Editor: Mờ Mờ
Hè tới, quán nước giải khát rất đắt khách, buổi sáng vừa mở cửa là có một đống học sinh đeo cặp táp ùa vào ngồi hết chỗ.
Bài tập thì chả làm đâu, tụm năm tụm ba chơi game thì còn được.
“Hôm nay tao bao đó!” Mười mấy cậu học trò trung học nhao nhao chiếm trọn cái bàn gỗ lớn nhất trong quán, thi nhau lấy “vũ khí chiến đấu” trong cặp táp ra — nào là di động, máy vi tính, máy tính bảng rồi máy chơi game PSP, một cậu trai mập mạp trong đó tự tin mở ví Wechat ra: “Mời tụi bây uống trà bưởi mật ướp lạnh!”
“Xời!” Chung quanh vang lên tiếng khinh thường, một cậu học sinh gầy nhom liếc mắt nói: “Thôi cho xin đi anh hai, mày không thấy đây là quán gì à, không thấy cái chữ cafe to tổ chảng đằng trước chắc? Hèn chi cuối kỳ thi rớt môn tiếng Anh là phải!”
Mọi người cười phá lên, cậu bé mập thì mập đó, nhưng dễ tự ái lắm, vừa bị chê bôi thì hai má đỏ bừng lên, có thể so với son giá rẻ mà hồi nhỏ người ta hay xài.
Cậu ta quơ quơ nắm đấm với cậu bé gầy nhom, cố gắng cứu chữa cho mình: “Cafe thì sao hả! Quán này vốn dĩ nổi tiếng với trà bưởi mật ướp lạnh mà! Dù sao tao bỏ tiền mời tụi bây uống trà bưởi mật đó, muốn uống cà phê thì tụi bây tự chi tiền nha!”
Cậu bé gầy nhom không chịu: “Ai bảo tao không uống! Cho tao ly lớn!”
Cậu bé mập nhìn sang những người khác: “Tụi bây thì sao?”
Đa số những cậu trai khác đều cúi đầu trước “kim chủ”, tỏ vẻ trà bưởi thì trà bưởi đi, giải khát. Nhưng có một số anh hùng không khom lưng cúi gối vì vài đồng bạc lẻ, tự bỏ tiền ra đập xuống quầy bar, muốn uống Latte Cappuccino, hoặc là Macchiato ít đường.
Quán nước thì nhỏ, buổi sáng chỉ có một sinh viên đại học đến làm thêm, cười hì hì nhận tiền, chọc ghẹo đôi câu: “Còn nhỏ mà uống cà phê cái gì.”
Cậu mập nghe thấy câu này thì rống lên như cái loa phát thanh: “Đúng đó! Còn nhỏ mà, nên uống trà bưởi mật ướp lạnh mới đúng!”
Mấy cậu trai không thích uống cà phê nhưng cứ khăng khăng muốn gọi cà phê giả vờ chín chắn khịt mũi coi thường: “Mấy đứa chưa đủ lông đủ cánh mới uống trà mật ngốc nghếch!”
Cậu mập: “…”
Cậu sinh viên vừa nghe thấy khách hàng đôi co muốn lao vào quần nhau thì vội vàng đứng ra giảng hòa: “Bộ quên món chính hôm nay của mấy đứa rồi à? Chọn team đi kìa, trà bưởi mật và cà phê sẽ có ngay đây, mấy đứa ngoan đi, lát nữa anh tặng mấy đứa một bộ sách tham khảo Hoàng Cương.”
Mấy cậu trai vừa nghe “bộ sách tham khảo Hoàng Cương” thì ba chân bốn cẳng chuồn đi mất.
Cậu sinh viên cười cười, quay lại quầy bar làm việc.
Không lâu sau, cửa tiệm lại bị đẩy ra, lúc này là một nhóm học sinh nữ, vừa bước vào đã ngó sang quầy bar, dáng vẻ rất háo hức.
“Hôm nay anh đẹp trai của mấy em nghỉ rồi.” Sinh viên đại học cười nói: “Mai quay lại nhé?”
Mấy cô bé bĩu môi một cái, người này nhìn người kia, cô bé học sinh tóc ngắn dẫn đầu hứ một cái: “Đến cũng đến rồi, cho bốn ly trà bưởi mật nhé!”
Một đám con trai đang chơi game đồng loạt nhìn về phía cô bé, giây lát sau một người nhỏ giọng: “Há.”
Đứa còn lại nói tiếp: “Con gái.”
Cậu mập chốt câu cuối: “Mê trai.”
Cô bé: “Tụi bây nói lại lần nữa coi!”
Mấy cô mấy cậu học sinh trung học đánh nhau là chuyện thường ngày ở huyện, cậu sinh viên trợn tròn mắt, chỉ đành tiếp tục đứng ra giảng hòa. Ông chủ của cậu ta có nhiều người hâm mộ lắm, chỗ này cũng được gọi là quán nước tai vạ.
Nhưng mà ông chủ đẹp trai thật, tính tình cũng tốt ơi là tốt.
Sau giờ nghỉ trưa, mấy nhân viên khác trong quán cũng lục đục tới, quán nước càng lúc càng nhộn nhịp.
…
Quán cà phê sách này nằm khu phố xá sầm uất, nhưng ở huyện nhỏ vùng Tây Nam, cho dù có nhộn nhịp đến đâu đi nữa cũng không bằng thành phố lớn, các chuỗi cửa hàng cà phê có tiếng tăm hay mấy quán trà sữa nổi tiếng trên mạng cũng không mở chi nhánh ở chỗ này, mấy quán giải khát ven đường đa phần đều là hàng trà sữa trân châu 5 tệ một ly. Đếm tới đếm lui, dường như chỉ có mỗi quán cà phê sách tên “Tìm Tuân” này mới ra dáng quán giải khát một chút.
Nhưng quán nước này cũng không sánh được với các quán cà phê sách ở thành phố lớn, các nhà sách ở thành phố lớn chỉ tính mỗi quầy sách bán chạy thì cũng đã có bảy, tám quầy, một ly cà phê bèo nhất cũng là 40 tệ trở lên, song chỗ này chỉ bán mỗi sách tham khảo và tạp chí, sách báo, cà phê đắt nhất là 18 tệ, món tủ của quán là trà bưởi mật cũng chỉ có 15 tệ.
Hồi đó thành phố nhỏ này không có quán cà phê sách, nhà sách thì là nhà sách, tiệm trà là tiệm trà — người dân sống ở đây bao đời thích uống trà chơi mạt chược, đến cả quán cà phê vốn đã ít nay còn ít hơn.
Vì thế khách hàng của “Tìm Tuân” chỉ có học sinh trung học và sinh viên đại học, mỗi khi tới nghỉ đông và nghỉ hè, còn có học sinh tiểu học sợ đắng chạy tới quán học đòi uống Americano như người lớn.
Ban đầu rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng chỗ này không tốt, giống như mấy tiệm net hoặc phòng bida, thế là lẳng lặng chạy tới rình coi, đoạn thấy cậu con trai nghịch ngợm, cô con gái bướng bỉnh của mình vừa uống cà phê vừa làm bài tập, học sinh ở xung quanh cũng đang đọc sách viết bài, nhìn nữa thì thấy trên kệ sách chiếm một phần ba diện tích của quán bày toàn là sách tham khảo, bấy giờ mới yên tâm.
Điều duy nhất làm người ta lấn cấn là tên của quán cà phê sách này — Tìm Tuân.
Có người nói “Tìm Tuân” vốn dĩ là “Tìm Kiếm”, nhưng ông chủ viết sai, viết nhầm “kiếm” thành “tuân”. Lúc phát hiện ra thì đã làm xong bảng hiệu rồi, muốn sửa phải bỏ thêm tiền, thế là không sửa nữa.
Thậm chí các bậc phụ huynh còn quyên góp tiền cho ông chủ sửa lại chữ “Tuân”, lý do là con cái mình còn phải đi thi cấp 3, thi Đại học, nhỡ đâu nhìn “Tìm Tuân” riết quen, lúc đi thi đầu óc quay cuồng viết lộn thì phải làm sao đây? Nhưng ông chủ chỉ cười cười chứ không nhận tiền quyên góp, thế là hai chữ “Tìm Tuân” cũng không sửa lại.
Mấy khách hàng trẻ tuổi thì thấy bình thường, tên quán là gì cũng kệ xác nó, học sinh giỏi hay học sinh trung bình, con trai con gái, mấy cặp yêu nhau cũng quen đường quen nẻo cả rồi, chỗ này nghiễm nhiên đã trở thành căn cứ bí mật của bọn họ sau giờ học và trong kỳ nghỉ.
Cà phê ngon, trà bưởi ướp lạnh đã khát, ông chủ còn là một anh chàng bảnh trai tốt bụng.
Ông chủ họ Trì, tên Ngộ, hơn ba mươi tuổi, có người bảo lúc trẻ từng đi bộ đội.
Mấy cô gái lén gọi anh là “anh đẹp trai”, đám con trai vừa gặp là đã lao tới muốn đọ mấy chiêu với anh.
Anh bắt hoa rất đẹp, vẽ mấy con vật thì vô cùng sống động, nhưng mỗi ngày chỉ vẽ năm ly cà phê hình heo con cho những khách hàng may mắn, heo con thì đáng yêu thật đó, nhưng nhìn ngu muốn xỉu. Những khách hàng may mắn đều kháng nghị, hỏi anh sao lại vẽ mặt heo, lúc đầu anh chỉ cười cười không giải thích, sau đó không chịu nổi mấy đứa nhỏ cứ kỳ kèo, bèn bịa đại một cái cớ bảo heo có ý nghĩa là may mắn và giàu sang.
Mấy đứa nhỏ nghe xong, cả buổi sau rút ra một cái kết luận — ông chủ quê mùa quá.
Nhưng dù thế, những khách hàng may mắn trúng cà phê heo con vẫn uống hết không chừa miếng nào.
Việc buôn bán của quán cà phê sách ngày một phát triển.
…
Siêu thị ở thành phố nhỏ không bán rau quả tươi ngon, Trì Ngọc chạy bộ ở ven sông xong, đi hóng gió bên sông thêm một lát, đợi đến khi bớt mồ hôi mới từ từ đi tới khu chợ cách đó không xa mua mấy bó rau, mướp đắng, cà tím, đậu hũ, rồi mua thêm một cục thịt bò, thế là đã đủ đồ ăn cho ngày hôm nay.
Nhà anh ở ngay bờ sông, là một căn chung cư kiểu cũ, tuy hơi cũ nhưng chỉ cần siêng năng quét dọn thì căn phòng vẫn rất sạch sẽ sáng sủa. Tầm nhìn ngoài ban công cũng đẹp, buổi chiều hoàng hôn nhuộm nước sông thành một màu vàng lấp lánh, giống như một vùng sáng rực rỡ, thậm chí con sóng óng ánh còn phản chiếu vào phòng khách, mềm mại gợn lăn tăn, xinh đẹp diệu kỳ.
Nhưng anh cũng ít có dịp được ở nhà thưởng thức cảnh đẹp chiều hoàng hôn, ngoại trừ nửa tháng được nghỉ một ngày thì chập tối anh phải bận rộn ở “Tìm Tuân” pha cà phê với trà bưởi cho khách.
Anh là ông chủ của “Tìm Tuân”.
Đến huyện Hổ này đã gần hai năm, dùng cái “Trì Ngộ” cũng đã gần hai năm. Thời gian trôi mau như dòng chảy của con sông băng qua thành phố, mang đi thật nhiều chuyện xưa, cũng làm lắng lại biết bao cố chấp.
Anh đã có thể bình tĩnh nhớ về Văn Quân — người đàn ông đã đi qua nửa cuộc đời của anh.
Hai năm trước Lưu Tồn đột nhiên gây rối buộc anh phải rời khỏi Trọng Thành, bề ngoài thì nhìn giống một tai ương ập đến bất ngờ, nhưng với anh, đó chính là cơ hội để sống lại.
Lúc đó anh đang đứng giữa mâu thuẫn và giãy dụa, gần như nghẹt thở, nhưng lại không có can đảm bỏ đi hết làm lại từ đầu.
Sự dịu dàng của Tuân Mộ Sinh giống như chất độc ngọt ngào, biết rõ một khi sa vào sẽ chết không siêu thoát, rồi lại quyến luyến sự dịu dàng gần gũi ấy.
Lừa dối và phản bội đem lại cảm giác tội lỗi nặng nề, yêu đương lại mang đến tình sâu khó dứt, anh đứng ở giữa, mỗi ngày mỗi đêm đều là sự giày vò.
Đáng ra anh nên bỏ đi từ lâu rồi, cho nhau một cơ hội ở riêng để suy nghĩ kỹ càng, nói không chừng thời gian có thể giúp hai người mài mòn chiếc hố không thể bước qua kia, nhưng cuối cùng anh lại không thể bước tiếp một bước nữa.
Mãi đến khi Lý Tiêu mang tới tin tức Lưu Tồn và Huống Trường Phú lên kế hoạch trả thù anh.
Thật ra anh chẳng sợ gì cả. Mặc dù đã rời khỏi quân đội nhiều năm nhưng băng đảng của Huống Trường Phú cũng không thể đụng tới anh được. Song Lý Tiêu rất lo lắng, khóc lã chã xin anh đi lánh nạn một thời gian, còn đưa hết tiền mặt, thẻ ngân hàng, điện thoại và xe cho anh, nói bố mẹ ở quê nhà sẽ chăm sóc anh dùm cô.
Anh chợt thấy xúc động.
Không phải vì né tránh, mà là vì sự quan tâm đột ngột xuất hiện này.
Trước khi rời khỏi Trọng Thành, anh rút ra hai mươi nghìn trong thẻ ngân hàng mình thường dùng, sau khi nghỉ chân ở quê nhà của Lý Tiêu thì để lại mười nghìn xem như cảm ơn, và rồi biến mất hoàn toàn khỏi tầm mắt của mọi người.
Lưu Tồn, Huống Trường Phú, Lý Tiêu đã giúp anh bước tiếp một bước ấy.
Anh quá giang một chuyến tới thành phố chỗ trung đội trưởng Sở ngày xưa đang đóng quân. Anh em gặp lại nhau, ắt có một phen thổn thức hoài niệm.
Đổi tên không phải chuyện dễ, một đống điều khoản rồi thủ tục phức tạp, chạy tới chạy lui khắp chỗ này chỗ kia, làm đủ mọi giấy tờ trên trời dưới đất. Vì đổi tên đi kèm theo rất nhiều hệ lụy nên lúc còn ở Trọng Thành anh không đổi tên lại ngay.
Bây giờ có đội trưởng cũ giúp đỡ, sử dụng một vài phương pháp đặc biệt, cuối cùng cũng đổi tên lại được.
Nhưng là “Trì Ngộ” chứ không phải “Trì Ngọc”.
Đội trưởng Sở hơi ngạc nhiên: “Chữ ‘Ngọc’ tốt lắm mà.”
Anh cười nhẹ, nhưng trong nụ cười toát lên chút cay đắng: “Tốt lắm, nhưng đổi một chữ cũng hay hay.”
Đội trưởng Sở không nghĩ nhiều, hỏi anh sau này có dự định gì. Anh nghĩ ngợi một lát rồi bảo về đơn vị thăm Văn Quân cái đã, sau đó tìm một thành phố nhỏ sinh sống.
“Tiền bạc thì sao?” Đội trưởng Sở hỏi.
Anh lấy một cuốn sổ nhỏ ra: “Đủ sống rồi.”
Đó là quyển sổ cấp trên cho anh lúc rời khỏi quân đội, cho dù Tuân Mộ Sinh có tra ra được vị trí của anh bằng giao dịch trong ngân hàng thì cũng không tra ra được quyển sổ này.
“Được rồi.” Đội trưởng Sở nói: “Sau này có khó khăn gì thì cứ nói với anh.”
“Tạm thời anh đừng nhắc về em trước mặt giáo sư Chu là được rồi.”
Đội trưởng Sở thở dài: “Chăm sóc bản thân cho tốt nhé.”
Tạm biệt đội trưởng Sở, anh bôn ba quay về đơn vị cũ. Trong sảnh tưởng niệm, Văn Quân trong ảnh vẫn mang dáng vẻ của tuổi hai mươi, cười rạng rỡ, mặt mày chẳng chút ưu phiền.
Anh đứng im cả buổi, sau đó lẳng lặng quay người đi.
Nhiều năm trước lúc rời khỏi đại đội, anh mang theo tên của Văn Quân.
Nhiều năm sau về lại nơi đây, anh im lặng trả tên về cho chủ cũ.
Không biết có phải ảo giác hay không, lúc ra khỏi sảnh tưởng niệm, lòng anh có một sự nhẹ nhõm khó tả.
Anh đến huyện Hổ rồi cứ thế sinh sống ở nơi đây. Chỗ này không phải là nơi đặc biệt gì cho cam, nếu phải nói thì ở đây rất vắng vẻ, khó ai tìm được.
Sau khi sống ở huyện này được một khoảng thời gian, anh mua lại một căn tiệm, mở “Tìm Tuân”.
Nhờ có kinh nghiệm làm nhân viên nhà sách hồi ở quảng trường Thịnh Hi, anh biết pha cà phê, cũng biết sắp xếp một khu bán sách có thể thu hút nhiều khách hàng hơn.
Rõ là quán cà phê sách, nhưng món tủ của quán lại là bưởi mật.
Thu đông thì bán trà bưởi mật, xuân hè thì bán bưởi mật ướp lạnh, đã khát ngon miệng, rất hút khách.
Lúc nào cũng có mấy khách hàng nhí tò mò hỏi: “Ông chủ ông chủ, sao anh thích bưởi mật thế?”
Anh không thể trả lời, chỉ biết cong cong khóe môi, trả lời bằng nụ cười.
Mọi người lại ầm ĩ, sau đó thêu dệt đủ thứ chuyện, chẳng mấy chốc có lời đồn rằng cô gái ông chủ thương thích bưởi mật.
Anh hơi giật mình, muốn phủ nhận nhưng lại không biết phủ nhận thế nào.
Điều có thể phủ nhận chắc chỉ có mỗi hai chữ “cô gái”.
Đó không phải cô gái, mà là một người đàn ông dịu dàng.
…
Hiếm khi được nghỉ một ngày, Trì Ngọc ăn cơm trưa xong nằm trên sô pha ngủ một giấc, lúc thức dậy ấy mà mặt trời đã lặn về Tây.
Sóng nước trong veo phản chiếu vào phòng, giống như đột nhiên biến thành thế giới khác.
Anh ngồi xuống, bấm nhẹ lên huyệt Thái Dương.
Hồi nãy ngủ rất lâu, nhưng anh lại mong mình có thể ngủ thêm một chút nữa.
Bởi vì anh mơ thấy Tuân Mộ Sinh, song lại không nhớ rõ nội dung giấc mơ.
Xa cách hai năm, anh đã từ từ buông bỏ được quá khứ, những chấp niệm và áy náy kia cũng từ từ biến mất.
Nhưng đời người luôn có vô vàn những lầm lỡ và tiếc nuối, anh tốn mất hai năm để hiểu rõ lòng mình, song lại không biết người trong lòng có bằng lòng tha thứ cho sự tùy hứng của anh, tha thứ cho việc anh bỏ đi không nói lời nào hay không.
Liệu có còn chờ đợi anh không.
Hết chương 60
Hè tới, quán nước giải khát rất đắt khách, buổi sáng vừa mở cửa là có một đống học sinh đeo cặp táp ùa vào ngồi hết chỗ.
Bài tập thì chả làm đâu, tụm năm tụm ba chơi game thì còn được.
“Hôm nay tao bao đó!” Mười mấy cậu học trò trung học nhao nhao chiếm trọn cái bàn gỗ lớn nhất trong quán, thi nhau lấy “vũ khí chiến đấu” trong cặp táp ra — nào là di động, máy vi tính, máy tính bảng rồi máy chơi game PSP, một cậu trai mập mạp trong đó tự tin mở ví Wechat ra: “Mời tụi bây uống trà bưởi mật ướp lạnh!”
“Xời!” Chung quanh vang lên tiếng khinh thường, một cậu học sinh gầy nhom liếc mắt nói: “Thôi cho xin đi anh hai, mày không thấy đây là quán gì à, không thấy cái chữ cafe to tổ chảng đằng trước chắc? Hèn chi cuối kỳ thi rớt môn tiếng Anh là phải!”
Mọi người cười phá lên, cậu bé mập thì mập đó, nhưng dễ tự ái lắm, vừa bị chê bôi thì hai má đỏ bừng lên, có thể so với son giá rẻ mà hồi nhỏ người ta hay xài.
Cậu ta quơ quơ nắm đấm với cậu bé gầy nhom, cố gắng cứu chữa cho mình: “Cafe thì sao hả! Quán này vốn dĩ nổi tiếng với trà bưởi mật ướp lạnh mà! Dù sao tao bỏ tiền mời tụi bây uống trà bưởi mật đó, muốn uống cà phê thì tụi bây tự chi tiền nha!”
Cậu bé gầy nhom không chịu: “Ai bảo tao không uống! Cho tao ly lớn!”
Cậu bé mập nhìn sang những người khác: “Tụi bây thì sao?”
Đa số những cậu trai khác đều cúi đầu trước “kim chủ”, tỏ vẻ trà bưởi thì trà bưởi đi, giải khát. Nhưng có một số anh hùng không khom lưng cúi gối vì vài đồng bạc lẻ, tự bỏ tiền ra đập xuống quầy bar, muốn uống Latte Cappuccino, hoặc là Macchiato ít đường.
Quán nước thì nhỏ, buổi sáng chỉ có một sinh viên đại học đến làm thêm, cười hì hì nhận tiền, chọc ghẹo đôi câu: “Còn nhỏ mà uống cà phê cái gì.”
Cậu mập nghe thấy câu này thì rống lên như cái loa phát thanh: “Đúng đó! Còn nhỏ mà, nên uống trà bưởi mật ướp lạnh mới đúng!”
Mấy cậu trai không thích uống cà phê nhưng cứ khăng khăng muốn gọi cà phê giả vờ chín chắn khịt mũi coi thường: “Mấy đứa chưa đủ lông đủ cánh mới uống trà mật ngốc nghếch!”
Cậu mập: “…”
Cậu sinh viên vừa nghe thấy khách hàng đôi co muốn lao vào quần nhau thì vội vàng đứng ra giảng hòa: “Bộ quên món chính hôm nay của mấy đứa rồi à? Chọn team đi kìa, trà bưởi mật và cà phê sẽ có ngay đây, mấy đứa ngoan đi, lát nữa anh tặng mấy đứa một bộ sách tham khảo Hoàng Cương.”
Mấy cậu trai vừa nghe “bộ sách tham khảo Hoàng Cương” thì ba chân bốn cẳng chuồn đi mất.
Cậu sinh viên cười cười, quay lại quầy bar làm việc.
Không lâu sau, cửa tiệm lại bị đẩy ra, lúc này là một nhóm học sinh nữ, vừa bước vào đã ngó sang quầy bar, dáng vẻ rất háo hức.
“Hôm nay anh đẹp trai của mấy em nghỉ rồi.” Sinh viên đại học cười nói: “Mai quay lại nhé?”
Mấy cô bé bĩu môi một cái, người này nhìn người kia, cô bé học sinh tóc ngắn dẫn đầu hứ một cái: “Đến cũng đến rồi, cho bốn ly trà bưởi mật nhé!”
Một đám con trai đang chơi game đồng loạt nhìn về phía cô bé, giây lát sau một người nhỏ giọng: “Há.”
Đứa còn lại nói tiếp: “Con gái.”
Cậu mập chốt câu cuối: “Mê trai.”
Cô bé: “Tụi bây nói lại lần nữa coi!”
Mấy cô mấy cậu học sinh trung học đánh nhau là chuyện thường ngày ở huyện, cậu sinh viên trợn tròn mắt, chỉ đành tiếp tục đứng ra giảng hòa. Ông chủ của cậu ta có nhiều người hâm mộ lắm, chỗ này cũng được gọi là quán nước tai vạ.
Nhưng mà ông chủ đẹp trai thật, tính tình cũng tốt ơi là tốt.
Sau giờ nghỉ trưa, mấy nhân viên khác trong quán cũng lục đục tới, quán nước càng lúc càng nhộn nhịp.
…
Quán cà phê sách này nằm khu phố xá sầm uất, nhưng ở huyện nhỏ vùng Tây Nam, cho dù có nhộn nhịp đến đâu đi nữa cũng không bằng thành phố lớn, các chuỗi cửa hàng cà phê có tiếng tăm hay mấy quán trà sữa nổi tiếng trên mạng cũng không mở chi nhánh ở chỗ này, mấy quán giải khát ven đường đa phần đều là hàng trà sữa trân châu 5 tệ một ly. Đếm tới đếm lui, dường như chỉ có mỗi quán cà phê sách tên “Tìm Tuân” này mới ra dáng quán giải khát một chút.
Nhưng quán nước này cũng không sánh được với các quán cà phê sách ở thành phố lớn, các nhà sách ở thành phố lớn chỉ tính mỗi quầy sách bán chạy thì cũng đã có bảy, tám quầy, một ly cà phê bèo nhất cũng là 40 tệ trở lên, song chỗ này chỉ bán mỗi sách tham khảo và tạp chí, sách báo, cà phê đắt nhất là 18 tệ, món tủ của quán là trà bưởi mật cũng chỉ có 15 tệ.
Hồi đó thành phố nhỏ này không có quán cà phê sách, nhà sách thì là nhà sách, tiệm trà là tiệm trà — người dân sống ở đây bao đời thích uống trà chơi mạt chược, đến cả quán cà phê vốn đã ít nay còn ít hơn.
Vì thế khách hàng của “Tìm Tuân” chỉ có học sinh trung học và sinh viên đại học, mỗi khi tới nghỉ đông và nghỉ hè, còn có học sinh tiểu học sợ đắng chạy tới quán học đòi uống Americano như người lớn.
Ban đầu rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng chỗ này không tốt, giống như mấy tiệm net hoặc phòng bida, thế là lẳng lặng chạy tới rình coi, đoạn thấy cậu con trai nghịch ngợm, cô con gái bướng bỉnh của mình vừa uống cà phê vừa làm bài tập, học sinh ở xung quanh cũng đang đọc sách viết bài, nhìn nữa thì thấy trên kệ sách chiếm một phần ba diện tích của quán bày toàn là sách tham khảo, bấy giờ mới yên tâm.
Điều duy nhất làm người ta lấn cấn là tên của quán cà phê sách này — Tìm Tuân.
Có người nói “Tìm Tuân” vốn dĩ là “Tìm Kiếm”, nhưng ông chủ viết sai, viết nhầm “kiếm” thành “tuân”. Lúc phát hiện ra thì đã làm xong bảng hiệu rồi, muốn sửa phải bỏ thêm tiền, thế là không sửa nữa.
Thậm chí các bậc phụ huynh còn quyên góp tiền cho ông chủ sửa lại chữ “Tuân”, lý do là con cái mình còn phải đi thi cấp 3, thi Đại học, nhỡ đâu nhìn “Tìm Tuân” riết quen, lúc đi thi đầu óc quay cuồng viết lộn thì phải làm sao đây? Nhưng ông chủ chỉ cười cười chứ không nhận tiền quyên góp, thế là hai chữ “Tìm Tuân” cũng không sửa lại.
Mấy khách hàng trẻ tuổi thì thấy bình thường, tên quán là gì cũng kệ xác nó, học sinh giỏi hay học sinh trung bình, con trai con gái, mấy cặp yêu nhau cũng quen đường quen nẻo cả rồi, chỗ này nghiễm nhiên đã trở thành căn cứ bí mật của bọn họ sau giờ học và trong kỳ nghỉ.
Cà phê ngon, trà bưởi ướp lạnh đã khát, ông chủ còn là một anh chàng bảnh trai tốt bụng.
Ông chủ họ Trì, tên Ngộ, hơn ba mươi tuổi, có người bảo lúc trẻ từng đi bộ đội.
Mấy cô gái lén gọi anh là “anh đẹp trai”, đám con trai vừa gặp là đã lao tới muốn đọ mấy chiêu với anh.
Anh bắt hoa rất đẹp, vẽ mấy con vật thì vô cùng sống động, nhưng mỗi ngày chỉ vẽ năm ly cà phê hình heo con cho những khách hàng may mắn, heo con thì đáng yêu thật đó, nhưng nhìn ngu muốn xỉu. Những khách hàng may mắn đều kháng nghị, hỏi anh sao lại vẽ mặt heo, lúc đầu anh chỉ cười cười không giải thích, sau đó không chịu nổi mấy đứa nhỏ cứ kỳ kèo, bèn bịa đại một cái cớ bảo heo có ý nghĩa là may mắn và giàu sang.
Mấy đứa nhỏ nghe xong, cả buổi sau rút ra một cái kết luận — ông chủ quê mùa quá.
Nhưng dù thế, những khách hàng may mắn trúng cà phê heo con vẫn uống hết không chừa miếng nào.
Việc buôn bán của quán cà phê sách ngày một phát triển.
…
Siêu thị ở thành phố nhỏ không bán rau quả tươi ngon, Trì Ngọc chạy bộ ở ven sông xong, đi hóng gió bên sông thêm một lát, đợi đến khi bớt mồ hôi mới từ từ đi tới khu chợ cách đó không xa mua mấy bó rau, mướp đắng, cà tím, đậu hũ, rồi mua thêm một cục thịt bò, thế là đã đủ đồ ăn cho ngày hôm nay.
Nhà anh ở ngay bờ sông, là một căn chung cư kiểu cũ, tuy hơi cũ nhưng chỉ cần siêng năng quét dọn thì căn phòng vẫn rất sạch sẽ sáng sủa. Tầm nhìn ngoài ban công cũng đẹp, buổi chiều hoàng hôn nhuộm nước sông thành một màu vàng lấp lánh, giống như một vùng sáng rực rỡ, thậm chí con sóng óng ánh còn phản chiếu vào phòng khách, mềm mại gợn lăn tăn, xinh đẹp diệu kỳ.
Nhưng anh cũng ít có dịp được ở nhà thưởng thức cảnh đẹp chiều hoàng hôn, ngoại trừ nửa tháng được nghỉ một ngày thì chập tối anh phải bận rộn ở “Tìm Tuân” pha cà phê với trà bưởi cho khách.
Anh là ông chủ của “Tìm Tuân”.
Đến huyện Hổ này đã gần hai năm, dùng cái “Trì Ngộ” cũng đã gần hai năm. Thời gian trôi mau như dòng chảy của con sông băng qua thành phố, mang đi thật nhiều chuyện xưa, cũng làm lắng lại biết bao cố chấp.
Anh đã có thể bình tĩnh nhớ về Văn Quân — người đàn ông đã đi qua nửa cuộc đời của anh.
Hai năm trước Lưu Tồn đột nhiên gây rối buộc anh phải rời khỏi Trọng Thành, bề ngoài thì nhìn giống một tai ương ập đến bất ngờ, nhưng với anh, đó chính là cơ hội để sống lại.
Lúc đó anh đang đứng giữa mâu thuẫn và giãy dụa, gần như nghẹt thở, nhưng lại không có can đảm bỏ đi hết làm lại từ đầu.
Sự dịu dàng của Tuân Mộ Sinh giống như chất độc ngọt ngào, biết rõ một khi sa vào sẽ chết không siêu thoát, rồi lại quyến luyến sự dịu dàng gần gũi ấy.
Lừa dối và phản bội đem lại cảm giác tội lỗi nặng nề, yêu đương lại mang đến tình sâu khó dứt, anh đứng ở giữa, mỗi ngày mỗi đêm đều là sự giày vò.
Đáng ra anh nên bỏ đi từ lâu rồi, cho nhau một cơ hội ở riêng để suy nghĩ kỹ càng, nói không chừng thời gian có thể giúp hai người mài mòn chiếc hố không thể bước qua kia, nhưng cuối cùng anh lại không thể bước tiếp một bước nữa.
Mãi đến khi Lý Tiêu mang tới tin tức Lưu Tồn và Huống Trường Phú lên kế hoạch trả thù anh.
Thật ra anh chẳng sợ gì cả. Mặc dù đã rời khỏi quân đội nhiều năm nhưng băng đảng của Huống Trường Phú cũng không thể đụng tới anh được. Song Lý Tiêu rất lo lắng, khóc lã chã xin anh đi lánh nạn một thời gian, còn đưa hết tiền mặt, thẻ ngân hàng, điện thoại và xe cho anh, nói bố mẹ ở quê nhà sẽ chăm sóc anh dùm cô.
Anh chợt thấy xúc động.
Không phải vì né tránh, mà là vì sự quan tâm đột ngột xuất hiện này.
Trước khi rời khỏi Trọng Thành, anh rút ra hai mươi nghìn trong thẻ ngân hàng mình thường dùng, sau khi nghỉ chân ở quê nhà của Lý Tiêu thì để lại mười nghìn xem như cảm ơn, và rồi biến mất hoàn toàn khỏi tầm mắt của mọi người.
Lưu Tồn, Huống Trường Phú, Lý Tiêu đã giúp anh bước tiếp một bước ấy.
Anh quá giang một chuyến tới thành phố chỗ trung đội trưởng Sở ngày xưa đang đóng quân. Anh em gặp lại nhau, ắt có một phen thổn thức hoài niệm.
Đổi tên không phải chuyện dễ, một đống điều khoản rồi thủ tục phức tạp, chạy tới chạy lui khắp chỗ này chỗ kia, làm đủ mọi giấy tờ trên trời dưới đất. Vì đổi tên đi kèm theo rất nhiều hệ lụy nên lúc còn ở Trọng Thành anh không đổi tên lại ngay.
Bây giờ có đội trưởng cũ giúp đỡ, sử dụng một vài phương pháp đặc biệt, cuối cùng cũng đổi tên lại được.
Nhưng là “Trì Ngộ” chứ không phải “Trì Ngọc”.
Đội trưởng Sở hơi ngạc nhiên: “Chữ ‘Ngọc’ tốt lắm mà.”
Anh cười nhẹ, nhưng trong nụ cười toát lên chút cay đắng: “Tốt lắm, nhưng đổi một chữ cũng hay hay.”
Đội trưởng Sở không nghĩ nhiều, hỏi anh sau này có dự định gì. Anh nghĩ ngợi một lát rồi bảo về đơn vị thăm Văn Quân cái đã, sau đó tìm một thành phố nhỏ sinh sống.
“Tiền bạc thì sao?” Đội trưởng Sở hỏi.
Anh lấy một cuốn sổ nhỏ ra: “Đủ sống rồi.”
Đó là quyển sổ cấp trên cho anh lúc rời khỏi quân đội, cho dù Tuân Mộ Sinh có tra ra được vị trí của anh bằng giao dịch trong ngân hàng thì cũng không tra ra được quyển sổ này.
“Được rồi.” Đội trưởng Sở nói: “Sau này có khó khăn gì thì cứ nói với anh.”
“Tạm thời anh đừng nhắc về em trước mặt giáo sư Chu là được rồi.”
Đội trưởng Sở thở dài: “Chăm sóc bản thân cho tốt nhé.”
Tạm biệt đội trưởng Sở, anh bôn ba quay về đơn vị cũ. Trong sảnh tưởng niệm, Văn Quân trong ảnh vẫn mang dáng vẻ của tuổi hai mươi, cười rạng rỡ, mặt mày chẳng chút ưu phiền.
Anh đứng im cả buổi, sau đó lẳng lặng quay người đi.
Nhiều năm trước lúc rời khỏi đại đội, anh mang theo tên của Văn Quân.
Nhiều năm sau về lại nơi đây, anh im lặng trả tên về cho chủ cũ.
Không biết có phải ảo giác hay không, lúc ra khỏi sảnh tưởng niệm, lòng anh có một sự nhẹ nhõm khó tả.
Anh đến huyện Hổ rồi cứ thế sinh sống ở nơi đây. Chỗ này không phải là nơi đặc biệt gì cho cam, nếu phải nói thì ở đây rất vắng vẻ, khó ai tìm được.
Sau khi sống ở huyện này được một khoảng thời gian, anh mua lại một căn tiệm, mở “Tìm Tuân”.
Nhờ có kinh nghiệm làm nhân viên nhà sách hồi ở quảng trường Thịnh Hi, anh biết pha cà phê, cũng biết sắp xếp một khu bán sách có thể thu hút nhiều khách hàng hơn.
Rõ là quán cà phê sách, nhưng món tủ của quán lại là bưởi mật.
Thu đông thì bán trà bưởi mật, xuân hè thì bán bưởi mật ướp lạnh, đã khát ngon miệng, rất hút khách.
Lúc nào cũng có mấy khách hàng nhí tò mò hỏi: “Ông chủ ông chủ, sao anh thích bưởi mật thế?”
Anh không thể trả lời, chỉ biết cong cong khóe môi, trả lời bằng nụ cười.
Mọi người lại ầm ĩ, sau đó thêu dệt đủ thứ chuyện, chẳng mấy chốc có lời đồn rằng cô gái ông chủ thương thích bưởi mật.
Anh hơi giật mình, muốn phủ nhận nhưng lại không biết phủ nhận thế nào.
Điều có thể phủ nhận chắc chỉ có mỗi hai chữ “cô gái”.
Đó không phải cô gái, mà là một người đàn ông dịu dàng.
…
Hiếm khi được nghỉ một ngày, Trì Ngọc ăn cơm trưa xong nằm trên sô pha ngủ một giấc, lúc thức dậy ấy mà mặt trời đã lặn về Tây.
Sóng nước trong veo phản chiếu vào phòng, giống như đột nhiên biến thành thế giới khác.
Anh ngồi xuống, bấm nhẹ lên huyệt Thái Dương.
Hồi nãy ngủ rất lâu, nhưng anh lại mong mình có thể ngủ thêm một chút nữa.
Bởi vì anh mơ thấy Tuân Mộ Sinh, song lại không nhớ rõ nội dung giấc mơ.
Xa cách hai năm, anh đã từ từ buông bỏ được quá khứ, những chấp niệm và áy náy kia cũng từ từ biến mất.
Nhưng đời người luôn có vô vàn những lầm lỡ và tiếc nuối, anh tốn mất hai năm để hiểu rõ lòng mình, song lại không biết người trong lòng có bằng lòng tha thứ cho sự tùy hứng của anh, tha thứ cho việc anh bỏ đi không nói lời nào hay không.
Liệu có còn chờ đợi anh không.
Hết chương 60
Danh sách chương