạt, tiến thoái hợp lý, tránh những đòn nặng nề, phản kích bằng những thế đao vô cùng hiểm ác và nhanh nhẹn.
Sức mạnh của Thiết Chùy tập trung cả ở trái cầu thép tợ như quả chùy ở đầu, nên đao của Sài Tuấn chỉ dám va chạm vào đoạn thân chùy.
Tiếng thép tốt lúc thì ngân nga, lúc thì chát chúa!
Luật bù trừ của tạo hóa luôn luôn đúng! Kẻ to xác, lớn xương thì thường khỏe mạnh, nhưng lại chậm chạp vì họ quá nặng nề.
Đại Lực Thần cũng vậy, gã chẳng thể nhảy nhót mau lẹ, linh hoạt bằng đối phương được!
Đã trăm chiêu trôi qua mà họ Chu vẫn chưa làm gì được tên nhãi ranh kia, liền động nộ dồn sức ra đòn liên tiếp.
Hụt mục tiêu, chùy sắt đập nát ván dầy của sàn lôi đài.
Nóng nảy là điều tối kỵ trong giao đấu, do vậy Thiện Hoa thiền sư thầy của gã, ở dưới đã nhắc tuồng bằng cách niệm Phật.
Chu Thế Hanh thức tỉnh, ra chiêu điềm đạm hơn, công thủ đều có đủ, khiến Sài Tuấn vô cùng thất vọng, thầm nguyền rủa lão sư già chết tiệt kia.
Nhưng Thiện Hoa không hề phạm đài qui, ông chỉ niệm Phật chứ đâu có nói gì khác?
Nãy giờ Nam Cung Giao rất thắc mắc, không hiểu họ Sài sở cậy vào công phu gì để đến đây tranh chức Minh chủ!
Xét ra, đao pháp của gã còn thua cả Liêu Đông Thần Đao, và Đài qui không cho thi triển Chấn Phủ Thần Âm, xem nó là tà công. Còn ám khí, độc dược thì dĩ nhiên cấm tuyệt!
Chàng liền bước đến chỗ Tử Phượng, hỏi nhỏ:
- Phượng muội! Tà công mà Sài Tuấn khổ luyện phải chăng nằm ở tay tả?
Tử Phượng áy náy đáp:
- Quả thực là thiếp không biết rõ, chỉ mang máng hiểu rằng công phu ấy dính dáng đến chất độc!
Hoàn Cơ thừa dịp trả đũa, bĩu môi nói:
- Kỳ quái thực! Vợ chồng đầu ấp tay gối mà ngươi chẳng biết gì cả, ai tin được?
Tử Phượng đanh đá đáp:
- Thế đại Thư có biết mông của tướng công có mấy nốt ruồi son hay không?
Hoàn Cơ bối rối, thẹn thùng:
- Ta... Ta đâu để ý đến việc ấy làm gì?
Ba nàng kia cũng không biết liền nhao nhao hỏi:
- Thế thì mấy cái?
Tử Phượng cười ngất:
- Ba Cái
Nam Cung Giao ngượng ngùng:
- Sao nàng dám đem ta ra làm đề tài giễu cợt?
Và chàng tự hỏi mông mình có đúng là mang ba điểm son hay không?
Lúc này, trên lôi đài, Sài Tuấn bắt đầu thay đổi đấu pháp.
Gã liên tiếp tung mình lên cao đánh xuống đầu đối thủ, nhưng lần nào đũng bị Đại Lực Thần đẩy văng ra!
Sau năm lần như vậy, Sài Tuấn dường như chán nản, bỏ đấu pháp ấy, xoay qua cách khác.
Gã lướt quanh họ Chu, như đèn cù, đao quang mù mịt.
Chợt Chu Thế Hanh gầm lên ghê rợn, vung chùy đánh nhầu, lực thì mạnh mẽ nhưng chiêu thức rối loạn, sơ hở rất nhiều.
Thiện Hoa thiền sư vội vận công niệm rất lớn:
- A di đà phật!
Nhưng gã học trò to xác của ông vẫn không chịu nghe lời, và Sài Tuấn ập vào đao ảnh mở rộng, trùm lấy họ Chu.
Đại Lực Thần thét lên thảm thiết một tiếng ngắn ngủi rồi ngã vật xuống sàn lôi đài.
Đầu gã lìa cổ, lăn lông lốc đến tận mép đài. Còn ngực gã đã bị lưỡi đao của họ Sài rạch nát.
Toàn trường lặng người trước cái chết thảm khốc của Chu Thế Hanh, chỉ tỉnh lại khi Sài Tuấn vòng tay nói với vẻ ăn năn:
- Tại hạ mới thi triển chiêu đao này lần đầu nên không biết nó lợi hại và tàn nhẫn đến thế, lòng vô cùng hối hận!
Gương mặt buồn rầu kia đã chiếm được lòng tin của quần hùng.
Nhưng Liêu Đông Thần Đao đã cao giọng:
- Chiêu đao ấy không thể giết nổi Đại Lực Thần! Xin Ban giám đài cho kiểm tra lại, vì lão phu đoán rằng y bị hạ độc!
Các nhà sư Ngũ Đài sơn cũng lên tiếng đòi kiểm nghiệm thi thể.
Quần hùng liền đề cử Lưỡng Quảng Thần Y Doãn Nghệ Khuyết.
Sau trận Đồng Bách sơn danh tiếng của Doãn lão đã nổi như cồn, và trở thành ân nhân của hơn năm trăm hào kiệt võ lâm.
Tất nhiên họ cũng biết ơn cả Nam Cung Giao, vì chàng đã chi tiền và khuyến khích Doãn lão bào chế giải dược, giúp họ hoàn toàn thoát khỏi sự khống chế của cổ trùng!
Việc nói thác là thuốc giải tạm thời để để lừa Long Giác Thần Quân mà thôi!
Doãn Nghệ Khuyết thượng đài, rút trâm bạc cắm vào giòng máu nóng đang tuôn chảy nơi cần cổ tử thi, rồi đưa lên ngửi và nếm thử.
Không thấy gì, lão lấy ra một lọ sành, rắc chất bột trắng bên trong vào máu, song chỉ hoài công!
Thần Y đứng lên vòng tay nói:
- Kính cáo Ban giám đài và chư vị đồng đạo! Lão phu không hề phát hiện chất độc trong máu nạn nhân!
Đến nước này thì Ban giám đài đành phải tuyên bố Sài Tuấn thắng trận, dù trong lòng họ rất hoài nghi.
Hiện tượng cuồng trí của Đại Lực Thần trước khi bị giết là điều họ thấy rõ, vì ngồi không xa trận địa, ngay mép đài hướng Bắc!
Tiếng khóc bi ai của vài nhà sư trẻ núi Ngũ Đài vang lên, hòa với tiếng niệm Phật thê lương.
Họ tiến lên lôi đài, nhặt xác Đại Lực Thần, đi thẳng về Sơn Tây không lưu lại nữa.
Sàn đài được cọ rửa để chuẩn bị cho buổi chiều.
Bạch Vân phương trượng tuyên bố nghỉ trưa, giữa giờ Mùi sẽ tiếp tục bằng trận đấu giữa Nam Cung Giao và Liêu Đông Thần Đao, kẻ thắng trận sẽ tranh chức Minh chủ với Sài Tuấn.
Quần hùng giải tán, lũ lượt trở về huyện thành Đăng Phong, hoặc vào lều vải của mình trong rừng tùng gần đấy.
Lực lượng của phe Nam Cung Giao rất đông, đã dựng hàng trăm lều san sát, có cả bếp ăn rất tươm tất, do anh em Thế Thiên hội đảm nhiệm.
Thấy Liêu Đông Thần Đao ngồi ở cửa lều gặm lương khô, Nam Cung Giao bước đến tươi cười:
- Mời Nhượng đại hiệp sang đây cùng tại hạ đấu rượu. Nếu đại hiệp thắng thì tại hạ sẽ bỏ cuộc vì say mèm, và chiều nay đại hiệp chỉ cần đả bại Sài Tuấn là thành Minh chủ!
Nhượng Lâm Thao đứng lên vái chào rồi nghiêm giọng:
- Lão phu rất vui lòng uống với công tử, nhưng chỉ vài chung. Lão phu muốn được cầm quân tiêu diệt bọn Hải tặc Phù Tang, bảo vệ bách tính vùng Duyên Hải Đông Nam, mới ra tranh chức Minh chủ võ lâm. Nay được thấy công tử cốt cách như rồng phượng, có thể đảm nhiệm trọng trách ấy, nên sẽ vui vẻ trở về Liêu Đông, nhưng mong công tử cẩn trọng đề phòng thủ đoạn mờ ám của Sài Tuấn.
Nam Cung Giao chăm chú nhìn gương mặt đoan chính và cương nghị kia, lòng vô cùng yêu mến.
Chàng chợt nẩy ra một ý hay, liền cười khanh khách:
- Xưa nay, có bậc anh hùng nào đa mang mà lập nên công trạng đâu?
Tại hạ vướng đến năm sáu ả Tố Nga, thời gian đâu dành cho việc công nữa?
Do vậy, chiều nay tại hạ sẽ đề nghị Ban giám đài lập thêm chức phó Minh chủ, để Nhượng túc hạ đảm nhiệm.
Đồng thời, tại hạ sẽ nhờ Thất vương gia ở Nam Kinh, tiến cử túc hạ làm Tích Giang Tổng trấn quân vụ.
Lúc ấy, túc hạ lo việc chống ngoại xâm, còn kẻ hèn này và đàn vợ đi giải quyết việc võ lâm.
Liêu công Thần Đao ngơ ngác:
- Còn Sài Tuấn thì sao?
Nam Công Giao thở dài:
- Lúc đầu tại hạ chỉ định đả bại y mà thôi! Song họ Sài ra lộ rõ bản chất thâm độc, tàn ác, nên tại hạ sẽ hủy cánh tay hữu của gã!
Nhượng Lâm Thao lắc đầu:
- Công tử hãy hủy cả hai cánh tay gã mới được! Chiêu đao mà Sài Tuấn thi triển là tuyệt học của Tả Hữu lão nhân, có thể dùng tay nào thi triển cũng được!
Nam Cung Giao giật mình:
- Thực thế sao?
Trịnh Mãng cười hềnh hệch xen vào:
- Công tử cứ chặt đủ hai tay, và tiện phăng cả dương v*t của gã là chắc ăn! Nếu không, sau này Sài Tuấn sẽ truyền bản chất độc ác sang con cháu họ Sài!
Liêu Đông Thần Đao phì cười:
- Thôi thì giết quách cho xong, như thế y còn đỡ khổ hơn!
Chiếu tiệc được bày ra ngay trên mảnh đất trống trong rừng, gồm toàn những cao thủ thượng thặng, không kể năm vị thiếu phu nhân xinh đẹp và Vân Dung.
Mọi người thành thực hân hoan trước sự tham dự của Liêu Đông Thần Đao.
Hoàng Ưng bảo chủ Tổ Nam Phi hồ hởi kéo Nhượng Lâm Thao ngồi xuống cạnh mình, hỏi ngay về thuật đánh đao:
Lạ thay, họ Nhượng tận tình giảng giải yếu quyết, không hề giấu diếm gì cả!
Ai cũng phải khâm phục khí độ của người quân tử áo vải đất Liêu Đông này!
Thần Đao uống rượu cũng hết lòng chẳng giữ sức cho cuộc chiến sắp tới, vì biết mình không phải là địch thủ của Nam Cung Giao.
Lão có nhãn quang rất tinh tường, nhận ra chàng trời vui tính kia đã tiến rất xa trên kiếm đạo, dù chỉ được xem đối phương đấu có một trận duy nhất.
Giữa tiệc, họ Nhượng ưu tư hỏi:
- Công tử đã có cách đối phó với chất kỳ độc của Sài Tuấn chưa?
Nam Cung Giao lắc đầu, quay sang hỏi Lưỡng Quảng Thần Y:
- Doãn lão bá có loại giải dược nào khả dĩ tạm dùng được hay không?
Doãn Nguyệt Khuyết cau đôi mày:
- Chất độc kỳ lạ kia không hề phản ứng với thuốc thử, do vậy, giải dược của lão phu hoàn toàn vô dụng!
Mọi người bắt đầu lo lắng, song Nam Cung Giao vẫn thản nhiên dặn dò:
- Chiều nay, trước khi tại hạ giao đấu với Sài Tuấn, phiền Doãn lão nhảy lên trao thuốc giải, bất cứ viên nào cũng được.
Chẳng ai hiểu gì cả, nhưng có hỏi thì Nam Cung Giao chỉ cười khà khà và không phúc đáp.
Giữa giờ Mùi, đại hội lại tiếp diễn.
Ban Giám đài cao giọng mời Nam Cung Giao và Liêu Đông Thần Đao.
Toàn trường ngơ ngác khi thấy hai đấu thủ say khướt, dắt dìu nhau thượng đài.
Thần Đao lảo đảo vòng tay nói:
- Kính cáo đồng đạo! Lão phu đấu rượu với Nam Cung Công tử, bị y hạ gục nên chẳng còn sức đâu mà đánh nhau nữa. Lão phu xin nhận bại!
Nói xong, lão khật khưỡng đi đến mép đài phía Đông, ngã xuống, nằm ngáy vang!
Quần hùng cười thỏa thích, và có kẻ rống lên, đề nghị sau này sẽ đấu rượu để chọn Minh chủ!
Ban giám đài chưa kịp mời Sài Tuấn thượng đài, thì Nam Cung Giao đã vòng tay nói:
- Kính cáo đồng đạo! Công việc của Minh chủ võ lâm rất đa đoan bề bộn, vì vậy, một người chẳng thể nào làm xuể. Do vậy, tại hạ mạo muội đề nghị từ nay trở đi, võ lâm sẽ chọn người thứ hai làm phó Minh chủ!
Mọi người nghe vậy liền xôn xao bàn tán, do dự bất quyết.
Nam Cung Giao bèn vái dài, mặt mày thiểu não, ngượng ngùng nói tiếp:
- Ngưỡng mong chư vị anh hùng lượng giải cho! Tại hạ bị năm ả la sát kia bó chân bó tay, e rằng không hoàn thành trọng trách, phải có người hỗ trợ mới được!
Quần hùng bật cười, đồng thanh tán thành. Ban giám đài cũng không phản đối, vì sợ Nam Cung Giao ngại việc trá bại thì nguy tọ Nhưng chẳng lẽ chàng lại muốn Sài Tuấn trở thành phó cho mình?
Bạch Vân phương trượng tuyên bố chấp thuận và mời Sài Tuấn lên.
Theo đài qui, hai người phải cỡi thắt lưng, phanh áo để kiểm tra.
Nam Cung Giao không mặc giáp.
Sài Tuấn cũng thế, áo trong của gã bằng lụa tím mềm mại!
Song phương chưa nhập trận thì Lưỡng Quảng Thần Y nhảy lên đài, đưa cho Nam Cung Giao một viên thuốc màu đỏ:
- Công tử hãy uống cho giã rượu!
Đài qui không cấm sử dụng thuốc men, vì thời ấy chẳng có thứ linh đan nào giúp người võ sĩ mạnh hẳn lên lập tức!
Nãy giờ Sài Tuấn chỉ lặng im quan sát, lòng rất hoài nghi vì biết đối phương là kẻ giảo hoạt, đầy mưu mẹo.
Khi thấy Nam Cung Giao uống viên thuốc, liền đoán đấy là Phòng Độc đan.
Điều này lại khiến gã yên tâm vì tin rằng trong thiên hạ không ai giải nổi chất độc tuyệt thế mà gã đã sở hữu.
Sài Tuấn chỉ mới luyện thành môn chưởng Trung Độc trước kỳ đại hội này không lâu. Trong đêm tấn công Hoàng Ưng bảo gã vẫn chưa hoàn tất!
Khi gã vận công thì chất độc vô song kia sẽ được dồn qua lòng bàn tay, tỏa vào không gian. Đối phương hít phải sẽ mê loạn tức thì, không còn làm chủ được đường gươm nữa!
Sài Tuấn tự nhủ là sẽ hạ thủ ngay trong những chiêu đầu tiên, chứ không kéo dài như đối với Đại Lực Thần, vì ngại câu: “đêm dài lắm mộng”!
Gã từ tốn ôm chuôi kiếm chào rất lễ độ rồi thủ thế chờ đợi.
Luật giang hồ đã qui định rằng ai kém tuổi hơn thì được quyền xuất thủ trước.
Nam Cung Giao cũng chào lại, miệng cười rất tươi, chẳng hề có sát khí, rồi lướt về phía đối thủ, kiếm dựng đứng, tốc độ không nhanh lắm!
Sài Tuấn cũng đã động thân, nhưng nhanh hơn nhiều.
Trong đao quang giấu diếm làn độc khí vô hình!
Nào ngờ, khi vừa chạm mặt đối phương, Sài Tuấn phát hiện màn kiếm ảnh kia nở lớn, chụp lấy mình, và không gian chung quanh chợt tối sầm, chẳng còn chút ánh sáng nào cả!
Thì ra Nam Cung Giao đã quyết trừ hại cho đời, bày đủ mưu mẹo để đối phương mạnh dạn tiếp chiêu, rồi hạ độc thủ.
Phép ngự kiếm và chiêu Vô Thủy Vô Minh không thể hữu dụng khi kẻ địch cứ né tránh di động mãi!
Sài Tuấn kinh hoàng múa tít bảo đao chống đỡ những luồng kiếm khí đang vây bủa.
Gã chỉ cần che chắn đầu cổ vì ngực bụng đã được Thủ Vương Nhuyễn Ty giáp bảo vệ.
Loại giáp mềm này tuy không kiên cố bằng Thiết Khuyên Giáp của Nam Cung Giao nhưng cũng thừa sức cản được lưỡi gươm cùn của chàng.
Sài Tuấn đã từng thọ thương dưới tay Nam Cung Giao nên biết rõ rằng thanh Lạc Điểu kiếm kia lụt nhách!
Ưu điểm thứ hai là Thủ Vương Nhuyễn Ty Giáp không dễ bị nhận diện, vì cũng giống như áo lụa thường.
Độc Trung Chưởng và áo giáp mềm chính là điều sở cậy của Sài Tuấn.
Giờ đây, gã chỉ cần thoát được chiêu đầu tiên là có thể phản kích và lấy mạng kẻ thù không đội trời chung.
Song thiên bất dung gian, Nam Cung Giao lại không có ý giết chết họ Sài, phần do lòng nhân phần vì Tử Phượng.
Chàng không thể giết người chồng cũ trước mặt nàng được! Do vậy, Nam Cung Giao không đâm vào ngực, bụng họ sài mà chỉ chặt đứt hai cánh tay của gã.
Tiếng thép ngưng bặt, kiếm quang mù mịt kia tan đi, để tiếng rên não nuột và thân hình tàn khuyết của Sài Tuấn lộ ra.
Quần hùng reo hò vang dội vì thấy kẻ ác đã bị trừng trị.
Sài Tuấn ngơ ngác nhìn hai cánh tay cụt sát khuỷu, rồi mê muội hỏi:
- Sao ngươi biết ta mặc bảo y?
Nam Cung Giao thở dài:
- Ta không biết! Nhưng thôi! Các hạ hãy đi đi!
Họ sài dường như tỉnh táo lại, mỉm cười ghê rợn:
- Ta muốn đứng đây để nhìn ngươi biến thành kẻ điên loạn, và khổ hơn chết nữa. Mùi hương hăng hắc mà ngươi đang ngửi chính là chất kỳ độc có một không hai, vô phương cứu chửa!
Nam Cung Giao kinh hãi nhảy lùi rời xa hai đoạn cánh tay dưới chân, ngồi xuống mé lôi đài vận công trục độc.
Quần hùng phẫn nộ chửi thề ỏm tỏi, trong lúc Sài Tuấn đắc ý ngửa cổ cười dài.
Nhưng có hai bóng người từ dưới đài phi thân lên, kiếm ảnh phủ kín họ Sài.
Đấy là hai gã thủ hạ trung thành của Nam Cung Giao.
Trịnh Tháo và Trình Mãng căm hận, chặt Sài Tuấn ra làm nhiều mảnh.
Năm nữ nhân đã thượng đài, quì chung quanh phu tướng mà khóc nức nở!
Lưỡng Quảng Thần Y vội quát:
- Các nàng hãy mau lùi xa, hơi độc bị trục ra ngoài vẫn còn hại được người khác!
Cẩn Nhục Đầu Đà nóng ruột xấn tới xua đuổi:
- Ra chỗ khác mà khóc, đừng làm rối thêm!
Bạch Vân phương trượng vội cho người về núi Thiếu Thất mời Thiền Sơn trưởng lão đến.
Bạch Võ thiền sư xung phong nhận nhiệm vụ, phi thân lướt đi như gió thoảng.
Vài khắc sau, vị sư già nhất chùa Thiếu Lâm đến nơi. Ông ngồi ngay xuống phía sau học trò, dùng luồng chân nguyên Liên Hoa hỗ trợ cho nỗ lực của Nam Cung Giao!
Nội lực trăm năm trút vào cơ thể nạn nhân như thác lũ, thanh lọc mọi tạp chất ra ngoài.
Cuối cùng, Thiền sư rút tay về, và Nam Cung Giao mở mắt đứng lên trong nỗi hân hoan cuồng nhiệt của mấy ngàn người.
Họ vừa hô vang:
- Nam Cung minh chủ!
Thì Nam Cung Giao xua tay, uể oải nói:
- Tại hạ tuy thoát chết nhưng phải mất hàng năm mới khôi phục được công lực. Tại hạ đề nghị Liêu Đông Thần Đao tạm giữ quyền Minh chủ, còn chức Phó giao cho Trại Phụng Tiên! Sau này tại hạ bình phục hẳn, sẽ nhận ngôi Minh chủ, và hai người kia làm phó!
Lời của kẻ vừa sống lại bao giờ cũng được mọi người tôn trọng, thế là Trại Phụng Tiên được mời lên.
Gã vô cùng xúc động trước vinh quang bất ngờ này, vái chào cử tọa rồi nghẹn ngào nói:
- Tại hạ xin nguyện xả thân vì chính khí võ lâm!
Đây là phần thưởng xứng đáng cho một bậc anh hùng có tâm địa quang minh chính trực.
Mạc Triều Dương bị rơi đài mà không hề oán giận hay hổ thẹn, vui vẻ ở lại xem người khác tỷ thí. Nhờ vậy mà gã đã lọt vào mắt xanh của Nam Cung Giao!
Chìu theo ý tân Minh chủ. Ban giám đài tuyên cao đúng như thế, rồi trao Minh chủ lệnh kỳ.
Nam Cung Giao nhận lấy, đưa lại cho Nhượng Lâm Thao!
Đại hội bế mạc, quần hào giải tán trở về cố quận.
Nam Cung Giao được đưa vào lều tắm gội, thay y phục, trong lúc các thủ hạ nhổ trại!
Xong xuôi, Nam Cung Giao đang định lên ngựa thì Tổ Vân Dung đến từ giã.
Năm nàng kia đứng gần đấy, liếc mắt sòng sọc nên Vân Dung chẳng nói được gì chỉ nhìn chàng ai oán.
Nam Cung Giao định vỗ về an ủi thì nghe có tiếng vó ngựa phi sầm sập, liền nhìn ra.
Kỵ sĩ áo xanh to béo vạm vỡ kia chính là cha chàng, Tam Bôi tiên sinh Nam Cung Bột!
Lão dừng cương nhảy xuống, cười ha hả, dang tay ôm lấy con trai cưng.
Nào ngờ Tổ Vân Dung rút kiếm nhanh như chớp, đâm thanh Thái A Bảo Kiếm xuyên từ sườn bên này sang sườn bên kia, khiến Nam Cung Bột rú lên, buông con trai ra, ngã lăn xuống đất!
Nam Cung Giao tưởng như bầu trời sụp đổ, quì xuống lay gọi, khóc lóc và ngước lên mắng Vân Dung:
- Sao nàng lại giết cha ta?
Vân Dung tái mặt thảng thốt đáp:
- Tiểu muội đâu biết lão là ai, chỉ cảm thấy lão rất xấu và đang có ý giết đại ca!
Năm nữ nhân kia vừa khóc vừa nguyền rủa Vân Dung.
Những người khác thì thở dài thườn thượt, không ngờ kết cục lại bi thảm thế này!
Hoàng Ưng bảo chủ Tổ Nam Phi quì xuống lạy xác Nam Cung Bột, và lạy cả Nam Cung Giao, rầu rĩ nói:
- Gia muội điên khùng gây ra hậu quả khủng khiếp này! Tại hạ xin tự sát để chuộc lỗi cho bào muội!
Nam Cung Giao bỗng xua tay, đôi mày kiếm nhăn tít lại:
- Khoan đã! Dường như đây là kẻ giả mạo!
Mọi người mừng rỡ xúm lại xem.
Nam Cung Giao khám hai tay áo rộng của tử thi phát hiện bàn tay hữu nắm ngược chuôi một thanh tiểu đao nhọn hoắt.
Nam Cung Giao hân hoan cao giọng gọi:
- Trịnh Tháo! Người hãy lột mặt nạ lão cho ta!
Họ Trịnh lấy một hũ sành nhỏ đổ lên mặt xác chết rồi xoa mạnh.
Quả nhiên lớp thuốc hóa trang tan ra, để lộ dung mạo của Quỷ Côn Đường Cổ Ngưu.
Tiếng cười rộn rã vang lên, chỉ ngưng khi họ thấy Nam Cung Giao bước đến ôm Vân Dung, hôn lên má nàng để cảm tạ.
Chàng quay sang nói với năm nàng kia:
- Số ta sáu vợ, các nàng muốn ta lấy Vân Dung hay lấy người khác?
Dĩ nhiên họ chấp thuận Linh Cảm nữ nhân, kẻ đã cứu họ thoát khỏi cảnh góa bụa!
Vân Dung thẹn thùng nhận lời chúc tụng của mọi người, và thản nhiên nói:
- Đại ca sai rồi! Tiểu muộn linh cảm rằng đại ca có chín vợ mới đúng!
Hoàn Cơ nghe xong ngã lăn ra ngất xỉu miệng lảm nhảm:
- Chìm thuyền! Chìm thuyền!
Chỉ đến chiều thì cả thành biết rõ về cuộc chiến ở núi Đồng Bách.
Dĩ nhiên, nửa vạn hào kiệt tứ hải hết lời tán tụng cơ trí và võ nghệ của Nam Cung Giao.
Đám hảo hán tuổi trẻ tôn sùng chàng đến nỗi tụ tập trước lữ quán nơi chàng ở trọ, đồng thanh hét lên:
- Nam Cung minh chủ! Nam Cung minh chủ!
Họ rất có lý vì khi chàng đã giết được Đông Hải thần tăng thì không còn đối thủ nữa!
Nhưng bên trong khách điếm, năm vị phu nhân của Nam Cung Giao đang rầu thúi ruột.
Sở Nhu và Đinh Tử Phượng cũng đã gởi con thơ cho cha mẹ chồng, gia nhập đoàn quân viễn chinh, lý do thứ nhất là vì lo lắng cho trượng phu, thứ hai, họ muốn có mặt trong ngày chàng đăng quang ngôi Minh chủ võ lâm!
Khổ nỗi, từ sau trận Đồng Bách sơn, Nam Cung Giao không cười nữa, và cũng chẳng nói câu nào với năm người vợ trẻ đẹp.
Nghĩa là chàng đã phát hiện việc họ sai hai gã họ Trịnh ám toán Long Giác Thần Quân và Đông Hải thần tăng.
Chàng không tiếc mạng Khương Quang Bật nhưng lại áy náy vì giết trụ trì chùa Phổ Đà.
Ý chàng chỉ muốn chặt tay hoặc phế võ công lão mà thôi.
Thực ra Đông Hải thần tăng cũng chưa gây nên tội lỗi gì, trừ việc cho người đánh lén chàng trên Thiếu Lâm tự.
Chàng đủ tỉnh táo để hiểu rằng mình sẽ chết hoặc tàn phế nếu Đông Hải thần tăng không đột nhiên bế tắc chân khí. Song chính những lời tán tụng của đồng đạo võ lâm đã khiến chàng hổ thẹn và chua xót.
Đầu canh ba đêm ấy, Nam Cung Giao nhảy cửa sổ, vượt tường lữ điếm, đi lên núi Thiếu Thất.
Sương thu lạnh lẽo thấm vào da thịt, làm nguội bớt lửa lòng, và cảnh trời sao mênh mông bên trên dãy Tung Sơn kia khiến chàng cảm nhận được sự nhỏ bé của kiếp người!
Trong đêm thanh vắng, tiếng khóc trở giấc của một đứa bé trong gian nhà tranh dưới chân núi vang lên rất rõ, nhắc nhở Nam Cung Giao nhớ đến con mình. Chàng khựng lại, vỗ trán tự lẩm bẩm:
- Giao ơi là Giao! Sao mi lại có thể hồ đồ đến thế nhỉ? Đông Hải thần tăng tu hành không trót, phải chịu báo ứng của nghiệp quả, nếu ta chết thì mới gọi là oan uổng, khiến con thơ không cha, vợ đẹp không chồng.
Chàng cười khà khà, nghe lòng thanh thản, quay trở về khách điếm.
Năm nữ nhân đã phát hiện sự vắng mặt của Nam Cung Giao, đang ngồi khóc với nhau.
Họ đoán chàng lên chùa Thiếu Lâm thú tội với Thiền Sơn trường lão và xin được rút lui không ra tranh chức Minh chủ võ lâm nữa!
Nam Cung Giao bước vào, năm nàng mừng rỡ xúm đến.
Bảo Thoa ngượng ngùng hỏi:
- Phải chăng tướng công giận bọn thiếp nên định bỏ cuộc!
Nam Cung Giao mỉm cười, nheo mắt đáp:
- Ta ra ngoài để suy nghĩ xem đêm nay nên ngủ với ai trước!
Các nữ nhân biết bão đã an, mừng rỡ cười khúc khích, cấu xé chàng tơi bời hoa lá!
Lát sau, Nam Cung Giao về phòng để ngủ, mai mới có sức mà thượng đài.
Nào ngờ, chàng vừa cởi xong áo ngoài thì cửa phòng hé mở, và Hoàn Cơ lách vào, thẹn thùng nói:
- Bốn ả quỷ cái kia bảo thiếp đến hầu hạ tướng công để chàng thêm hồng vận mà đoạt chức Minh chủ? Trong suốt mấy ngàn năm lịch sử, người Trung Hoa luôn tin vào sự may mắn khi được gần gũi người trinh nữ. Do vậy, thê thiếp của Nam Cung Giao cũng không ngoại lệ.
Chàng phì cười, định nói rằng:
- May đâu chẳng thấy, gân cốt rã rời thì có!
Nhưng chàng không nỡ vì sợ Hoàn Cơ tủi thân và hổ thẹn.
Nãy giờ nàng ta bối rối, đứng vân vê tà áo, cứ như muốn rút hết chỉ ra.
Nam Cung Giao bước đến, bồng ái thê, hôn nàng rồi thì thầm:
- Họ nói đúng đấy! Cơ muội chính là vận may của ta!
Rốt cuộc, sáng hôm sau bọn Nam Cung Giao đến núi Thiếu Thất hơi trễ, bị Bạch Vân phương trượng quở trách:
- Sư đệ chậm chân khiến lão nạp đứng ngồi không yên!
Chàng cười đáp:
- Bẩm Phương trượng sư huynh! Tiểu đệ bị vận may quyến rũ nên dậy trễ!
Các cao tăng ngơ ngác chẳng hiểu chàng nói gì!
Bạch Từ hỏi lại:
- Sư đệ nói vận may nào?
Hai gã họ Trịnh phá lên cười hô hố, còn Hoàn Cơ đỏ mặt tía tai, cắm những chiếc móng tay sắc nhọn vào eo lưng Thần Nữ Tiền Vân Mi và Đinh Tử Phượng! Hai ả quân sư quạt mo này rú lên và cười sặc sụa.
Lời tuyên cáo khai mạc đại hội của Phương trượng chùa Thiếu Lâm vừa dứt là có người lên đăng ký ngay.
Dù thanh danh của Nam Cung Giao đã lẫy lừng nhưng chẳng phải vì thế mà ai cũng sợ, nhất là các cao thủ phương xa.
Họ không tin rằng chàng trai trẻ tuổi kia lại tài giỏi đến mức ấy!
Qua lời đồn đại họ biết Nam Cung Giao có bảo y hộ thân, nhưng khi thượng đài, chàng sẽ phải cởi ra, mất đi ưu thế. Còn giả như chàng ta danh phù kỳ thực thì họ sẽ nhảy xuống đài nhận bại, chẳng thể chết được!
Trong số tám mươi lăm người dự thí, có mặt Bang chủ Hồ bang Sài Tuấn và một số cao thủ lừng danh khác như: Liêu Đông Thần Đao Nhượng Lâm Thao, Tây Thục Đệ Nhất Kiếm Tề Quốc Phu, Trại Phụng Tiên Mạc Triều Dương đất Vân Nam, Sơn Tây Đại Lực Thần Chu Thế Hanh..
Ban giám khảo dựa vào thành tích quá khứ, ước lượng trình độ võ công của từng người mà xếp vào năm hạng khác nhau.
Họ sẽ tranh tài theo phương thức loại trực tiếp, ai đã thua một trận là bị gạch tên.
Do nhân số mỗi bảng không chẳn nên phải tổ chức rút thăm, chọn một người may mắn vào thắng vòng sau.
Nam Cung Giao đã cử Vân Dung lên lựa thăm giùm, và với khả năng ngoại cảm tuyệt vời, cô đã chọn trúng phóc!
Vân Dung theo bào huynh tham gia cuộc chiến Đồng Bách sơn và đến cả đây dự Đại hội, nhưng nàng e ngại năm cặp mắt sắc như dao của bọn Hoàn Cơ nên không dám đến gần Nam Cung Giao.
Chính chàng đã chủ động giới thiệu nàng với thê thiếp.
Năm mụ la sát kia tuy tươi cười nhưng trong lòng tức anh ách, nhìn bộ ngực dễ nể của Vân Dung với ánh mắt ghen ghét!
Họ linh cảm rằng ả ngốc, vú to kia chính là tay chèo thứ sáu trên con thuyền tình ái của Nam Cung Giao!
Năm ngày sau, vòng loại thứ nhất đã xong, bảng của Nam Cung Giao còn chín người, kể cả chàng, nên lại phải rút thăm!
Vân Dung nhanh nhẩu lên trước tiên và làm cho Đại hội ngẩn ngơ khi lại lấy đúng thẻ tre có đánh dấu!
Nhưng không ai bất bình về việc Nam Cung Giao được nghỉ ngơi dài dài!
Những người cùng bảng còn mừng vì chàng không thượng đài, để trở thành đối thủ của một trong bọn họ!
Đấu với chàng thì thua là cái chắc! Tuy chẳng dám mong ước ngôi Minh chủ, song việc vào vòng trong là vinh dự mà ai cũng khao khát. Sau này họ có thể vỗ ngực mà kể cho con cháu nghe rằng mình đã từng qua được hai ba vòng, tiến rất sát Chức Minh chủ võ lâm.
Trong suốt những ngày ân huệ đó, năm nữ nhân đã bắt Nam Cung Giao dắt mình đi thăm thú các thắng cảnh trên dãy núi Tung Sơn.
Dù học võ nhưng họ vẫn là nữ nhân, khoái thưởng thức cái đẹp hơn là cảnh đánh đá nhau vỡ đầu sứt trán.
Các nàng đã nhìn Vân Dung bằng ánh mắt dịu dàng hơn, vì kẻ đang vui bao giờ cũng rộng lượng!
* * * * *
Sáng mười bốn, vòng chung kết được khai mạc, bởi mỗi bảng chỉ còn một người, đó là Nam Cung Giao, Sài Tuấn, Sơn Tây Đại Lực Thần Chu Thế Hanh, Trại Phụng Tiên Mạc Triều Dương và Liêu Đông Thần Đao Nhượng Lâm Thao.
Điều đáng kinh ngạc là Nam Cung, Giao chỉ phải đấu có đúng một trận, vì lần nào Vân Dung cũng chính xác.
Ban giám đài nghe nhiều lời dị nghị liền thay thẻ tre và bịt mắt Vân Dung lại, nhưng nàng vẫn thắng!
Quần hùng phục lăn, đặt cho nàng danh hiệu Linh Cảm nữ nhân.
Vòng chung kết nàng lại phải bốc thăm.
Sơn Tây Đại Lực Thần, một gã trung niên to xác, khỏe như voi, sử dụng cây thiết chùy nặng sáu mươi cân hậm hực nói:
- Lần này, Nam Cung công tử phải tự mình rút thăm, không được đưa con bé thầy bói kia lên bốc thay nữa!
Chẳng phải ai cũng tán thành ý kiến của Chu Thế Hanh, vì bọn nam nhân đều thích ngắm thân hình tuyệt đẹp của Vân Dung! Và ngôi Minh chủ đã chắc chắn thuộc về Nam Cung Giao, thắc mắc chi cho mệt.
Song Ban giám đài đã đồng ý, còn Nam Cung Giao thì vui vẻ nói:
- Tại hạ sẽ nhận thăm cuối cùng, nhường cho tứ vị rút trước!
Quần hùng phá lên cười khi thẻ tre thứ năm lại cho phép Nam Cung Giao tiếp tục nghỉ ngơi!
Bảo Thoa gật gù đắc ý, nói với các nàng kia:
- Té ra Vân Dung không có tài cán gì! Chẳng qua tướng công nhờ có “hồng vận” của Mã đại thư đấy thôi?
Hoàn Cơ thẹn đỏ mặt, đấm liên hồi vào vai Bảo Thoa.
Trên đài, Đại Lực Thần bực bội chửi đổng:
- Mẹ kiếp, đúng là có ma! Gã tiểu tử này mà đánh bài với ai thì người ấy cháy túi!
Chu Thế Hanh được mời rút thăm, trở thành đối thủ của Sài Tuấn.
Như vậy, cặp thứ hai là Liêu Đông Thần Đao, Trại Phụng Tiên, và hai người này thi đấu trước!
Liêu Đông Thần Đao tuổi ngũ tuần, người tầm thước, râu chổi xể, oai vệ, mắt sáng như sao. Nhượng Lâm Thao hùng cứ sáu đảo Liêu Đông, ít khi vào Trung Nguyên nhưng thanh danh vang dội miền Tái Bắc, chưa biết bại là gì!
Còn Trại Phụng Tiên Mạc Triều Dương tuổi mới ba mươi tám, thân thể khôi vĩ, tuấn tú, sử dụng cây Phương Thiên Họa Kích, vũ khí của Lữ Bố thời Tam Quốc, tức Lữ Phụng Tiên hay Lữ ôn Hầu.
Do đó, Mạc Triều Dương mặc giáp mềm chỉ bạc, đầu đội Ngân quan có gắn hai cọng lông đuôi chim trĩ, trông giống hệt Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Đình!
Người võ lâm thấy thế liền gọi gã là Trại Phụng Tiên!
Nhưng Mạc Triều Dương là kẻ thực sự có tài chứ không phải phường tuồng. Gã tung hoành khắp miền Vân Quí, chưa hề gặp đối thủ, oai danh lan sang cả đất Tây Khương và Tứ Xuyên.
Tóm lại, song phương đều là những đại cao thủ ngang tài ngang sức, hứa hẹn cống hiến một trận đấu long trời lở đất.
Quần hùng phấn khởi reo hò cỗ vũ, đốc thúc hai đấu thủ nhập cuộc.
Mạc Triều Dương nhỏ tuổi hơn, ôm kích chào rồi tấn công trước.
Kích thuộc loại trường binh, xếp hàng thứ tư trong binh khí phổ, sau kiếm, đao và trường thương! Trật tự này chỉ dựa trên tính chất uyên thâm, ảo diệu của phép đánh chứ không phải ai cầm kiếm thì lợi hại hơn kẻ cầm đao!
Nghĩa lã vũ khí nào cũng vậy, chỉ ăn thua người sử dụng đạt đến trình độ cao hay thấp.
Và Trại Phụng Tiên là người đánh kích giỏi nhất võ lâm.
Cây Phương Thiên Họa Kích của gã bay lượn như rồng thiêng, mãnh liệt song không kém phần uyển chuyển, linh hoạt.
Các loại binh khí dài đều chủ yếu ra đòn bằng lực đạo hai cánh tay, đôi Iúc mượn cả sức của vai và lưng. Vì vậy, tư thế giao đấu của Trại Phụng Tiên rất oai vũ và đẹp mắt, được khán giả trầm trồ khen ngợi!
Họ Mạc hừng chí tấn công như vũ bão, thân kích được đánh bóng như gương, phản chiếu ánh dương quang tạo nên màn kích ảnh vô cùng diễm lệ.
Liêu Đông Thần Đao chẳng hề nao núng, múa tít bảo đao chống đỡ.
Đao pháp của họ Nhượng phóng khoáng, trầm ổn, ảo diệu mà không ác độc, đúng là sở học của bậc quân tử.
Lão chỉ tấn công từ mặt đến rốn, không có thế nào nhắm mục tiêu thấp hơn.
Điều này đã khiến Nhượng Lâm Thao chịu thiệt thòi khi giao đấu.
Nam Cung Giao lấy làm lạ, hỏi nhỏ Vân Dung:
- Hiền muội thử nhìn kỹ xem Liêu Đông Thần Đao là người tốt hay xấu?
Vân Dung mỉm cười:
- Lão ta rất tốt! Giống như đại ca vậy!
Nam Cung Giao gật gù, không hỏi thêm, tiếp tục xem đấu võ.
Lúc này, Mạc Triều Dương đã vận công đến độ chót, vũ lộng cây trường kích, ra đòn như bão táp mưa sa, ánh bạc che mờ cả đao quang.
Đã hơn ba khắc thời gian, nếu kéo dài họ Mạc sẽ xuống sức trước đối phương.
Tiếng thép chạm nhau vang rền, Liêu Đông Thần Đao chỉ nhấp nhô vài lượt đã áp sát đối thủ bằng một bộ pháp cực kỳ tinh diệu, và chiếm được thượng phong.
Trại Phụng Tiên vội thu kích về, nắm đoạn giữa mà chống cự, tìm cách bức ra để phát huy ưu thế của trường binh.
Nhưng Nhượng Lâm Thao không dại gì đánh mất lợi thế, bám sát đối phương, đánh hàng loạt chiêu thần tốc.
Lúc này mọi người mới được thưởng thức trình độ khoái đao siêu việt của họ Nhượng, vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.
Trại Phụng Tiên phải lùi dần trước những thế đao tựa ánh chớp, cuối cùng rơi xuống đài!
Quần hùng reo hò như sấm, át cả tiếng tuyên bố tên kẻ thắng trận của Bạch Vân phương trượng.
Họ Nhượng không hề tỏ vẻ tự đắc, cung kính chào Ban giám đài và cử tọa rồi chậm rãi đi xuống.
Trận thứ hai được bắt đầu ngay, để có thể kết thúc trong buổi sáng.
Sài Tuấn hôm nay mặc võ phục đen viền vàng, khăn cột tóc mầu trắng.
Gương mặt tuấn tú, cương nghị của họ Sài đã làm ngây ngất lòng một số nàng nữ hiệp đang đứng dưới.
Họ không say đắm Nam Cung Giao vì chàng đã có quá nhiều vợ, và không đẹp trai bằng Sài Tuấn.
Hoàn Cơ hỏi kháy Tử Phượng:
- Lạ thực! Rõ ràng dung mạo họ Sài xinh đẹp hơn tướng công, vì sao ngươi lại bỏ gã?
Tử Phượng thản nhiên đáp:
- Đại thư có thích Sài Tuấn thì tiểu muội nhường! Nhưng xin cảnh cáo trước rằng gã ấy chỉ tốt mã chứ ruột thì chẳng bằng một nửa của tướng công nhà ta!
Vừa nói nàng vừa xoa hông Hoàn Cơ và nháy mắt.
Mã Tiểu thư hiểu ngay, mặt đỏ rần, giả đò mắng:
- Té ra ngươi ám chỉ việc ấy, đúng là đồ không biết xấu hổ!
Sở Nhu hiền lành nhất bọn mà giờ cũng lên tiếng chọc ghẹo Hoàn Cơ:
- Đại thư mới là người không biết xấu, cứ quấn riết lấy tướng công chẳng chịu nghĩ gì đến bọn tiểu muội!
Quả thực Hoàn Cơ đã bén mùi ân ái, đêm nào cũng mò vào phòng Nam Cung Giao.
Bảo Thoa gắt nhỏ:
- Đừng đùa nữa! Hãy nhìn lên đài kia kìa!
Thì ra song phương đã bắt đầu cuộc so tài.
Đại Lực Thần Chu Thế Hanh đang vung cây chủy thép dài ba xích hai thốn, nặng sáu mươi cân, giáng những đòn sấm sét vào lưỡi đao của Sài Tuấn.
Họ Chu mặc võ phục nâu bằng lụa tốt, bó sát thân hình lực lưỡng, cuồn cuộn những bắp thịt rắn chắc. Hai cánh tay gã lớn cỡ bắp đùi của nữ nhân, lực đạo ngàn cân, e rằng Hạng Võ thuở xưa cũng không hơn nổi!
Gã là đệ tử tục gia chùa Phật Quang núi Ngũ Đài sơn, một trong những cái nôi của Phật Giáo Trung Hoa.
Tuy nhiên, dung mạo Chu Thế Hanh chẳng có gì giống với con nhà Phật, mà na ná giống Trương Dực Đức thời Tam Quốc, râu hùm tua tủa, mắt ốc nhồi, mũi lân, trán thấp.
Về tính tình thì họ Chu cũng nóng nảy, càn quấy chẳng kém Trương Phi.
Chùa Phật Quang nhiều phen phải hao tài tốn của bồi thường cho thiên hạ. Nhưng gã ta chính là niềm hy vọng lớn nhất của Ngũ Đài sơn, trong đại hội này!
Võ Đường mở ra khắp nước Trung Hoa, ai cũng có thể học được, song chẳng phải người nào cũng thành danh.
Điều kiện thứ nhất là căn cơ, gân cốt có thích hợp hay không? Thứ hai là yếu tố thầy dạy, thầy dốt thì trò chẳng khá nổi, thứ ba mới đến sự khổ luyện.
Thế Hanh tuy học chữ không vào nhưng học võ thì nhanh, lại được trời ban cho một sức mạnh cử đỉnh bạt sơn, nên tiếp thu hết tinh hoa của pho Tảo Vân chùy pháp, tuyệt học núi Vũ Đài!
Giờ đây, Đại Lực Thần oai mãnh như thiên tướng, bủa từng đợt sóng chùy vũ bão, đẩy lùi dần đối thủ.
Nhưng không phải Sài Tuấn hoàn toàn kém thế, gã chỉ tránh né chút nhuệ khí ban đầu của họ Cung đấy thôi!
Trâu bò húc nhau thì dựa vào sức mạnh, song con người lại có cái đầu thông tuệ, quyền biến, biết lúc nào nên cương hoặc thủ.
Sài Tuấn tận dụng bộ pháp linh hoạt, tiến thoái hợp lý, tránh những đòn nặng nề, phản kích bằng những thế đao vô cùng hiểm ác và nhanh nhẹn.
Sức mạnh của Thiết Chùy tập trung cả ở trái cầu thép tợ như quả chùy ở đầu, nên đao của Sài Tuấn chỉ dám va chạm vào đoạn thân chùy.
Tiếng thép tốt lúc thì ngân nga, lúc thì chát chúa!
Luật bù trừ của tạo hóa luôn luôn đúng! Kẻ to xác, lớn xương thì thường khỏe mạnh, nhưng lại chậm chạp vì họ quá nặng nề.
Đại Lực Thần cũng vậy, gã chẳng thể nhảy nhót mau lẹ, linh hoạt bằng đối phương được!
Đã trăm chiêu trôi qua mà họ Chu vẫn chưa làm gì được tên nhãi ranh kia, liền động nộ dồn sức ra đòn liên tiếp.
Hụt mục tiêu, chùy sắt đập nát ván dầy của sàn lôi đài.
Nóng nảy là điều tối kỵ trong giao đấu, do vậy Thiện Hoa thiền sư thầy của gã, ở dưới đã nhắc tuồng bằng cách niệm Phật.
Chu Thế Hanh thức tỉnh, ra chiêu điềm đạm hơn, công thủ đều có đủ, khiến Sài Tuấn vô cùng thất vọng, thầm nguyền rủa lão sư già chết tiệt kia.
Nhưng Thiện Hoa không hề phạm đài qui, ông chỉ niệm Phật chứ đâu có nói gì khác?
Nãy giờ Nam Cung Giao rất thắc mắc, không hiểu họ Sài sở cậy vào công phu gì để đến đây tranh chức Minh chủ!
Xét ra, đao pháp của gã còn thua cả Liêu Đông Thần Đao, và Đài qui không cho thi triển Chấn Phủ Thần Âm, xem nó là tà công. Còn ám khí, độc dược thì dĩ nhiên cấm tuyệt!
Chàng liền bước đến chỗ Tử Phượng, hỏi nhỏ:
- Phượng muội! Tà công mà Sài Tuấn khổ luyện phải chăng nằm ở tay tả?
Tử Phượng áy náy đáp:
- Quả thực là thiếp không biết rõ, chỉ mang máng hiểu rằng công phu ấy dính dáng đến chất độc!
Hoàn Cơ thừa dịp trả đũa, bĩu môi nói:
- Kỳ quái thực! Vợ chồng đầu ấp tay gối mà ngươi chẳng biết gì cả, ai tin được?
Tử Phượng đanh đá đáp:
- Thế đại Thư có biết mông của tướng công có mấy nốt ruồi son hay không?
Hoàn Cơ bối rối, thẹn thùng:
- Ta... Ta đâu để ý đến việc ấy làm gì?
Ba nàng kia cũng không biết liền nhao nhao hỏi:
- Thế thì mấy cái?
Tử Phượng cười ngất:
- Ba Cái
Nam Cung Giao ngượng ngùng:
- Sao nàng dám đem ta ra làm đề tài giễu cợt?
Và chàng tự hỏi mông mình có đúng là mang ba điểm son hay không?
Lúc này, trên lôi đài, Sài Tuấn bắt đầu thay đổi đấu pháp.
Gã liên tiếp tung mình lên cao đánh xuống đầu đối thủ, nhưng lần nào đũng bị Đại Lực Thần đẩy văng ra!
Sau năm lần như vậy, Sài Tuấn dường như chán nản, bỏ đấu pháp ấy, xoay qua cách khác.
Gã lướt quanh họ Chu, như đèn cù, đao quang mù mịt.
Chợt Chu Thế Hanh gầm lên ghê rợn, vung chùy đánh nhầu, lực thì mạnh mẽ nhưng chiêu thức rối loạn, sơ hở rất nhiều.
Thiện Hoa thiền sư vội vận công niệm rất lớn:
- A di đà phật!
Nhưng gã học trò to xác của ông vẫn không chịu nghe lời, và Sài Tuấn ập vào đao ảnh mở rộng, trùm lấy họ Chu.
Đại Lực Thần thét lên thảm thiết một tiếng ngắn ngủi rồi ngã vật xuống sàn lôi đài.
Đầu gã lìa cổ, lăn lông lốc đến tận mép đài. Còn ngực gã đã bị lưỡi đao của họ Sài rạch nát.
Toàn trường lặng người trước cái chết thảm khốc của Chu Thế Hanh, chỉ tỉnh lại khi Sài Tuấn vòng tay nói với vẻ ăn năn:
- Tại hạ mới thi triển chiêu đao này lần đầu nên không biết nó lợi hại và tàn nhẫn đến thế, lòng vô cùng hối hận!
Gương mặt buồn rầu kia đã chiếm được lòng tin của quần hùng.
Nhưng Liêu Đông Thần Đao đã cao giọng:
- Chiêu đao ấy không thể giết nổi Đại Lực Thần! Xin Ban giám đài cho kiểm tra lại, vì lão phu đoán rằng y bị hạ độc!
Các nhà sư Ngũ Đài sơn cũng lên tiếng đòi kiểm nghiệm thi thể.
Quần hùng liền đề cử Lưỡng Quảng Thần Y Doãn Nghệ Khuyết.
Sau trận Đồng Bách sơn danh tiếng của Doãn lão đã nổi như cồn, và trở thành ân nhân của hơn năm trăm hào kiệt võ lâm.
Tất nhiên họ cũng biết ơn cả Nam Cung Giao, vì chàng đã chi tiền và khuyến khích Doãn lão bào chế giải dược, giúp họ hoàn toàn thoát khỏi sự khống chế của cổ trùng!
Việc nói thác là thuốc giải tạm thời để để lừa Long Giác Thần Quân mà thôi!
Doãn Nghệ Khuyết thượng đài, rút trâm bạc cắm vào giòng máu nóng đang tuôn chảy nơi cần cổ tử thi, rồi đưa lên ngửi và nếm thử.
Không thấy gì, lão lấy ra một lọ sành, rắc chất bột trắng bên trong vào máu, song chỉ hoài công!
Thần Y đứng lên vòng tay nói:
- Kính cáo Ban giám đài và chư vị đồng đạo! Lão phu không hề phát hiện chất độc trong máu nạn nhân!
Đến nước này thì Ban giám đài đành phải tuyên bố Sài Tuấn thắng trận, dù trong lòng họ rất hoài nghi.
Hiện tượng cuồng trí của Đại Lực Thần trước khi bị giết là điều họ thấy rõ, vì ngồi không xa trận địa, ngay mép đài hướng Bắc!
Tiếng khóc bi ai của vài nhà sư trẻ núi Ngũ Đài vang lên, hòa với tiếng niệm Phật thê lương.
Họ tiến lên lôi đài, nhặt xác Đại Lực Thần, đi thẳng về Sơn Tây không lưu lại nữa.
Sàn đài được cọ rửa để chuẩn bị cho buổi chiều.
Bạch Vân phương trượng tuyên bố nghỉ trưa, giữa giờ Mùi sẽ tiếp tục bằng trận đấu giữa Nam Cung Giao và Liêu Đông Thần Đao, kẻ thắng trận sẽ tranh chức Minh chủ với Sài Tuấn.
Quần hùng giải tán, lũ lượt trở về huyện thành Đăng Phong, hoặc vào lều vải của mình trong rừng tùng gần đấy.
Lực lượng của phe Nam Cung Giao rất đông, đã dựng hàng trăm lều san sát, có cả bếp ăn rất tươm tất, do anh em Thế Thiên hội đảm nhiệm.
Thấy Liêu Đông Thần Đao ngồi ở cửa lều gặm lương khô, Nam Cung Giao bước đến tươi cười:
- Mời Nhượng đại hiệp sang đây cùng tại hạ đấu rượu. Nếu đại hiệp thắng thì tại hạ sẽ bỏ cuộc vì say mèm, và chiều nay đại hiệp chỉ cần đả bại Sài Tuấn là thành Minh chủ!
Nhượng Lâm Thao đứng lên vái chào rồi nghiêm giọng:
- Lão phu rất vui lòng uống với công tử, nhưng chỉ vài chung. Lão phu muốn được cầm quân tiêu diệt bọn Hải tặc Phù Tang, bảo vệ bách tính vùng Duyên Hải Đông Nam, mới ra tranh chức Minh chủ võ lâm. Nay được thấy công tử cốt cách như rồng phượng, có thể đảm nhiệm trọng trách ấy, nên sẽ vui vẻ trở về Liêu Đông, nhưng mong công tử cẩn trọng đề phòng thủ đoạn mờ ám của Sài Tuấn.
Nam Cung Giao chăm chú nhìn gương mặt đoan chính và cương nghị kia, lòng vô cùng yêu mến.
Chàng chợt nẩy ra một ý hay, liền cười khanh khách:
- Xưa nay, có bậc anh hùng nào đa mang mà lập nên công trạng đâu?
Tại hạ vướng đến năm sáu ả Tố Nga, thời gian đâu dành cho việc công nữa?
Do vậy, chiều nay tại hạ sẽ đề nghị Ban giám đài lập thêm chức phó Minh chủ, để Nhượng túc hạ đảm nhiệm.
Đồng thời, tại hạ sẽ nhờ Thất vương gia ở Nam Kinh, tiến cử túc hạ làm Tích Giang Tổng trấn quân vụ.
Lúc ấy, túc hạ lo việc chống ngoại xâm, còn kẻ hèn này và đàn vợ đi giải quyết việc võ lâm.
Liêu công Thần Đao ngơ ngác:
- Còn Sài Tuấn thì sao?
Nam Công Giao thở dài:
- Lúc đầu tại hạ chỉ định đả bại y mà thôi! Song họ Sài ra lộ rõ bản chất thâm độc, tàn ác, nên tại hạ sẽ hủy cánh tay hữu của gã!
Nhượng Lâm Thao lắc đầu:
- Công tử hãy hủy cả hai cánh tay gã mới được! Chiêu đao mà Sài Tuấn thi triển là tuyệt học của Tả Hữu lão nhân, có thể dùng tay nào thi triển cũng được!
Nam Cung Giao giật mình:
- Thực thế sao?
Trịnh Mãng cười hềnh hệch xen vào:
- Công tử cứ chặt đủ hai tay, và tiện phăng cả dương v*t của gã là chắc ăn! Nếu không, sau này Sài Tuấn sẽ truyền bản chất độc ác sang con cháu họ Sài!
Liêu Đông Thần Đao phì cười:
- Thôi thì giết quách cho xong, như thế y còn đỡ khổ hơn!
Chiếu tiệc được bày ra ngay trên mảnh đất trống trong rừng, gồm toàn những cao thủ thượng thặng, không kể năm vị thiếu phu nhân xinh đẹp và Vân Dung.
Mọi người thành thực hân hoan trước sự tham dự của Liêu Đông Thần Đao.
Hoàng Ưng bảo chủ Tổ Nam Phi hồ hởi kéo Nhượng Lâm Thao ngồi xuống cạnh mình, hỏi ngay về thuật đánh đao:
Lạ thay, họ Nhượng tận tình giảng giải yếu quyết, không hề giấu diếm gì cả!
Ai cũng phải khâm phục khí độ của người quân tử áo vải đất Liêu Đông này!
Thần Đao uống rượu cũng hết lòng chẳng giữ sức cho cuộc chiến sắp tới, vì biết mình không phải là địch thủ của Nam Cung Giao.
Lão có nhãn quang rất tinh tường, nhận ra chàng trời vui tính kia đã tiến rất xa trên kiếm đạo, dù chỉ được xem đối phương đấu có một trận duy nhất.
Giữa tiệc, họ Nhượng ưu tư hỏi:
- Công tử đã có cách đối phó với chất kỳ độc của Sài Tuấn chưa?
Nam Cung Giao lắc đầu, quay sang hỏi Lưỡng Quảng Thần Y:
- Doãn lão bá có loại giải dược nào khả dĩ tạm dùng được hay không?
Doãn Nguyệt Khuyết cau đôi mày:
- Chất độc kỳ lạ kia không hề phản ứng với thuốc thử, do vậy, giải dược của lão phu hoàn toàn vô dụng!
Mọi người bắt đầu lo lắng, song Nam Cung Giao vẫn thản nhiên dặn dò:
- Chiều nay, trước khi tại hạ giao đấu với Sài Tuấn, phiền Doãn lão nhảy lên trao thuốc giải, bất cứ viên nào cũng được.
Chẳng ai hiểu gì cả, nhưng có hỏi thì Nam Cung Giao chỉ cười khà khà và không phúc đáp.
Giữa giờ Mùi, đại hội lại tiếp diễn.
Ban Giám đài cao giọng mời Nam Cung Giao và Liêu Đông Thần Đao.
Toàn trường ngơ ngác khi thấy hai đấu thủ say khướt, dắt dìu nhau thượng đài.
Thần Đao lảo đảo vòng tay nói:
- Kính cáo đồng đạo! Lão phu đấu rượu với Nam Cung Công tử, bị y hạ gục nên chẳng còn sức đâu mà đánh nhau nữa. Lão phu xin nhận bại!
Nói xong, lão khật khưỡng đi đến mép đài phía Đông, ngã xuống, nằm ngáy vang!
Quần hùng cười thỏa thích, và có kẻ rống lên, đề nghị sau này sẽ đấu rượu để chọn Minh chủ!
Ban giám đài chưa kịp mời Sài Tuấn thượng đài, thì Nam Cung Giao đã vòng tay nói:
- Kính cáo đồng đạo! Công việc của Minh chủ võ lâm rất đa đoan bề bộn, vì vậy, một người chẳng thể nào làm xuể. Do vậy, tại hạ mạo muội đề nghị từ nay trở đi, võ lâm sẽ chọn người thứ hai làm phó Minh chủ!
Mọi người nghe vậy liền xôn xao bàn tán, do dự bất quyết.
Nam Cung Giao bèn vái dài, mặt mày thiểu não, ngượng ngùng nói tiếp:
- Ngưỡng mong chư vị anh hùng lượng giải cho! Tại hạ bị năm ả la sát kia bó chân bó tay, e rằng không hoàn thành trọng trách, phải có người hỗ trợ mới được!
Quần hùng bật cười, đồng thanh tán thành. Ban giám đài cũng không phản đối, vì sợ Nam Cung Giao ngại việc trá bại thì nguy tọ Nhưng chẳng lẽ chàng lại muốn Sài Tuấn trở thành phó cho mình?
Bạch Vân phương trượng tuyên bố chấp thuận và mời Sài Tuấn lên.
Theo đài qui, hai người phải cỡi thắt lưng, phanh áo để kiểm tra.
Nam Cung Giao không mặc giáp.
Sài Tuấn cũng thế, áo trong của gã bằng lụa tím mềm mại!
Song phương chưa nhập trận thì Lưỡng Quảng Thần Y nhảy lên đài, đưa cho Nam Cung Giao một viên thuốc màu đỏ:
- Công tử hãy uống cho giã rượu!
Đài qui không cấm sử dụng thuốc men, vì thời ấy chẳng có thứ linh đan nào giúp người võ sĩ mạnh hẳn lên lập tức!
Nãy giờ Sài Tuấn chỉ lặng im quan sát, lòng rất hoài nghi vì biết đối phương là kẻ giảo hoạt, đầy mưu mẹo.
Khi thấy Nam Cung Giao uống viên thuốc, liền đoán đấy là Phòng Độc đan.
Điều này lại khiến gã yên tâm vì tin rằng trong thiên hạ không ai giải nổi chất độc tuyệt thế mà gã đã sở hữu.
Sài Tuấn chỉ mới luyện thành môn chưởng Trung Độc trước kỳ đại hội này không lâu. Trong đêm tấn công Hoàng Ưng bảo gã vẫn chưa hoàn tất!
Khi gã vận công thì chất độc vô song kia sẽ được dồn qua lòng bàn tay, tỏa vào không gian. Đối phương hít phải sẽ mê loạn tức thì, không còn làm chủ được đường gươm nữa!
Sài Tuấn tự nhủ là sẽ hạ thủ ngay trong những chiêu đầu tiên, chứ không kéo dài như đối với Đại Lực Thần, vì ngại câu: “đêm dài lắm mộng”!
Gã từ tốn ôm chuôi kiếm chào rất lễ độ rồi thủ thế chờ đợi.
Luật giang hồ đã qui định rằng ai kém tuổi hơn thì được quyền xuất thủ trước.
Nam Cung Giao cũng chào lại, miệng cười rất tươi, chẳng hề có sát khí, rồi lướt về phía đối thủ, kiếm dựng đứng, tốc độ không nhanh lắm!
Sài Tuấn cũng đã động thân, nhưng nhanh hơn nhiều.
Trong đao quang giấu diếm làn độc khí vô hình!
Nào ngờ, khi vừa chạm mặt đối phương, Sài Tuấn phát hiện màn kiếm ảnh kia nở lớn, chụp lấy mình, và không gian chung quanh chợt tối sầm, chẳng còn chút ánh sáng nào cả!
Thì ra Nam Cung Giao đã quyết trừ hại cho đời, bày đủ mưu mẹo để đối phương mạnh dạn tiếp chiêu, rồi hạ độc thủ.
Phép ngự kiếm và chiêu Vô Thủy Vô Minh không thể hữu dụng khi kẻ địch cứ né tránh di động mãi!
Sài Tuấn kinh hoàng múa tít bảo đao chống đỡ những luồng kiếm khí đang vây bủa.
Gã chỉ cần che chắn đầu cổ vì ngực bụng đã được Thủ Vương Nhuyễn Ty giáp bảo vệ.
Loại giáp mềm này tuy không kiên cố bằng Thiết Khuyên Giáp của Nam Cung Giao nhưng cũng thừa sức cản được lưỡi gươm cùn của chàng.
Sài Tuấn đã từng thọ thương dưới tay Nam Cung Giao nên biết rõ rằng thanh Lạc Điểu kiếm kia lụt nhách!
Ưu điểm thứ hai là Thủ Vương Nhuyễn Ty Giáp không dễ bị nhận diện, vì cũng giống như áo lụa thường.
Độc Trung Chưởng và áo giáp mềm chính là điều sở cậy của Sài Tuấn.
Giờ đây, gã chỉ cần thoát được chiêu đầu tiên là có thể phản kích và lấy mạng kẻ thù không đội trời chung.
Song thiên bất dung gian, Nam Cung Giao lại không có ý giết chết họ Sài, phần do lòng nhân phần vì Tử Phượng.
Chàng không thể giết người chồng cũ trước mặt nàng được! Do vậy, Nam Cung Giao không đâm vào ngực, bụng họ sài mà chỉ chặt đứt hai cánh tay của gã.
Tiếng thép ngưng bặt, kiếm quang mù mịt kia tan đi, để tiếng rên não nuột và thân hình tàn khuyết của Sài Tuấn lộ ra.
Quần hùng reo hò vang dội vì thấy kẻ ác đã bị trừng trị.
Sài Tuấn ngơ ngác nhìn hai cánh tay cụt sát khuỷu, rồi mê muội hỏi:
- Sao ngươi biết ta mặc bảo y?
Nam Cung Giao thở dài:
- Ta không biết! Nhưng thôi! Các hạ hãy đi đi!
Họ sài dường như tỉnh táo lại, mỉm cười ghê rợn:
- Ta muốn đứng đây để nhìn ngươi biến thành kẻ điên loạn, và khổ hơn chết nữa. Mùi hương hăng hắc mà ngươi đang ngửi chính là chất kỳ độc có một không hai, vô phương cứu chửa!
Nam Cung Giao kinh hãi nhảy lùi rời xa hai đoạn cánh tay dưới chân, ngồi xuống mé lôi đài vận công trục độc.
Quần hùng phẫn nộ chửi thề ỏm tỏi, trong lúc Sài Tuấn đắc ý ngửa cổ cười dài.
Nhưng có hai bóng người từ dưới đài phi thân lên, kiếm ảnh phủ kín họ Sài.
Đấy là hai gã thủ hạ trung thành của Nam Cung Giao.
Trịnh Tháo và Trình Mãng căm hận, chặt Sài Tuấn ra làm nhiều mảnh.
Năm nữ nhân đã thượng đài, quì chung quanh phu tướng mà khóc nức nở!
Lưỡng Quảng Thần Y vội quát:
- Các nàng hãy mau lùi xa, hơi độc bị trục ra ngoài vẫn còn hại được người khác!
Cẩn Nhục Đầu Đà nóng ruột xấn tới xua đuổi:
- Ra chỗ khác mà khóc, đừng làm rối thêm!
Bạch Vân phương trượng vội cho người về núi Thiếu Thất mời Thiền Sơn trưởng lão đến.
Bạch Võ thiền sư xung phong nhận nhiệm vụ, phi thân lướt đi như gió thoảng.
Vài khắc sau, vị sư già nhất chùa Thiếu Lâm đến nơi. Ông ngồi ngay xuống phía sau học trò, dùng luồng chân nguyên Liên Hoa hỗ trợ cho nỗ lực của Nam Cung Giao!
Nội lực trăm năm trút vào cơ thể nạn nhân như thác lũ, thanh lọc mọi tạp chất ra ngoài.
Cuối cùng, Thiền sư rút tay về, và Nam Cung Giao mở mắt đứng lên trong nỗi hân hoan cuồng nhiệt của mấy ngàn người.
Họ vừa hô vang:
- Nam Cung minh chủ!
Thì Nam Cung Giao xua tay, uể oải nói:
- Tại hạ tuy thoát chết nhưng phải mất hàng năm mới khôi phục được công lực. Tại hạ đề nghị Liêu Đông Thần Đao tạm giữ quyền Minh chủ, còn chức Phó giao cho Trại Phụng Tiên! Sau này tại hạ bình phục hẳn, sẽ nhận ngôi Minh chủ, và hai người kia làm phó!
Lời của kẻ vừa sống lại bao giờ cũng được mọi người tôn trọng, thế là Trại Phụng Tiên được mời lên.
Gã vô cùng xúc động trước vinh quang bất ngờ này, vái chào cử tọa rồi nghẹn ngào nói:
- Tại hạ xin nguyện xả thân vì chính khí võ lâm!
Đây là phần thưởng xứng đáng cho một bậc anh hùng có tâm địa quang minh chính trực.
Mạc Triều Dương bị rơi đài mà không hề oán giận hay hổ thẹn, vui vẻ ở lại xem người khác tỷ thí. Nhờ vậy mà gã đã lọt vào mắt xanh của Nam Cung Giao!
Chìu theo ý tân Minh chủ. Ban giám đài tuyên cao đúng như thế, rồi trao Minh chủ lệnh kỳ.
Nam Cung Giao nhận lấy, đưa lại cho Nhượng Lâm Thao!
Đại hội bế mạc, quần hào giải tán trở về cố quận.
Nam Cung Giao được đưa vào lều tắm gội, thay y phục, trong lúc các thủ hạ nhổ trại!
Xong xuôi, Nam Cung Giao đang định lên ngựa thì Tổ Vân Dung đến từ giã.
Năm nàng kia đứng gần đấy, liếc mắt sòng sọc nên Vân Dung chẳng nói được gì chỉ nhìn chàng ai oán.
Nam Cung Giao định vỗ về an ủi thì nghe có tiếng vó ngựa phi sầm sập, liền nhìn ra.
Kỵ sĩ áo xanh to béo vạm vỡ kia chính là cha chàng, Tam Bôi tiên sinh Nam Cung Bột!
Lão dừng cương nhảy xuống, cười ha hả, dang tay ôm lấy con trai cưng.
Nào ngờ Tổ Vân Dung rút kiếm nhanh như chớp, đâm thanh Thái A Bảo Kiếm xuyên từ sườn bên này sang sườn bên kia, khiến Nam Cung Bột rú lên, buông con trai ra, ngã lăn xuống đất!
Nam Cung Giao tưởng như bầu trời sụp đổ, quì xuống lay gọi, khóc lóc và ngước lên mắng Vân Dung:
- Sao nàng lại giết cha ta?
Vân Dung tái mặt thảng thốt đáp:
- Tiểu muội đâu biết lão là ai, chỉ cảm thấy lão rất xấu và đang có ý giết đại ca!
Năm nữ nhân kia vừa khóc vừa nguyền rủa Vân Dung.
Những người khác thì thở dài thườn thượt, không ngờ kết cục lại bi thảm thế này!
Hoàng Ưng bảo chủ Tổ Nam Phi quì xuống lạy xác Nam Cung Bột, và lạy cả Nam Cung Giao, rầu rĩ nói:
- Gia muội điên khùng gây ra hậu quả khủng khiếp này! Tại hạ xin tự sát để chuộc lỗi cho bào muội!
Nam Cung Giao bỗng xua tay, đôi mày kiếm nhăn tít lại:
- Khoan đã! Dường như đây là kẻ giả mạo!
Mọi người mừng rỡ xúm lại xem.
Nam Cung Giao khám hai tay áo rộng của tử thi phát hiện bàn tay hữu nắm ngược chuôi một thanh tiểu đao nhọn hoắt.
Nam Cung Giao hân hoan cao giọng gọi:
- Trịnh Tháo! Người hãy lột mặt nạ lão cho ta!
Họ Trịnh lấy một hũ sành nhỏ đổ lên mặt xác chết rồi xoa mạnh.
Quả nhiên lớp thuốc hóa trang tan ra, để lộ dung mạo của Quỷ Côn Đường Cổ Ngưu.
Tiếng cười rộn rã vang lên, chỉ ngưng khi họ thấy Nam Cung Giao bước đến ôm Vân Dung, hôn lên má nàng để cảm tạ.
Chàng quay sang nói với năm nàng kia:
- Số ta sáu vợ, các nàng muốn ta lấy Vân Dung hay lấy người khác?
Dĩ nhiên họ chấp thuận Linh Cảm nữ nhân, kẻ đã cứu họ thoát khỏi cảnh góa bụa!
Vân Dung thẹn thùng nhận lời chúc tụng của mọi người, và thản nhiên nói:
- Đại ca sai rồi! Tiểu muộn linh cảm rằng đại ca có chín vợ mới đúng!
Hoàn Cơ nghe xong ngã lăn ra ngất xỉu miệng lảm nhảm:
- Chìm thuyền! Chìm thuyền!
Danh sách chương