Thế là kể từ hôm đó Phi Yến và Phi Nhi bám theo Cửu Dương như hình với bóng, chàng có nói cách mấy họ cũng không chịu đi.
Có một buổi chiều, Cửu Dương đang ở bên suối chẻ củi để tích trữ cho những ngày tuyết xuống. Khi này tứ bề im phăng phắc, không một chút gió, chỉ có tiếng bộp bộp đều đặng vang lên. Phi Nhi đến đứng phía sau hàng liễu vén rèm nhìn chàng.
Nàng thấy Cửu Dương dùng búa chẻ củi một hồi bỗng dưng dừng lại, buông búa xuống, mặt chàng hơi mỉm cười, chàng lấy một khúc cây khá to đặt nằm lên mặt đất, sau đó nhẹ vẫy tay trái một cái, một tiếng “rắc” nhẹ nhàng vang lên và khúc cây lập tức vỡ ra thành những khoanh tròn đều nhau.
Phi Nhi chạy đến:
-Tình lang ơi! Huynh dạy cho muội chơi trò này đi.
Cửu Dương có hơi giật mình, thầm nhủ cô gái này võ công thế nào mà chàng không nghe bước chân nàng? Hoặc có lẽ chàng ở đây bao ngày, bình yên quá, đã quên không còn phòng thủ rồi.
-Cô nương theo ta làm chi? Trò chơi gì? -Trò chơi dùng tay không chẻ củi đó.
Phi Nhi vừa nói xong đã khiêng một khúc gỗ khác tới, dựng đứng lên, sau đó nhảy phắt ra đứng nhìn. Chờ một hồi không thấy chàng trổ tài chẻ củi bằng tay, nàng cầm lên mấy khoanh gỗ tròn, nhìn tỉ mỉ một hồi, bèn trả lại cho chàng rồi nói:
-Muội biết rồi, đây không phải trò chơi gì đâu, mà là một loại võ công rất cao minh. Huynh phải dạy cho muội thôi!
Hôm kia còn đòi làm thê thử chàng, nay tuột xuống chỉ còn bái sư, Cửu Dương mừng thầm trong lòng nhưng vẫn không muốn dây dưa qua lại với cô nàng không rõ lai lịch này.
Chàng mỉm cười:
-Nếu cô muốn học võ công thì trong vòng mấy trăm dặm quanh nơi này còn ai giỏi võ hơn Thần Vũ Môn đâu? Cô hãy tìm chủ nhân của nơi đó ghi danh mà học.
Phi Nhi cãi:
-Ở chỗ đó chỉ dạy mấy chiêu thức thông thường, chẳng hạn như sử dụng cung tên bắn chim, cởi ngựa, mấy chiêu phòng vệ, chứ không biết dùng tay không để chẻ củi, hoặc làm gãy vụng chân ghế, một chưởng phế bỏ võ công người ta. Nếu huynh không tin, thì đi với muội tới đó mà hỏi, thử xem những võ sư đó có biết hay không.
Cửu Dương im lặng hồi lâu, biết cô gái này thông minh lanh lợi, lại chắc giống như Lâm Tố Đình quen được nuông chiều nên hành động có thiếu phần suy nghĩ. Tuổi chưa đủ lớn nhưng cũng không còn nhỏ, nên mỗi khi nhõng nhẽo thì khó mà đối phó được.
Chàng đành bảo:
-Tại hạ tập lâu mới được mấy trò tiểu xảo đó, thật không đáng bẩn mắt cô nương.
Phi Nhi nắm lấy tay áo chàng lắc lắc:
-Không phải đâu, huynh đây tài nghệ phi thường, lại nữa thuật chơi cờ vây dưới gầm trời này khó mà tìm được địch thủ. Muội vô cùng ngưỡng mộ.
Cửu Dương nói:
-Diệu thủ gì, cô nương quá lời rồi.
Phi Nhi lắc đầu:
- Nước cờ của huynh hay thật mà, đã hóa giải Chân Long kỳ cuộc của thúc thúc muội, một kỳ cuộc đạt đến độ tinh tế, diệu kỳ nhất, thế mà một con cờ của huynh có thể hóa giải thế bị bao vây, có thể xoay chuyển thế bại, chỉ một bước đi mà có thể đổi nghịch càn khôn, nói không ngoa thì tinh tế đến đỉnh cao của trí tuệ, là nước đi thần thánh rồi. Không phải sao?
Thói thường người đời ai cũng thích nghe khen tặng. Cho nên dù biết những lời Phi Nhi tâng nịnh là quá đáng, Cửu Dương không thể giữ vẻ lạnh lùng với nàng mãi được.
Chàng cười khổ, một lúc lâu, mới thủng thẳng một câu:
-Ta trước giờ không cố tìm kiếm diệu thủ, chỉ tìm kiếm nước cờ có hiệu suất đến sáu phần.
Phi Nhi ngạc nhiên:
-Sáu phần thôi sao? Bấy lâu muội cứ nghĩ hiệu quả của nước đi cao nhất phải là mười phần, nước đi càng cao thì càng chiếm ưu thế, từ xưa đến nay không phải các kỳ thủ đều theo đuổi mục tiêu đi nước cờ có hiệu quả cao sao?
Cửu Dương lại nói:
-Ta vốn không nghĩ rằng chỉ một nước cờ mà có thể đánh bại đối thủ. Trong phong cách chơi cờ của ta, mỗi nước cờ thường chỉ đạt tối đa sáu trên mười phần.
Phi Nhi không hiểu, lại hỏi:
-Tại sao?
Cửu Dương nói:
- Mỗi nước cờ đặt xuống chỉ cố đạt hiệu suất sáu phần, cũng có nghĩa rằng mỗi lượt chỉ cần hơn đối thủ một phần cờ. Một lần đi cờ chỉ đạt hiệu quả chút xíu như vậy nghe có vẻ chả thấm vào đâu, nhưng trên cả bàn cờ, hơn một nửa số quân cờ đạt tới hiệu quả đã tính trước thì kết quả luôn chỉ có một, đó là chiến thắng.
Phi Nhi nói:
-Muội vẫn chưa hiểu “thắng hoặc thua một điểm” của huynh. Một ván cờ hai ba trăm nước cờ, cuối cùng so ra vẫn là “thắng-thua một điểm”?
Cửu Dương gật đầu, chàng đi đến một thân cây bị gãy, ngồi xuống, bảo nàng đến ngồi cạnh rồi từ tốn giải thích:
-Theo đuổi hiệu suất sáu phần tức là dùng sáu phần sức lực để tấn công. Nếu dùng mười phần sức lực để tấn công chẳng phải càng mạnh hơn sao? Chưa chắc. Khi con người đang háo thắng nhất thì chính là lúc mất bình tĩnh nhất; Khi tấn công người ta kịch liệt nhất, cũng chính là lúc phòng thủ yếu nhất. Vì thế, tôi dùng sáu phần sức lực để tấn công, bốn phần còn lại là phòng thủ. Điều này khiến nước cờ của mình vững vàng, bình tĩnh, cực ít sai lầm, luôn khiến đối thủ cảm thấy không có sơ hở nào để lợi dụng.
Bấy giờ Phi Nhi mới hiểu, nói:
-Thì ra nước cờ hay thì tuyệt đẹp, nhưng nhìn ở một góc độ khác, lại là một cái bẫy?
Cửu Dương gật đầu, nàng lại tiếp:
-Vì không ai có thể khiến tư duy của mình luôn giữ hiệu quả mười phần. Vì muốn theo đuổi nước cờ hay mà dùng toàn bộ sức lực, tư duy cũng huy động cạn kiệt, sau khi đi một nước cờ "tuyệt diệu" thì các nước đi "cạn nghĩ" cũng xuất hiện luôn. Nếu đối thủ không đại bại ngay thì các sơ hở của ta cũng lộ hết ra cho người ta thấy. Dốc toàn lực xong ắt sẽ rệu rã, sau phút sáng bừng sẽ là đêm tối, lúc sải chân mạnh mẽ bước lên phía trước cũng là lúc dễ bước hụt nhất. Đây không phải điều mà kỳ thủ nào cũng có thể nhận thấy, nhưng huynh đã thấu rõ?
Cửu Dương nói:
-Tình cờ thôi, cũng coi như là cơ duyên của ta. Trong cách nhìn của ta, diệu thủ tuyệt đối chính là có thể đặt xuống một nước cờ bình thường, sau khi nhìn thấu và tránh được cái cám dỗ của sự khát khao đi nước cờ hay.
Đoạn chàng nhớ tới việc chi đó, chép miệng thở dài:
-Cô nương hãy liên tưởng đến đời người, đời người cũng như cuộc cờ, cũng là theo đuổi sự thành công. Có điều sự cám dỗ của thành công cũng dễ khiến người ta lạc lối. Nếu trong lòng cự tuyệt được sự cám dỗ của danh lợi thì mới đối mặt được với danh lợi, bằng không thì sẽ dấn bước trên con đường lầm lạc. Người có định lực như vậy, đứng dưới chân núi không nản lòng, đứng trên đỉnh cao không mất hướng, dầm mình trong bùn không oán thán, giữa vạn trùng hoa không lạc đường, có thể thong dong, bình thản mà chấp nhận được - thua. Kiểm soát được bản thân thì sẽ điều khiển được môi trường xung quanh.
Phi Nhi chăm chú lắng nghe chàng nói, vừa nhìn dung mạo tuấn kiệt không chớp mắt, đoạn nàng xin được theo chàng học. Cửu Dương nhìn gương mặt trái xoan thanh tú hồng hào của Phi Nhi, thấy nàng đang ra vẻ rất hưng phấn, trông nàng đáng yêu vô cùng. Chàng nhủ bụng nhưng vẫn thản nhiên lắc đầu, dùng dây leo cột mấy bó củi lại rồi vác lên vai bỏ đi. Phi Nhi theo chàng về tận khu trại nài nỉ mãi.
Sáng sớm hôm sau nữa Cửu Dương đi săn thú rừng, tới gần trưa mới tìm được một con nai, chàng mừng rỡ vừa giương cung lên nhắm, đã nghe tiếng chân người đạp lên lá khô nghe sào sạt ở phía sau. Rồi Phi Yến như phát hiện điều gì, chỉ về phía tay trái hét to:
- Ý! Đằng kia kìa huynh! Có một con nhím to, hãy qua đấy xem. Nhanh lên! Nhanh lên!
Con nai nghe tiếng động liền phóng nhanh vào bụi cây. Cửu Dương hạ cung xuống nén tiếng thở dài, lại tiếp tục đi.
Bấy giờ trời lạnh nên thú rừng kéo nhau đi ngủ đông. Tới trưa Cửu Dương vẫn chưa tìm được thêm con thú nào. Chàng dừng chân lại ngồi lên một thân cây bị gãy nghỉ chân, Phi Yến cũng lại ngồi cạnh bên.
Tuyết bắt đầu rơi. Phi Yến so đôi vai sau manh áo bông dày đặt, chàng cảm thấy tội nghiệp nên muốn khuyên nàng đi về, nhưng không muốn nàng biết chàng quan tâm nàng, lại làm cho nàng thêm hy vọng, nên nói:
-Cô nương cứ theo ta mãi, nhỡ mà bắn trúng cô thì…
-Sao lại bắn trúng muội được cơ chứ, muội đâu có ngu, toàn đi phía sau huynh mà! - Phi Yến nói.
Đoạn nàng nhìn thấy tuyết rơi khá nhiều nên nói:
- Thôi hôm nay bao nhiêu đó đủ rồi, ngày mai lại đi săn nữa. Bây giờ huynh theo giúp muội đi, hai ta xuống chợ mua lương thực mang về cho các huynh.
Cửu Dương không xê dịch, Phi Yến lấy một chiếc túi nhỏ trong áo ra nói:
-Tiền của bọn muội bán Binh Khí Phổ còn rất nhiều đây, lần trước các huynh đã giúp dân ở vùng này dạy cho bọn Tứ Xuyên hào kiệt một bài học, thì bây giờ để muội giúp lại, chúng ta xem như hòa vậy.
“Sách gì? Binh khí phổ nào?” Cửu Dương nghe vậy chợt nhủ bụng thì ra hai người kể chuyện giang hồ kia chính là hai cô nàng.
Chàng nhìn Phi Yến, nói bằng giọng nhẹ nhàng:
-Cuốn sách đó không phải binh khí phổ của Lộ Thần tiền bối, mà do các cô tự viết sao?
-Huynh thấy có hay không? - Phi Yến nói - Là tỉ tỉ của muội chép theo sách của Lộ tiền bối đó, rất giống đấy chứ, lại thêm thắt tình tiết cho ly kì nữa. Thôi, chúng ta đi nhé!
- Khoan, chờ đã! - Cửu Dương nghe họ lấy công sức của người khác để kiếm tiền, nói - Tại sao phải bày trò lường gạt người ta như vậy? Xài đồng tiền đó hai cô không thấy xấu hổ ư?
- Xấu hổ? - Phi Yến tròn mắt - Cái gì mà xấu hổ? Hai muội ngoài kể chuyện đã phải làm trò biểu diễn cho mọi người xem, không đáng đồng tiền ư?
Cửu Dương nghe nàng ngụy biện, bất giác cười:
- Từ nhỏ đến giờ ta chưa bao giờ gặp được người như hai cô, đã lường gạt người khác mà cứ tỉnh bơ. Ta thấy các người đã lợi dụng lòng tin của người khác, là không quang minh chính đại. Hai người đều còn trẻ, đều có tay chân. Tại sao không làm việc lương thiện để sống chứ?
- A! - Phi Yến thản nhiên nói - Huynh ỷ là người Hàn Lâm Học Sĩ nên lên mặt dạy bọn muội chứ gì? Bọn muội dựa vào tài nghệ mình để kiếm tiền thì có gì là sai trái đâu?
- Nhưng lấy sách người khác tự in ấn rồi đem bán, cái này chính là lừa gạt người, đã là sai trái rồi!
- Vậy chứ huynh đó - Phi Yến không chịu thua dẫu môi nói - Giả làm người Hồi thì không phải là để gạt người khác ư? Còn mấy người trong trại nữa, người nào người nấy ra dáng thư sinh da trắng nõn hà, muội thấy không giống nhân công đến đây tìm đồng chút nào hết!
Cửu Dương chựng lại, không biết trả lời thế nào.
Phi Yến đắc thắng cười toe:
- Vậy thì trên đời này làm gì có chuyện không giả? Muốn làm người thật thà chẳng phải dễ. Hãy nghĩ lại đi, từ nhỏ đến lớn huynh có hoàn toàn nói thật chẳng nói dối không? Chắc là không! Chúng ta sanh ra trong một thế giới lừa đảo thì chẳng nên có chuyện thật thà? Huynh chắc do học nhiều quá nên không thực tế. Ở trên đời này nếu ta không gạt người là sẽ bị người ta lường gạt ngay. Gạt và bị gạt, hai thứ đó muội thấy thì thà gạt hay hơn. Đúng không? Hì! Hì!
Cửu Dương tròn mắt ngạc nhiên nhìn Phi Yến:
- Trời đất! Sao lại lý luận nhiều vậy? Ta chỉ nói có một câu, mà cô lại xổ ra một tràng. Lối lý luận của cô làm ta càng nghe càng tưởng mình sai.
- Muội chỉ muốn nói là lý thuyết là một chuyện, mà thực tế là chuyện khác. Thật thà chẳng làm ai no bụng được đâu!
Cửu Dương nghe nàng nói con người muốn được sinh tồn phải không ngừng lường gạt tranh giành lẫn nhau, chàng chợt nhớ tới một người, lập tức đứng dậy bỏ đi. Phi Yến không rõ chàng vì bất đồng ý kiến với nàng hay chàng lạnh nên bỏ đi về trại. Chàng đi rất nhanh, Phi Yến phải chạy theo chàng mới theo kịp được.
Cửu Dương vừa đi vừa nghĩ, tự dưng cảm thấy khi chàng nói chuyện với Phi Yến, thấy thần tình cử chỉ cô nàng cũng giống nữ thần y hồi bé, sinh bụng cảm thương, nhưng không muốn nảy sinh tình cảm với nàng nên chọn lánh xa nàng, vì nếu chàng cảm mến nàng, thì mối tình đó chẳng qua chỉ là mối tình với nữ thần y được nối dài qua một hình bóng khác. Mà chàng thì chỉ muốn tình xưa hãy tắt, nhưng biết làm sao được khi nó hãy còn cháy âm ỉ trong lòng.
Lúc này Cửu Dương nghe từ phía sau gọi tới, nghe êm ái chẳng khác gì giọng nữ thần y, chẳng hiểu sao âm điệu giống hệt nhau. Cửu Dương trong lòng rung động, dừng chân quay đầu lại, mắt rưng rưng thấy mờ mờ hình ảnh một thiếu nữ trên tuyết địa chạy tới, thật không khác gì tiểu sư muội của chàng. Chàng dang cánh tay ra, thốt lên tiếng gọi nho nhỏ:
- Sư muội! Sư muội!
Chỉ trong giây lát, chàng tưởng chừng chàng và nữ thần y đang đi trên núi tuyết Thiên Sơn, khi này thiên hạ lại thuộc về đại Minh, hai người thân mật, má tựa vai kề, rồi một thân hình mềm mại ấm áp sà vào lòng chàng, kêu lên:
- Tình lang, sao không đợi muội với?
Cửu Dương giật mình choàng tỉnh, giơ tay nhẹ đẩy Phi Yến ra, xong lại quay người bước đi.
Phi Yến chạy lên nắm cánh tay chàng, Cửu Dương hơi xê dịch tay sang một bên, Phi Yến liền chộp hụt, lỡ trớn ngã xoài về phía trước. Khoảng cách ngã cách mặt đất rất gần, nàng ắt có thể tự mình đứng lên được thế nhưng cô nàng được dịp nhõng nhẽo, ngã xuống rồi liền nằm luôn trên tuyết kêu lên:
-Ôi chao! Đau quá đi thôi!
Cửu Dương biết nàng giả vờ nhưng nghe giọng kiều mị của nàng, trong lòng lại nhớ nữ thần y quay quắt, lập tức quay người đưa tay nâng vai nàng kéo dậy, thấy cô nàng đang tủm tỉm cười.
Phi Yến nói:
- Tình lang ơi, muội mồ côi cha mẹ từ lúc lọt lòng, sự sinh tồn của muội trong suốt mười mấy năm qua lúc nào cũng là những chuỗi ngày đấu tranh lọc lừa, đã phải trải qua biết bao khó khăn, gian khổ, áp bức mới trưởng thành được. Hiện thời muội đây không nơi nương tựa, cô khổ lênh đênh, sao huynh không ngó ngàng gì tới?
Mấy lời đó nghe thật là đáng thương, Cửu Dương thấy mềm lòng nhưng vẫn hỏi lại:
- Cô nương theo ta thì được gì? Ta tâm tình u uất, không thiết gì nói chuyện với ai. Cô làm chuyện sái quấy thì ta lại phê phán, can ngăn.
Phi Yến đáp:
- Muội không biết tại vì sao trong lòng huynh u uất nhưng muội có thể đi theo giúp huynh giải sầu, dần dần chẳng khuây khỏa hơn sao? Mỗi khi huynh muốn uống rượu, muội sẽ pha rượu cho, khi nào thay quần áo ra, muội sẽ may vá, rồi giặt giũ, rửa chén bát, nấu cơm.
Đoạn nàng nâng vạt áo lên, làm ra vẻ tội nghiệp thêm lời:
-Hai tỉ muội bọn muội từ bé cha mẹ đã không còn, không ai dạy dỗ, việc gì cũng không thông...
Nói đến đây cô nàng nghẹn ngào, ứa nước mắt ra, dùng vạt áo thấm nước mắt rồi ngẩn đầu lên nhìn chàng. Cửu Dương không để mắc mưu, nghĩ thầm “hai tỉ muội này là người kể chuyện, ắt có thiên tài đóng kịch, tài nghệ đánh lừa người khác đã đến mức lô hỏa thuần thanh, thật là cao minh, chắc chắn đang lừa mình đây…” Chứ chàng nhìn hai nàng kiểu nào cũng không giống những người cô khổ thiếu thốn.
Cửu Dương nói:
- Các cô dọn đến ở trong trại của ta sẽ bất tiện lắm, ở trên núi bẩn thỉu, ta e là không hợp với tư cách tiểu thư của hai cô.
- Làm gì có chứ! – Phi Yến nói - Muội đã nói bọn muội là hai kẻ lang thang mà, hiện tại hoàn cảnh nào có hơn gì huynh đâu? Huynh còn có nơi cư ngụ cố định, còn có bạn bè, còn bọn muội, chẳng có cái gì cả.
Cửu Dương thoáng im lặng, Phi Yến nói:
- Xin huynh hãy cho bọn muội dọn đến ở chung đi, nơi đó muội thấy còn mấy căn lều rộng. Có thêm hai muội cũng không chật thêm bao nhiêu. Bọn muội tuy có chút đỉnh tiền bạc nhưng ở lại khách sạn hoài làm sao chịu nổi? Kéo dài được bao lâu? Ngoài ra ngụ ở khách sạn cũng đâu có tốt lành gì, khách khứa qua lại phức tạp, mà hai bọn muội lại quá thật thà. Không chừng bữa nào bị người ta gạt bán vào thanh lâu luôn thì khổ.
Cửu Dương nghe nàng bảo nàng rất thật thà trong bụng chàng rất là buồn cười, nhưng chưa kịp mở miệng nói gì lại tiếp tục nghe:
- Tại sao cuộc đời bọn muội luôn luôn lúc nào cũng gặp phải hoàn cảnh đen đủi như vầy, có phải tình người vốn không tồn tại trên thế gian này không?
Phi Yến vừa than vừa thút thít khóc, nàng thật biết cách đối phó nam nhân, đối với nam nhân nước mắt luôn là vũ khí lợi hại nhất.
Cửu Dương quả thật không chịu được những giọt nước mắt của bọn đàn bà con gái, sau hồi im lặng chàng nói:
-Nếu đã như vậy thì hai cô có thể nấu cơm cho các nhân công của ta, hằng ngày luôn tiện giúp họ làm các việc lặt vặt...
-Huynh chịu mướn bọn muội thật sao? – Chàng chưa dứt lời Phi Yến đã mừng rỡ reo lên - Không được nuốt lời đó!
Phi Yến ngay sau đó lập tức ngưng khóc, nàng lấy lại vẻ mặt tươi tỉnh, đập tay lên ngực thêm lời:
-Mà bọn muội là loại anh hùng hào kiệt nha, huynh gặp bọn muội như là gặp phải quý nhân, hên lắm đó!
Cửu Dương cười:
-Đã bảo có thể thôi, để ta suy nghĩ thêm rồi sẽ trả lời cô sau. Nhưng nói trước với nhau đã đồng ý theo ta thì nhất nhất phải nghe theo lời ta, không được chọc giận đám người nha môn, mang phiền phức tới cho ta, còn nữa, không được gạt người, làm càng đâu nhé.
Phi Yến hỏi:
- Nếu như người ta bức hiếp muội thì sao? Nếu như người nha môn là kẻ xấu thì thế nào? Huynh hãy dạy võ công cho muội để muội phòng thân đi.
Ôi! Cô bé này thật, Cửu Dương nghĩ thầm, chưa được đằng chân đã lân đằng đầu rồi, mồm năm miệng mười chàng nói không lại nàng được. Chàng bèn nói:
- Ta chỉ là người quản lý những nhân công tìm đồng, không biết võ công gì đâu. Nhưng dù là người quan phủ cô cũng chẳng phải lo đến. Nếu như cô ngay thẳng thì không ai làm gì được cô cả, đúng không nào? Nói đi nói lại, cô đừng nhắc tới chuyện bái sư gì nữa.
Phi Yến le lưỡi:
- Được rồi, chuyện gì muội cũng sẽ nghe huynh. Mà chừng nào huynh mới danh chính ngôn thuận cho hai muội ở chung… lều?
Cửu Dương không trả lời, chàng nhận thấy ánh mắt nàng khi nói câu này lóe ra đầy vẻ tinh quái, “cô gái này đúng là đẹp như thiên thần nhưng lòng dạ như… ác ma,” chàng âm thầm thở dài, rồi lại nghĩ “Tần Thiên Văn ta đường đường nam tử mà nãy giờ lại để cô ả liên tục qua mặt như vậy...” Chàng tự cười bản thân mình, sau đó lại tiếp tục bước đi, song bước chân chàng từ khi đó có hơi chậm lại.
Hai người đi thêm mươi bước, Phi Yến nói:
-Tình lang ơi! Huynh còn chưa hỏi tên muội là gì, huynh có muốn biết tên muội không?
-Không.
Cửu Dương thờ ơ đáp.
-Huynh không biết tên muội thế mai này làm sao xưng hô?
Đáp lại lời nàng chỉ có chàng hoàn toàn im lặng. Hai người tiếp tục bước đi bên nhau, dấu chân họ in lên mặt tuyết. Phi Yến lại hỏi:
-Đường về khu trại còn rất xa, để muội hát cho huynh nghe, được chăng?
- Không được.
Cửu Dương lại đáp một cách bất cần.
Phi Yến nói:
- Thế muội ra câu đố về rượu để huynh đoán, được chăng?
Cửu Dương đáp:
- Không được.
Phi Yến nói:
- Thế muội kể chuyện giang hồ cho huynh nghe, được chăng?
Cửu Dương tiếp tục nói:
-Không được.
Phi Yến nói:
- Vậy huynh kể chuyện về huynh cho muội nghe, được chăng?
Cửu Dương đáp:
- Không được.
Phi Yến nói:
- Vậy huynh hát cho muội nghe, được chăng?
Cửu Dương đáp:
-Không được.
Phi Yến liên tiếp hỏi đến mười mấy câu liền, Cửu Dương không cần nghĩ ngợi đều nhất nhất cự tuyệt. Phi Yến lại thấy bên hông chàng đeo một ống tiêu, liền nói:
- Vậy huynh chẳng thổi tiêu cho muội nghe, được chăng?
Cửu Dương thuận mồm đáp:
- Không được.
Hai tiếng đó vừa buột mồm liền biết ngay mình nói hớ, cô nàng hỏi là “vậy huynh chẳng thổi tiêu cho muội nghe, được chăng?” Mà lại trả lời “không được,” thì hóa ra là chàng phải thổi tiêu rồi. Cửu Dương nói rồi cũng không để ý nữa, cũng không chịu thổi.
Phi Yến thở dài:
- Huynh đây cái gì cũng không chịu, thật khó chiều quá, ai làm vợ huynh sao này sẽ khổ lắm thôi! Mà huynh đã có người yêu rồi hay chưa? Nhìn huynh, chắc phải có nhiều cô nương vây quanh lắm đây, mà trong lòng huynh đã ưng qua ai chưa?
Phi Yến cứ hỏi luôn miệng, lại toàn hỏi những câu khiến lòng chàng đau. Cửu Dương không chịu được nữa bèn rút cây tiêu đưa lên môi, thổi một điệu nhạc để làm át tiếng nàng, một tràng âm thanh vang lên, lúc thấp lúc cao, lát hồi không biết vô tình hay cố ý mà tiêu khúc chuyển sang thật thê lương, không có vẻ gì vui thú.
Phi Yến nghe tiếng tiêu trầm buồn, bỗng ngẩn người ra, không hiểu sao người bên cạnh nàng lại tâm trạng đến vậy? Có lẽ chàng thất tình ai chăng? Mà một chàng trai dung mạo trát kiệt, tuổi đời còn rất trẻ, lại thông minh và giỏi võ công như thế ai nỡ chối từ? Để chàng thổi ra một điệu cực kỳ buồn bã làm tăng thêm cảnh cô liêu của núi đồi như vậy?
Cửu Dương vừa thổi vừa chầm chậm bước đi, tiếng tiêu sầu của chàng hòa với tiếng gió thổi mạnh đưa cành liễu nghe như sóng biển rạt rào liên miên không dứt. Phi Yến đang vui, lại nghe tiếng xạc xào miên man bên tai nàng, nhủ bụng cho dù người đang vui cũng chợt cảm thấy thê lương.
Tối hôm đó sau khi ăn uống xong rồi chuẩn bị nghỉ ngơi, Phi Yến nói với Phi Nhi:
-Rõ ràng huynh ấy là một cao thủ lại nói không biết võ công với muội!
Phi Nhi định nói gì đó, thì Phi Yến nói thêm:
-Nhưng muội có cách này, huynh ấy sẽ không làm ngơ với chúng mình được nữa đâu.
Hai người con gái thủ thỉ vào tai nhau, sao đó rúc vào chăn cười thích thú.
Có một buổi chiều, Cửu Dương đang ở bên suối chẻ củi để tích trữ cho những ngày tuyết xuống. Khi này tứ bề im phăng phắc, không một chút gió, chỉ có tiếng bộp bộp đều đặng vang lên. Phi Nhi đến đứng phía sau hàng liễu vén rèm nhìn chàng.
Nàng thấy Cửu Dương dùng búa chẻ củi một hồi bỗng dưng dừng lại, buông búa xuống, mặt chàng hơi mỉm cười, chàng lấy một khúc cây khá to đặt nằm lên mặt đất, sau đó nhẹ vẫy tay trái một cái, một tiếng “rắc” nhẹ nhàng vang lên và khúc cây lập tức vỡ ra thành những khoanh tròn đều nhau.
Phi Nhi chạy đến:
-Tình lang ơi! Huynh dạy cho muội chơi trò này đi.
Cửu Dương có hơi giật mình, thầm nhủ cô gái này võ công thế nào mà chàng không nghe bước chân nàng? Hoặc có lẽ chàng ở đây bao ngày, bình yên quá, đã quên không còn phòng thủ rồi.
-Cô nương theo ta làm chi? Trò chơi gì? -Trò chơi dùng tay không chẻ củi đó.
Phi Nhi vừa nói xong đã khiêng một khúc gỗ khác tới, dựng đứng lên, sau đó nhảy phắt ra đứng nhìn. Chờ một hồi không thấy chàng trổ tài chẻ củi bằng tay, nàng cầm lên mấy khoanh gỗ tròn, nhìn tỉ mỉ một hồi, bèn trả lại cho chàng rồi nói:
-Muội biết rồi, đây không phải trò chơi gì đâu, mà là một loại võ công rất cao minh. Huynh phải dạy cho muội thôi!
Hôm kia còn đòi làm thê thử chàng, nay tuột xuống chỉ còn bái sư, Cửu Dương mừng thầm trong lòng nhưng vẫn không muốn dây dưa qua lại với cô nàng không rõ lai lịch này.
Chàng mỉm cười:
-Nếu cô muốn học võ công thì trong vòng mấy trăm dặm quanh nơi này còn ai giỏi võ hơn Thần Vũ Môn đâu? Cô hãy tìm chủ nhân của nơi đó ghi danh mà học.
Phi Nhi cãi:
-Ở chỗ đó chỉ dạy mấy chiêu thức thông thường, chẳng hạn như sử dụng cung tên bắn chim, cởi ngựa, mấy chiêu phòng vệ, chứ không biết dùng tay không để chẻ củi, hoặc làm gãy vụng chân ghế, một chưởng phế bỏ võ công người ta. Nếu huynh không tin, thì đi với muội tới đó mà hỏi, thử xem những võ sư đó có biết hay không.
Cửu Dương im lặng hồi lâu, biết cô gái này thông minh lanh lợi, lại chắc giống như Lâm Tố Đình quen được nuông chiều nên hành động có thiếu phần suy nghĩ. Tuổi chưa đủ lớn nhưng cũng không còn nhỏ, nên mỗi khi nhõng nhẽo thì khó mà đối phó được.
Chàng đành bảo:
-Tại hạ tập lâu mới được mấy trò tiểu xảo đó, thật không đáng bẩn mắt cô nương.
Phi Nhi nắm lấy tay áo chàng lắc lắc:
-Không phải đâu, huynh đây tài nghệ phi thường, lại nữa thuật chơi cờ vây dưới gầm trời này khó mà tìm được địch thủ. Muội vô cùng ngưỡng mộ.
Cửu Dương nói:
-Diệu thủ gì, cô nương quá lời rồi.
Phi Nhi lắc đầu:
- Nước cờ của huynh hay thật mà, đã hóa giải Chân Long kỳ cuộc của thúc thúc muội, một kỳ cuộc đạt đến độ tinh tế, diệu kỳ nhất, thế mà một con cờ của huynh có thể hóa giải thế bị bao vây, có thể xoay chuyển thế bại, chỉ một bước đi mà có thể đổi nghịch càn khôn, nói không ngoa thì tinh tế đến đỉnh cao của trí tuệ, là nước đi thần thánh rồi. Không phải sao?
Thói thường người đời ai cũng thích nghe khen tặng. Cho nên dù biết những lời Phi Nhi tâng nịnh là quá đáng, Cửu Dương không thể giữ vẻ lạnh lùng với nàng mãi được.
Chàng cười khổ, một lúc lâu, mới thủng thẳng một câu:
-Ta trước giờ không cố tìm kiếm diệu thủ, chỉ tìm kiếm nước cờ có hiệu suất đến sáu phần.
Phi Nhi ngạc nhiên:
-Sáu phần thôi sao? Bấy lâu muội cứ nghĩ hiệu quả của nước đi cao nhất phải là mười phần, nước đi càng cao thì càng chiếm ưu thế, từ xưa đến nay không phải các kỳ thủ đều theo đuổi mục tiêu đi nước cờ có hiệu quả cao sao?
Cửu Dương lại nói:
-Ta vốn không nghĩ rằng chỉ một nước cờ mà có thể đánh bại đối thủ. Trong phong cách chơi cờ của ta, mỗi nước cờ thường chỉ đạt tối đa sáu trên mười phần.
Phi Nhi không hiểu, lại hỏi:
-Tại sao?
Cửu Dương nói:
- Mỗi nước cờ đặt xuống chỉ cố đạt hiệu suất sáu phần, cũng có nghĩa rằng mỗi lượt chỉ cần hơn đối thủ một phần cờ. Một lần đi cờ chỉ đạt hiệu quả chút xíu như vậy nghe có vẻ chả thấm vào đâu, nhưng trên cả bàn cờ, hơn một nửa số quân cờ đạt tới hiệu quả đã tính trước thì kết quả luôn chỉ có một, đó là chiến thắng.
Phi Nhi nói:
-Muội vẫn chưa hiểu “thắng hoặc thua một điểm” của huynh. Một ván cờ hai ba trăm nước cờ, cuối cùng so ra vẫn là “thắng-thua một điểm”?
Cửu Dương gật đầu, chàng đi đến một thân cây bị gãy, ngồi xuống, bảo nàng đến ngồi cạnh rồi từ tốn giải thích:
-Theo đuổi hiệu suất sáu phần tức là dùng sáu phần sức lực để tấn công. Nếu dùng mười phần sức lực để tấn công chẳng phải càng mạnh hơn sao? Chưa chắc. Khi con người đang háo thắng nhất thì chính là lúc mất bình tĩnh nhất; Khi tấn công người ta kịch liệt nhất, cũng chính là lúc phòng thủ yếu nhất. Vì thế, tôi dùng sáu phần sức lực để tấn công, bốn phần còn lại là phòng thủ. Điều này khiến nước cờ của mình vững vàng, bình tĩnh, cực ít sai lầm, luôn khiến đối thủ cảm thấy không có sơ hở nào để lợi dụng.
Bấy giờ Phi Nhi mới hiểu, nói:
-Thì ra nước cờ hay thì tuyệt đẹp, nhưng nhìn ở một góc độ khác, lại là một cái bẫy?
Cửu Dương gật đầu, nàng lại tiếp:
-Vì không ai có thể khiến tư duy của mình luôn giữ hiệu quả mười phần. Vì muốn theo đuổi nước cờ hay mà dùng toàn bộ sức lực, tư duy cũng huy động cạn kiệt, sau khi đi một nước cờ "tuyệt diệu" thì các nước đi "cạn nghĩ" cũng xuất hiện luôn. Nếu đối thủ không đại bại ngay thì các sơ hở của ta cũng lộ hết ra cho người ta thấy. Dốc toàn lực xong ắt sẽ rệu rã, sau phút sáng bừng sẽ là đêm tối, lúc sải chân mạnh mẽ bước lên phía trước cũng là lúc dễ bước hụt nhất. Đây không phải điều mà kỳ thủ nào cũng có thể nhận thấy, nhưng huynh đã thấu rõ?
Cửu Dương nói:
-Tình cờ thôi, cũng coi như là cơ duyên của ta. Trong cách nhìn của ta, diệu thủ tuyệt đối chính là có thể đặt xuống một nước cờ bình thường, sau khi nhìn thấu và tránh được cái cám dỗ của sự khát khao đi nước cờ hay.
Đoạn chàng nhớ tới việc chi đó, chép miệng thở dài:
-Cô nương hãy liên tưởng đến đời người, đời người cũng như cuộc cờ, cũng là theo đuổi sự thành công. Có điều sự cám dỗ của thành công cũng dễ khiến người ta lạc lối. Nếu trong lòng cự tuyệt được sự cám dỗ của danh lợi thì mới đối mặt được với danh lợi, bằng không thì sẽ dấn bước trên con đường lầm lạc. Người có định lực như vậy, đứng dưới chân núi không nản lòng, đứng trên đỉnh cao không mất hướng, dầm mình trong bùn không oán thán, giữa vạn trùng hoa không lạc đường, có thể thong dong, bình thản mà chấp nhận được - thua. Kiểm soát được bản thân thì sẽ điều khiển được môi trường xung quanh.
Phi Nhi chăm chú lắng nghe chàng nói, vừa nhìn dung mạo tuấn kiệt không chớp mắt, đoạn nàng xin được theo chàng học. Cửu Dương nhìn gương mặt trái xoan thanh tú hồng hào của Phi Nhi, thấy nàng đang ra vẻ rất hưng phấn, trông nàng đáng yêu vô cùng. Chàng nhủ bụng nhưng vẫn thản nhiên lắc đầu, dùng dây leo cột mấy bó củi lại rồi vác lên vai bỏ đi. Phi Nhi theo chàng về tận khu trại nài nỉ mãi.
Sáng sớm hôm sau nữa Cửu Dương đi săn thú rừng, tới gần trưa mới tìm được một con nai, chàng mừng rỡ vừa giương cung lên nhắm, đã nghe tiếng chân người đạp lên lá khô nghe sào sạt ở phía sau. Rồi Phi Yến như phát hiện điều gì, chỉ về phía tay trái hét to:
- Ý! Đằng kia kìa huynh! Có một con nhím to, hãy qua đấy xem. Nhanh lên! Nhanh lên!
Con nai nghe tiếng động liền phóng nhanh vào bụi cây. Cửu Dương hạ cung xuống nén tiếng thở dài, lại tiếp tục đi.
Bấy giờ trời lạnh nên thú rừng kéo nhau đi ngủ đông. Tới trưa Cửu Dương vẫn chưa tìm được thêm con thú nào. Chàng dừng chân lại ngồi lên một thân cây bị gãy nghỉ chân, Phi Yến cũng lại ngồi cạnh bên.
Tuyết bắt đầu rơi. Phi Yến so đôi vai sau manh áo bông dày đặt, chàng cảm thấy tội nghiệp nên muốn khuyên nàng đi về, nhưng không muốn nàng biết chàng quan tâm nàng, lại làm cho nàng thêm hy vọng, nên nói:
-Cô nương cứ theo ta mãi, nhỡ mà bắn trúng cô thì…
-Sao lại bắn trúng muội được cơ chứ, muội đâu có ngu, toàn đi phía sau huynh mà! - Phi Yến nói.
Đoạn nàng nhìn thấy tuyết rơi khá nhiều nên nói:
- Thôi hôm nay bao nhiêu đó đủ rồi, ngày mai lại đi săn nữa. Bây giờ huynh theo giúp muội đi, hai ta xuống chợ mua lương thực mang về cho các huynh.
Cửu Dương không xê dịch, Phi Yến lấy một chiếc túi nhỏ trong áo ra nói:
-Tiền của bọn muội bán Binh Khí Phổ còn rất nhiều đây, lần trước các huynh đã giúp dân ở vùng này dạy cho bọn Tứ Xuyên hào kiệt một bài học, thì bây giờ để muội giúp lại, chúng ta xem như hòa vậy.
“Sách gì? Binh khí phổ nào?” Cửu Dương nghe vậy chợt nhủ bụng thì ra hai người kể chuyện giang hồ kia chính là hai cô nàng.
Chàng nhìn Phi Yến, nói bằng giọng nhẹ nhàng:
-Cuốn sách đó không phải binh khí phổ của Lộ Thần tiền bối, mà do các cô tự viết sao?
-Huynh thấy có hay không? - Phi Yến nói - Là tỉ tỉ của muội chép theo sách của Lộ tiền bối đó, rất giống đấy chứ, lại thêm thắt tình tiết cho ly kì nữa. Thôi, chúng ta đi nhé!
- Khoan, chờ đã! - Cửu Dương nghe họ lấy công sức của người khác để kiếm tiền, nói - Tại sao phải bày trò lường gạt người ta như vậy? Xài đồng tiền đó hai cô không thấy xấu hổ ư?
- Xấu hổ? - Phi Yến tròn mắt - Cái gì mà xấu hổ? Hai muội ngoài kể chuyện đã phải làm trò biểu diễn cho mọi người xem, không đáng đồng tiền ư?
Cửu Dương nghe nàng ngụy biện, bất giác cười:
- Từ nhỏ đến giờ ta chưa bao giờ gặp được người như hai cô, đã lường gạt người khác mà cứ tỉnh bơ. Ta thấy các người đã lợi dụng lòng tin của người khác, là không quang minh chính đại. Hai người đều còn trẻ, đều có tay chân. Tại sao không làm việc lương thiện để sống chứ?
- A! - Phi Yến thản nhiên nói - Huynh ỷ là người Hàn Lâm Học Sĩ nên lên mặt dạy bọn muội chứ gì? Bọn muội dựa vào tài nghệ mình để kiếm tiền thì có gì là sai trái đâu?
- Nhưng lấy sách người khác tự in ấn rồi đem bán, cái này chính là lừa gạt người, đã là sai trái rồi!
- Vậy chứ huynh đó - Phi Yến không chịu thua dẫu môi nói - Giả làm người Hồi thì không phải là để gạt người khác ư? Còn mấy người trong trại nữa, người nào người nấy ra dáng thư sinh da trắng nõn hà, muội thấy không giống nhân công đến đây tìm đồng chút nào hết!
Cửu Dương chựng lại, không biết trả lời thế nào.
Phi Yến đắc thắng cười toe:
- Vậy thì trên đời này làm gì có chuyện không giả? Muốn làm người thật thà chẳng phải dễ. Hãy nghĩ lại đi, từ nhỏ đến lớn huynh có hoàn toàn nói thật chẳng nói dối không? Chắc là không! Chúng ta sanh ra trong một thế giới lừa đảo thì chẳng nên có chuyện thật thà? Huynh chắc do học nhiều quá nên không thực tế. Ở trên đời này nếu ta không gạt người là sẽ bị người ta lường gạt ngay. Gạt và bị gạt, hai thứ đó muội thấy thì thà gạt hay hơn. Đúng không? Hì! Hì!
Cửu Dương tròn mắt ngạc nhiên nhìn Phi Yến:
- Trời đất! Sao lại lý luận nhiều vậy? Ta chỉ nói có một câu, mà cô lại xổ ra một tràng. Lối lý luận của cô làm ta càng nghe càng tưởng mình sai.
- Muội chỉ muốn nói là lý thuyết là một chuyện, mà thực tế là chuyện khác. Thật thà chẳng làm ai no bụng được đâu!
Cửu Dương nghe nàng nói con người muốn được sinh tồn phải không ngừng lường gạt tranh giành lẫn nhau, chàng chợt nhớ tới một người, lập tức đứng dậy bỏ đi. Phi Yến không rõ chàng vì bất đồng ý kiến với nàng hay chàng lạnh nên bỏ đi về trại. Chàng đi rất nhanh, Phi Yến phải chạy theo chàng mới theo kịp được.
Cửu Dương vừa đi vừa nghĩ, tự dưng cảm thấy khi chàng nói chuyện với Phi Yến, thấy thần tình cử chỉ cô nàng cũng giống nữ thần y hồi bé, sinh bụng cảm thương, nhưng không muốn nảy sinh tình cảm với nàng nên chọn lánh xa nàng, vì nếu chàng cảm mến nàng, thì mối tình đó chẳng qua chỉ là mối tình với nữ thần y được nối dài qua một hình bóng khác. Mà chàng thì chỉ muốn tình xưa hãy tắt, nhưng biết làm sao được khi nó hãy còn cháy âm ỉ trong lòng.
Lúc này Cửu Dương nghe từ phía sau gọi tới, nghe êm ái chẳng khác gì giọng nữ thần y, chẳng hiểu sao âm điệu giống hệt nhau. Cửu Dương trong lòng rung động, dừng chân quay đầu lại, mắt rưng rưng thấy mờ mờ hình ảnh một thiếu nữ trên tuyết địa chạy tới, thật không khác gì tiểu sư muội của chàng. Chàng dang cánh tay ra, thốt lên tiếng gọi nho nhỏ:
- Sư muội! Sư muội!
Chỉ trong giây lát, chàng tưởng chừng chàng và nữ thần y đang đi trên núi tuyết Thiên Sơn, khi này thiên hạ lại thuộc về đại Minh, hai người thân mật, má tựa vai kề, rồi một thân hình mềm mại ấm áp sà vào lòng chàng, kêu lên:
- Tình lang, sao không đợi muội với?
Cửu Dương giật mình choàng tỉnh, giơ tay nhẹ đẩy Phi Yến ra, xong lại quay người bước đi.
Phi Yến chạy lên nắm cánh tay chàng, Cửu Dương hơi xê dịch tay sang một bên, Phi Yến liền chộp hụt, lỡ trớn ngã xoài về phía trước. Khoảng cách ngã cách mặt đất rất gần, nàng ắt có thể tự mình đứng lên được thế nhưng cô nàng được dịp nhõng nhẽo, ngã xuống rồi liền nằm luôn trên tuyết kêu lên:
-Ôi chao! Đau quá đi thôi!
Cửu Dương biết nàng giả vờ nhưng nghe giọng kiều mị của nàng, trong lòng lại nhớ nữ thần y quay quắt, lập tức quay người đưa tay nâng vai nàng kéo dậy, thấy cô nàng đang tủm tỉm cười.
Phi Yến nói:
- Tình lang ơi, muội mồ côi cha mẹ từ lúc lọt lòng, sự sinh tồn của muội trong suốt mười mấy năm qua lúc nào cũng là những chuỗi ngày đấu tranh lọc lừa, đã phải trải qua biết bao khó khăn, gian khổ, áp bức mới trưởng thành được. Hiện thời muội đây không nơi nương tựa, cô khổ lênh đênh, sao huynh không ngó ngàng gì tới?
Mấy lời đó nghe thật là đáng thương, Cửu Dương thấy mềm lòng nhưng vẫn hỏi lại:
- Cô nương theo ta thì được gì? Ta tâm tình u uất, không thiết gì nói chuyện với ai. Cô làm chuyện sái quấy thì ta lại phê phán, can ngăn.
Phi Yến đáp:
- Muội không biết tại vì sao trong lòng huynh u uất nhưng muội có thể đi theo giúp huynh giải sầu, dần dần chẳng khuây khỏa hơn sao? Mỗi khi huynh muốn uống rượu, muội sẽ pha rượu cho, khi nào thay quần áo ra, muội sẽ may vá, rồi giặt giũ, rửa chén bát, nấu cơm.
Đoạn nàng nâng vạt áo lên, làm ra vẻ tội nghiệp thêm lời:
-Hai tỉ muội bọn muội từ bé cha mẹ đã không còn, không ai dạy dỗ, việc gì cũng không thông...
Nói đến đây cô nàng nghẹn ngào, ứa nước mắt ra, dùng vạt áo thấm nước mắt rồi ngẩn đầu lên nhìn chàng. Cửu Dương không để mắc mưu, nghĩ thầm “hai tỉ muội này là người kể chuyện, ắt có thiên tài đóng kịch, tài nghệ đánh lừa người khác đã đến mức lô hỏa thuần thanh, thật là cao minh, chắc chắn đang lừa mình đây…” Chứ chàng nhìn hai nàng kiểu nào cũng không giống những người cô khổ thiếu thốn.
Cửu Dương nói:
- Các cô dọn đến ở trong trại của ta sẽ bất tiện lắm, ở trên núi bẩn thỉu, ta e là không hợp với tư cách tiểu thư của hai cô.
- Làm gì có chứ! – Phi Yến nói - Muội đã nói bọn muội là hai kẻ lang thang mà, hiện tại hoàn cảnh nào có hơn gì huynh đâu? Huynh còn có nơi cư ngụ cố định, còn có bạn bè, còn bọn muội, chẳng có cái gì cả.
Cửu Dương thoáng im lặng, Phi Yến nói:
- Xin huynh hãy cho bọn muội dọn đến ở chung đi, nơi đó muội thấy còn mấy căn lều rộng. Có thêm hai muội cũng không chật thêm bao nhiêu. Bọn muội tuy có chút đỉnh tiền bạc nhưng ở lại khách sạn hoài làm sao chịu nổi? Kéo dài được bao lâu? Ngoài ra ngụ ở khách sạn cũng đâu có tốt lành gì, khách khứa qua lại phức tạp, mà hai bọn muội lại quá thật thà. Không chừng bữa nào bị người ta gạt bán vào thanh lâu luôn thì khổ.
Cửu Dương nghe nàng bảo nàng rất thật thà trong bụng chàng rất là buồn cười, nhưng chưa kịp mở miệng nói gì lại tiếp tục nghe:
- Tại sao cuộc đời bọn muội luôn luôn lúc nào cũng gặp phải hoàn cảnh đen đủi như vầy, có phải tình người vốn không tồn tại trên thế gian này không?
Phi Yến vừa than vừa thút thít khóc, nàng thật biết cách đối phó nam nhân, đối với nam nhân nước mắt luôn là vũ khí lợi hại nhất.
Cửu Dương quả thật không chịu được những giọt nước mắt của bọn đàn bà con gái, sau hồi im lặng chàng nói:
-Nếu đã như vậy thì hai cô có thể nấu cơm cho các nhân công của ta, hằng ngày luôn tiện giúp họ làm các việc lặt vặt...
-Huynh chịu mướn bọn muội thật sao? – Chàng chưa dứt lời Phi Yến đã mừng rỡ reo lên - Không được nuốt lời đó!
Phi Yến ngay sau đó lập tức ngưng khóc, nàng lấy lại vẻ mặt tươi tỉnh, đập tay lên ngực thêm lời:
-Mà bọn muội là loại anh hùng hào kiệt nha, huynh gặp bọn muội như là gặp phải quý nhân, hên lắm đó!
Cửu Dương cười:
-Đã bảo có thể thôi, để ta suy nghĩ thêm rồi sẽ trả lời cô sau. Nhưng nói trước với nhau đã đồng ý theo ta thì nhất nhất phải nghe theo lời ta, không được chọc giận đám người nha môn, mang phiền phức tới cho ta, còn nữa, không được gạt người, làm càng đâu nhé.
Phi Yến hỏi:
- Nếu như người ta bức hiếp muội thì sao? Nếu như người nha môn là kẻ xấu thì thế nào? Huynh hãy dạy võ công cho muội để muội phòng thân đi.
Ôi! Cô bé này thật, Cửu Dương nghĩ thầm, chưa được đằng chân đã lân đằng đầu rồi, mồm năm miệng mười chàng nói không lại nàng được. Chàng bèn nói:
- Ta chỉ là người quản lý những nhân công tìm đồng, không biết võ công gì đâu. Nhưng dù là người quan phủ cô cũng chẳng phải lo đến. Nếu như cô ngay thẳng thì không ai làm gì được cô cả, đúng không nào? Nói đi nói lại, cô đừng nhắc tới chuyện bái sư gì nữa.
Phi Yến le lưỡi:
- Được rồi, chuyện gì muội cũng sẽ nghe huynh. Mà chừng nào huynh mới danh chính ngôn thuận cho hai muội ở chung… lều?
Cửu Dương không trả lời, chàng nhận thấy ánh mắt nàng khi nói câu này lóe ra đầy vẻ tinh quái, “cô gái này đúng là đẹp như thiên thần nhưng lòng dạ như… ác ma,” chàng âm thầm thở dài, rồi lại nghĩ “Tần Thiên Văn ta đường đường nam tử mà nãy giờ lại để cô ả liên tục qua mặt như vậy...” Chàng tự cười bản thân mình, sau đó lại tiếp tục bước đi, song bước chân chàng từ khi đó có hơi chậm lại.
Hai người đi thêm mươi bước, Phi Yến nói:
-Tình lang ơi! Huynh còn chưa hỏi tên muội là gì, huynh có muốn biết tên muội không?
-Không.
Cửu Dương thờ ơ đáp.
-Huynh không biết tên muội thế mai này làm sao xưng hô?
Đáp lại lời nàng chỉ có chàng hoàn toàn im lặng. Hai người tiếp tục bước đi bên nhau, dấu chân họ in lên mặt tuyết. Phi Yến lại hỏi:
-Đường về khu trại còn rất xa, để muội hát cho huynh nghe, được chăng?
- Không được.
Cửu Dương lại đáp một cách bất cần.
Phi Yến nói:
- Thế muội ra câu đố về rượu để huynh đoán, được chăng?
Cửu Dương đáp:
- Không được.
Phi Yến nói:
- Thế muội kể chuyện giang hồ cho huynh nghe, được chăng?
Cửu Dương tiếp tục nói:
-Không được.
Phi Yến nói:
- Vậy huynh kể chuyện về huynh cho muội nghe, được chăng?
Cửu Dương đáp:
- Không được.
Phi Yến nói:
- Vậy huynh hát cho muội nghe, được chăng?
Cửu Dương đáp:
-Không được.
Phi Yến liên tiếp hỏi đến mười mấy câu liền, Cửu Dương không cần nghĩ ngợi đều nhất nhất cự tuyệt. Phi Yến lại thấy bên hông chàng đeo một ống tiêu, liền nói:
- Vậy huynh chẳng thổi tiêu cho muội nghe, được chăng?
Cửu Dương thuận mồm đáp:
- Không được.
Hai tiếng đó vừa buột mồm liền biết ngay mình nói hớ, cô nàng hỏi là “vậy huynh chẳng thổi tiêu cho muội nghe, được chăng?” Mà lại trả lời “không được,” thì hóa ra là chàng phải thổi tiêu rồi. Cửu Dương nói rồi cũng không để ý nữa, cũng không chịu thổi.
Phi Yến thở dài:
- Huynh đây cái gì cũng không chịu, thật khó chiều quá, ai làm vợ huynh sao này sẽ khổ lắm thôi! Mà huynh đã có người yêu rồi hay chưa? Nhìn huynh, chắc phải có nhiều cô nương vây quanh lắm đây, mà trong lòng huynh đã ưng qua ai chưa?
Phi Yến cứ hỏi luôn miệng, lại toàn hỏi những câu khiến lòng chàng đau. Cửu Dương không chịu được nữa bèn rút cây tiêu đưa lên môi, thổi một điệu nhạc để làm át tiếng nàng, một tràng âm thanh vang lên, lúc thấp lúc cao, lát hồi không biết vô tình hay cố ý mà tiêu khúc chuyển sang thật thê lương, không có vẻ gì vui thú.
Phi Yến nghe tiếng tiêu trầm buồn, bỗng ngẩn người ra, không hiểu sao người bên cạnh nàng lại tâm trạng đến vậy? Có lẽ chàng thất tình ai chăng? Mà một chàng trai dung mạo trát kiệt, tuổi đời còn rất trẻ, lại thông minh và giỏi võ công như thế ai nỡ chối từ? Để chàng thổi ra một điệu cực kỳ buồn bã làm tăng thêm cảnh cô liêu của núi đồi như vậy?
Cửu Dương vừa thổi vừa chầm chậm bước đi, tiếng tiêu sầu của chàng hòa với tiếng gió thổi mạnh đưa cành liễu nghe như sóng biển rạt rào liên miên không dứt. Phi Yến đang vui, lại nghe tiếng xạc xào miên man bên tai nàng, nhủ bụng cho dù người đang vui cũng chợt cảm thấy thê lương.
Tối hôm đó sau khi ăn uống xong rồi chuẩn bị nghỉ ngơi, Phi Yến nói với Phi Nhi:
-Rõ ràng huynh ấy là một cao thủ lại nói không biết võ công với muội!
Phi Nhi định nói gì đó, thì Phi Yến nói thêm:
-Nhưng muội có cách này, huynh ấy sẽ không làm ngơ với chúng mình được nữa đâu.
Hai người con gái thủ thỉ vào tai nhau, sao đó rúc vào chăn cười thích thú.
Danh sách chương