Mùa đông năm 1990.
Gió lạnh thổi ào ào cả một đêm, đến khi gần sáng mới ngừng lại, sau đó thì trời bắt đầu trút xuống một trận tuyết lớn như lông ngỗng.
Khiến cho từ nóc nhà đến mặt sân đều trải một lớp tuyết trắng dày bịch, ngoài nhà vang lên tiếng hoan hô vui vẻ của đám trẻ con.
Phạm Hiểu Quyên dựa vào vách tường, lẳng lặng ngắm nhìn xung quanh.
Trên lịch treo tường có đề một con số rất to: 1990.
Bà cảm thấy mình như đang nằm mơ, quay trở về thời điểm mấy năm trước khi ra nước ngoài, năm ấy cũng đổ một trận tuyết lớn, ngoài phòng rủ xuống từng cột băng nhọn hoắt.
Sáng sớm con gái đã tỉnh dậy nhóm lửa, lò than không làm sao cháy lên được, con gái vừa khóc vừa quạt cật lực.
Bà đi tới nhìn thấy khói đen mù mịt bốc lên từ bếp lò, lúc đó thực sự rất ghét nơi này, sống chết cũng phải ra nước ngoài bằng được, chồng có khuyên thế nào cũng không khuyên được.
Đẩy cửa sổ ra, bên ngoài là một khoảng sân nhỏ, ở giữa trồng một cây lựu, mùa này chỉ còn trơ lại mấy cành cây trụi lủi. Nhưng chỉ vừa đến tháng Mười, những trái lựu đã đậu nặng trĩu trên cành cây như những lồng đèn nhỏ.
Con gái giống hệt một chú khỉ con, leo lên cây hái quả, sau đó tặng nhà này một quả, tặng nhà kia một quả, quả lớn nhất thì để lại dành cho mẹ, còn một rổ lựu đều là của cô bé.
Mấy chục năm sau đó, con gái vẫn còn lẩm bẩm, lựu ở nước ngoài không ngọt bằng lựu hái trên cây ở nhà cũ hồi xưa.
Trong lòng bà thầm nói, hàng bán bên ngoài đều được vận chuyển đường dài tới, hoa quả đã chín nẫu cả rồi, có thể ngon được sao? Trăng ở nước ngoài không tròn, hoa quả cũng không ngọt.
Hàn Tinh Thần chỉ là muốn về nước mà thôi.
Ngoài miệng con gái không nói rõ ra, nhưng trong lòng vẫn luôn mong ngóng về nước, cô ở bên này ăn không quen đồ ăn, dạ dày suốt ngày giở chứng, còn hay uống nước lạnh, từ lúc ra nước ngoài đã làm hỏng dạ dày rồi.
Chồng thì làm việc quần quật, vất cả cả đời, lớn tuổi mang theo một người toàn bệnh tật, kêu Tây y khám không giỏi, không bằng vật lý trị liệu, châm cứu của Đông y các kiểu...
Tiệm đồ ăn Trung ở bên này đều phải nhờ chồng làm đầu bếp chính, chồng sức khỏe kém, đứng lâu là đau lưng, cho nên cả nhà quyết định ngừng kinh doanh.
Mọi người đều nhất trí về nước, khổ sở vất vả kinh doanh hơn hai mươi năm, cuối cùng tính ra số tiền tiết kiệm được trong những năm qua tổng cộng có một triệu đô la Mỹ.
Gió lạnh thổi ào ào cả một đêm, đến khi gần sáng mới ngừng lại, sau đó thì trời bắt đầu trút xuống một trận tuyết lớn như lông ngỗng.
Khiến cho từ nóc nhà đến mặt sân đều trải một lớp tuyết trắng dày bịch, ngoài nhà vang lên tiếng hoan hô vui vẻ của đám trẻ con.
Phạm Hiểu Quyên dựa vào vách tường, lẳng lặng ngắm nhìn xung quanh.
Trên lịch treo tường có đề một con số rất to: 1990.
Bà cảm thấy mình như đang nằm mơ, quay trở về thời điểm mấy năm trước khi ra nước ngoài, năm ấy cũng đổ một trận tuyết lớn, ngoài phòng rủ xuống từng cột băng nhọn hoắt.
Sáng sớm con gái đã tỉnh dậy nhóm lửa, lò than không làm sao cháy lên được, con gái vừa khóc vừa quạt cật lực.
Bà đi tới nhìn thấy khói đen mù mịt bốc lên từ bếp lò, lúc đó thực sự rất ghét nơi này, sống chết cũng phải ra nước ngoài bằng được, chồng có khuyên thế nào cũng không khuyên được.
Đẩy cửa sổ ra, bên ngoài là một khoảng sân nhỏ, ở giữa trồng một cây lựu, mùa này chỉ còn trơ lại mấy cành cây trụi lủi. Nhưng chỉ vừa đến tháng Mười, những trái lựu đã đậu nặng trĩu trên cành cây như những lồng đèn nhỏ.
Con gái giống hệt một chú khỉ con, leo lên cây hái quả, sau đó tặng nhà này một quả, tặng nhà kia một quả, quả lớn nhất thì để lại dành cho mẹ, còn một rổ lựu đều là của cô bé.
Mấy chục năm sau đó, con gái vẫn còn lẩm bẩm, lựu ở nước ngoài không ngọt bằng lựu hái trên cây ở nhà cũ hồi xưa.
Trong lòng bà thầm nói, hàng bán bên ngoài đều được vận chuyển đường dài tới, hoa quả đã chín nẫu cả rồi, có thể ngon được sao? Trăng ở nước ngoài không tròn, hoa quả cũng không ngọt.
Hàn Tinh Thần chỉ là muốn về nước mà thôi.
Ngoài miệng con gái không nói rõ ra, nhưng trong lòng vẫn luôn mong ngóng về nước, cô ở bên này ăn không quen đồ ăn, dạ dày suốt ngày giở chứng, còn hay uống nước lạnh, từ lúc ra nước ngoài đã làm hỏng dạ dày rồi.
Chồng thì làm việc quần quật, vất cả cả đời, lớn tuổi mang theo một người toàn bệnh tật, kêu Tây y khám không giỏi, không bằng vật lý trị liệu, châm cứu của Đông y các kiểu...
Tiệm đồ ăn Trung ở bên này đều phải nhờ chồng làm đầu bếp chính, chồng sức khỏe kém, đứng lâu là đau lưng, cho nên cả nhà quyết định ngừng kinh doanh.
Mọi người đều nhất trí về nước, khổ sở vất vả kinh doanh hơn hai mươi năm, cuối cùng tính ra số tiền tiết kiệm được trong những năm qua tổng cộng có một triệu đô la Mỹ.
Danh sách chương