Nhận lấy tiền mà thím Phúc đưa, Tô Niệm Tinh đạp xe đạp đi mua cá, sau khi trở về cô vẫn luôn ngồi ở trong sân làm cá viên, thẳng đến khi thím Phúc và chú Phúc về nhà thì cô vẫn còn mấy trăm viên nữa chưa làm xong.

Buổi tối là thời gian cô học tiếng Quảng, nhưng cô quyết định dừng một đêm để làm cho xong cá viên chiên rồi bỏ vào ngăn đá, sau đó thì về phòng ngủ.

Đến hôm kinh trập, Tô Niệm Tinh dậy từ rất sớm, mỗi ngày chú Phúc và thím Phúc đều dậy còn sớm hơn cả cô, thường thì khi xuất phát bọn họ sẽ đi bán cá viên, còn cô thì đi chợ, nhưng hôm nay ba người lại cùng nhau xuất phát.

Chỗ ở của bọn họ cách cầu Nga Cảnh hơi xa, đi cũng phải khoảng một tiếng mới tới.

Tô Niệm Tinh vẫn luôn đẩy con xe đẩy của bọn họ thẳng đến gầm cầu, tìm được một vị trí thích hợp, cô mới đi tìm bà A Hương.

Bà A Hương tới đây còn sớm hơn cả bọn họ, Tô Niệm Tinh đi qua tìm bà ta, lúc này bà ta đang xảy ra tranh chấp với người khác. Hóa ra vị trí này của bà ta ở ngay ngã ba đường, chính là “tam sát vị” tốt nhất và cũng là địa điểm đánh tiểu nhân lý tưởng nhất, mỗi năm chỗ này đều làm ăn vượng nhất.

Từ hôm qua sau khi dọn hàng xong bà A Hương đã qua đây chiếm chỗ này rồi, buổi tối còn nghỉ ngơi luôn ở đây, hoàn toàn không về nhà.

Năm ngoái hoàng cô ở chỗ này rất bất mãn, muốn giành vị trí này nhưng bị bà A Hương đuổi đi.

Bà A Hương hỏi Tô Niệm Tinh có biết quá trình đánh tiểu nhân không, cô thành thật lắc đầu, bà A Hương cũng không ôm hy vọng gì cả: “Vậy bà dạy cháu.”

Quầy hàng của bà ta có sự thay đổi rất lớn so với bình thường, trên đường Paterson chỉ là một cái bàn trải quẻ mà thôi còn lần này lại bày cả tượng thần như tượng Quan Âm, Quan Công, Tôn Ngộ Không, Hoàng Đại Sơn… trước tượng thần còn có cả nến và đồ cúng như hoa quả chuyên dùng để tế bái.



Đằng trước còn treo một tờ giấy đỏ, trên mặt giấy in dòng chữ “Bà A Hương đánh tiểu nhân, cầu thần bảo vệ bình an”, bên dưới còn có khẩu quyết đánh tiểu nhân, vẫn là dùng tiếng Quảng Đông: Đánh kẻ tiểu nhân nhà ngươi, đợi ngươi tức ná thở, ngày nào cũng đập đầu. Đánh kẻ tiểu nhân nhà ngươi, đợi cả nhà ngươi cảm mạo, bị thế gian coi thường…

Quá dài, Tô Niệm Tinh hoàn toàn không nhớ hết được, bà A Hương cũng không có ý định kêu cô nhớ: “Chúng ta chia ra hợp tác, phần này cứ để khách tự đọc chot rút hết cơn buồn bực trong lòng ra, cháu cứ làm phần đơn giản kia là được.”

Toàn bộ nghi thức đánh tiểu nhân có thể chia thành tám phần, lần lượt là: Kính thần, bẩm báo, đánh tiểu nhân, tế bạch hổ, hóa giải, cầu phúc, tiến bảo, quăng chén.

Tô Niệm Tinh phụ trách quăng chén, đốt tiền vàng… khách hàng thì phụ trách đánh “tiểu nhân giấy”, bà A Hương sẽ phát “tiểu nhân giấy” “giấu cầu phúc” và lôi kéo khách hàng.

Khi trời sáng hẳn, khách khứa cũng lũ lượt kéo tới cửa. Sau khi khách hàng ngồi vào, bà A Hương dẫn đầu châm một cây hương lên, mời khách hàng tế bái thần linh ở trước sạp. Quá trình này được gọi là “kính thần”. Sau đó bà A Hương lại nhắc nhở khách hàng các mục cần chú ý, ví dụ như trong quá trình “đánh tiểu nhân” kiêng kỵ những lời huênh hoang và bịa đặt trước mặt thần linh.

Tiếp đó, bà A Hương mời khách hàng “bẩm báo” với thần linh, viết hoặc là đặt những món đồ có thể thay thế tiểu nhân như tên, ảnh, sinh thần bát tự, quần áo… của tiểu nhân lên trên tiểu nhân giấy.

Sau khi buộc tiểu nhân giấy và bách giải phù quanh ngọn nến sẽ bắt đầu đánh tiểu nhân. Bà A Hương sẽ đặt tiểu nhân giấy màu trắng, khá mỏng lên trên một viên gạch cho khách hàng dùng sức đập.

Cảnh tượng này khiến Tô Niệm Tinh cảm thấy khá quỷ dị.

“Bốp… bốp…” Từng âm thanh vang vọng dưới gầm cầu, dù đứng ở rất xa vẫn có thể nghe được, thanh thế rất có lực uy hiếp.

Khách khứa ngồi trên đệm, cởi giày ra quất thật mạnh vào tiểu nhân, có người sức yếu chỉ có thể quất được dưới trăm cái, có người phỏng chừng rất hận đối phương nên dù đánh đến rã mồ hôi đầy người vẫn không dừng lại.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện