Sáu ngày sau, bọn Nam Cung Giao rời núi Thiếu Thất, xuôi Nam, nhưng mấy tháng nữa, chàng phải quay lại Thiếu Lâm tự để dự Đại hội võ lâm.
Các Chưởng môn đã nhất trí chọn ngày đầu tháng chín năm nay, địa điểm là bình đài chân núi Thái Thất, đỉnh phía Đông của rặng Tung Sơn!
Cái bang sẽ phụ trách việc loan tin đi khắp thiên hạ.
Thời gian còn dài nên chắc chắn anh hùng các lộ đều đến kịp Đại hội.
Nam Cung Giao vô cùng ngao ngán, nhưng không dám cãi lời ân sư và Phương trượng sư huynh. Hơn nữa, hai ngàn tăng lữ Thiếu Lâm đã nhiệt liệt cổ vũ việc chàng ra tranh cử.
Hằng trăm năm nay, Thiếu Lâm chưa có một đệ tử tục gia nào xuất sắc đến mức đủ tài làm Minh chủ của võ lâm! Người xuất gia thì không được phép.
* * * * *
Xế trưa ngày hai mươi lăm, bốn người vào thành Hứa Xương, một trong những địa phương trù phú, sầm uất nhất tỉnh Hà Nam. Nơi đây có tòa Giai Vị đại tửu lâu lừng danh Trung Thổ về rượu ngon và sơn hào hải vị!
Khách có thể gọi bất cứ món thịt rừng nào mình ưa thích, từ chồn cáo, nhím, heo rừng, cọp, beo, gấu, rắn, hươu nai, đến cả thịt voi! Nhưng voi thì thỉnh thoảng mới có, vì nguồn cung cấp tận Vân Nam!
Nam Cung Giao quyết định ở lại Hứa Xương một đêm, nên ghé vào quán trọ.
Sau đó, bốn người đủng đỉnh đi bộ đến Giai Vị đại tửu lâu để chén vào món thịt rừng!
Họ đang ăn uống thoải mái thì khách giang hồ lũ lượt kéo vào, chẳng mấy chốc đã đầy chật tầng trên tửu quán.
Rượu vào lời ra, hào khách tự tiết lộ mục tiêu của mình.
Thì ra, mọi người đang trên đường đến khu rừng Hạnh Lâm dưới chân núi Viên Sơn, cách Hứa Xương hơn trăm dặm về hướng Tây Nam.
Tại Hạnh Lâm vừa phát khởi một giáo phái mới có tên là Vô Ưu giáo.
Tuy không chính thức, nhưng cả giang hồ đều nghe được lời đồn đại rằng Vô Ưu giáo của Tư Mã Phiệt đang nắm giữ tấm bản đồ dẫn đến kho tàng của Ngọc Long Thần Thương Tư Mã Thuật, nhưng trên Tàng Bảo đồ lại có một bài thơ rất khó hiểu, khiến Tư Mã Phiệt phải bó tay suốt mấy chục năm nay! Vì thế, lão ta đã treo giải thưởng ba ngàn lượng vàng cho bất cứ ai hiểu được ẩn ý của bài thơ ấy!
Khách đến tham quan sẽ được bao ăn ở dưới sự phục vụ của trăm nữ giáo chúng mơn mởn đào tơ! Nếu ai giỏi võ nghệ, có lòng thành muốn gia nhập Vô Ưu giáo thì cũng được hoan nghênh.
Nói tóm lại, Hạnh Lâm chính là thịnh hội vui vẻ, khoái lạc mà bọn hào khách giang hồ đang khát khao tìm đến!
Nghe xong tin giật gân ấy, Trịnh Mãng hăm hở bàn:
- Công tử! Nay người đã có Long Đầu Ngọc Thực, sao không đến tổ quỷ của Vô Ưu giáo, tìm hiểu xem Tàng Bảo đồ kia thế nào? Trịnh Tháo cả cười:
- Chứ không phải ngươi nghe nói đến rượu ngon và gái đẹp là ngứa nghề, muốn đi ngay hay sao?
Trịnh Mãng nhăn nhó:
- Có chỗ ăn chơi miễn phí, tội gì bỏ qua?
Nam Cung Giao trầm ngâm một lúc, chậm rãi nói:
- Trịnh Mãng đã nói ra đúng bản chất âm mưu của Vô Ưu giáo! Kẻ nào đó đang giữ Long Đầu Ngọc Thực, tất sẽ mau mắn đến Hạnh Lâm để dò xét nội dung Tàng Bảo đồ! Từ việc này, ta suy ra rằng Vô Ưu giáo có liên quan đến Tùy Hải chân nhân Mao Tùng Thanh, kẻ đã cho người giả làm Kim Diện cung chủ để đoạt Ngọc Thực! Hồi cuối tháng giêng quan quân Sơn Đông đã đến Thanh Đảo Tung bắt Mao lão quỷ, nhưng lão đã nhanh nhân trốn mất tăm!
Trịnh Tháo vỗ đùi khen phải.
Còn Trịnh Mãng thì ngập ngừng:
- Bẩm công tử! Thế chúng ta có đến đấy hay không?
Nam Cung Giao cười mũi:
- Đi chứ! Nếu không thì ngươi sẽ oán ta là kẻ chẳng biết điều!
Trịnh Mãng khoái chí bàn:
- Chúng ta sẽ cải trang thật kỹ, chẳng sợ bị nhận ra. Nhưng Tổ tiểu thư đây chắc phải lấy lụa bó nhỏ hai quả dưa hấu kia lại!
Vân Dung sợ không được đi theo gật đầu lia lịa:
- Không sao! Tiểu muội sẽ đè chúng bẹp đi như hai chiếc bánh tiêu.
Hai anh em họ Trịnh phá lên cười, nhưng Nam Cung Giao thì không, vì chàng nhận ra vẻ buồn rầu trong đáy mắt nàng!
Tối hôm ấy, Nam Cung Giao lần sang phòng Vân Dung.
Cô gái tội nghiệp đang lúng túng dùng dải lụa dài, rộng hơn gang tay, quấn quanh ngực, cố làm cho đôi gò bồng đảo trông khiêm tốn hơn. Trên má nàng, hai dòng lệ tủi thân lăn dài từng hạt long lanh.
Nam Cung Giao bước đến, dịu dàng nói:
- Không cần đâu Dung muội, chúng rất đẹp, tại sao lại phải làm cho chúng xấu đi? Dẫu cho bọn Hồ bang có đến Hạnh Lâm và nhận ra nàng thì cũng chẳng sao!
Vân Dung tươi tắn hẳn lên, nhoẻn miệng cười:
- Đúng vậy! Cùng lắm là anh em ta sẽ liên thủ đánh cho chúng chạy dài giống như lần trước?
Nàng tháo ngay dải lụa rồi mặc áo vào, ngoan ngoãn lên giường nằm ngủ.
Nam Cung Giao sang phòng bên tán gẫu với anh em họ Trịnh một lúc rồi cũng về phòng mình. Vận khí hành công đến cuối canh ba chàng mới đi ngủ!
Nỗi nhớ thương người thân khiến chàng trằn trọc mãi, đến canh tư cũng chưa chợp mắt.
Bỗng chàng phát hiện cửa phòng mình hé mở, và Vân Dung lách vào. Nhưng nàng không tiến thêm mà đứng ngay sau cánh cửa, lặng lẽ nhìn về phía giường của Nam Cung Giao.
Ánh sáng heo hắt đĩa đèn dầu cũng đủ để Nam Cung Giao nhận rõ vẻ sợ hãi trên gương mặt trái xoan của Vân Dung.
Chàng liền ngồi dậy, vén mùng, vẫy gọi:
- Dung muội hãy lại đây!
Vân Dung mừng rỡ bước đến, hổn hển nói:
- May mà đại ca chưa ngủ! Tiểu muội vừa mơ thấy ác mộng chẳng dám ngủ một mình nữa, sang đây ngủ với đại ca!
Nói xong, nàng chui vào giường, và kéo Nam Cung Giao nằm xuống theo.
Vân Dung cầm tay chàng đặt lên ngực mình:
- Đại ca thấy không! Đến giờ này mà tim của tiểu muội vẫn còn đập mạnh!
Nam Cung Giao phì cười:
- Dung muội mơ thấy gì mà lại quá sợ hãi như thế?
Vân Dung hạ giọng kể lể:
- Đại ca biết không. Tiểu muội mơ rằng chúng ta đến một cánh rừng hạnh. Nơi ấy đã có rất đông người, tất cả đều đang ăn ngon lành những trái hạnh. Và một lão đạo sĩ râu đen đã bưng rổ hạnh đến mời chúng ta. Đại ca ăn trước, lập tức ngã lăn ra chết, mặt mũi nám đen, mắt trợn trừng trông rất khủng khiếp. Tiểu muội sợ quá, tỉnh giấc ngay, tuy biết là mơ, nhưng vẫn lo lắng, không sao ngủ được!
Nam Cung Giao cau mày suy nghĩ, và rùng mình vì nhớ đến đặc tính của quả hạnh.
Hạnh Nhân là loại cây có hạt cho dầu, thuộc họ Hoa Hồng. Hạt hạnh giống như hạt mơ, hạt đào, có thể dùng làm bánh kẹo hay nước hoa.
Tuy nhiên, cây Hạnh Nhân lại có đến hai loại, ngọt và đắng, loại sau có chứa một chất tuyệt độc.
Nếu Vô Ưu giáo chủ chính là Tùy Hải chân nhân thì không chừng lão sẽ dùng độc để khống chế quần hùng. Đó là thủ đoạn mà bọn ác ma vẫn thường làm! Việc giải bài thơ trên Tàng Bảo đồ chỉ là cái cớ để Vô Ưu giáo dẫn dụ hảo hán tứ phương đến nộp mạng! Với một chất độc mãn tính, Vô Ưu giáo sẽ âm thầm thu phục được hàng ngàn cao thủ, đủ sức tranh bá đồ vương.
Nam Cung Giáo mừng vì đã sớm nhìn ra chân tướng kẻ thù, đền ơn Vân Dung bằng cách hôn lên má nàng và khen:
- Dung muội quả là tuyệt diệu, đã hai lần cảnh báo ta trước những mưu sâu kế độc!
Chợt chàng phát hiện bàn tay hữu của mình vẫn còn đặt trên ngực Vân Dung, và dường như nãy giờ theo thói quen, chàng đã vuốt ve gò nhũ phong khêu gợi kia!
Nam Cung Giao hổ thẹn rút tay về nhưng Vân Dung đã giữ lại và thỏ thẻ:
- Đại ca tiếp tục đi! Tiểu muội rất khoan khoái! Vả lại, chúng là của đại ca mà!
Nàng còn tự phanh rộng vạt áo ngủ, để lộ hết nét đẹp kiêu hãnh của thân trên ngà ngọc!
Nam Cung Giao xa thê thiếp đã lâu, lửa dục rất vượng, song cố nén lòng vì không mặt mũi nào chiếm đoạt thân xác của người con gái ngây dại đáng thương này!
Bàn tay chàng nhẹ nhàng mơn man hai tạo vật kỳ diệu kia, vì bắt buộc và cũng vì sự khát khao. Quả thực là ngực của Vân Dung rất đẹp và gợi cảm.
Chàng nằm nghiêng nên có thể nhận ra những tia hoan lạc trong đôi mắt nhung của Vân Dung.
Nàng cũng nhìn chàng và mỉm cười ngây ngất:
- Đại ca! Cảm giác này quả là tuyệt diệu! Tiểu muội muốn được đại ca ôm ấp mãi thế này! Nhưng đêm sắp tàn, chúng ta hãy ngủ để mai còn lên đường.
Nam Cung Giao thở phào, khép vạt áo cho nàng rồi ôm lấy mà ngủ!
Chàng thiếp đi trong niềm vui vì đã thắng được dục vọng của chính mình.
* * * * *
Trưa ngày hai mươi ba, bọn Nam Cung Giao đã có mặt trước khu rừng hạnh, dừng cương đứng nhìn dãy núi Viên Sơn tròn trịa.
Ngay bìa rừng, đầu con đường đất rộng bốn mươi bước chân, là một cổng Tam Quan bằng gỗ, trên treo tầng bảng lớn sơn đen, có bốn chữ trắng: Vô Ưu Linh Cảnh!
Ngựa xe tấp nập đi vào con đường ấy với dáng điệu hối hả, cứ như sợ rằng mình chỉ chậm một bước là mất toi ba ngàn lượng vàng!
Thực ra, Hạnh Lâm mở cửa đã bốn ngày, khách đến cũng nhiều song chưa ai giải nổi bài thơ kia.
Đám hào khách ấy tuy vội vã nhưng không quên liếc nhìn bốn kỵ sĩ ăn mặc theo lối người Mông, với ánh mắt hiếu kỳ.
Hôm qua, khi biết Vân Dung không chịu bó ngực, Trình Tháo đã có sáng kiến: Hóa trang thành cao thủ người Mông!
Sau khi giành lại được giang sơn, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã có sắc chỉ cấm bách tính ăn mặc theo người Hồ.
Nhưng cho đến những năm đầu của triều đại Minh Anh Tông thì Mông Cổ vẫn chưa để lộ tham vọng tái chiếm Trung Hoa, việc giao hảo giữa hai nước khá tốt, hàng hóa qua lại tấp nập, thương khách và du khách người Mông đến Trung Hoa rất đông. Do vậy, một số người Hán đã có thể đội mũ lông, mặc áo cừu, đặc sản của kẻ thù cũ!
Mông Cổ nằm ở phía Bắc Trung Hoa, khí hậu cực kỳ lạnh giá, nên lông thú của họ rất tốt và đẹp hơn sản phẩm Trung Nguyên.
Ngoài áo cừu dầy dành cho mùa đông, còn có loài khinh cừu mỏng, nhẹ, mặc trong mùa xuân, mùa thu, vừa giữ ấm, vừa là trang sức.
Giờ đây, bọn Nam Cung Giao đang khoác trên người những tấm khinh cừu không tay rất sang trọng. Bốn chiếc nón lông trên đầu họ cũng là loại vành gấp, khi bẻ xuống có
thể che kín tai và gáy.
Vân Dung hóa trang sơ sài, tóc thắt thành hai bím, tai đeo vòng vàng, trông rất lạ mắt. Và áo khinh cừu rộng đã khiến ngực nàng không quá nhô cao.
Thực ra, nhũ phong của Vân Dung chẳng đến nỗi đồ sộ, nhưng vì thân hình nàng thon dài nên chúng nổi bật lên!
Nam Cung Giao và hai gã họ Trịnh mang mặt nạ, dán thêm râu thật rậm, khá giống người Mông.
Còn ngôn ngữ thì sao, có ai biết tiếng Mông đâu?
Thưa rằng chẳng sao cả vì họ đang mượn tạm lý lịch của một quí tộc gốc Mông Cổ ở đất Du Lâm, Thiểm Tây.
Số là ngày ấy vua Nguyên tuy bị Chu Nguyên Chương đuổi chạy về Mông Cổ nhưhg vẫn giữ Đế hiệu, tự coi mình là vua Trung Hoa, dù chỉ còn giữ được ba tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây, Sơn Tây.
Sau này, Minh Thái Tổ đem quân đi chiếm lại nốt ba tỉnh ấy. Khi đánh đến Du Lâm thì có một võ tướng người Mông họ Bộc Nhĩ Chích Cân đem quân qui hàng, và giúp quân Minh đại thắng.
Nhờ công lao ấy, Bộc Nhĩ Chích Cân được triều Minh cắt đất phong Hầu, con cháu đời đời Tập tước!
Vị Bắc Bình Hầu hiện nay là Bộc Nhĩ Chích Cân Đồ Thiết Mục Nhĩ.
Chính đương sự cũng cảm thấy cái tên của mình quá dài dòng, nên đã tự rút ngắn lại thành Bộc Nhĩ Đồ.
Gã hầu tước này tuổi mới ba mươi kiếm pháp khét tiếng miền Bắc Thiểm Tây nhưng vợ đẹp quá nhiều nên chưa bao giờ rời Du Lâm. Do đó, giang hồ chỉ nghe danh chứ không hề biết mặt!
Anh em họ Trịnh đã có lần làm khách ở nhà Bộc Nhĩ Đồ nên dễ dàng biến Nam Cung Giao thành Bắc Bình Hầu, một gã Mông Cổ biết nói tiếng Mông!
Ba viên lam bảo ngọc giá ngàn vàng, đính trên mũ lông, sẽ khiến thiên hạ phải tin!
Và Vân Dung sẽ đóng vai nàng tỳ thiếp trẻ đẹp của Bộc Nhĩ Đồ, tên gọi Da Luật Thiên Hương!
Trên cổ nàng là cả một chuỗi ngọc trai quí giá.
Tất nhiên hai người sẽ phải xưng hô như vợ chồng thật. Dường như điều này đã khiến nàng hạnh phúc nên mắt long lanh, mặt ửng hồng, càng bội phần xuân sắc!
Con đường xuyên rừng hạnh chỉ dài gần dặm, tận cùng bằng Thạch quan đồ sộ cao đến ba trượng, cũng treo chiêu bài giống như ở ngoài.
Tường vây xây bằng đá núi, chỉ chừng hai trượng nhưng trên đỉnh tua tủa những chông sắt nhọn hoắt, trông như lông nhím.
Thạch Quan chỉ có một cửa, rộng hơn trượng, giờ đang mở toang ra, song bóng tối sẽ được khép kín bởi hai cánh bằng gỗ dầy đai thép kiên cố.
Mé tả thạch quan đặt một chiếc bàn dài, có ba nữ nhân áo hồng phụ trách việc ghi danh. Khách phải xuống ngựa, đến khai lý lịch rồi mới được vào.
Chẳng vị hảo hán nào bất mãn vì thủ tục này, vì ba nữ lang kia rất xinh xắn và hấp dẫn. Tất nhiên họ có mặc quần, song thân hiện lộ cả ra dưới lớp the mỏng tựa cánh chuồn.
Các chàng hiệp sĩ nhà ta dán mắt vào những ngọn hỏa diệm sơn mỹ miều kia, nuốt nước miếng từng ực, ngọng nghịu khai báo.
Trịnh Mãng mau mắn nhảy xuống ngựa, chững chạc nện gót bước đến bàn ghi danh, dõng dạc nói:
- Bắc Bình Hầu đất Dư Lâm là Bộc Nhĩ Đồ, cùng Thất phu nhân Da Luật Thiên Hương!
Ba nữ lang áo đàng vội đứng lên, nghiêng mình vái.
Nàng ở giữa nói:
- Vô Ưu Linh Cảnh vinh dự được tiếp nghênh ngọc giá của Hầu gia và Thất phu nhân!
Trịnh Mãng đảo mắt loang loáng, chiêm ngưỡng cho đủ sáu mục tiêu, rồi cười hề hề:
- Còn anh em tại hạ là Thiết Mục Thao và Thiết Mục Mang, hộ vệ của Hầu gia, dám hỏi phương danh của tam vị nữ nhân?
Nữ lang mé tả ban cho gã một cái nhìn đổ quán xiêu đình rồi vui vẻ đáp:
- Tiểu muội là Hoàng Cúc, còn hai chị kia tên Hoàng Lan và Hoàng Yến!
Trịnh Mãng nháy mắt đưa tình rồi quay bước, nhảy lên lưng ngựa.
Bốn người đi qua cổng, tiếng vó câu rộn rã vì đường vào được lót đá rất bằng phẳng.
Hai bên lộ là hàng rào trồng toàn cây hoa Phù Dung dầy đặc, cao hơn đầu người cỡi ngựa!
Qua Tiết Sương Giáng thì hoa Phù Dung mới nở, nên giờ đây chỉ thấy cành lá xúm xuê xanh thắm, che lấp nhãn tuyến khách nhàn du. Họ sẽ chỉ thấy phía sau hàng rào Phù Dung kia là những tàng cây hạnh thưa thớt.
Có lẽ chủ nhân đã tỉa bớt rừng hạnh để dựng nhà!
Đi được mươi trượng, bọn Nam Cung Giao được mời hạ mã, và ngựa của họ được bốn nữ lang áo xanh dắt vào dãy chuồng mé hữu.
Bốn người tiếp tục cuốc bộ vào khu trung tâm. Nơi đây, ngự trị một kiến trúc rất rộng rãi, được hợp thành bởi năm căn nhà ngói.
Căn chính giữa hình vuông, bốn căn kia hình chữ nhật, vây quanh và tiếp giáp căn trung tâm.
Gọi là nhà thì không đúng, vì công trình này chẳng hề có tường và cửa, chỉ toàn cột gỗ đen bóng nối nhau bởi hàng lan can sơn đỏ.
Tổng cộng có đến hai trăm chiếc bàn bát tiên, mỗi bàn tám ghế, bày trên sàn nhà, mặt phủ khăn trắng muốt.
Tóm lại, Chiêu Anh quán chính là một tiệm ăn vĩ đại, có thể chứa đủ một ngàn sáu trăm thực khách.
Chung quanh Chiêu Anh quán là vườn hoa sâu mười trượng, đầy đủ giả sơn, tiểu đình, phong cảnh hữu tình.
Bìa vườn tiếp giáp với vùng cây thưa, nơi tọa lạc của hàng trăm tòa tiểu xá thanh nhã, u tịnh... Và tận cùng của Hạnh Lâm là một kiến trúc đồ sộ bằng gạch đá, mái lợp ngói lưu ly xanh, góc cong vút theo kiểu chùa miếu. Nơi ấy chính là Vô Ưu Thần Điện, trọng địa của Vô Ưu giáo.
Bọn Nam Cung Giao được một ả áo trắng đón tiếp, dẫn vào tòa tiểu xá mé tả Chiêu Anh quán!
Căn nhà này tuy nhỏ nhưng có đến hai phòng ngủ, một phòng khách và nhà vệ sinh riêng, đủ cho bốn người ở thoải mái.
Ả giáo chúng tên Bạch Hà cung kính nói:
- Quan khách có thể đến Chiêu Anh quán ăn uống bất cứ lúc nào. Việc đi ngắm cảnh cũng không hạn chế, nhưng phải về phòng khi trống điểm canh ba!
Trịnh Tháo than thở:
- Chẳng lẽ ở đây ban đêm không có thú vui nào sao! Tại hạ không bao giờ ngủ trước canh tư!
Bạch Hà vui vẻ nói:
- Góc Đông Nam của Linh Cảnh có một khu vực biệt lập tên gọi Nhu Tình viên, ở đấy có đủ mọi lạc thú trên đời!
Trịnh Mãng hớn hở:
- Hay lắm! Bọn ta phải đến đấy mới được?
Bạch Hà nói tiếp:
- Quí khách phải có mặt ở cổng Nhu Tình viên trước đầu giờ Dần để đăng ký!
Nhưng đấy là kế hoạch của buổi chiều, giờ bọn Nam Cung Giao phải ăn trưa trước đã! Bạch Hà đi rồi, bốn người tranh thủ tắm gội, thay y phục, rồi đi đến Chiêu Anh quán.
Đã quá bữa ăn chính nhưng Chiêu Anh quán vẫn tụ tập đến năm trăm lượt khách.
Họ vừa nhậu nhẹt, vừa lẩm bẩm bốn câu thơ, cầu may, bóp trán, cố vắt óc để tìm ra ẩn ý.
Bốn câu thơ này được dán trên các cột gỗ, nội dung như sau:
Thần Nông chi duệ ngộ Long Nhân
Nam Bắc Đông Tây tứ bất phân
Cửu cửu Triều Dương hà xứ khứ
Tam Canh Sư Nguyệt chiếu Cô Phòng!
Dịch thơ:
Cháu chắt Thần Nông gặp người rồng
Nam Bắc Đông Tây bốn cõi chung
Bình Minh Trung cửu nay đâu tá?
Trăng mới canh ba chiếu sáng phòng!
Trong số nửa ngàn người hiện diện có cả trăm gã thư sinh ở vùng lân cận đến để thử vận may. Họ là mọt sách, thuộc hàng ngàn bài thơ cổ, hàng vạn điển cổ văn chương, nhưng không sao hiểu nổi ý tứ của bài thơ, nhất là câu đầu tiên!
Trong sách vở Trung Hoa làm gì có nói đến việc con cháu vua Thần Nông gặp rồng! Và nếu có thì ở địa phương nào?
Người hay chữ còn bó tay thì bọn võ biền thô lỗ làm sao hơn được?
Dù đám hào khách kia có bứt hết tóc cũng chỉ hoài công!
Bọn Nam Cung Giao ăn xong bữa thì có khách mới vào đến.
Oan gia không hẹn mà gặp, tân khách chính thị cha con Long Giác Thần Quân và mười thủ hạ!
Người có danh như cây có bóng, và kẻ ác lại được khiếp sợ hơn người hiền, cho nên mấy trăm hào khách lập tức im bặt.
Long Giác Thần Quân cười ngạo nghễ, phủ dụ:
- Xin chư vị đồng đạo cứ tự nhiên, lão phu cũng chỉ là khách của Vô Ưu giáo như mọi người!
Rồi lão chiếm lấy hai bàn ở vị trí trung ương, thản nhiên gọi cơm rượu mà ăn uống.
Nam Cung Giao nãy giờ chăm chú quan sát phe đối phương. Đặc biệt lưu ý đến một lão già mặc trường bào thư sinh đen, đầu đội mũ Lục Hợp Nhất Thống Mao, (mũ quả dưa).
Người này tuổi độ sáu mươi, mày thanh, mắt sáng, trán cao, mũi huyền đảm, toát ra vẻ thông tuệ rất mực.
Chàng liền hỏi Trịnh Tháo:
- Ngươi có biết lão già áo đen đang ngồi cạnh Long Giác Thần Quân kia là ai không?
Trịnh Tháo gật đầu:
- Bẩm có. Lão ấy là Âm Dương thư sinh Tư Đồ Thảo, ẩn cư ở núi Bá Chi, đất Tứ Xuyên, nổi tiếng thông minh uyên bác, cái gì cũng biết. Tư Đồ Thảo còn giỏi cả binh pháp, trận đồ, kỳ môn, độn giáp!
Trong đám thực khách cũng có người nhận ra bậc kỳ nhân đất Thục.
Một lão đạo sĩ râu tóc hoa râm, mũi két, đứng lên cười ha hả:
- Này Tư Đồ hiền đệ! Bài thơ cỏn con kia chắc không làm khó được Âm Dương thư sinh đấy chứ?
Tư Đồ Thảo vội đứng lên vòng tay tươi cười:
- Không ngờ Hạc giá của Thiên Ưng Tử lại đến chốn này, tiểu đệ không thấy nên đã thất lễ.
Trịnh Tháo nói nhỏ:
- Lão Đạo sĩ áo vàng đấy là Tam trưởng lão phái Thanh Thành, tính tình quái dị, thích trêu ghẹo thiên hạ, miệng lưỡi vô cùng sắc bén.
Bỗng Vân Dung buột miệng nhận xét:
- Thiên Ưng Tử là người xấu, còn Âm Dương thư sinh thì cũng vậy!
Nam Cung Giao mỉm cười:
- Sao hiền muội biết?
Vân Dung điềm nhiên đáp:
- Tiểu muội chỉ nhìn mặt và nghe giọng nói là biết ngay thiện ác, nhưng không thể giải thích được!
Nam Cung Giao gật gù:
- Hay lắm! Từ nay khi phát hiện kẻ xấu, mong Dung muội nói ngay cho ta biết.
Vân Dung sung sướng hứa:
- Đại ca yên tâm! Tiểu muội không quên đâu!
Trịnh Mãng tức anh ách phì cười:
- Thuộc hạ xin đê đầu bái phục thủ đoạn vuốt mông ngực nữ nhân của công tử? Vị cô nương dở hơi này mà biết xem tướng ư?
Đã quá quen với những lời sống sượng của gã, Vân Dung không hề giận, cười bảo:
- Ta dở hơi nhưng không ngu như ngươi, và mông của ta thì không phải mông ngựa!
Nam Cung Giao vội ra dấu, bảo hai người im, vì Âm Dương thư sinh đã lên tiếng:
- Thiên Ưng đạo huynh là người đi khắp thiên hạ, vậy có đoán ra địa phương nào là nơi bài thơ ám chỉ hay không?
Thiên Ưng Tử cười hăng hắc:
- Lão đệ muốn trổ tài thì cứ nói quách ra, sao lại bêu xấu bần đạo? Âm Dương thư sinh mà không biết thì còn ai biết nữa?
Quần hào ồ lên tán thành, đốc thúc Tư Đồ Thảo!
Long Giác Thần Quân cao giọng:
- Không được! Lão phu còn phải thương lượng với Vô Ưu giáo chủ cái đã!
Rồi lão vẫy ả áo xanh hầu bàn:
- Ngươi hãy vào mời Giáo chủ ra đây, và bảo lão rằng Long Giác Thần Quân, Cốc chủ Vô Thanh cốc đã giá lâm.
Nữ lang mỉm cười:
- Cốc chủ yên tâm! Giáo chủ đã được thông báo, sắp ra để phụng hầu ngọc giá!
Quả nhiên, chưa đầy nửa khắc sau thì phái đoàn của Vô Ưu giáo chủ Tư Mã Phiệt ra đến.
Gọi là phái đoàn vì họ khá đông, tiền hô hậu ủng!
Đi trước tiên là hai nữ lang áo vàng nhạt, một xách lư hương trầm nghi ngút, một cầm khánh ngọc gõ đều đều, kế đến là Giáo chủ đi dưới lộng xanh do một hán tử khôi vĩ, võ phục trắng cầm cán.
Tư Mã Phiệt mặc đạo bào màu tím thẫm, đầu đội đạo quan bằng vàng, tóc râu đen nhánh, mặt hồng hào, trông rất oai phong, bệ vệ.
Đi sau Giáo chủ là bốn lão nhân tuổi thất tuần, mặc đạo bào xanh da trời, mỗi người đi dưới một cây lọng trắng.
Nghi trượng rối rắm kia khiến Long Giác Thần Quân ngứa mắt, cười nhạt chê bai:
- Thùng rỗng kêu to! Kẻ chuộng hình thức thường không có thực tài!
Lập tức có hàng trăm người ủng hộ Thần quân, và chỉ chịu im khi Vô Ưu giáo chủ vào đến.
Tư Mã Phiệt chắp một tay lên ngực, cúi chào mọi người, rồi tiến đến bàn của Khương Quang Bật.
Lão cười ha hả:
- Bần đạo đang tọa công, nghe báo có Thần quân giá hạ, vội đến để cung nghinh!
Lão quay lại giới thiệu bốn đạo sĩ áo xanh với khách:
- Bốn vị đây là Hộ Pháp Tứ Thiên Vương của Bổn Giáo.
Bốn lão này thi lễ với Thần quân nhưng không hề xưng danh tính.
Khương Quang Bật thầm chột dạ khi thấy mắt họ lấp lánh tà quang yêu mị, không hiểu là cao thủ xứ nào?
Thần quân chẳng còn dám khinh thường nữa, nhũn nhặn giới thiệu phe nhà!
Nghe đến danh hiệu Âm Dương thư sinh, Tư Mã Phiệt hoan hỉ nói ngay:
- Tư Đồ lão đệ là người thông tuệ kiến văn uyên bác nhất võ lâm đương đại, chắc có thể giúp bần đạo giải được nghi án này? Thiện tai! Thiện tai!
Phật giáo truyền vào Trung Hoa, đã sử dụng rất nhiều ngôn ngữ đạo giáo để quảng bá giáo phái. Do vậy, có sự giống nhau trong ngôn từ của tăng ni và đạo sĩ!
Ngược lại, đạo giáo Trung Hoa cũng đã vay mượn của Phật giáo Thiên Trúc khá nhiều ý tưởng. Kể cả hai chữ Thiện tai! (lành thay).
Chờ phe chủ nhà an tọa ở bàn bên xong, Âm Dương thư sinh mới phát biểu:
- Thực ra thì bốn câu thơ trên rất dễ hiểu. Nhưng nếu Giáo chủ không có Long Đầu Ngọc Thực thì cũng bằng thừa!
Vô Ưu giáo chủ cười ngất:
- Sao lão đệ biết ta không có chìa khóa?
Âm Dương thư sinh hờ hững đáp:
- Long Đầu Ngọc Thực đang nằm trong tay Khương thần quân!
Quần hào rúng động ồ lên, cả Nam Cung Giao cũng bất ngờ, không hiểu gì cả! Ngọc Thực hiện đang nằm ở Kim Diện cung cơ mà?
Vô Ưu giáo chủ lắc đầu:
- Bần Đạo không tin rằng lại có đến hai chiếc Ngọc Thực!
Dứt lời, lão thò tay vào bụng lấy ra một chìa khóa ngọc, đầu rồng, giơ lên cao!
Long Giác Thần Quân ngơ ngác, vội đem chìa của mình ra so sánh!
Tuy ngồi cách xa, nhưng với nhãn quang sắc bén, lão hoàn toàn có thể nhận thấy sự bất đồng giữa các răng cao thấp trên hai chiếc chìa!
Tất nhiên, Vô Ưu giáo chủ cũng vậy. Lão phân vân nói:
- Lạ thực! Vậy vật nào là giả?
Âm Dương thư sinh cân nhắc:
- Xét hình thức và chất ngọc thì biết hai chiếc chìa khóa này cùng do một người chế tạo. Như vậy, có khả năng là cửa vào kho báu được trang bị hai ổ khóa khác nhau!
Mọi người xầm xì khen phải. Riêng Nam Cung Giao thì thầm lo cho an nguy của Kim Diện cung. Nhưng dẫu Tùy Hải chân nhân có bắt sống được em vợ chàng là Tiền Thanh Giám thì gã cũng chẳng biết chỗ giấu bảo vật!
Vậy phải chăng Vô Ưu giáo chủ đúng là hậu duệ của Ngọc Long Thần Thương Tư Mã Thuật!
Nếu thế thì lại có đến ba chiếc Long Đầu Ngọc Thực! Và cái nào thật, cái nào giả thì đố ai mà biết được?
Long Giác Thần Quân tỏ ra rất quyết đoán, hắng giọng bảo:
- Tư Mã Giáo chủ! Nay tôn giá có Tàng Bảo đồ và một chiếc Ngọc Thực, còn lão phu giữ chiếc thứ hai và bí mật của bài thơ! Chúng ta sẽ hợp tác, và lão phu chỉ dám đòi một phần ba số của cải trong kho báu ấy mà thôi! Giáo chủ tính sao?
Tư Mã Phiệt trầm ngâm một lúc, gật đầu đồng ý:
- Bần đạo chấp thuận! Tối nay chúng ta sẽ gặp lại để bàn bạc và lập trọng thệ liên minh!
Nhưng Thiên Ưng Tử đã cất giọng ấm ớ:
- Tư Mã Giáo chủ có chắc rằng Âm Dương thư sinh thực sự hiểu đúng ý của bài thơ kia hay không đã? Bần đạo cũng có ý giật giải thưởng ba ngàn lượng vàng kia đấy!
Vô Ưu giáo chủ giật mình:
- Đạo huynh nói thực chứ?
Thiên Ưng Tử cười khanh khách:
- Để bần đạo giải thích bốn câu thơ ấy cho Giáo chủ nghe!
Câu thứ nhất chỉ rõ địa danh của kho báu, đấy là một dãy núi, song bần đạo chưa tiện nói ra.
Câu thứ hai có nghĩa là dãy núi có nhiều đỉnh, và kho báu nằm ở đỉnh chính giữa!
Câu thứ ba hàm ý rằng lối vào nằm ở sườn Đông, rạng sáng ngày trùng cửu thì ánh dương quang sẽ rọi đúng vị trí cần tìm.
Còn câu cuối cùng chỉ ra rằng Giáo chủ sẽ vào đến một động đá, trần có khe hở. Và ngay đêm ấy trăng non sẽ chiếu qua khe rọi đúng vào cửa phòng chứa báu vật!
Mọi người phục lăn trước lập luận minh bạch và hữu lý của Thiên Ưng Tử, hết lời khen ngợi!
Vô Ưu giáo chủ thấy Long Giác Thần Quân có sắc giận, liền trấn an:
- Dù cho Thiên Ưng đạo huynh có nói đúng ra địa điểm thì bần đạo vẫn cần đến sự hợp tác của Thần quân? Tổ tiên của bần đạo giàu có nhờ nghề khai thác mỏ ngọc, nên gia tổ phụ Ngọc Long Thần Thương rất giỏi nghề hỏa dược. Chúng ta chỉ sơ xuất một chút cũng đủ khiến cho kho báu nổ tung, chôn vùi tất cả!
Khương Quang Bật hài lòng:
- Giáo chủ hiểu được vậy là rất tốt! Một phần của kho tàng sẽ không lớn khi Vô Ưu giáo được sự hậu thuẫn của Vô Thanh cốc sau này!
Nam Cung Giao thầm lo lắng cho thanh bình của võ lâm, vì sự hợp tác của hai thế lực tà ác!
Trong lúc ấy, quần hùng vẫn say sưa tranh luận, cố đoán xem dãy núi kia tên là gì, ở đâu?
Âm Dương thư sinh Tư Đồ Thảo nghiêm giọng bàn:
- Tại hạ và Thiên Ưng Tử sẽ viết địa danh ấy vào giấy, cùng trao cho Giáo chủ. Nếu có sự tương đồng thì Giáo chủ cứ im lặng, bằng khác nhau thì hãy nói ra.
Phương thức này được tán thành, văn phòng tứ bảo có sẵn trên quầy gỗ của Chiêu Anh quán, nên chỉ lát sau Vô Ưu giáo chủ đã nhận được ý kiến của cả hai.
Tư Mã Phiệt thở dài chán nản:
- Nhị vị đều sai rồi! Bần đạo đã đào nát sườn Đông của đỉnh chính giữa rặng Ngũ Lĩnh, mà có thấy gì đâu?
Thiên Ưng Tử nhảy dựng lên:
- Không thể thế được! Lão muốn quịt ba ngàn lượng vàng của bần đạo ư?
Long Giác Thần Quân cũng sa sầm nét mặt:
- Giáo chủ định giở trò gì vậy?
Tư Mã Phiệt cười nhạt:
- Bần đạo ẩn cư ở đấy ba mươi năm, thuộc lòng từng tấc đất, nếu đúng là có kho tàng thì đã tìm ra! Thần quân không tin thì cứ đến chỗ ấy mà đào. Bần đạo sẵn sàng nhượng lại họa đồ và Ngọc Thực với giá mười vạn lượng vàng.
Nghe đối phương nói cứng như vậy, Long Giác Thần Quân đâm ra nghi ngờ cả tài phán đoán của Âm Dương thư sinh.
Lão quay sang hỏi:
- Tư Đồ hiền đệ nghĩ sao?
Âm Dương thư sinh cười nhạt:
- Tại hạ xin lấy thủ cấp này đảm bảo cho lời mình nói! Thần quân có gan thì cứ mua họa đồ và Ngọc Thực kia, chắc chắn sẽ lời to.
Khương Thư Hàn bật thốt:
- Mười vạn lượng quá đắt! Thả mồi bắt bóng là chuyện mà kẻ trí giả không nên làm!
Bỗng có người lên tiếng:
- Lão phu Sào Thiên Mạnh đồng ý mua với giá bốn vạn lượng!
Mọi người giật mình nhìn về phía dãy bàn hướng Nam, thấy một lão già ăn mặc theo lối thư sinh đã đứng lên.
Không ngờ lão đồ gàn kia lại là một trong những người giàu có nhất võ lâm.
Họ Sào độc quyền khai thác vàng cát trên sông Gia Lăng, Tứ Xuyên.
Vô Ưu giáo chủ vui vẻ nói:
- Thì ra là Kim Sa bảo chủ giá lâm, bần đạo bận tiếp đón Khương thần quân nên chưa kịp đến bái kiến! Thất lễ! Thất lễ!
Rồi lão bảo họ Khương:
- Nay Kim Sa bảo đã có hứng thú với bảo vật, bần đạo sẽ áp dụng lối bán đấu giá, ai trả cao hơn sẽ được!
Long Giác Thần Quân nghiến răng:
- Năm vạn!
Sào Thiên Mạnh tăng thêm:
- Bẩy vạn!
Khương lão quỷ bóp bụng tố:
- Tám vạn!
Thiên Ưng Tử cười lớn:
- Đảo chủ không có chìa thứ hai thì mua làm quái gì?
Sào Thiên Mạnh ngớ người ra, lẩm bẩm:
- Đúng là mình ngu thực!
Rồi lão tuyên bố:
- Lão phu bỏ cuộc, Khương lão tiền bố mới là người cần đến hai vật kia!
Lão ngượng ngùng ngồi xuống, trong tiếng cười chế giễu của mọi người.
Long Giác Thần Quân thở phào, quay sang bảo Tư Mã Phiệt:
- Lão phu may mắn thắng với giá tám vạn lượng! Mong Giáo chủ đưa bảo vật ra!
Tư Mã Phiệt nhăn nhó:
- Thế là bần đạo mất toi hai vạn lượng vàng! Lão họ Sào kìa quả là đáng ghét!
Lão ủ rũ giao hẹn:
- Tiền trao cháo múc! Thần quân có mang theo ngân phiếu đấy không?
Thần quân gật đầu đắc ý, thò tay vào bụng lấy túi bạc.. đổ ra một cuộn ngân phiếu.
Khi đếm đủ tám vạn thì chỉ còn lại vài tờ. Xem ra Vô Thanh cốc sắp sạt nghiệp vì vụ mua bán này!
Vô Ưu giáo chủ vẫn giữ bộ mặt đưa đám, khổ sở nói:
- Bần đạo vốn định bán với giá mười vạn lượng, nay chỉ được tám thì quả là thiệt thòi, nhưng đã lỡ hứa đành phải chịu thôi!
Lão lấy trong tay áo ra một quyển sách bìa da dê cũ kỹ, tiếp tục giọng điệu tiếc rẻ:
- Đây là gia phả của giòng họ Tư Mã. Bản đồ được vẽ ngay trang sau của bìa trước. Mong rằng sau khi tìm thấy kho tàng, Thần quân hãy hoàn lại cho bần đạo!
Khương Quang Bật hứa ngay:
- Được! Lúc ấy lão phu còn giữ làm gì?
Các Chưởng môn đã nhất trí chọn ngày đầu tháng chín năm nay, địa điểm là bình đài chân núi Thái Thất, đỉnh phía Đông của rặng Tung Sơn!
Cái bang sẽ phụ trách việc loan tin đi khắp thiên hạ.
Thời gian còn dài nên chắc chắn anh hùng các lộ đều đến kịp Đại hội.
Nam Cung Giao vô cùng ngao ngán, nhưng không dám cãi lời ân sư và Phương trượng sư huynh. Hơn nữa, hai ngàn tăng lữ Thiếu Lâm đã nhiệt liệt cổ vũ việc chàng ra tranh cử.
Hằng trăm năm nay, Thiếu Lâm chưa có một đệ tử tục gia nào xuất sắc đến mức đủ tài làm Minh chủ của võ lâm! Người xuất gia thì không được phép.
* * * * *
Xế trưa ngày hai mươi lăm, bốn người vào thành Hứa Xương, một trong những địa phương trù phú, sầm uất nhất tỉnh Hà Nam. Nơi đây có tòa Giai Vị đại tửu lâu lừng danh Trung Thổ về rượu ngon và sơn hào hải vị!
Khách có thể gọi bất cứ món thịt rừng nào mình ưa thích, từ chồn cáo, nhím, heo rừng, cọp, beo, gấu, rắn, hươu nai, đến cả thịt voi! Nhưng voi thì thỉnh thoảng mới có, vì nguồn cung cấp tận Vân Nam!
Nam Cung Giao quyết định ở lại Hứa Xương một đêm, nên ghé vào quán trọ.
Sau đó, bốn người đủng đỉnh đi bộ đến Giai Vị đại tửu lâu để chén vào món thịt rừng!
Họ đang ăn uống thoải mái thì khách giang hồ lũ lượt kéo vào, chẳng mấy chốc đã đầy chật tầng trên tửu quán.
Rượu vào lời ra, hào khách tự tiết lộ mục tiêu của mình.
Thì ra, mọi người đang trên đường đến khu rừng Hạnh Lâm dưới chân núi Viên Sơn, cách Hứa Xương hơn trăm dặm về hướng Tây Nam.
Tại Hạnh Lâm vừa phát khởi một giáo phái mới có tên là Vô Ưu giáo.
Tuy không chính thức, nhưng cả giang hồ đều nghe được lời đồn đại rằng Vô Ưu giáo của Tư Mã Phiệt đang nắm giữ tấm bản đồ dẫn đến kho tàng của Ngọc Long Thần Thương Tư Mã Thuật, nhưng trên Tàng Bảo đồ lại có một bài thơ rất khó hiểu, khiến Tư Mã Phiệt phải bó tay suốt mấy chục năm nay! Vì thế, lão ta đã treo giải thưởng ba ngàn lượng vàng cho bất cứ ai hiểu được ẩn ý của bài thơ ấy!
Khách đến tham quan sẽ được bao ăn ở dưới sự phục vụ của trăm nữ giáo chúng mơn mởn đào tơ! Nếu ai giỏi võ nghệ, có lòng thành muốn gia nhập Vô Ưu giáo thì cũng được hoan nghênh.
Nói tóm lại, Hạnh Lâm chính là thịnh hội vui vẻ, khoái lạc mà bọn hào khách giang hồ đang khát khao tìm đến!
Nghe xong tin giật gân ấy, Trịnh Mãng hăm hở bàn:
- Công tử! Nay người đã có Long Đầu Ngọc Thực, sao không đến tổ quỷ của Vô Ưu giáo, tìm hiểu xem Tàng Bảo đồ kia thế nào? Trịnh Tháo cả cười:
- Chứ không phải ngươi nghe nói đến rượu ngon và gái đẹp là ngứa nghề, muốn đi ngay hay sao?
Trịnh Mãng nhăn nhó:
- Có chỗ ăn chơi miễn phí, tội gì bỏ qua?
Nam Cung Giao trầm ngâm một lúc, chậm rãi nói:
- Trịnh Mãng đã nói ra đúng bản chất âm mưu của Vô Ưu giáo! Kẻ nào đó đang giữ Long Đầu Ngọc Thực, tất sẽ mau mắn đến Hạnh Lâm để dò xét nội dung Tàng Bảo đồ! Từ việc này, ta suy ra rằng Vô Ưu giáo có liên quan đến Tùy Hải chân nhân Mao Tùng Thanh, kẻ đã cho người giả làm Kim Diện cung chủ để đoạt Ngọc Thực! Hồi cuối tháng giêng quan quân Sơn Đông đã đến Thanh Đảo Tung bắt Mao lão quỷ, nhưng lão đã nhanh nhân trốn mất tăm!
Trịnh Tháo vỗ đùi khen phải.
Còn Trịnh Mãng thì ngập ngừng:
- Bẩm công tử! Thế chúng ta có đến đấy hay không?
Nam Cung Giao cười mũi:
- Đi chứ! Nếu không thì ngươi sẽ oán ta là kẻ chẳng biết điều!
Trịnh Mãng khoái chí bàn:
- Chúng ta sẽ cải trang thật kỹ, chẳng sợ bị nhận ra. Nhưng Tổ tiểu thư đây chắc phải lấy lụa bó nhỏ hai quả dưa hấu kia lại!
Vân Dung sợ không được đi theo gật đầu lia lịa:
- Không sao! Tiểu muội sẽ đè chúng bẹp đi như hai chiếc bánh tiêu.
Hai anh em họ Trịnh phá lên cười, nhưng Nam Cung Giao thì không, vì chàng nhận ra vẻ buồn rầu trong đáy mắt nàng!
Tối hôm ấy, Nam Cung Giao lần sang phòng Vân Dung.
Cô gái tội nghiệp đang lúng túng dùng dải lụa dài, rộng hơn gang tay, quấn quanh ngực, cố làm cho đôi gò bồng đảo trông khiêm tốn hơn. Trên má nàng, hai dòng lệ tủi thân lăn dài từng hạt long lanh.
Nam Cung Giao bước đến, dịu dàng nói:
- Không cần đâu Dung muội, chúng rất đẹp, tại sao lại phải làm cho chúng xấu đi? Dẫu cho bọn Hồ bang có đến Hạnh Lâm và nhận ra nàng thì cũng chẳng sao!
Vân Dung tươi tắn hẳn lên, nhoẻn miệng cười:
- Đúng vậy! Cùng lắm là anh em ta sẽ liên thủ đánh cho chúng chạy dài giống như lần trước?
Nàng tháo ngay dải lụa rồi mặc áo vào, ngoan ngoãn lên giường nằm ngủ.
Nam Cung Giao sang phòng bên tán gẫu với anh em họ Trịnh một lúc rồi cũng về phòng mình. Vận khí hành công đến cuối canh ba chàng mới đi ngủ!
Nỗi nhớ thương người thân khiến chàng trằn trọc mãi, đến canh tư cũng chưa chợp mắt.
Bỗng chàng phát hiện cửa phòng mình hé mở, và Vân Dung lách vào. Nhưng nàng không tiến thêm mà đứng ngay sau cánh cửa, lặng lẽ nhìn về phía giường của Nam Cung Giao.
Ánh sáng heo hắt đĩa đèn dầu cũng đủ để Nam Cung Giao nhận rõ vẻ sợ hãi trên gương mặt trái xoan của Vân Dung.
Chàng liền ngồi dậy, vén mùng, vẫy gọi:
- Dung muội hãy lại đây!
Vân Dung mừng rỡ bước đến, hổn hển nói:
- May mà đại ca chưa ngủ! Tiểu muội vừa mơ thấy ác mộng chẳng dám ngủ một mình nữa, sang đây ngủ với đại ca!
Nói xong, nàng chui vào giường, và kéo Nam Cung Giao nằm xuống theo.
Vân Dung cầm tay chàng đặt lên ngực mình:
- Đại ca thấy không! Đến giờ này mà tim của tiểu muội vẫn còn đập mạnh!
Nam Cung Giao phì cười:
- Dung muội mơ thấy gì mà lại quá sợ hãi như thế?
Vân Dung hạ giọng kể lể:
- Đại ca biết không. Tiểu muội mơ rằng chúng ta đến một cánh rừng hạnh. Nơi ấy đã có rất đông người, tất cả đều đang ăn ngon lành những trái hạnh. Và một lão đạo sĩ râu đen đã bưng rổ hạnh đến mời chúng ta. Đại ca ăn trước, lập tức ngã lăn ra chết, mặt mũi nám đen, mắt trợn trừng trông rất khủng khiếp. Tiểu muội sợ quá, tỉnh giấc ngay, tuy biết là mơ, nhưng vẫn lo lắng, không sao ngủ được!
Nam Cung Giao cau mày suy nghĩ, và rùng mình vì nhớ đến đặc tính của quả hạnh.
Hạnh Nhân là loại cây có hạt cho dầu, thuộc họ Hoa Hồng. Hạt hạnh giống như hạt mơ, hạt đào, có thể dùng làm bánh kẹo hay nước hoa.
Tuy nhiên, cây Hạnh Nhân lại có đến hai loại, ngọt và đắng, loại sau có chứa một chất tuyệt độc.
Nếu Vô Ưu giáo chủ chính là Tùy Hải chân nhân thì không chừng lão sẽ dùng độc để khống chế quần hùng. Đó là thủ đoạn mà bọn ác ma vẫn thường làm! Việc giải bài thơ trên Tàng Bảo đồ chỉ là cái cớ để Vô Ưu giáo dẫn dụ hảo hán tứ phương đến nộp mạng! Với một chất độc mãn tính, Vô Ưu giáo sẽ âm thầm thu phục được hàng ngàn cao thủ, đủ sức tranh bá đồ vương.
Nam Cung Giáo mừng vì đã sớm nhìn ra chân tướng kẻ thù, đền ơn Vân Dung bằng cách hôn lên má nàng và khen:
- Dung muội quả là tuyệt diệu, đã hai lần cảnh báo ta trước những mưu sâu kế độc!
Chợt chàng phát hiện bàn tay hữu của mình vẫn còn đặt trên ngực Vân Dung, và dường như nãy giờ theo thói quen, chàng đã vuốt ve gò nhũ phong khêu gợi kia!
Nam Cung Giao hổ thẹn rút tay về nhưng Vân Dung đã giữ lại và thỏ thẻ:
- Đại ca tiếp tục đi! Tiểu muội rất khoan khoái! Vả lại, chúng là của đại ca mà!
Nàng còn tự phanh rộng vạt áo ngủ, để lộ hết nét đẹp kiêu hãnh của thân trên ngà ngọc!
Nam Cung Giao xa thê thiếp đã lâu, lửa dục rất vượng, song cố nén lòng vì không mặt mũi nào chiếm đoạt thân xác của người con gái ngây dại đáng thương này!
Bàn tay chàng nhẹ nhàng mơn man hai tạo vật kỳ diệu kia, vì bắt buộc và cũng vì sự khát khao. Quả thực là ngực của Vân Dung rất đẹp và gợi cảm.
Chàng nằm nghiêng nên có thể nhận ra những tia hoan lạc trong đôi mắt nhung của Vân Dung.
Nàng cũng nhìn chàng và mỉm cười ngây ngất:
- Đại ca! Cảm giác này quả là tuyệt diệu! Tiểu muội muốn được đại ca ôm ấp mãi thế này! Nhưng đêm sắp tàn, chúng ta hãy ngủ để mai còn lên đường.
Nam Cung Giao thở phào, khép vạt áo cho nàng rồi ôm lấy mà ngủ!
Chàng thiếp đi trong niềm vui vì đã thắng được dục vọng của chính mình.
* * * * *
Trưa ngày hai mươi ba, bọn Nam Cung Giao đã có mặt trước khu rừng hạnh, dừng cương đứng nhìn dãy núi Viên Sơn tròn trịa.
Ngay bìa rừng, đầu con đường đất rộng bốn mươi bước chân, là một cổng Tam Quan bằng gỗ, trên treo tầng bảng lớn sơn đen, có bốn chữ trắng: Vô Ưu Linh Cảnh!
Ngựa xe tấp nập đi vào con đường ấy với dáng điệu hối hả, cứ như sợ rằng mình chỉ chậm một bước là mất toi ba ngàn lượng vàng!
Thực ra, Hạnh Lâm mở cửa đã bốn ngày, khách đến cũng nhiều song chưa ai giải nổi bài thơ kia.
Đám hào khách ấy tuy vội vã nhưng không quên liếc nhìn bốn kỵ sĩ ăn mặc theo lối người Mông, với ánh mắt hiếu kỳ.
Hôm qua, khi biết Vân Dung không chịu bó ngực, Trình Tháo đã có sáng kiến: Hóa trang thành cao thủ người Mông!
Sau khi giành lại được giang sơn, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã có sắc chỉ cấm bách tính ăn mặc theo người Hồ.
Nhưng cho đến những năm đầu của triều đại Minh Anh Tông thì Mông Cổ vẫn chưa để lộ tham vọng tái chiếm Trung Hoa, việc giao hảo giữa hai nước khá tốt, hàng hóa qua lại tấp nập, thương khách và du khách người Mông đến Trung Hoa rất đông. Do vậy, một số người Hán đã có thể đội mũ lông, mặc áo cừu, đặc sản của kẻ thù cũ!
Mông Cổ nằm ở phía Bắc Trung Hoa, khí hậu cực kỳ lạnh giá, nên lông thú của họ rất tốt và đẹp hơn sản phẩm Trung Nguyên.
Ngoài áo cừu dầy dành cho mùa đông, còn có loài khinh cừu mỏng, nhẹ, mặc trong mùa xuân, mùa thu, vừa giữ ấm, vừa là trang sức.
Giờ đây, bọn Nam Cung Giao đang khoác trên người những tấm khinh cừu không tay rất sang trọng. Bốn chiếc nón lông trên đầu họ cũng là loại vành gấp, khi bẻ xuống có
thể che kín tai và gáy.
Vân Dung hóa trang sơ sài, tóc thắt thành hai bím, tai đeo vòng vàng, trông rất lạ mắt. Và áo khinh cừu rộng đã khiến ngực nàng không quá nhô cao.
Thực ra, nhũ phong của Vân Dung chẳng đến nỗi đồ sộ, nhưng vì thân hình nàng thon dài nên chúng nổi bật lên!
Nam Cung Giao và hai gã họ Trịnh mang mặt nạ, dán thêm râu thật rậm, khá giống người Mông.
Còn ngôn ngữ thì sao, có ai biết tiếng Mông đâu?
Thưa rằng chẳng sao cả vì họ đang mượn tạm lý lịch của một quí tộc gốc Mông Cổ ở đất Du Lâm, Thiểm Tây.
Số là ngày ấy vua Nguyên tuy bị Chu Nguyên Chương đuổi chạy về Mông Cổ nhưhg vẫn giữ Đế hiệu, tự coi mình là vua Trung Hoa, dù chỉ còn giữ được ba tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây, Sơn Tây.
Sau này, Minh Thái Tổ đem quân đi chiếm lại nốt ba tỉnh ấy. Khi đánh đến Du Lâm thì có một võ tướng người Mông họ Bộc Nhĩ Chích Cân đem quân qui hàng, và giúp quân Minh đại thắng.
Nhờ công lao ấy, Bộc Nhĩ Chích Cân được triều Minh cắt đất phong Hầu, con cháu đời đời Tập tước!
Vị Bắc Bình Hầu hiện nay là Bộc Nhĩ Chích Cân Đồ Thiết Mục Nhĩ.
Chính đương sự cũng cảm thấy cái tên của mình quá dài dòng, nên đã tự rút ngắn lại thành Bộc Nhĩ Đồ.
Gã hầu tước này tuổi mới ba mươi kiếm pháp khét tiếng miền Bắc Thiểm Tây nhưng vợ đẹp quá nhiều nên chưa bao giờ rời Du Lâm. Do đó, giang hồ chỉ nghe danh chứ không hề biết mặt!
Anh em họ Trịnh đã có lần làm khách ở nhà Bộc Nhĩ Đồ nên dễ dàng biến Nam Cung Giao thành Bắc Bình Hầu, một gã Mông Cổ biết nói tiếng Mông!
Ba viên lam bảo ngọc giá ngàn vàng, đính trên mũ lông, sẽ khiến thiên hạ phải tin!
Và Vân Dung sẽ đóng vai nàng tỳ thiếp trẻ đẹp của Bộc Nhĩ Đồ, tên gọi Da Luật Thiên Hương!
Trên cổ nàng là cả một chuỗi ngọc trai quí giá.
Tất nhiên hai người sẽ phải xưng hô như vợ chồng thật. Dường như điều này đã khiến nàng hạnh phúc nên mắt long lanh, mặt ửng hồng, càng bội phần xuân sắc!
Con đường xuyên rừng hạnh chỉ dài gần dặm, tận cùng bằng Thạch quan đồ sộ cao đến ba trượng, cũng treo chiêu bài giống như ở ngoài.
Tường vây xây bằng đá núi, chỉ chừng hai trượng nhưng trên đỉnh tua tủa những chông sắt nhọn hoắt, trông như lông nhím.
Thạch Quan chỉ có một cửa, rộng hơn trượng, giờ đang mở toang ra, song bóng tối sẽ được khép kín bởi hai cánh bằng gỗ dầy đai thép kiên cố.
Mé tả thạch quan đặt một chiếc bàn dài, có ba nữ nhân áo hồng phụ trách việc ghi danh. Khách phải xuống ngựa, đến khai lý lịch rồi mới được vào.
Chẳng vị hảo hán nào bất mãn vì thủ tục này, vì ba nữ lang kia rất xinh xắn và hấp dẫn. Tất nhiên họ có mặc quần, song thân hiện lộ cả ra dưới lớp the mỏng tựa cánh chuồn.
Các chàng hiệp sĩ nhà ta dán mắt vào những ngọn hỏa diệm sơn mỹ miều kia, nuốt nước miếng từng ực, ngọng nghịu khai báo.
Trịnh Mãng mau mắn nhảy xuống ngựa, chững chạc nện gót bước đến bàn ghi danh, dõng dạc nói:
- Bắc Bình Hầu đất Dư Lâm là Bộc Nhĩ Đồ, cùng Thất phu nhân Da Luật Thiên Hương!
Ba nữ lang áo đàng vội đứng lên, nghiêng mình vái.
Nàng ở giữa nói:
- Vô Ưu Linh Cảnh vinh dự được tiếp nghênh ngọc giá của Hầu gia và Thất phu nhân!
Trịnh Mãng đảo mắt loang loáng, chiêm ngưỡng cho đủ sáu mục tiêu, rồi cười hề hề:
- Còn anh em tại hạ là Thiết Mục Thao và Thiết Mục Mang, hộ vệ của Hầu gia, dám hỏi phương danh của tam vị nữ nhân?
Nữ lang mé tả ban cho gã một cái nhìn đổ quán xiêu đình rồi vui vẻ đáp:
- Tiểu muội là Hoàng Cúc, còn hai chị kia tên Hoàng Lan và Hoàng Yến!
Trịnh Mãng nháy mắt đưa tình rồi quay bước, nhảy lên lưng ngựa.
Bốn người đi qua cổng, tiếng vó câu rộn rã vì đường vào được lót đá rất bằng phẳng.
Hai bên lộ là hàng rào trồng toàn cây hoa Phù Dung dầy đặc, cao hơn đầu người cỡi ngựa!
Qua Tiết Sương Giáng thì hoa Phù Dung mới nở, nên giờ đây chỉ thấy cành lá xúm xuê xanh thắm, che lấp nhãn tuyến khách nhàn du. Họ sẽ chỉ thấy phía sau hàng rào Phù Dung kia là những tàng cây hạnh thưa thớt.
Có lẽ chủ nhân đã tỉa bớt rừng hạnh để dựng nhà!
Đi được mươi trượng, bọn Nam Cung Giao được mời hạ mã, và ngựa của họ được bốn nữ lang áo xanh dắt vào dãy chuồng mé hữu.
Bốn người tiếp tục cuốc bộ vào khu trung tâm. Nơi đây, ngự trị một kiến trúc rất rộng rãi, được hợp thành bởi năm căn nhà ngói.
Căn chính giữa hình vuông, bốn căn kia hình chữ nhật, vây quanh và tiếp giáp căn trung tâm.
Gọi là nhà thì không đúng, vì công trình này chẳng hề có tường và cửa, chỉ toàn cột gỗ đen bóng nối nhau bởi hàng lan can sơn đỏ.
Tổng cộng có đến hai trăm chiếc bàn bát tiên, mỗi bàn tám ghế, bày trên sàn nhà, mặt phủ khăn trắng muốt.
Tóm lại, Chiêu Anh quán chính là một tiệm ăn vĩ đại, có thể chứa đủ một ngàn sáu trăm thực khách.
Chung quanh Chiêu Anh quán là vườn hoa sâu mười trượng, đầy đủ giả sơn, tiểu đình, phong cảnh hữu tình.
Bìa vườn tiếp giáp với vùng cây thưa, nơi tọa lạc của hàng trăm tòa tiểu xá thanh nhã, u tịnh... Và tận cùng của Hạnh Lâm là một kiến trúc đồ sộ bằng gạch đá, mái lợp ngói lưu ly xanh, góc cong vút theo kiểu chùa miếu. Nơi ấy chính là Vô Ưu Thần Điện, trọng địa của Vô Ưu giáo.
Bọn Nam Cung Giao được một ả áo trắng đón tiếp, dẫn vào tòa tiểu xá mé tả Chiêu Anh quán!
Căn nhà này tuy nhỏ nhưng có đến hai phòng ngủ, một phòng khách và nhà vệ sinh riêng, đủ cho bốn người ở thoải mái.
Ả giáo chúng tên Bạch Hà cung kính nói:
- Quan khách có thể đến Chiêu Anh quán ăn uống bất cứ lúc nào. Việc đi ngắm cảnh cũng không hạn chế, nhưng phải về phòng khi trống điểm canh ba!
Trịnh Tháo than thở:
- Chẳng lẽ ở đây ban đêm không có thú vui nào sao! Tại hạ không bao giờ ngủ trước canh tư!
Bạch Hà vui vẻ nói:
- Góc Đông Nam của Linh Cảnh có một khu vực biệt lập tên gọi Nhu Tình viên, ở đấy có đủ mọi lạc thú trên đời!
Trịnh Mãng hớn hở:
- Hay lắm! Bọn ta phải đến đấy mới được?
Bạch Hà nói tiếp:
- Quí khách phải có mặt ở cổng Nhu Tình viên trước đầu giờ Dần để đăng ký!
Nhưng đấy là kế hoạch của buổi chiều, giờ bọn Nam Cung Giao phải ăn trưa trước đã! Bạch Hà đi rồi, bốn người tranh thủ tắm gội, thay y phục, rồi đi đến Chiêu Anh quán.
Đã quá bữa ăn chính nhưng Chiêu Anh quán vẫn tụ tập đến năm trăm lượt khách.
Họ vừa nhậu nhẹt, vừa lẩm bẩm bốn câu thơ, cầu may, bóp trán, cố vắt óc để tìm ra ẩn ý.
Bốn câu thơ này được dán trên các cột gỗ, nội dung như sau:
Thần Nông chi duệ ngộ Long Nhân
Nam Bắc Đông Tây tứ bất phân
Cửu cửu Triều Dương hà xứ khứ
Tam Canh Sư Nguyệt chiếu Cô Phòng!
Dịch thơ:
Cháu chắt Thần Nông gặp người rồng
Nam Bắc Đông Tây bốn cõi chung
Bình Minh Trung cửu nay đâu tá?
Trăng mới canh ba chiếu sáng phòng!
Trong số nửa ngàn người hiện diện có cả trăm gã thư sinh ở vùng lân cận đến để thử vận may. Họ là mọt sách, thuộc hàng ngàn bài thơ cổ, hàng vạn điển cổ văn chương, nhưng không sao hiểu nổi ý tứ của bài thơ, nhất là câu đầu tiên!
Trong sách vở Trung Hoa làm gì có nói đến việc con cháu vua Thần Nông gặp rồng! Và nếu có thì ở địa phương nào?
Người hay chữ còn bó tay thì bọn võ biền thô lỗ làm sao hơn được?
Dù đám hào khách kia có bứt hết tóc cũng chỉ hoài công!
Bọn Nam Cung Giao ăn xong bữa thì có khách mới vào đến.
Oan gia không hẹn mà gặp, tân khách chính thị cha con Long Giác Thần Quân và mười thủ hạ!
Người có danh như cây có bóng, và kẻ ác lại được khiếp sợ hơn người hiền, cho nên mấy trăm hào khách lập tức im bặt.
Long Giác Thần Quân cười ngạo nghễ, phủ dụ:
- Xin chư vị đồng đạo cứ tự nhiên, lão phu cũng chỉ là khách của Vô Ưu giáo như mọi người!
Rồi lão chiếm lấy hai bàn ở vị trí trung ương, thản nhiên gọi cơm rượu mà ăn uống.
Nam Cung Giao nãy giờ chăm chú quan sát phe đối phương. Đặc biệt lưu ý đến một lão già mặc trường bào thư sinh đen, đầu đội mũ Lục Hợp Nhất Thống Mao, (mũ quả dưa).
Người này tuổi độ sáu mươi, mày thanh, mắt sáng, trán cao, mũi huyền đảm, toát ra vẻ thông tuệ rất mực.
Chàng liền hỏi Trịnh Tháo:
- Ngươi có biết lão già áo đen đang ngồi cạnh Long Giác Thần Quân kia là ai không?
Trịnh Tháo gật đầu:
- Bẩm có. Lão ấy là Âm Dương thư sinh Tư Đồ Thảo, ẩn cư ở núi Bá Chi, đất Tứ Xuyên, nổi tiếng thông minh uyên bác, cái gì cũng biết. Tư Đồ Thảo còn giỏi cả binh pháp, trận đồ, kỳ môn, độn giáp!
Trong đám thực khách cũng có người nhận ra bậc kỳ nhân đất Thục.
Một lão đạo sĩ râu tóc hoa râm, mũi két, đứng lên cười ha hả:
- Này Tư Đồ hiền đệ! Bài thơ cỏn con kia chắc không làm khó được Âm Dương thư sinh đấy chứ?
Tư Đồ Thảo vội đứng lên vòng tay tươi cười:
- Không ngờ Hạc giá của Thiên Ưng Tử lại đến chốn này, tiểu đệ không thấy nên đã thất lễ.
Trịnh Tháo nói nhỏ:
- Lão Đạo sĩ áo vàng đấy là Tam trưởng lão phái Thanh Thành, tính tình quái dị, thích trêu ghẹo thiên hạ, miệng lưỡi vô cùng sắc bén.
Bỗng Vân Dung buột miệng nhận xét:
- Thiên Ưng Tử là người xấu, còn Âm Dương thư sinh thì cũng vậy!
Nam Cung Giao mỉm cười:
- Sao hiền muội biết?
Vân Dung điềm nhiên đáp:
- Tiểu muội chỉ nhìn mặt và nghe giọng nói là biết ngay thiện ác, nhưng không thể giải thích được!
Nam Cung Giao gật gù:
- Hay lắm! Từ nay khi phát hiện kẻ xấu, mong Dung muội nói ngay cho ta biết.
Vân Dung sung sướng hứa:
- Đại ca yên tâm! Tiểu muội không quên đâu!
Trịnh Mãng tức anh ách phì cười:
- Thuộc hạ xin đê đầu bái phục thủ đoạn vuốt mông ngực nữ nhân của công tử? Vị cô nương dở hơi này mà biết xem tướng ư?
Đã quá quen với những lời sống sượng của gã, Vân Dung không hề giận, cười bảo:
- Ta dở hơi nhưng không ngu như ngươi, và mông của ta thì không phải mông ngựa!
Nam Cung Giao vội ra dấu, bảo hai người im, vì Âm Dương thư sinh đã lên tiếng:
- Thiên Ưng đạo huynh là người đi khắp thiên hạ, vậy có đoán ra địa phương nào là nơi bài thơ ám chỉ hay không?
Thiên Ưng Tử cười hăng hắc:
- Lão đệ muốn trổ tài thì cứ nói quách ra, sao lại bêu xấu bần đạo? Âm Dương thư sinh mà không biết thì còn ai biết nữa?
Quần hào ồ lên tán thành, đốc thúc Tư Đồ Thảo!
Long Giác Thần Quân cao giọng:
- Không được! Lão phu còn phải thương lượng với Vô Ưu giáo chủ cái đã!
Rồi lão vẫy ả áo xanh hầu bàn:
- Ngươi hãy vào mời Giáo chủ ra đây, và bảo lão rằng Long Giác Thần Quân, Cốc chủ Vô Thanh cốc đã giá lâm.
Nữ lang mỉm cười:
- Cốc chủ yên tâm! Giáo chủ đã được thông báo, sắp ra để phụng hầu ngọc giá!
Quả nhiên, chưa đầy nửa khắc sau thì phái đoàn của Vô Ưu giáo chủ Tư Mã Phiệt ra đến.
Gọi là phái đoàn vì họ khá đông, tiền hô hậu ủng!
Đi trước tiên là hai nữ lang áo vàng nhạt, một xách lư hương trầm nghi ngút, một cầm khánh ngọc gõ đều đều, kế đến là Giáo chủ đi dưới lộng xanh do một hán tử khôi vĩ, võ phục trắng cầm cán.
Tư Mã Phiệt mặc đạo bào màu tím thẫm, đầu đội đạo quan bằng vàng, tóc râu đen nhánh, mặt hồng hào, trông rất oai phong, bệ vệ.
Đi sau Giáo chủ là bốn lão nhân tuổi thất tuần, mặc đạo bào xanh da trời, mỗi người đi dưới một cây lọng trắng.
Nghi trượng rối rắm kia khiến Long Giác Thần Quân ngứa mắt, cười nhạt chê bai:
- Thùng rỗng kêu to! Kẻ chuộng hình thức thường không có thực tài!
Lập tức có hàng trăm người ủng hộ Thần quân, và chỉ chịu im khi Vô Ưu giáo chủ vào đến.
Tư Mã Phiệt chắp một tay lên ngực, cúi chào mọi người, rồi tiến đến bàn của Khương Quang Bật.
Lão cười ha hả:
- Bần đạo đang tọa công, nghe báo có Thần quân giá hạ, vội đến để cung nghinh!
Lão quay lại giới thiệu bốn đạo sĩ áo xanh với khách:
- Bốn vị đây là Hộ Pháp Tứ Thiên Vương của Bổn Giáo.
Bốn lão này thi lễ với Thần quân nhưng không hề xưng danh tính.
Khương Quang Bật thầm chột dạ khi thấy mắt họ lấp lánh tà quang yêu mị, không hiểu là cao thủ xứ nào?
Thần quân chẳng còn dám khinh thường nữa, nhũn nhặn giới thiệu phe nhà!
Nghe đến danh hiệu Âm Dương thư sinh, Tư Mã Phiệt hoan hỉ nói ngay:
- Tư Đồ lão đệ là người thông tuệ kiến văn uyên bác nhất võ lâm đương đại, chắc có thể giúp bần đạo giải được nghi án này? Thiện tai! Thiện tai!
Phật giáo truyền vào Trung Hoa, đã sử dụng rất nhiều ngôn ngữ đạo giáo để quảng bá giáo phái. Do vậy, có sự giống nhau trong ngôn từ của tăng ni và đạo sĩ!
Ngược lại, đạo giáo Trung Hoa cũng đã vay mượn của Phật giáo Thiên Trúc khá nhiều ý tưởng. Kể cả hai chữ Thiện tai! (lành thay).
Chờ phe chủ nhà an tọa ở bàn bên xong, Âm Dương thư sinh mới phát biểu:
- Thực ra thì bốn câu thơ trên rất dễ hiểu. Nhưng nếu Giáo chủ không có Long Đầu Ngọc Thực thì cũng bằng thừa!
Vô Ưu giáo chủ cười ngất:
- Sao lão đệ biết ta không có chìa khóa?
Âm Dương thư sinh hờ hững đáp:
- Long Đầu Ngọc Thực đang nằm trong tay Khương thần quân!
Quần hào rúng động ồ lên, cả Nam Cung Giao cũng bất ngờ, không hiểu gì cả! Ngọc Thực hiện đang nằm ở Kim Diện cung cơ mà?
Vô Ưu giáo chủ lắc đầu:
- Bần Đạo không tin rằng lại có đến hai chiếc Ngọc Thực!
Dứt lời, lão thò tay vào bụng lấy ra một chìa khóa ngọc, đầu rồng, giơ lên cao!
Long Giác Thần Quân ngơ ngác, vội đem chìa của mình ra so sánh!
Tuy ngồi cách xa, nhưng với nhãn quang sắc bén, lão hoàn toàn có thể nhận thấy sự bất đồng giữa các răng cao thấp trên hai chiếc chìa!
Tất nhiên, Vô Ưu giáo chủ cũng vậy. Lão phân vân nói:
- Lạ thực! Vậy vật nào là giả?
Âm Dương thư sinh cân nhắc:
- Xét hình thức và chất ngọc thì biết hai chiếc chìa khóa này cùng do một người chế tạo. Như vậy, có khả năng là cửa vào kho báu được trang bị hai ổ khóa khác nhau!
Mọi người xầm xì khen phải. Riêng Nam Cung Giao thì thầm lo cho an nguy của Kim Diện cung. Nhưng dẫu Tùy Hải chân nhân có bắt sống được em vợ chàng là Tiền Thanh Giám thì gã cũng chẳng biết chỗ giấu bảo vật!
Vậy phải chăng Vô Ưu giáo chủ đúng là hậu duệ của Ngọc Long Thần Thương Tư Mã Thuật!
Nếu thế thì lại có đến ba chiếc Long Đầu Ngọc Thực! Và cái nào thật, cái nào giả thì đố ai mà biết được?
Long Giác Thần Quân tỏ ra rất quyết đoán, hắng giọng bảo:
- Tư Mã Giáo chủ! Nay tôn giá có Tàng Bảo đồ và một chiếc Ngọc Thực, còn lão phu giữ chiếc thứ hai và bí mật của bài thơ! Chúng ta sẽ hợp tác, và lão phu chỉ dám đòi một phần ba số của cải trong kho báu ấy mà thôi! Giáo chủ tính sao?
Tư Mã Phiệt trầm ngâm một lúc, gật đầu đồng ý:
- Bần đạo chấp thuận! Tối nay chúng ta sẽ gặp lại để bàn bạc và lập trọng thệ liên minh!
Nhưng Thiên Ưng Tử đã cất giọng ấm ớ:
- Tư Mã Giáo chủ có chắc rằng Âm Dương thư sinh thực sự hiểu đúng ý của bài thơ kia hay không đã? Bần đạo cũng có ý giật giải thưởng ba ngàn lượng vàng kia đấy!
Vô Ưu giáo chủ giật mình:
- Đạo huynh nói thực chứ?
Thiên Ưng Tử cười khanh khách:
- Để bần đạo giải thích bốn câu thơ ấy cho Giáo chủ nghe!
Câu thứ nhất chỉ rõ địa danh của kho báu, đấy là một dãy núi, song bần đạo chưa tiện nói ra.
Câu thứ hai có nghĩa là dãy núi có nhiều đỉnh, và kho báu nằm ở đỉnh chính giữa!
Câu thứ ba hàm ý rằng lối vào nằm ở sườn Đông, rạng sáng ngày trùng cửu thì ánh dương quang sẽ rọi đúng vị trí cần tìm.
Còn câu cuối cùng chỉ ra rằng Giáo chủ sẽ vào đến một động đá, trần có khe hở. Và ngay đêm ấy trăng non sẽ chiếu qua khe rọi đúng vào cửa phòng chứa báu vật!
Mọi người phục lăn trước lập luận minh bạch và hữu lý của Thiên Ưng Tử, hết lời khen ngợi!
Vô Ưu giáo chủ thấy Long Giác Thần Quân có sắc giận, liền trấn an:
- Dù cho Thiên Ưng đạo huynh có nói đúng ra địa điểm thì bần đạo vẫn cần đến sự hợp tác của Thần quân? Tổ tiên của bần đạo giàu có nhờ nghề khai thác mỏ ngọc, nên gia tổ phụ Ngọc Long Thần Thương rất giỏi nghề hỏa dược. Chúng ta chỉ sơ xuất một chút cũng đủ khiến cho kho báu nổ tung, chôn vùi tất cả!
Khương Quang Bật hài lòng:
- Giáo chủ hiểu được vậy là rất tốt! Một phần của kho tàng sẽ không lớn khi Vô Ưu giáo được sự hậu thuẫn của Vô Thanh cốc sau này!
Nam Cung Giao thầm lo lắng cho thanh bình của võ lâm, vì sự hợp tác của hai thế lực tà ác!
Trong lúc ấy, quần hùng vẫn say sưa tranh luận, cố đoán xem dãy núi kia tên là gì, ở đâu?
Âm Dương thư sinh Tư Đồ Thảo nghiêm giọng bàn:
- Tại hạ và Thiên Ưng Tử sẽ viết địa danh ấy vào giấy, cùng trao cho Giáo chủ. Nếu có sự tương đồng thì Giáo chủ cứ im lặng, bằng khác nhau thì hãy nói ra.
Phương thức này được tán thành, văn phòng tứ bảo có sẵn trên quầy gỗ của Chiêu Anh quán, nên chỉ lát sau Vô Ưu giáo chủ đã nhận được ý kiến của cả hai.
Tư Mã Phiệt thở dài chán nản:
- Nhị vị đều sai rồi! Bần đạo đã đào nát sườn Đông của đỉnh chính giữa rặng Ngũ Lĩnh, mà có thấy gì đâu?
Thiên Ưng Tử nhảy dựng lên:
- Không thể thế được! Lão muốn quịt ba ngàn lượng vàng của bần đạo ư?
Long Giác Thần Quân cũng sa sầm nét mặt:
- Giáo chủ định giở trò gì vậy?
Tư Mã Phiệt cười nhạt:
- Bần đạo ẩn cư ở đấy ba mươi năm, thuộc lòng từng tấc đất, nếu đúng là có kho tàng thì đã tìm ra! Thần quân không tin thì cứ đến chỗ ấy mà đào. Bần đạo sẵn sàng nhượng lại họa đồ và Ngọc Thực với giá mười vạn lượng vàng.
Nghe đối phương nói cứng như vậy, Long Giác Thần Quân đâm ra nghi ngờ cả tài phán đoán của Âm Dương thư sinh.
Lão quay sang hỏi:
- Tư Đồ hiền đệ nghĩ sao?
Âm Dương thư sinh cười nhạt:
- Tại hạ xin lấy thủ cấp này đảm bảo cho lời mình nói! Thần quân có gan thì cứ mua họa đồ và Ngọc Thực kia, chắc chắn sẽ lời to.
Khương Thư Hàn bật thốt:
- Mười vạn lượng quá đắt! Thả mồi bắt bóng là chuyện mà kẻ trí giả không nên làm!
Bỗng có người lên tiếng:
- Lão phu Sào Thiên Mạnh đồng ý mua với giá bốn vạn lượng!
Mọi người giật mình nhìn về phía dãy bàn hướng Nam, thấy một lão già ăn mặc theo lối thư sinh đã đứng lên.
Không ngờ lão đồ gàn kia lại là một trong những người giàu có nhất võ lâm.
Họ Sào độc quyền khai thác vàng cát trên sông Gia Lăng, Tứ Xuyên.
Vô Ưu giáo chủ vui vẻ nói:
- Thì ra là Kim Sa bảo chủ giá lâm, bần đạo bận tiếp đón Khương thần quân nên chưa kịp đến bái kiến! Thất lễ! Thất lễ!
Rồi lão bảo họ Khương:
- Nay Kim Sa bảo đã có hứng thú với bảo vật, bần đạo sẽ áp dụng lối bán đấu giá, ai trả cao hơn sẽ được!
Long Giác Thần Quân nghiến răng:
- Năm vạn!
Sào Thiên Mạnh tăng thêm:
- Bẩy vạn!
Khương lão quỷ bóp bụng tố:
- Tám vạn!
Thiên Ưng Tử cười lớn:
- Đảo chủ không có chìa thứ hai thì mua làm quái gì?
Sào Thiên Mạnh ngớ người ra, lẩm bẩm:
- Đúng là mình ngu thực!
Rồi lão tuyên bố:
- Lão phu bỏ cuộc, Khương lão tiền bố mới là người cần đến hai vật kia!
Lão ngượng ngùng ngồi xuống, trong tiếng cười chế giễu của mọi người.
Long Giác Thần Quân thở phào, quay sang bảo Tư Mã Phiệt:
- Lão phu may mắn thắng với giá tám vạn lượng! Mong Giáo chủ đưa bảo vật ra!
Tư Mã Phiệt nhăn nhó:
- Thế là bần đạo mất toi hai vạn lượng vàng! Lão họ Sào kìa quả là đáng ghét!
Lão ủ rũ giao hẹn:
- Tiền trao cháo múc! Thần quân có mang theo ngân phiếu đấy không?
Thần quân gật đầu đắc ý, thò tay vào bụng lấy túi bạc.. đổ ra một cuộn ngân phiếu.
Khi đếm đủ tám vạn thì chỉ còn lại vài tờ. Xem ra Vô Thanh cốc sắp sạt nghiệp vì vụ mua bán này!
Vô Ưu giáo chủ vẫn giữ bộ mặt đưa đám, khổ sở nói:
- Bần đạo vốn định bán với giá mười vạn lượng, nay chỉ được tám thì quả là thiệt thòi, nhưng đã lỡ hứa đành phải chịu thôi!
Lão lấy trong tay áo ra một quyển sách bìa da dê cũ kỹ, tiếp tục giọng điệu tiếc rẻ:
- Đây là gia phả của giòng họ Tư Mã. Bản đồ được vẽ ngay trang sau của bìa trước. Mong rằng sau khi tìm thấy kho tàng, Thần quân hãy hoàn lại cho bần đạo!
Khương Quang Bật hứa ngay:
- Được! Lúc ấy lão phu còn giữ làm gì?
Danh sách chương