Tiêu Phong đang ngồi uốn cong một thanh tre, sau đó chàng dùng dây căng nối hai đầu thanh tre để giữ độ cong. Lúc này thanh tre có hình dạng một cánh cung.
Bên ngoài căn ngục có tiếng bước chân, kẹt một tiếng, cánh cửa mở ra, Cửu Dương đi vào. Phi Yến cũng có mặt ở đây, nàng đang đứng ngay giữa căn ngục giương mắt nhìn Tiêu Phong thành thạo dùng những mẫu vải nhỏ để tạo thành đuôi móc xích cho con diều làm cho độ dài của nó hơn sáu mươi phân.
Cửu Dương không lấy làm ngạc nhiên. Trò chơi thả diều này, ở quan ngoại, đã không còn là một trò chơi dân dã của đám trẻ con nữa, mà thành nghệ thuật trong lễ hội của những người dân sống ở vùng thảo nguyên. Cửu Dương biết Tiêu Phong từ nhỏ lớn lên nơi quan ngoại, cho nên rất rành cách chơi diều và làm diều. Cửu Dương nhớ chàng cũng từng có một đoạn thời gian sống ở hồi cương, năm xưa, khi hồi trống lệnh nổi lên, các chủ diều liền điều chỉnh diều bằng cách kéo căng dây. Cánh diều nào không chuẩn, hoặc đảo qua đảo lại, khiến dây diều chạm phải hai lưỡi mác trên hai ngọn sào bên cạnh là đứt dây ngay. Như vậy cánh diều đó bị loại khỏi cuộc chơi. Cứ thế, diều nào đậu được đến ngày cuối cùng của hội thì chủ diều đó đoạt giải. Diều đạt giải nhất, ngoài việc nhận tiền thưởng thì được phép đậu đến hết hội ở giữa hai lưỡi mác. Cửu Dương nhớ hồi còn nhỏ hằng năm chàng đều đoạt giải nhất vì ngoài việc làm diều rất lớn sáo diều cũng phát ra tiếng rất hay. Tiếng sáo trong trẻo, du dương, tưởng như vang vọng cả trên trời, dưới đất, và hài hòa âm thanh giữa các sáo trong cùng một bộ.
Cửu Dương bước lại đứng cạnh Phi Yến, nhìn quanh nơi Tiêu Phong đang ngồi, chung quanh ngoài tre, dây và vải ra, còn có một mâm thức ăn đầy đủ hương vị, cơm canh thịt cá hãy còn bốc khói, và một bình rượu thơm. Cửu Dương khẽ gật đầu, quả nhiên đám lính cai ngục chăm sóc kỳ chủ của họ rất tốt.
Cửu Dương cũng biết rằng, trong lòng Tiêu Phong sầu tư trăm mối, mà nét mặt vẫn bình tĩnh như thường. Cửu Dương biết Tiêu Phong biết chàng đến, nhưng không biểu hiện gì, tiếp tục bận bịu với thanh tre già trong tay. Cửu Dương nhìn Tiêu Phong thoăn thoắt chuốt cho đều để cánh diều không bị nghiêng khi được thả. Quan sát Tiêu Phong hồi lâu, Cửu Dương không nhìn ra Tiêu Phong có điểm gì khác biệt so với những khi không bị giam cầm.
- Muội ấy đến kinh thành rồi.
Cửu Dương đứng yên một hồi đột ngột lên tiếng, vừa nói chàng vừa nhìn nét mặt Tiêu Phong. Cửu Dương phát hiện cuối cùng Tiêu Phong cũng phản ứng trước lời chàng, huyệt thái dương của Tiêu Phong giật mạnh, lập tức ngừng chuốt tre.
- Nàng ấy thế nào?
Tiêu Phong ngước lên, hỏi. Cửu Dương nhận thấy nữ thần y đã ốm đi nhiều nhưng chàng không muốn Tiêu Phong lo lắng bèn đáp:
- Ổn.
Tiêu Phong khép mắt lại rồi mở ra. Trong những ngày ở kinh thành ngày nào chàng cũng nhớ nữ thần y đến quay quắt, ước gì ngay lúc này chàng có thể gặp nàng, ôm nàng thật chặt trong vòng tay chàng, để cho bao nỗi nhớ nhung nơi đáy lòng chàng có thể nguôi ngoai. Cũng may trước lúc theo Mã Tề về kinh thành, chàng còn nhớ đến tấm lệnh bài của Hiếu Trang, nhờ có thẻ bài miễn tử đó Khang Hi đã không gây khó dễ cho nàng.
- Sao huynh không đưa muội ấy đến đây? Tiếng Phi Yến vang lên cắt đứt suy nghĩ của Tiêu Phong. Cửu Dương không trả lời Phi Yến. Nữ thần y đương nhiên rất muốn tới đây thăm Tiêu Phong, nhưng thánh chỉ không cho phép nàng xuất hiện nơi này. Chuyện này ai cũng rõ.
Cửu Dương nhìn Tiêu Phong một lúc chàng đưa mắt nhìn xuống chiếc rương nằm bên cạnh Tiêu Phong. Chiếc rương này, chàng đã nhờ Phi Yến mang vào tối nay. Trong rương là các loại vải đủ màu sắc và mấy cuộn dây. Áo diều phải được may bằng vải dầy vì đặc tính bền, kín gió. Tre cũng do chàng nhờ Phi Yến mang vào hôm kia.
Lại nói đến Tiêu Phong, sau khi nghe tin về nữ thần y, Tiêu Phong trở lại dáng vẻ lạnh lẽo vô tri vô giác. Cửu Dương cũng chìm vào im lặng. Phi Yến nhìn Cửu Dương rồi nhìn Tiêu Phong, nàng cũng không biết nói gì với hai người đàn ông này. Một lát sau, Phi Yến thấy con diều sắp sửa được Tiêu Phong làm hoàn chỉnh, vỗ tay hô:
- Con diều đẹp quá!
Nàng quay sang Cửu Dương:
- Ngay cả muội lớn thế này mà còn thích mê tơi, huống gì bọn trẻ con!
Đoạn nhìn Tiêu Phong, Phi Yến thêm lời:
- Mà không biết sẽ là một tiểu bối lặc hay tiểu cách cách nhỉ? Ngài đã chọn tên rồi hay chưa?
Phi Yến nói xong, bàn tay Cửu Dương đặt lên vai nàng. Phi Yến liền im bặt, nàng hiểu nàng không nên mở miệng để tiếp tục nói nữa. Có những nỗi đau không phải chỉ cần mở lời là có thể an ủi được. Huống chi sự an ủi của nàng vừa rồi đối với người đàn ông đang ngồi trong căn ngục này e rằng chỉ là muối xát sâu vào vết thương trong lòng chàng. Mà chàng, vốn là người duy nhất Khang Hi dựa dẫm khi còn nhỏ, đã hoàn toàn dựa dẫm, thế mà lúc này lại bốn bề khó khăn thế này đây. Phi Yến nghĩ tới Khang Hi thốt nhiên nàng đâm ra oán giận không ngớt. Đêm qua Tiểu Bảo nói phải, “Khang Hi chính là phường qua cầu rút ván như vậy đó, thực đúng với bản chất hoàng gia nghìn đời không thay đổi!” Phi Yến tiếp tục nhìn Tiêu Phong, nén tiếng thở dài. Người chí lớn như chàng, từ chỉ huy ngàn quân, là đại tướng quân rong ruổi biên cương, giờ thành tù nhân sắp sửa lên đoạn đầu đài.
Sau câu nói của Phi Yến bầu không khí xung quanh căn ngục trở về với nặng nề, hơn nữa càng trở nên tịch mịch hơn bao giờ.
Sau khi nhắc nhở Phi Yến xong, Cửu Dương thu tay về, chàng còn chưa biết làm sao để cứu vãn câu nói vừa rồi của Phi Yến thì Tiêu Phong lên tiếng:
- Vẫn chưa nghĩ ra - Tiêu Phong ngưng một chút rồi nói tiếp bằng giọng trầm buồn - Nhưng nếu là con trai ta không hy vọng nó sẽ giống như ta.
Cửu Dương vẫn còn lặng lẽ quan sát Tiêu Phong, chàng thấy Tiêu Phong cũng giống như vừa rồi, mỗi khi nhắc tới nữ thần y hay việc gì liên quan đến nữ thần y dung mạo lạnh lùng của Tiêu Phong bao giờ cũng biến mất, thay vào đó là cặp chân mày chau lại, trong mắt nổi lên ánh nhìn bất lực mênh mông. Cửu Dương nhìn xuống đôi bàn tay Tiêu Phong, thấy đôi bàn tay đó đang nắm chặt lấy thanh tre, gân xanh nổi lên.
Tiêu Phong trả lời Phi Yến rồi chàng trở lại với vẻ mặt không chút biểu cảm thường nhật, tựa như đau thương đã trôi qua lâu rồi. Tiêu Phong cúi xuống, tiếp tục khoét hai lỗ hai bên thanh tre ở phía dưới đuôi con diều. Chàng vừa khoét hai lỗ ở vùng giao nhau giữa thanh tre và đuôi diều đó vừa nhớ lại lúc chàng còn nhỏ đã sống với Long Thiên Hổ ở nơi quan ngoại. Hai thầy trò dắt nhau ẩn cư rời xa thế tục, chàng vẫn luôn được tự nhiên thoải mái, muốn đi đâu thì đi, không phải chiều theo khuôn phép, có khi còn rong chơi đến suốt đêm không về nữa, thầy cũng chẳng quản chàng. Sang năm mười bốn, chàng chia tay thầy để cùng với a mã đi tòng quân khắp nơi, chiến chinh, chỉ thấy toàn những cảnh chết chóc sinh linh đồ thán, sau đó chàng tiếp chỉ trở về kinh thành giữ chức Phủ Viễn tướng quân, chàng mới biết cái gì gọi là quy cũ, là sống theo khuôn khổ. Cho nên chàng thật sự mong đứa bé sau này lớn lên sẽ sống một cuộc sống bình dị, trọn đời làm một người dân bình thường, không cần quyền cao chức trọng gì để rồi phải trải qua những đau khổ như cha nó. Thà rằng nó cứ bình dân một chút, khờ khạo một chút...
Tiêu Phong vừa nghĩ vừa dùng dây buộc đuôi diều và nối với dây kéo bên ngoài sao cho khi kéo ra thì có một tam giác vuông tại điểm kéo, con diều cuối cùng được hoàn thành.
Tiêu Phong đứng dậy đưa con diều đã làm xong cho Cửu Dương. Cửu Dương nhận lấy con diều, hỏi Tiêu Phong còn lời gì muốn chàng nói lại với nữ thần y nữa không? Tiêu Phong gật đầu. Cửu Dương quay sang Phi Yến nói:
- Phiền muội đi lấy giấy và bút mực mang vào đây.
Không thấy Phi Yến trả lời. Cửu Dương bèn gọi liên tục mấy tiếng mà mắt Phi Yến vẫn dõi nhìn về nơi đâu đó, lặng lẽ xuất thần. Cửu Dương gọi thêm một tiếng nữa. Bấy giờ Phi Yến mới phản ứng, giật mình bừng tỉnh, mỉm cười khỏa lấp:
- Suy nghĩ gì đâu, muội chỉ là nhất thời thất thần thôi.
Phi Yến cầm lấy con diều trong tay Cửu Dương đưa lên mắt săm soi. Tiêu Phong làm diều đẹp thật, công đoạn cắt các mảnh vải đủ màu sắc để tô điểm cho đuôi diều hết sức tỉ mỉ và khéo léo đến từng chi tiết. Tuy nhiên trong lòng nàng đang u uất thì cho dù diều có đẹp đến dường nào cũng chẳng thể nguôi được. Phi Yến nhìn món quà dành cho đứa bé chưa chào đời, chợt nhận ra nó thiếu cái gì đó liền nhìn Tiêu Phong hỏi:
- Sao thế, ngài không làm diều sáo sao?
Cửu Dương và Tiêu Phong cùng nhìn nhau mỉm cười. Phi Yến hỏi xong mới nhận ra nàng thật ngớ ngẩn hết sức. Chỉ với thời hạn ngắn ngủi thế này, Tiêu Phong căn bản không đủ thời giờ để chọn tre, nói chi đến việc khoét lỗ thổi, một việc tốn rất nhiều thời gian và kỳ công.
Tiêu Phong không đáp lời Phi Yến, thật ra chàng cũng muốn làm diều sáo cho con mình, vì diều sáo truyền thống mới là con diều chàng tâm đắc nhất, nét độc đáo của nó không con diều nào có được. Ống sáo gắn trên thân diều tùy theo độ ngắn dài có thể tạo ra những âm thanh trầm bổng, êm tai.
Tiêu Phong và Cửu Dương vẫn nhìn nhau, Phi Yến thấy hai người khẽ gật đầu với nhau. Trong một thoáng, Phi Yến dường như không theo kịp hai người, nàng ngẩn mặt ra một chốc, sau đó cũng ngộ ra. Cái ống sáo Cửu Dương thường mang theo bên mình chàng đã theo chàng hơn hai mươi năm, cũng là ống sáo chàng tâm đắc nhất. Chàng đã từng kể với nàng năm xưa làm nhạc cụ đó chàng đã tốn biết bao nhiêu công sức. Tùy theo tâm trạng của chàng khi thổi mà tạo ra những âm điệu réo rắt vui tươi, du dương trầm bổng. Nàng nhớ những buổi chiều tà nắng xế cùng chàng đứng trên Kỳ Liên sơn, nàng đã thả hồn theo tiếng sáo của chàng giữa chiều lộng gió, âm thanh vi vút hòa với phong cảnh hữu tình của dãy núi phía Nam, một thứ cảm giác thanh thản khó gì sánh được.
Phi Yến đưa trả con diều cho Cửu Dương cầm lấy rồi đi khỏi căn ngục. Một lát sau nàng quay lại với một xấp giấy và bút mực, trao cho Tiêu Phong. Trong khi Tiêu Phong ngồi trong căn ngục yên lặng suy nghĩ những lời chàng muốn nhắn gửi đến nữ thần y, Cửu Dương và Phi Yến ra đứng bên ngoài song gỗ cũng yên lặng chờ.
Tiêu Phong muốn nói với nữ thần y rất nhiều, xong chủ yếu chàng muốn nói với nàng một câu. Chàng suy nghĩ một hồi bắt đầu cầm bút lên, bắt đầu viết, chàng ngừng rồi lại viết, viết rồi lại ngừng. Nét nét tràn ngập tương tư, chữ chữ chứa chan tình ý, chàng đem hết cõi lòng chàng, mang hết toàn bộ niềm thương nhớ triền miên về nàng gửi vào đầu bút. Tiêu Phong viết xong bức thư đọc đi đọc lại mấy lần, đến khi ưng ý rồi chàng mới phong lại đề mấy chữ ngoài rồi đưa cho Cửu Dương.
Trên suốt quãng đường trở về phủ thừa tướng Phi Yến ngồi trong cỗ xe nhìn Cửu Dương đăm đăm, nàng không biết nên buồn hay vui cho chàng đây? Nàng biết đối với tình cảnh này chàng cũng tuyệt đối không vui vẻ gì. Bởi cho dù Tiêu Phong có ra làm sao, tâm tâm niệm niệm của nữ thần y cũng không bao giờ hướng về chàng. Khi xưa đã vậy, bây giờ lại càng không thay đổi. Tình yêu của chàng sẽ dẫn đến đâu khi chàng chỉ chiếm được cái thể xác vô hồn của người con gái đó? Phi Yến nhớ lại lúc nãy khi nàng nhắc đến diều sáo với Tiêu Phong, nàng biết Tiêu Phong có ý nhờ và Cửu Dương đã nhận lời nhờ vả này. Tiêu Phong muốn đứa bé có một người cha, thay chàng chiếu cố và dạy dỗ nó lớn khôn. Không biết nó là trai hay gái đây?
(còn tiếp)
Bên ngoài căn ngục có tiếng bước chân, kẹt một tiếng, cánh cửa mở ra, Cửu Dương đi vào. Phi Yến cũng có mặt ở đây, nàng đang đứng ngay giữa căn ngục giương mắt nhìn Tiêu Phong thành thạo dùng những mẫu vải nhỏ để tạo thành đuôi móc xích cho con diều làm cho độ dài của nó hơn sáu mươi phân.
Cửu Dương không lấy làm ngạc nhiên. Trò chơi thả diều này, ở quan ngoại, đã không còn là một trò chơi dân dã của đám trẻ con nữa, mà thành nghệ thuật trong lễ hội của những người dân sống ở vùng thảo nguyên. Cửu Dương biết Tiêu Phong từ nhỏ lớn lên nơi quan ngoại, cho nên rất rành cách chơi diều và làm diều. Cửu Dương nhớ chàng cũng từng có một đoạn thời gian sống ở hồi cương, năm xưa, khi hồi trống lệnh nổi lên, các chủ diều liền điều chỉnh diều bằng cách kéo căng dây. Cánh diều nào không chuẩn, hoặc đảo qua đảo lại, khiến dây diều chạm phải hai lưỡi mác trên hai ngọn sào bên cạnh là đứt dây ngay. Như vậy cánh diều đó bị loại khỏi cuộc chơi. Cứ thế, diều nào đậu được đến ngày cuối cùng của hội thì chủ diều đó đoạt giải. Diều đạt giải nhất, ngoài việc nhận tiền thưởng thì được phép đậu đến hết hội ở giữa hai lưỡi mác. Cửu Dương nhớ hồi còn nhỏ hằng năm chàng đều đoạt giải nhất vì ngoài việc làm diều rất lớn sáo diều cũng phát ra tiếng rất hay. Tiếng sáo trong trẻo, du dương, tưởng như vang vọng cả trên trời, dưới đất, và hài hòa âm thanh giữa các sáo trong cùng một bộ.
Cửu Dương bước lại đứng cạnh Phi Yến, nhìn quanh nơi Tiêu Phong đang ngồi, chung quanh ngoài tre, dây và vải ra, còn có một mâm thức ăn đầy đủ hương vị, cơm canh thịt cá hãy còn bốc khói, và một bình rượu thơm. Cửu Dương khẽ gật đầu, quả nhiên đám lính cai ngục chăm sóc kỳ chủ của họ rất tốt.
Cửu Dương cũng biết rằng, trong lòng Tiêu Phong sầu tư trăm mối, mà nét mặt vẫn bình tĩnh như thường. Cửu Dương biết Tiêu Phong biết chàng đến, nhưng không biểu hiện gì, tiếp tục bận bịu với thanh tre già trong tay. Cửu Dương nhìn Tiêu Phong thoăn thoắt chuốt cho đều để cánh diều không bị nghiêng khi được thả. Quan sát Tiêu Phong hồi lâu, Cửu Dương không nhìn ra Tiêu Phong có điểm gì khác biệt so với những khi không bị giam cầm.
- Muội ấy đến kinh thành rồi.
Cửu Dương đứng yên một hồi đột ngột lên tiếng, vừa nói chàng vừa nhìn nét mặt Tiêu Phong. Cửu Dương phát hiện cuối cùng Tiêu Phong cũng phản ứng trước lời chàng, huyệt thái dương của Tiêu Phong giật mạnh, lập tức ngừng chuốt tre.
- Nàng ấy thế nào?
Tiêu Phong ngước lên, hỏi. Cửu Dương nhận thấy nữ thần y đã ốm đi nhiều nhưng chàng không muốn Tiêu Phong lo lắng bèn đáp:
- Ổn.
Tiêu Phong khép mắt lại rồi mở ra. Trong những ngày ở kinh thành ngày nào chàng cũng nhớ nữ thần y đến quay quắt, ước gì ngay lúc này chàng có thể gặp nàng, ôm nàng thật chặt trong vòng tay chàng, để cho bao nỗi nhớ nhung nơi đáy lòng chàng có thể nguôi ngoai. Cũng may trước lúc theo Mã Tề về kinh thành, chàng còn nhớ đến tấm lệnh bài của Hiếu Trang, nhờ có thẻ bài miễn tử đó Khang Hi đã không gây khó dễ cho nàng.
- Sao huynh không đưa muội ấy đến đây? Tiếng Phi Yến vang lên cắt đứt suy nghĩ của Tiêu Phong. Cửu Dương không trả lời Phi Yến. Nữ thần y đương nhiên rất muốn tới đây thăm Tiêu Phong, nhưng thánh chỉ không cho phép nàng xuất hiện nơi này. Chuyện này ai cũng rõ.
Cửu Dương nhìn Tiêu Phong một lúc chàng đưa mắt nhìn xuống chiếc rương nằm bên cạnh Tiêu Phong. Chiếc rương này, chàng đã nhờ Phi Yến mang vào tối nay. Trong rương là các loại vải đủ màu sắc và mấy cuộn dây. Áo diều phải được may bằng vải dầy vì đặc tính bền, kín gió. Tre cũng do chàng nhờ Phi Yến mang vào hôm kia.
Lại nói đến Tiêu Phong, sau khi nghe tin về nữ thần y, Tiêu Phong trở lại dáng vẻ lạnh lẽo vô tri vô giác. Cửu Dương cũng chìm vào im lặng. Phi Yến nhìn Cửu Dương rồi nhìn Tiêu Phong, nàng cũng không biết nói gì với hai người đàn ông này. Một lát sau, Phi Yến thấy con diều sắp sửa được Tiêu Phong làm hoàn chỉnh, vỗ tay hô:
- Con diều đẹp quá!
Nàng quay sang Cửu Dương:
- Ngay cả muội lớn thế này mà còn thích mê tơi, huống gì bọn trẻ con!
Đoạn nhìn Tiêu Phong, Phi Yến thêm lời:
- Mà không biết sẽ là một tiểu bối lặc hay tiểu cách cách nhỉ? Ngài đã chọn tên rồi hay chưa?
Phi Yến nói xong, bàn tay Cửu Dương đặt lên vai nàng. Phi Yến liền im bặt, nàng hiểu nàng không nên mở miệng để tiếp tục nói nữa. Có những nỗi đau không phải chỉ cần mở lời là có thể an ủi được. Huống chi sự an ủi của nàng vừa rồi đối với người đàn ông đang ngồi trong căn ngục này e rằng chỉ là muối xát sâu vào vết thương trong lòng chàng. Mà chàng, vốn là người duy nhất Khang Hi dựa dẫm khi còn nhỏ, đã hoàn toàn dựa dẫm, thế mà lúc này lại bốn bề khó khăn thế này đây. Phi Yến nghĩ tới Khang Hi thốt nhiên nàng đâm ra oán giận không ngớt. Đêm qua Tiểu Bảo nói phải, “Khang Hi chính là phường qua cầu rút ván như vậy đó, thực đúng với bản chất hoàng gia nghìn đời không thay đổi!” Phi Yến tiếp tục nhìn Tiêu Phong, nén tiếng thở dài. Người chí lớn như chàng, từ chỉ huy ngàn quân, là đại tướng quân rong ruổi biên cương, giờ thành tù nhân sắp sửa lên đoạn đầu đài.
Sau câu nói của Phi Yến bầu không khí xung quanh căn ngục trở về với nặng nề, hơn nữa càng trở nên tịch mịch hơn bao giờ.
Sau khi nhắc nhở Phi Yến xong, Cửu Dương thu tay về, chàng còn chưa biết làm sao để cứu vãn câu nói vừa rồi của Phi Yến thì Tiêu Phong lên tiếng:
- Vẫn chưa nghĩ ra - Tiêu Phong ngưng một chút rồi nói tiếp bằng giọng trầm buồn - Nhưng nếu là con trai ta không hy vọng nó sẽ giống như ta.
Cửu Dương vẫn còn lặng lẽ quan sát Tiêu Phong, chàng thấy Tiêu Phong cũng giống như vừa rồi, mỗi khi nhắc tới nữ thần y hay việc gì liên quan đến nữ thần y dung mạo lạnh lùng của Tiêu Phong bao giờ cũng biến mất, thay vào đó là cặp chân mày chau lại, trong mắt nổi lên ánh nhìn bất lực mênh mông. Cửu Dương nhìn xuống đôi bàn tay Tiêu Phong, thấy đôi bàn tay đó đang nắm chặt lấy thanh tre, gân xanh nổi lên.
Tiêu Phong trả lời Phi Yến rồi chàng trở lại với vẻ mặt không chút biểu cảm thường nhật, tựa như đau thương đã trôi qua lâu rồi. Tiêu Phong cúi xuống, tiếp tục khoét hai lỗ hai bên thanh tre ở phía dưới đuôi con diều. Chàng vừa khoét hai lỗ ở vùng giao nhau giữa thanh tre và đuôi diều đó vừa nhớ lại lúc chàng còn nhỏ đã sống với Long Thiên Hổ ở nơi quan ngoại. Hai thầy trò dắt nhau ẩn cư rời xa thế tục, chàng vẫn luôn được tự nhiên thoải mái, muốn đi đâu thì đi, không phải chiều theo khuôn phép, có khi còn rong chơi đến suốt đêm không về nữa, thầy cũng chẳng quản chàng. Sang năm mười bốn, chàng chia tay thầy để cùng với a mã đi tòng quân khắp nơi, chiến chinh, chỉ thấy toàn những cảnh chết chóc sinh linh đồ thán, sau đó chàng tiếp chỉ trở về kinh thành giữ chức Phủ Viễn tướng quân, chàng mới biết cái gì gọi là quy cũ, là sống theo khuôn khổ. Cho nên chàng thật sự mong đứa bé sau này lớn lên sẽ sống một cuộc sống bình dị, trọn đời làm một người dân bình thường, không cần quyền cao chức trọng gì để rồi phải trải qua những đau khổ như cha nó. Thà rằng nó cứ bình dân một chút, khờ khạo một chút...
Tiêu Phong vừa nghĩ vừa dùng dây buộc đuôi diều và nối với dây kéo bên ngoài sao cho khi kéo ra thì có một tam giác vuông tại điểm kéo, con diều cuối cùng được hoàn thành.
Tiêu Phong đứng dậy đưa con diều đã làm xong cho Cửu Dương. Cửu Dương nhận lấy con diều, hỏi Tiêu Phong còn lời gì muốn chàng nói lại với nữ thần y nữa không? Tiêu Phong gật đầu. Cửu Dương quay sang Phi Yến nói:
- Phiền muội đi lấy giấy và bút mực mang vào đây.
Không thấy Phi Yến trả lời. Cửu Dương bèn gọi liên tục mấy tiếng mà mắt Phi Yến vẫn dõi nhìn về nơi đâu đó, lặng lẽ xuất thần. Cửu Dương gọi thêm một tiếng nữa. Bấy giờ Phi Yến mới phản ứng, giật mình bừng tỉnh, mỉm cười khỏa lấp:
- Suy nghĩ gì đâu, muội chỉ là nhất thời thất thần thôi.
Phi Yến cầm lấy con diều trong tay Cửu Dương đưa lên mắt săm soi. Tiêu Phong làm diều đẹp thật, công đoạn cắt các mảnh vải đủ màu sắc để tô điểm cho đuôi diều hết sức tỉ mỉ và khéo léo đến từng chi tiết. Tuy nhiên trong lòng nàng đang u uất thì cho dù diều có đẹp đến dường nào cũng chẳng thể nguôi được. Phi Yến nhìn món quà dành cho đứa bé chưa chào đời, chợt nhận ra nó thiếu cái gì đó liền nhìn Tiêu Phong hỏi:
- Sao thế, ngài không làm diều sáo sao?
Cửu Dương và Tiêu Phong cùng nhìn nhau mỉm cười. Phi Yến hỏi xong mới nhận ra nàng thật ngớ ngẩn hết sức. Chỉ với thời hạn ngắn ngủi thế này, Tiêu Phong căn bản không đủ thời giờ để chọn tre, nói chi đến việc khoét lỗ thổi, một việc tốn rất nhiều thời gian và kỳ công.
Tiêu Phong không đáp lời Phi Yến, thật ra chàng cũng muốn làm diều sáo cho con mình, vì diều sáo truyền thống mới là con diều chàng tâm đắc nhất, nét độc đáo của nó không con diều nào có được. Ống sáo gắn trên thân diều tùy theo độ ngắn dài có thể tạo ra những âm thanh trầm bổng, êm tai.
Tiêu Phong và Cửu Dương vẫn nhìn nhau, Phi Yến thấy hai người khẽ gật đầu với nhau. Trong một thoáng, Phi Yến dường như không theo kịp hai người, nàng ngẩn mặt ra một chốc, sau đó cũng ngộ ra. Cái ống sáo Cửu Dương thường mang theo bên mình chàng đã theo chàng hơn hai mươi năm, cũng là ống sáo chàng tâm đắc nhất. Chàng đã từng kể với nàng năm xưa làm nhạc cụ đó chàng đã tốn biết bao nhiêu công sức. Tùy theo tâm trạng của chàng khi thổi mà tạo ra những âm điệu réo rắt vui tươi, du dương trầm bổng. Nàng nhớ những buổi chiều tà nắng xế cùng chàng đứng trên Kỳ Liên sơn, nàng đã thả hồn theo tiếng sáo của chàng giữa chiều lộng gió, âm thanh vi vút hòa với phong cảnh hữu tình của dãy núi phía Nam, một thứ cảm giác thanh thản khó gì sánh được.
Phi Yến đưa trả con diều cho Cửu Dương cầm lấy rồi đi khỏi căn ngục. Một lát sau nàng quay lại với một xấp giấy và bút mực, trao cho Tiêu Phong. Trong khi Tiêu Phong ngồi trong căn ngục yên lặng suy nghĩ những lời chàng muốn nhắn gửi đến nữ thần y, Cửu Dương và Phi Yến ra đứng bên ngoài song gỗ cũng yên lặng chờ.
Tiêu Phong muốn nói với nữ thần y rất nhiều, xong chủ yếu chàng muốn nói với nàng một câu. Chàng suy nghĩ một hồi bắt đầu cầm bút lên, bắt đầu viết, chàng ngừng rồi lại viết, viết rồi lại ngừng. Nét nét tràn ngập tương tư, chữ chữ chứa chan tình ý, chàng đem hết cõi lòng chàng, mang hết toàn bộ niềm thương nhớ triền miên về nàng gửi vào đầu bút. Tiêu Phong viết xong bức thư đọc đi đọc lại mấy lần, đến khi ưng ý rồi chàng mới phong lại đề mấy chữ ngoài rồi đưa cho Cửu Dương.
Trên suốt quãng đường trở về phủ thừa tướng Phi Yến ngồi trong cỗ xe nhìn Cửu Dương đăm đăm, nàng không biết nên buồn hay vui cho chàng đây? Nàng biết đối với tình cảnh này chàng cũng tuyệt đối không vui vẻ gì. Bởi cho dù Tiêu Phong có ra làm sao, tâm tâm niệm niệm của nữ thần y cũng không bao giờ hướng về chàng. Khi xưa đã vậy, bây giờ lại càng không thay đổi. Tình yêu của chàng sẽ dẫn đến đâu khi chàng chỉ chiếm được cái thể xác vô hồn của người con gái đó? Phi Yến nhớ lại lúc nãy khi nàng nhắc đến diều sáo với Tiêu Phong, nàng biết Tiêu Phong có ý nhờ và Cửu Dương đã nhận lời nhờ vả này. Tiêu Phong muốn đứa bé có một người cha, thay chàng chiếu cố và dạy dỗ nó lớn khôn. Không biết nó là trai hay gái đây?
(còn tiếp)
Danh sách chương